Đề tài Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Van

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt nam đã tăng trưởng cao và đang dần có những bước phát triển mới phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là chiến lược phát triển trong giai đoạn 2012- 2020, trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong ba ngành đầu tư then chốt của ngành thủy sản và nuôi tôm là nghề chính góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Trong những năm gần đây xuất khẩu tôm tăng mạnh đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đưa đất nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Với những định hướng chiến lược đó, trong hơn 10 năm qua ngành thủy sản đã đóng góp 4 – 5% trong GDP cả nước, chiếm từ 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của thủy sản đã được thế giới và khu vực biết đến và được xem là một trong những ngành có bước tăng trưởng nhanh chóng nhất. Cùng với sự tăng trưởng đó, những năm gần đây ngành thủy sản đã góp phần to lớn vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm, cải thiện nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần vào việc tăng giá trị xuất khẩu cũng như GDP cho đất nước. Trong tương lai thủy sản còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến . một trong những hướng đi mới đang được chú trọng là nuôi trồng thủy sản với nhiều chủng loại vật nuôi và hình thức nuôi đa dạng. Với diện tích 22.000 ha trải qua gần 70km, hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành hệ đầm phá lớn nhất nước và được xem là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam giang không những đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có vai trò quan trọng đối với sinh kế của hơn 300.000 người dân gắn liền với việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn lợi từ đầm phá

pdf64 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Van, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHẦN I: GIỚI THIỆU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt nam đã tăng trưởng cao và đang dần có những bước phát triển mới phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là chiến lược phát triển trong giai đoạn 2012- 2020, trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong ba ngành đầu tư then chốt của ngành thủy sản và nuôi tôm là nghề chính góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Trong những năm gần đây xuất khẩu tôm tăng mạnh đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đưa đất nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Với những định hướng chiến lược đó, trong hơn 10 năm qua ngành thủy sản đã đóng góp 4 – 5% trong GDP cả nước, chiếm từ 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của thủy sản đã được thế giới và khu vực biết đến và được xem là một trong những ngành có bước tăng trưởng nhanh chóng nhất. Cùng với sự tăng trưởng đó, những năm gần đây ngành thủy sản đã góp phần to lớn vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm, cải thiện nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần vào việc tăng giá trị xuất khẩu cũng như GDP cho đất nước. Trong tương lai thủy sản còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến.. một trong những hướng đi mới đang được chú trọng là nuôi trồng thủy sản với nhiều chủng loại vật nuôi và hình thức nuôi đa dạng. Với diện tích 22.000 ha trải qua gần 70km, hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành hệ đầm phá lớn nhất nước và được xem là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam giang không những đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có vai trò quan trọng đối với sinh kế của hơn 300.000 người dân gắn liền với việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn lợi từ đầm phá. Trong hơn 10 năm qua, cùng với những thay đổi về chính sách phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên của đất nước cũng như của tỉnh, phong trào nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng, mang lại một diện mạo mới cho vùng đầm phá nói Đại học Kin h tế Hu ế 2riêng và góp phần chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói chung. Song song với những lợi ích trên, ngành NTTS ở vùng đầm phá Tam giang đã và đang phát sinh nhiều vấn đề như: sự bùng nổ phát triển NTTS, áp lực tăng dân số, rủi ro mất mùa, xung đột xã hội điều này dẫn đến sự đe dọa nguồn lợi thủy sản, các vấn đề về môi trường, xã hội và sự phát triển bền vững của vùng đầm phá Tam Giang và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Với diện tích hơn 6.800 ha mặt nước, vùng đầm phá huyện Phú Vang tỉnh TT- Huế thuộc vùng đầm phá Tam Giang là một vùng trọng điểm về NTTS. Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đúng hướng cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đầu tư phát triển, phong trào nuôi tôm nước lợ của huyện đã phát triển mạnh. Đồng hành với những kết quả đạt được này, nuôi trồng thủy sản đã góp phần đáng kể trong việc xóa thể độc canh cây lúa khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động , dân cư, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, phát triển nuôi trồng thủy sản vãn còn tồn tại một số vấn đề tiêu cực đã và đang trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội như: nghề nuôi tôm ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, quy hoạch kỹ thuật nuôi tôm, công tác kiểm dịch chưa bảo đảm, việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh chưa đồng bộ, hiệu quả. Nên năng suất tôm vẫn còn thấp so với thấp so với tiềm năng, các vấn đề xã hội như xung đột giữa các nhóm hộ sống xung quanh vùng đầm phá với đánh bắt tự nhiên, hộ thủy điện và nuôi trồng thủy sản, việc lạm dụng các sản phẩm hóa học trong nuôi trồng thủy sản đã tác động đến môi trường sinh thái vùng đầm phá. Trước thực trạng đó, nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trở thành nhu cầu cấp bách và thiết yếu của vùng đầm phá nói chung và xã Phú Xuân nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang” làm nội dung nghiên cứu. Đại học Kin h tế Hu ế 32. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ các mục đích sau: 1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về hiệu quả nuôi tôm. 2. Đánh giá thực trạng nuôi tôm ở xã Phú Xuân từ năm 2009 – 2011. 3. Đề xuất những giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững ở Phú Xuân, huyện Phú Vang. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. 2. Phương pháp điều tra phỏng vấn: đề tài mang tính thực tiễn nên tôi đã tiến hành điều tra khoảng 60 hộ ngẫu nhiên ở xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng hỏi điều tra được thiết kế dựa vào số liệu thứ cấp và sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Phương pháp phân tổ và phương pháp thống kê: dùng để chọn mẫu và phân tích số liệu 4. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế được sử dụng để tính toán 5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: trong quá trình thực tập tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản huyện Phú Vang. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ 2009 – 2011. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2/2011đến 5/5/2011 - Không gian: Tình hình nuôi tôm các hộ ở xã Phú Xuân.Đại học Kin h tế Hu ế 4PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM 1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Có thể nói bất kỳ một ngành nghề nào hay đơn vị nào sản xuất nào khi đánh giá kết quả sản xuất của mình cũng đều xem xét đến tính hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chí của mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư. Do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau. Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Từ đó khái niệm hiệu quả kinh tế (Economic Eficiency) đã sớm được đưa ra. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Với các yếu tố đầu vào hay lượng tài nguyên nhất định , để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể có là mục tiêu chung của nhà sản xuất. Hay nói cách khác, ở mức sản lượng nhất định làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy sao cho chi phí tài nguyên và lao động là thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ cho thấy tính hiệu quả của sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lí kinh doanh các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày một nâng cao trong khi nguồn lực có hạn. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Đại học Kin h tế Hu ế 5Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Vậy nên hiểu hiệu quả kinh tế thế nào cho đúng. GS TS Ngô Đình Giao cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả kinh tế còn gọi là : “ hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế ( bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”. Còn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo(1979), và Ellis(1993). Các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficency), và hiệu quả kinh tế (economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực Đại học Kin h tế Hu ế 6đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao phí lao động xã hôi. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã dưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, vật lực Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Đại học Kin h tế Hu ế 71.1.3. Sự cần thiết xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu đánh giá là chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất. Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn nhân công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI). Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu.Còn kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập (V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần(MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất(GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr). Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). Dạng thuận: H = Q/C Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực. Dạng nghịch: H = C/Q Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế (lần) Q : Kết quả thu được ( nghìn đồng, triệu đồng) C : Chi phí bỏ ra ( nghìn đồng, triệu đồng) Đại học Kin h tế Hu ế 8Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb = Q/C Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: Hb =C/Q Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: Hb : hiệu quả cận biên ( lần) Q : lượng tăng giảm của kết quả ( nghìn đồng, triệu đồng) C : lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. 1.2. Đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của ngành nuôi tôm 1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là ngành khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đối tượng của ngành nuôi tôm là những sinh vật sống rất nhạy cảm với môi trường, cho nên nuôi tôm thực chất là việc tạo ra những điều kiện sống cho phù hợp đặc điểm sinh vật học của tôm, nhằm thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của chúng, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, sản lượng của quá trình sản xuất. Do đó muốn nuôi tôm đạt hiệu quả cao trước hết phải nắm vững các đặc tính sinh vật học của tôm, từ đó đề ra những biện pháp kinh tế kỹ thuật thích hợp, tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Đại học Kin h tế Hu ế 9Tôm là loài động vật thủy sinh di nhiệt, thở bằng mang. Vì vậy nó có quan hệ mật thiết với môi trường nước và chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sinh học khi các yếu tố môi trường nước thay đổi. Nhiệt độ nước thích hợp cho tôm từ 20 - 300C. Nhiệt độ nước còn ảnh hưởng đến hàm lượng ôxy hòa tan. Khi nhiệt độ cao, hàm lượng oxy hòa tan giảm, tốc độ phân giải mùn bã hữu cơ trong ao tăng. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: Khi nhiệt độ vượt quá 350C thì tôm hoạt động chậm chạp, ngừng ăn và vùi thân xuống cát để trú ẩn, tình trạng này kéo dài tôm sẽ chết hàng loạt. Khi nhiệt độ nhỏ hơn 200C thì khả năng bắt mồi giảm. Khi nhiệt độ bằng 180C tôm hầu như không bắt mồi. Khi nhiệt độ bằng 150C tôm ở trạng thái nằm nghỉ. Như vậy, có thể nói nhiệt độ là yếu tố có tác động rất mạnh đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nồng độ muối: cũng là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn tới việc nuôi tôm. Mỗi đối tượng nuôi thích hợp với một khoảng nồng độ muối nhất định, cơ thể thủy sinh vật có thể tự điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong khoảng cho phép. Khi nồng độ muối quá cao hay quá thấp thủy sinh vật sẽ chết do rối loạn quá trình trao đổi chất. Đối với tôm ngưỡng độ muối thích hợp nhất từ 10-25‰. Độ pH: Trong ao nuôi chỉ số pH là một chỉ số rất nhạy. Một sự biến động nhỏ về thủy lý, thủy hóa hay thủy sinh đều gây nên sự thay đổi về pH của ao nước, pH được xác định bằng pH kế, hay giấy đo pH, pH thích hợp nhất để tôm sinh trưởng và phát triển tốt là 7, - 8,5. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố môi trường cần thiết cho sinh trưởng, phát triển của tôm và có quan hệ thuận. Cường độ trao đổi chất của tôm lớn, lượng tiêu hao ôxy nhiều, do đó tôm có phản ứng khá nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết nhất là sự thay đổi của khí áp. Lượng ôxy hòa tan thích hợp cho các loại tôm là 3- 5 mg/lít, nếu thiếu tôm sẽ nổi đầu lên tầng mặt và tập trung vào ven bờ. Độ trong: Là chỉ số để xác định ao nghèo hay giàu dinh dưỡng. Ngoài ra đây cũng là chỉ tiêu để biết mức độ phát triển của thủy sinh vật. Khi độ trong này < 30 cm thì ao này đang bị phú dưỡng, ngược lại khi độ trong > 40 cm thì ao nghèo dinh dưỡng. Đại học Kin h tế Huế 10 Tôm thích hợp với ảnh sáng yếu, vì thế mọi hoạt động bắt mồi, sinh sản và giao vĩ đều vào ban đêm. Tính ăn của tôm thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, tôm bắt mồi mạnh nhất là vào ban đêm, đặc biệt lúc hoàng hôn và mờ sáng, là loại sinh vật hấp thụ thức ăn nhanh nên tôm ăn thường xuyên, thức ăn của tôm là các loài động vật phù du, các mùn bã hữu cơ, các thức ăn nhiều đạm như xác động vật, cá tạp, sò hến nghiền nát. Tóm lại: Những điều kiện lý tưởng để nuôi tôm là: - Độ pH: 7, – 8,5 - Nhiệt độ nước: 20 – 300C - Nồng độ muối: 10 – 25 ‰ - Hàm lượng oxy hòa tan: 3 - 5 mg/l - Độ trong của nước: 30 – 40 cm - Độ cứng của nước: 80 – 100ppm. 1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm Xuất phát từ những đặc điểm sinh vật học của tôm, ta thấy rằng muốn đạt hiệu quả kinh tế cao trong quá trình nuôi tôm cần phải lưu ý một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:  Lựa chọn địa điểm: Việc chọn địa điểm xây dựng ao góp phần quan trọng vào kết quả nuôi. Ao nuôi có thể là các ao tự nhiên có sẵn hay ao đào mới. Ao thường có h
Luận văn liên quan