Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Theo cách hiểu thông thường,rủi ro tin dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi vay.Sự kiện này còn gọi là”default”.Tuy nhiên trong thực tế trước khi xảy ra “default”,một chủ thể phát hành chứng khoán nợ phải trả qua các giai đoạn khác nhau.về cơ bản,chúng ta có thể phân ra làm 4 giai đoạn mà trong tiếng anh người ta sử dụng 4 thuật ngữ bắt đầu bằng 4 chữ ‘D’.  Khả năng trả nợ suy giảm (deterioration):Thể hiện thông qua việc các chỉ số tài chính xấu đi ,các nguồn thu nhập giảm sút.Doanh nghiệp có thể mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng.Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy động vốn tăng lên.  Tình trạng hết sức khó khăn(distressed):Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh kém,các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng,bắt đầu có các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn.Hệ quả của việc này có thể xuất phát từ việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy đông vốn tăng lên,sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên rất khó khăn với các điều tín dụng hết sức ngặt nghèo.  Mất khả năng trả nợ(default): Đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn .Các chủ nợ phải áp dụng các biện pháp siết nợ và phong toả tài sản.Việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua toà án.  Phá sản(dead):doanh nghiệp phá sản hoàn toàn

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH RỦI RO TÍN DỤNG 1.Rủi ro tín dụng: Theo cách hiểu thông thường,rủi ro tin dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi vay.Sự kiện này còn gọi là”default”.Tuy nhiên trong thực tế trước khi xảy ra “default”,một chủ thể phát hành chứng khoán nợ phải trả qua các giai đoạn khác nhau.về cơ bản,chúng ta có thể phân ra làm 4 giai đoạn mà trong tiếng anh người ta sử dụng 4 thuật ngữ bắt đầu bằng 4 chữ ‘D’. Khả năng trả nợ suy giảm (deterioration):Thể hiện thông qua việc các chỉ số tài chính xấu đi ,các nguồn thu nhập giảm sút.Doanh nghiệp có thể mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng.Hệ quả của việc này có thể là việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy động vốn tăng lên. Tình trạng hết sức khó khăn(distressed):Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh kém,các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng,bắt đầu có các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn.Hệ quả của việc này có thể xuất phát từ việc xuống hạng định mức tín nhiệm,lãi suất huy đông vốn tăng lên,sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên rất khó khăn với các điều tín dụng hết sức ngặt nghèo. Mất khả năng trả nợ(default): Đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn .Các chủ nợ phải áp dụng các biện pháp siết nợ và phong toả tài sản.Việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua toà án. Phá sản(dead):doanh nghiệp phá sản hoàn toàn 2.Lượng hoá rủi ro tín dụng: Lượng hoá rủi ro tín dụng là một tiền đề quan trọng đối với phái sinh rủi ro tín dụng.Nếu rủi ro không thể lượng hoá thì phí bảo hiểm cũng không thể tính toán được. Đối với rủi ro tín dụng,mức độ thiệt hại được lượng hoá phụ thuộc vào hai nhân tố:xác xuất xảy ra sự kiện tín dụng và tổn thất khi xảy ra sự kiện tín dụng. Ví dụ : một trái phiếu doanh nghiệp không có cuống ( lãi trả trước ) với mệnh giá 100 USD và thời hạn 1 năm . Giả sử xác suất xảy ra sự kiện tín dụng của trái phiếu một năm là p % 3. Mô hình xác suất rủi ro tín dụng Ko Default ( 1-p ) Default ( p ) Như vậy giá trị của trái phiếu tại thời điểm hiện tại là : Giá rủi ro = 1/ ( 1 + r ) * ( p x 100 x R + ( 1 – p ) x 100 ) Trong đó : r là lãi suất chiết khấu hay lãi suất không rủi ro cho thời hạn 1 năm p : là xác suất xảy ra sự kiện tín dụng R là giá trị thu hồi khi xảy ra sự kiện tín dụng 4. các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng Các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng  Tỷ trọng   Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng(CDS)  73%   Chứng khoán tổng hợp(Synthetic Securiuisation)  22%   Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng (Credit Linked Note)  3%   Hợp đồng hoán đổi toàn bộ lợi ích(Total Return Swaps)  1%   Quyền chọn biên độ tín dụng(Credit Spread Option)  1%   Tổng  100%   : Hoán đổi toàn bộ lợi ích (total returns wap): Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời là một giao dịch hoán đổi tương tự như một hoán đổi thông thường, trong đó một bên đồng ý trả tổng tỉ suất sinh lời trên một tài sản cụ thể. Sử dụng hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời để phòng ngừa rủi ro tín dụng:chẳng hạn một người mua trái phiếu do những người đi vay cá nhân phát hành và đồng ý nhận một mức lãi suất như LIBOR cộng chênh lệch với một bên khác thông qua việc hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời. Tổng tỉ suất sinh lời bao gồm các khoản thanh toán lãi cũng như lãi vốn chưa thực hiện. Nếu trái phiếu bị lỗ vốn thì bên nắm giữ công cụ phái sinh nhận được một khoản thanh toán tương đương từ người bán công cụ phái sinh tín dụng. Thật vậy, bên nắm giữ trái phiếu do bên kia phát hành hứa trả cho một bên khác tổng tỉ suất sinh lời của trái phiếu và nhận một lãi suất tương ứng, vì thế họ đã không phải chịu rủi ro thay đổi giá cả do các nhân tố không liên quan đến biến động lãi suất gây ra. Có lẽ sự thay đổi giá cả như vậy xảy ra chủ yếu từ thay đổi rủi ro tín dụng của người đi vay. Tuy nhiên lưu ý rằng trong khi hoán đổi được thiết kế để loại trừ rủi ro tín dụng, thì hai bên tham gia hoán đổi đã thừa nhận rủi ro tín dụng lẫn nhau. Cấu trúc của hoán đổi tổng tỉ suất sinh lợi được minh họa trong hình dưới đây: Lãi suất ( tiền mặt ) + các khoản lãi lỗ chưa được thực hiện LIBOR + chênh lệch lãi suất (tiền mặt) + các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện (tiền mặt) Lưu ý rằng lãi và lỗ chưa được thực hiện không phải là tiền mặt, nhưng hoán đổi yêu cầu thanh toán tiền mặt cho các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện. - Trong hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời thì trái phiếu vẫn được lưu giữ trên sổ sách của bên nắm giữ trái phiếu lúc ban đầu. Bên bán công cụ phái sinh tín dụng đang tìm lợi nhuận trên trái phiếu mà lại không mua trái phiếu. Lƣu ý rằng rủi ro thị trường do biến động lãi suất không được loại trừ vì các rủi ro này phản ánh trong thanh toán LIBOR. Một cách ngẫu nhiên, chúng ta lại thấy rằng khoản thanh toán LIBOR có thể là lãi suất cố định hoặc có thể chuyển từ LIBOR sang lãi suất cố định với một hoán đổi vanilla thuần nhất. Cuối cùng chúng ta có thể tóm lại như sau:hoán đổi tổng tỉ suất sinh lợi giống với một hoán đổi thông thường nhưng thanh toán lãi tương ứng với một trái phiếu đặc trưng và khoản lãi và lỗ vốn chưa được thực hiện cũng lại được thanh toán. - Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời chỉ thiết thực đối với trái phiếu có tính thanh khoản hợp lí và không thích hợp đối với các khoản vay thông thường. Điều này là bởi vì các bên phải có khả năng nhân diện tổng tỷ suất sinh lời trên kỳ thanh toán để xác định một bên nợ bên kia bao nhiêu. Do đó phải có một thước đo xác thực giá trị thị trường trái phiếu. b. hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap) - Mặc dù là một loại hoán đổi, nhƣng hoán đổi tín dụng thực sự lại giống với một chính sách bảo hiểm hơn. Một bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay tiến hành thực hiện một chuỗi các khoản thanh toán định kì với bên kia - Sử dụng hoán đổi tín dụng: Nếu bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay kí một hợp đồng hoán đổi tín dụng với một tổ chức bảo hiểm. Trong trường hợp trái phiếu hoặc khoản vay trên bị vỡ nợ hoặc bị đánh giá thấp về tín dụng, bên bảo hiểm trả cho bên đối tác(bên được bảo hiểm) một số tiền bù trừ khoản lỗ. Các hoán đổi tín dụng đều được sử dụng hiệu quả đối với các trái phiếu và khoản vay nhưng chúng lại đòi hỏi một định nghĩa cẩn thận về sự cố tín dụng là gì. Hình vẽ minh họa 1 một hoán dụng tiêu biểu : Phí định kỳ Tiền lãi vốn khái toán – phục hồi nếu vỡ nợ xảy ra cộng vốn Hoán đổi tín dụng đòi hỏi một định nghĩa rất cẩn thận các sự cố mà công ty bảo hiểm có thể đền bù. Có nhiều loại sự cố tín dụng có thể xảy ra và được xác định cụ thể trong hợp đồng. Các biến cố này bao gồm việc không thực hiện chi trả lãi hoặc thanh toán tiền vốn theo định kì trong thời gian ân hạn, việc tuyên bố phá sản, quyết định khƣớc từ khoản nợ, có nghĩa là ngƣời đi vay khẳng định không mắc nợ trên phương diện pháp lý. Ngoài ra các sự cố này cũng bao gồm quá trình tái cấu trúc khoản nợ của người đi vay và việc tăng tốc thanh toán của một khoản nợ nào đó. Khoản thanh toán này đƣợc tạo ra bởi một khoản nợ khác mà khoản nợ này cho phép một chủ nợ nào đó yêu cầu được thanh toán trước kì hạn. Các khả năng này phải đƣợc giả thích rõ ràng trong hợp đồng. lợi ích của hoán đổi tín dụng - Quản lý danh mục rủi ro chủ động - Dễ dàng chuyển đổi danh mục c. Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng ( credit Linked Note ) Chứng khoán liên kết tín dụng: là loại công cụ giống như một trái phiếu hoặc tín phiếu thông thường, đó là phải trả lãi và vốn. Mặc dù vậy, về cơ bản tín phiếu là chất lượng tín dụng của bên thứ ba. Nếu bên thứ ba bị vỡ nợ một vài công cụ hoặc một nghĩa vụ cụ thể khác thì chứng khoán liên kết tín dụng sẽ thanh toán lại ít hơn số vốn đầy đủ ban đầu. - Sử dụng chứng khoán liên kết tín dụng: - Chúng ta giả định bên A mua trái phiếu liên kết tín dụng của bên B. Bên B lại nắm giữ trái phiếu do bên C phát hành. Nếu bên C không thanh toán được cho bên B thì B có thể giảm nghĩa vụ của mình với A. Với cách như thế có nghĩa là bên A thừa nhận rủi ro tín dụng nào đó của A và B. Bên B thƣờng là một ngân hàng có thể từ bỏ rủi ro tín dụng nào đó mà họ không mong muốn. Dĩ nhiên là bên A nhận lãi suất cao hơn coi như một khoản bù trừ cho việc chấp nhận rủi ro này. - Không ai có thể biết được hết quy mô của thị trường phái sinh tín dụng. Trong nghiên cứu của mình, ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cũng không phân biệt công cụ phái sinh tín dụng với các công cụ phái sinh khác. Các bạn có thể lên trang web để tham khảo quy mô của thị trường phái sinh tín dụng. Quy mô này tương đối nhỏ so với các công cụ phái sinh khác nhưng chúng tăng trrưởng rẩt nhanh. d. quyền chọn biên độ tín dụng ( credit Spread Option ) e. chứng khoán tổng hợp ( synthetic securitisation ) CHƯƠNG II .Hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam 1.Tổng quan về giao dịch kỳ hạn rủi ro tín dụng Giao dịch kỳ hạn rủi ro tín dụng : sáng tạo ra sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng.Nó là một dòng sản phẩm phái sinh mới nhất và là một trong số các sáng tạo lớn của thế giới tài chính trong thập kỷ qua.Từ giá trị rất khiêm tốn tại thời điểm năm 2000 khoảng 1000 tỷ USD,con số này đã tăng lên khoảng 20.000 tỷ USD vào năm 2006 và đạt đỉnh điểm trên 45.000 tỷ USD vào năm 2007.Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng tại Mỹ,phái sinh tín dụng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008 với tổng giá trị danh nghĩa khoảng 35.000 tỷ USD - Phái sinh rủi ro tín dụng là một dạng hợp đồng chuyển giao rủi ro tín dụng từ một bên A sang một bên B . Rủi ro tín dụng được bóc tách ra khỏi gốc tài sản để phái sinh ra nó ( ví dụ : các khoản tín dụng hay các công cụ nợ như trái phiếu ) để trở thành gốc phái sinh tham chiếu có thể trao đổi . Cũng giống như các sản phẩm phái sinh khác , phái sinh tín dụng có thể mua bán riêng lẻ hoặc lai tạo cấy ghép ngầm vào các sản phẩm khác thành sản phẩm cơ cấu. - Phái sinh rủi ro tín dụng đã trở thành một công cụ hữu hiệu để các chủ thể tham gia thj trường thực hiện bảo hiểm hoặc đầu cơ rủi ro tín dụng . Đây cũng là cơ hội lớn cho các ngân hàng đầu tư trong việc gia công chế biến tín dụng thành các sản phẩm cơ cấu và phức hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của các chủ thể trên thị trường . 2. Thực trạng việc sử dụng công cụ phái sinh rủi ro tín dụng trong NHTM 2.1 ) lợi ích và bất lợi từ việc sử dụng công cụ phái sinh 2.1.1 ) lợi thế Quản trị rủi ro , đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá  giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Và tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh. Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. 2.1.2 ) bất lợi Tuy việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh có rất nhiều ưu điểm , nó làm sôi động thị trường , tạo ra những hình thức kinh doanh mới nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn Rủi ro đạo đức: Nếu một tổ chức nào đó phải bỏ tiền ra để cho vay. Nếu như họ biết chắc rằng mình sẽ bán khoản cho vay hoặc trái phiếu đó trong một vài tuần thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến việc liệu người vay có hoàn trả được khoản nợ đó trong thời gian năm năm hay không. Thực sự là nếu những người này được trả một khoản phí để làm như thế thì chắc chắn họ sẽ quan tâm đến số lượng các khoản cho vay hay trái phiếu hơn là chất lượng của chúng. Hơn nữa, nếu như rủi ro được đa dạng hóa quá mức thì ai sẽ là người giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng? Các sản phẩm phái sinh tín dụng sẽ làm thay đổi cách cư xử của các nhà đầu tư và các công ty, khuyến khích họ chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đây dường như chính là điều đã diễn ra trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở Mỹ - nơi mà các tiêu chuẩn cho vay đã sụt giảm mạnh mẽ trong những năm gần đây, dẫn đến một sự gia tăng nhanh về số lượng các khoản cho vay quá hạn ( Hay nói cách khác, nếu như các cá nhân cảm thấy an toàn hơn, họ có thể sẽ hành động một cách thiếu trách nhiệm hơn ) 2.2 ) Việc sử dụng công cụ phái sinh ở các nước phát triển Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Gía trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất… công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó sử dụng cao nhất là hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai. Các công cụ tài chính phái sinh phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới. là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới 92% các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lý rủi ro. Ngày nay HĐPS được giao dịch tại nhiều thị trường của thế giới và trên quy mô khổng lồ. Công cụ tài chính phái sinh được trao đổi thông qua hai loại thị trường có tổ chức và OTC. Tính đến 31.12.2006, tổng giá trị thị trường phái sinh OTC toàn cầu đạt 9.695 tỷ USD. Khối lượng giao dịch của các HĐPS có tổ chức thì ngay từ năm 2002 đã đạt 693.000 tỷ USD (cùng thời gian theo IMF thì tổng GDP toàn thế giới chỉ đạt 32.100 tỷ USD). Ở châu Á, Singapor và Hongkong là hai quốc gia có thị trường phái sinh phát triển rất mạnh - Phái sinh tín dụng  GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CDS TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Theo hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế, thập kỉ qua là thời kỳ bùng nổ của thị trường CDS, từ giá trị giao dịch rất khiêm tốn tại thời điểm năm 2000 khoảng 1000 tỷ USD tăng lên khoảng 20000 tỷ USD vào năm 2006 và đạt trên 45000 tỷ USD vào năm 2007. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, phái sinh tín dụng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008 với tổng giá trị danh nghĩa khoảng 35000 tỷ USD. Trong đó ngân hàng thương mại là đối tượng hoạt động chủ yếu với 25 ngân hàng hàng đầu nắm giữ khoảng 13000 tỷ USD giá trị giao dịch CDS vào cuối quý III năm 2007. Khi khảo sát về việc sử dụng CDS trong ngành công nghiệp quỹ tương hỗ của Mỹ, người ta thấy rằng trong số 100 quỹ trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất của Mĩ, số quỹ sử dụng CDS đã tăng từ 20% trong năm 2004 lên đến 60% vào năm 2008 và đang tiếp tục gia tăng. Người sử dụng CDS chính là các ngân hàng, các quỹ phòng hộ, các công ty bảo hiểm và một số trong đó đã có những kinh nghiệm về các thiệt hại nghiêm trọng khi sử dụng CDS trong các cuộc khủng hoảng tài chính. Ví dụ: năm 2008, AIG (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất của Mỹ) đã bị đưa đến bờ vực của sự phá sản do việc sử dụng CDS và phải cần đến sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ thông qua khoản vay lên tới 85 tỷ USD. Quỹ thu nhập Oppenheimer Chapion đã mất 74% giá trị tài sản rỏng của nó vào năm 2008 với một phần nguyên nhân là do việc sử dụng CDS, và hiện đang gặp rắc rối với một vụ kiện cáo chống lại quỹ bởi chính một số các nhà đầu tư của quỹ. Nhìn chung, CDS có thể được sử dụng để tự bảo hiểm rủi ro tín dụng hoặc cung cấp các biện pháp bảo vệ khỏi rủi ro tín dụng cho các đối tượng khác và thị trường tài chính kinh doanh chênh lệch. 2.3 ) Việc sử dụng công cụ phái sinh ở các NHTM VN Tổng quát chung : việc sử dụng công cụ phái sinh ở việt nam còn hạn chế Trên thị trường tài chính ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện.Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có qui chế của NHNN ( Quyết định sso 1133/2003/QĐ - NHNN, ngày 30/9/2003 ban hành kèm theo qui chế). Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực hiện( trong số đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch). Có thể liệt kê một số TCTD đã được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện: - Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006. - Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiề
Luận văn liên quan