Đề tài Hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát

Tỷgiá hối đoái là một trong những công cụgiúp NHNN điều tiết kinh tếvĩmô trong từng thời kì. Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực, việc điều chỉnh tỷgiá còn gây ra sức ép lạm phát thông qua 3 kênh nhưsau: − Thay đổi tỷgiá ảnh hưởng lên giá hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa sản xuất tiêu dùng trong nước (Hiệu ứng trung chuyển tỷgiá lên lạm phát – ERPT). − Thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. − Thay đổi tỷgiá ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thểgiảm trong khi cầu của chúng tăng sẽtạo áp lực lên lạm phát. Trong phạm vi bài tóm lược này, nhóm sẽtập trung nghiên cứu tác động của tỷgiá đến lạm phát thông qua hiệu ứng ERPT. ERPT đo lường hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷgiá đến mức giá tính bằng nội tệ. Đây chính là độco dãn của giá trong nước so với tỷgiá. Vấn đềnày có hai khía cạnh: − Mối tương quan giữa tỷgiá và giá hàng nhập khẩu − Tác động của tỷgiá đến mức giá chung (chẳng hạn được biểu hiện thông qua chỉsốgiá tiêu dùng CPI).

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA NGÂN HÀNG --------------- BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: HIỆU ỨNG TRUNG CHUYỂN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ CẢ VÀ LẠM PHÁT GVHD: TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO SVTH: NHÓM 02 LỚP: NH ĐÊM 6 – CHKT K_20 TP.HCM, THÁNG 02 - 2012 DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN STT HỌ VÀ TÊN 1 Hoàng Khoa Anh 2 Lương Thị Ánh Hồng 3 Trần Thị Ngọc Huyền 4 Hà Lê Anh Phi 5 Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc 6 Thái Vũ Thu Trang 7 Lê Ngọc Minh Tú 8 Lê Thị Thúy Vy Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 1/7 - Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ giúp NHNN điều tiết kinh tế vĩ mô trong từng thời kì. Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực, việc điều chỉnh tỷ giá còn gây ra sức ép lạm phát thông qua 3 kênh như sau: − Thay đổi tỷ giá ảnh hưởng lên giá hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa sản xuất tiêu dùng trong nước (Hiệu ứng trung chuyển tỷ giá lên lạm phát – ERPT). − Thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. − Thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Trong phạm vi bài tóm lược này, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá đến lạm phát thông qua hiệu ứng ERPT. ERPT đo lường hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến mức giá tính bằng nội tệ. Đây chính là độ co dãn của giá trong nước so với tỷ giá. Vấn đề này có hai khía cạnh: − Mối tương quan giữa tỷ giá và giá hàng nhập khẩu − Tác động của tỷ giá đến mức giá chung (chẳng hạn được biểu hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI). 1. Tóm lược về lí thuyết hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá 1.1. Cơ chế tác động của tỷ giá đến giá trong nước Theo Milton Friedman (1953):“Tăng tỷ giá làm giá hàng hóa nước ngoài trở nên rẻ hơn khi tính bằng nội tệ, ngay cả khi giá của chúng tính bằng ngoại tệ không thay đổi, và hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn khi tính bằng ngoại tệ, ngay cả khi giá của chúng không thay đổi nếu tính bằng nội tệ. Điều này làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu”. Theo đó, cơ chế tỷ giá thả nổi có thể làm thay đổi nhanh chóng giá tương đối giữa các quốc gia. Các giả thiết của Friedman là giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ của nhà sản xuất cố định và tồn tại hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến người mua hàng hóa ở mức độ lớn (trung chuyển toàn phần sang giá hàng nhập khẩu). Theo biểu đồ mô tả cơ chế của Lafleche (1996) việc giảm tỷ giá có thể tác động đến giá trong nước của một quốc gia (ở đây, tỷ giá được tính theo phương pháp gián tiếp, số đơn vị ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ). Có tối thiểu ba kênh mà thông qua đó, giá tiêu dùng thích ứng với những thay đổi của tỷ giá danh nghĩa: trực tiếp, gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 2/7 - Hiệu ứng trực tiếp: bao gồm thay đổi trực tiếp giá cả các hàng hóa nhập khẩu trung gian và nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng do thay đổi tỷ giá. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu hiệu ứng này một cách riêng biệt. Obstefeld và Rogoff (2000) và các tác giả khác đã chứng minh rằng, giá cả các hàng hóa nhập khẩu có mức độ nhạy cảm hơn đối với những thay đổi của tỷ giá so với giá cả hàng tiêu dùng nói chung. Hiệu ứng gián tiếp: dựa trên giả thuyết về sự thay thế lẫn nhau của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Hiệu ứng gián tiếp bao gồm sự thay thế giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng trên thị trường nội địa (sự thay thế bên trong) và trên thị trường nước ngoài (sự thay thế bên ngoài). Hiệu ứng FDI: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá đến hiệu ứng FDI được minh họa trong ví dụ sau: sự giảm giá mạnh của đồng Rúp năm 1998 đã làm giảm mạnh cầu đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu và giảm mạnh tiền lương danh nghĩa tính bằng ngoại tệ. Trong thời gian khủng hoảng, các tập đoàn xuyên quốc gia phải đối mặt với tình thế lưỡng nan: hoặc đánh mất thị phần thị trường xuất khẩu của mình hay bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất tại nước Nga nhằm tận dụng các lợi thế so sánh về tiền lương và công nghệ. Nhiều tập đoàn đã mở chi nhánh và dịch chuyển các cơ sở sản xuất vào nước Nga (FDI flows). Tăng trưởng sản xuất làm tăng cầu lao động và tăng tiền lương. Chính điều này lại đẩy giá tiêu dùng tăng lên. 1.2. Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) và những nguyên nhân làm cho tỷ giá lệch khỏi PPP Theo học thuyết ngang giá sức mua thì sự trung chuyển tác động của tỷ giá sang giá trong nước phải là toàn phần (độ co giãn phải bằng 100%) và hoàn toàn không có một cơ hội nào cho kinh doanh chênh lệch giá trong dài hạn. Vì vậy, nghiên cứu ERPT đồng nghĩa với nghiên cứu PPP. Quy luật một giá giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới có thể minh họa như sau: P = P* x E, Trong đó, P - giá trong nước, P* - giá ngoài nước, E - tỷ giá được đo bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (tỷ giá trực tiếp). Tuy nhiên, trong khuôn khổ mô hình cung cầu giản đơn, khi quy luật một giá được tuân thủ thì vẫn có những khác biệt về hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đối với giá trong nước (ERPT) giữa các nước. Trong một nền kinh tế lớn, hiệu ứng lạm phát do sự giảm tỷ giá nội tệ được kết hợp với sự giảm giá toàn cầu (do cầu thế giới giảm), từ đó làm giảm ERPT. Trong một Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 3/7 - nền kinh tế nhỏ, một sự giảm tỷ giá nội tệ không ảnh hưởng đến giá thế giới, do đó, ERPT phải là toàn phần (100%) trong mô hình này. Do đó, ngay cả trong khuôn khổ mô hình đơn giản này (mô hình ủng hộ quy luật một giá), ERPT không đồng nhất ở các quốc gia và sẽ cao hơn ở các nền kinh tế nhỏ so với các nền kinh tế lớn. 2. ERPT tại các nước phát triển: Phần này sẽ tập trung giới thiệu tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá đến giá tiêu dùng trong nước tại các nền kinh tế đang phát triển của các tác giả như Dubravko Mihaljek & Marc Klau (2002), Campa & Goldberg (2002), Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn & Marcelo Sanschez (2007), Sek, Siok Kun & Kapsalyamova, Zhanna (2008) và Mishkin (2008). Các bài nghiên cứu này chọn mẫu tập trung ở các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Trung Âu và Nam Phi. Nhìn chung, nhận định và kết quả từ đa số các bài nghiên cứu của các tác giả trên phù hợp với cơ sở lý thuyết đã được trình bày. Theo đó, ERPT thường cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển, đồng thời khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa ERPT và lạm phát. Việc phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng lạm phát, nhưng sự ổn định của lạm phát với kỳ vọng lạm phát được “neo” chắc chắn có thể là nền tảng làm giảm đi tác động ERPT của tỷ giá. Ngoài ra, các nghiên cứu này còn cho thấy ERPT đến giá hàng nhập khẩu nhiều hơn giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu còn tìm ra được nhiều kết quả nghiên cứu mới và thú vị. Như bài nghiên cứu của Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn & Marcelo Sanschez (2007) nghiên cứu 12 nền kinh tế mới nổi đã cho thấy một số khác biệt so với quan điểm truyền thống. Đối với các nền kinh tế mới nổi có lạm phát một chữ số (hầu hết các nước Châu Á trong mẫu nghiên cứu), ERPT là thấp và không khác biệt nhiều so với các nước phát triển. Bài nghiên cứu của Sek, Siok Kun & Kapsalyamova, Zhanna (2008) nghiên cứu mức độ ERPT tác động đến giá cả trong nước trong bốn quốc gia Châu Á (Hàn Quốc, Malasya, Singapore và Thái Lan) cho thấy có một mối tương quan giữa mở cửa thương mại và mức độ của ERPT. Những thay đổi trong ERPT giữa các quốc gia có thể là do sự thay đổi trong cơ cấu thương mại và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cũng có những bài nghiên cứu lại cho kết quả trái ngược với các bài nghiên cứu khác và với cơ sở lý thuyết. Như bài nghiên cứu của Dubravko Mihaljek & Marc Klau (2002) trong bài viết “A Note on The Pass-Through from Exchange Rate and Import Prices to Inflation in Selected Emerging Market Economies” với mẫu nghiên cứu là các nước Châu Mỹ La Tinh, Trung Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 4/7 - Âu và Nam Phi thì cho thấy tại hầu hết các nước, ERPT đến giá nhập khẩu đều biến động ở mức độ thấp hơn đáng kể so với CPI. Và tác động của tỷ giá đến lạm phát có độ trễ từ 2 đến 4 quý. 3. ERPT tại các nước đang phát triển: Theo nghiên cứu về ERPT tại những nước công nghiệp phát triển của Jeannine Bailliu and Hafedh Bouakez (2004), tác động thẩm thấu của tỷ giá thông qua 2 bước: Ban đầu tỷ giá tác động đến giá nhập khẩu. Tiếp theo, thay đổi trong giá nhập khẩu tác động tới giá tiêu dùng. Qua kết quả nghiên cứu tại các nước Úc, Canada, và Anh, tác giả nhận thấy rằng tác động này nhiều hay ít là tùy thuộc vào vai trò của hàng hóa nhập khẩu trong tiêu dùng của một nước. Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng tác động thẩm thấu của tỷ giá lên cả giá nhập khẩu và tiêu dùng đều giảm ở các nước công nghiệp phát triển trong các thập niên qua. Hiện tượng này được giải thích là do lạm phát tại các nước này thường thấp nhờ vào sự phát triển của những chính sách tiền tệ và những thay đổi trong cấu trúc hàng nhập khẩu tới những ngành ít bị ảnh hưởng của tỷ giá như các loại hàng hóa độc quyền, hàng hóa không thể thay thế bằng hàng sản xuất trong nước. Sự giảm sút này rất quan trọng vì nó giúp đưa ra những chính sách hợp lý giúp ngân hàng trung ương dự báo về lạm phát, những hiệu ứng của sự chuyển đổi chi tiêu, sự lan truyền của những cú sốc tiền tệ, và lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và chế độ chính sách tiền tệ tối ưu nhất. Trong bài nghiên cứu của Jonathan McCarthy (2006), tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đối với giá nhập khẩu, giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trong nước tại 9 nước phát triển: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ từ 1976 - 1998. Tác giả chỉ ra những nhân tố gây ra sự khác biệt về ERPT giữa các nước như là tỉ lệ nhập khẩu trung bình (được xác định theo % của tổng cầu trên GDP), độ biến động của tỷ giá, độ biến động của tổng cầu và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy sự trung chuyển của tỷ giá đến giá nhập khẩu tại hầu hết các nước trong nghiên cứu là đáng kể nhưng không hoàn toàn. Tỷ giá tác động vừa phải tới lạm phát trong nước trong khi tác động mạnh hơn tới giá nhập khẩu. Cũng nghiên cứu về ERPT tại các nước phát triển, nhưng nghiên cứu của Anne-Laure Delatte & Antonia López-Villavicencio (2011) lại bàn về sự bất cân xứng của ERPT. Tác giả cho rằng có một giới hạn chung của các nghiên cứu trước đó là họ cho rằng giá cả và tỷ giá ảnh hưởng với nhau trong một thời gian dài. Vì thế, trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xét một mô hình có thêm vào các chi phí khả biến lên giá nghiên cứu ERPT tại 4 nền kinh tế lớn (Mỹ, Nhật, Anh, Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 5/7 - Đức) từ quý I-1970 đến quý III-2009. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng giá phản ứng khác nhau với sự tăng hay giảm giá một đồng tiền trong dài hạn. Tại tất cả các quốc gia được tác giả nghiên cứu, giảm tỷ giá trung chuyển nhiều hơn tăng tỷ giá, nói cách khác, giá trong nước tăng lên như là một kết quả của sự mất giá tiền tệ trong nước hơn những giảm giá như là một kết quả của một sự tăng giá tiền tệ trong nước, một kết quả cho thấy các tín hiệu của một thị trường cạnh tranh yếu. 4. ERPT tại Việt Nam Tại Việt Nam, chỉ có một vài nghiên cứu chuyên sâu về ERPT như: Exchange Rate Pass- Through and Its Implications For Inflation in Vietnam – Võ Văn Minh – 2009 ; Estimating the Exchange Rate Pass-Through into Inflation in Vietnam - Trần Mai Anh và Nguyễn Đình Minh Anh - 2010. Mục đích để đo lường mức độ và thời gian của ERPT tại Việt Nam, đánh giá sự tác động của ERPT đến giá cả và lạm phát trong nước, từ đó đề xuất các chính sách thích hợp từ các kết quả nghiên cứu. Cả hai nghiên cứu trên đều tiến hành đo lường mức chuyển tỷ giá vào lạm phát Việt Nam dựa trên mô hình VAR, với các biến như: TGHĐ, giá dầu, CPI, chỉ số giá nhập khẩu, tiền M2… Trong bài nghiên cứu của mình Võ Văn Minh đã lấy dữ liệu theo tháng từ 01/2001 đến 02/2007 với 73 quan sát và lấy tỷ giá là tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) vì theo tác giả nó phản ánh tốt hơn tỷ giá giữa VND với đồng ngoại tệ, NEER được tính bằng số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ. Vì vậy, một sự gia tăng của NEER nghĩa là VND giảm giá và ngược lại. Kết quả ước lượng các hệ số trung chuyển tác động đến giá nhập khẩu và tỷ giá được tác giả mô tả trong bảng sau: Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 6/7 - Giai đoạn IMP CPI Giai đoạn IMP CPI 1 -0.37 -0.1 13 0.24 0.11 2 0.77 -0.05 14 0.07 0.06 3 0.1 -0.09 15 0.13 0.03 4 0.95 -0.11 16 -0.01 0 5 1.32 0.03 17 -0.08 -0.03 6 1.04 0.13 18 -0.06 -0.06 7 1.03 0.15 19 -0.09 -0.08 8 0.48 0.2 20 -0.12 -0.09 9 0.92 0.2 21 -0.18 -0.11 10 0.48 0.21 22 -0.19 -0.13 11 0.36 0.21 23 -0.19 -0.14 12 0.21 0.13 24 -0.21 -0.15 Bình quân 0.61 0.08 -0.06 -0.05 Hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến giá cả mạnh hơn ở năm thứ nhất và đảo chiểu ở năm tiếp theo. Trong năm thứ nhất ERPT nhập khẩu bình quân bằng 0,61 (61% thay đổi của tỷ giá được trung chuyển qua giá nhập khẩu). Sau một khoảng thời gian, ERPT nhập khẩu bắt đầu giảm. Tác động của cú sốc TGHĐ đến giá nhập khẩu bị triệt tiêu sau khoảng 15 tháng. So với ERPT nhập khẩu, ERPT lạm phát nhỏ và chậm hơn, trong năm đầu ERPT lạm phát bình quân là 0.08 thấp hơn kết quả đo lường của IMF 2003 là 0.25. Vì một số nguyên nhân sau: (1) Chỉ số CPI bình quân trong giai đoạn 1995 – 2003 được sử dụng trong nghiên cứu của IMF là 5.9%, cao hơn mức 4.9% trong giai đoạn 2001 – 2007. Giả thiết Taylor (2000) cho rằng môi trường lạm phát thấp hơn, nhìn chung, sẽ làm giảm ERPT. Do đó, lạm phát thấp hơn ở giai đoạn 2001- 2007 so với giai đoạn 1995-2003 có thể giải thích hiện tượng này.(2) Tình trạng đô la hóa thấp hơn trong giai đoạn 2001-2007 có thể là nhân tố khác giải thích sự sụt giảm ERPT.(3)Việc tự do hóa lãi suất từ năm 2000 có thể làm giảm ERPT Trong bài nghiên cứu của mình Trần Mai Anh, Nguyễn Đình Minh Anh (2010) đã xác định rằng ERPT ở Việt Nam là không hoàn toàn và thuộc nhóm trung bình thấp, trong đó ERPT nhập khẩu và ERPT lạm phát lần lượt là 0.13 và 0.065 trong một thời kỳ 6 tháng. Đồng thời tác động Hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá hối đoái đến giá cả và lạm phát - 7/7 - của cú sốc TGHĐ đến các mức giá nội địa bị triệt tiêu sau khoảng 8 tháng (ERPT NK) và 9 tháng (ERPT LP). Thông qua phản ứng cú sốc và phân tích phương sai, nhóm tác giả cũng rút ra rằng: TGHĐ ảnh hưởng không nhiều đến cả giá nhập khẩu cũng như giá tiêu dùng Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do giá dầu và chính sách tiền tệ Như vậy, cả hai kết quả định lượng ERPT trên đều thấp một cách bất thường so với các kết quả nghiên cứu ERPT tại các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, về mặt lí thuyết và thực tiễn, Việt Nam có đủ các nhân tố để có một mức ERPT cao hơn: lạm phát, tỉ lệ nhập khẩu/GDP cao; đồng nội tệ kém ổn định; năng lực cạnh tranh nền kinh tế kém; mức độ đô la hóa nền kinh tế còn cao. 5. Kết luận Tác động của ERPT mạnh hơn tại những nước đang phát triển nơi lạm phát thường xuyên biến động ở mức cao, trong khi tác động này thường khá thấp ở những nước phát triển nơi lạm phát thấp và ổn định. Tại Việt Nam theo các nghiên cứu thực nghiệm thì tác động của ERPT thấp hơn so với tác động tại các nước đang phát triển, mặc dù có đủ các nhân tố để có mức ERPT cao hơn. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lượng hóa ERPT là điều nên làm, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ , tỷ giá và nâng cao năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát.
Luận văn liên quan