Nhắc đến “Liêu trai chí dị” của BồTùng Linh là nhắc tới một tác phẩm đặc sắc của văn học Trung
Quốc nói chung, một trong tám bộtiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc nói riêng. Ðây là một
trong những tác phẩm xuất sắc của văn học Trung Hoa với những câu chuyện hưhưthực thực biểu
trưng cho một thếgiới phương Ðông thời trung đại, con người không có sựngăn cách tuyệt đối giữa
cõi sống và cõi chết. Bằng sựsay mê lượm lặt, ghi chép tích lũy từnhững cốt truyện dân gian, sự
thăng hoa trong cảm xúc, ngòi bút sáng tạo tài hoa của ông đã viết nên “Liêu trai chí dị”. Chính nhờ
tác phẩm này đã đưa BồTùng Linh lên hàng một nhà văn kiệt xuất của thời Thuận Trị– Khang Hy
và cũng là một trong những cây bút đoản thiên tiểu thuyết hàng đầu của văn học Trung Hoa cổ điển.
Đã hơn ba thếkỉtrôi qua từkhi Liêu Trai Chí Dịcủa BồTùng Linh xuất hiện. Qua bao thăng trầm
của cuộc sống, thời gian, bộ đoản thiên tiểu thuyết của ông vẫn còn mãi giá trịvà sức sống trường
tồn của nó, mãi là niềm say mê, ham thích kỳthú đối với độc giảmọi thời đại.
BộLiêu Trai được ông viết từnăm 31 tuổi (Năm Khang Hy thứ9) đến năm 68 tuổi (năm 1707) mới
hoàn thành. Cuốn sách, do đó mang giá trịgần cả đời một con người tài hoa, bất đắc chí. Tưtưởng,
tình cảm đó quanh năm suốt tháng day dứt, thôi thúc ông căn cứvào những điều tai nghe mắt thấy
cùng những chiêm nghiệm vềcon người, cuộc sống đương thời, thúc giục ông tìm niềm vui trong sưu
tầm và sáng tác văn chương
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụnữ trong “liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH
VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ
TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
CỦA BỒ TÙNG LINH “
SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN
VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI
CHÍ DỊ” CỦA BỒ TÙNG LINH
NGUYỄN THỊ THU GIANG
LỚP ĐH4C2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH
VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ
TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
CỦA BỒ TÙNG LINH
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Phùng Hoài Ngọc
LONG XUYÊN, 05/2007
MỞ ĐẦU
*****
1. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhắc đến “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh là nhắc tới một tác phẩm đặc sắc của văn học Trung
Quốc nói chung, một trong tám bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc nói riêng. Ðây là một
trong những tác phẩm xuất sắc của văn học Trung Hoa với những câu chuyện hư hư thực thực biểu
trưng cho một thế giới phương Ðông thời trung đại, con người không có sự ngăn cách tuyệt đối giữa
cõi sống và cõi chết. Bằng sự say mê lượm lặt, ghi chép tích lũy từ những cốt truyện dân gian, sự
thăng hoa trong cảm xúc, ngòi bút sáng tạo tài hoa của ông đã viết nên “Liêu trai chí dị”. Chính nhờ
tác phẩm này đã đưa Bồ Tùng Linh lên hàng một nhà văn kiệt xuất của thời Thuận Trị – Khang Hy
và cũng là một trong những cây bút đoản thiên tiểu thuyết hàng đầu của văn học Trung Hoa cổ điển.
Đã hơn ba thế kỉ trôi qua từ khi Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh xuất hiện. Qua bao thăng trầm
của cuộc sống, thời gian, bộ đoản thiên tiểu thuyết của ông vẫn còn mãi giá trị và sức sống trường
tồn của nó, mãi là niềm say mê, ham thích kỳ thú đối với độc giả mọi thời đại.
Bộ Liêu Trai được ông viết từ năm 31 tuổi (Năm Khang Hy thứ 9) đến năm 68 tuổi (năm 1707) mới
hoàn thành. Cuốn sách, do đó mang giá trị gần cả đời một con người tài hoa, bất đắc chí. Tư tưởng,
tình cảm đó quanh năm suốt tháng day dứt, thôi thúc ông căn cứ vào những điều tai nghe mắt thấy
cùng những chiêm nghiệm về con người, cuộc sống đương thời, thúc giục ông tìm niềm vui trong sưu
tầm và sáng tác văn chương.
Đọc “Liêu trai chí dị”, một bộ đoản thiên tiểu thuyết mang phong cách dân gian với sự hấp dẫn, biến
hoá kì ảo, chúng ta nhận thấy rằng bên cạnh tính truyền kì đã làm nên sự hấp dẫn riêng biệt ấy cho
Liêu trai thì một phương diện khác cũng góp phần không nhỏ làm nên nét đặc sắc của tác phẩm này
đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Thế giới nhân vật trong Liêu trai vô cùng phong phú và đa dạng. Trong cái thế giới đông đúc đầy rẫy
hồ li, chồn tinh, đạo sĩ, những con người phàm trần, , những anh chàng nho sinh nho sĩ, những nàng
tiên nữ con nhà trời . . . ấy, chúng ta chợt nhận ra rằng, những anh chàng nho sinh của Liêu trai sao
mà “lạ” quá! Những đứa con của “cửa Khổng sân Trình” trong Liêu trai, đa phần họ không xuất hiện
trong tư thế của những con mọt sách, nơi phòng văn thanh tịch để ôn luyện đèn sách dùi mài kinh sử,
mà ở đây, công danh đối với họ đã giảm đi sức hấp dẫn, họ mải mê chạy theo những bóng hồng xinh
đẹp, những cô nàng hồ li, chồn tinh, những hồn ma, những cô tiểu thư, những nàng tiên nữ . . .Và
bên cạnh những anh chàng nho sinh “đặc biệt” ấy, những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai cũng mang
một sức sống mới, được khắc hoạ với một bút pháp sáng tạo, góp phần cùng với hình tượng nho sinh,
làm nên những giá trị độc đáo và mới mẻ cho bộ “Liêu trai chí dị” .
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật nho sinh và hình
tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai là một vấn đề rất thú vị.
Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá trị độc đáo của Liêu trai
một cách toàn diện, cũng như khẳng định được tài năng của nhà văn Bồ Tùng Linh. Hy vọng rằng đề
tài này sẽ giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn và trọn vẹn hơn.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí
dị” của Bồ Tùng Linh” chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bồ Tùng Linh trong việc xây dựng hình tượng nhân
vật nho sinh và phụ nữ.
- Khám phá được tài năng văn chương của Bồ Tùng Linh trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
nho sinh và phụ nữ để thấy được nét sáng tạo trong văn chương của ông.
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc trong nhà trường.
3. Lịch sử vấn đề
3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Liên Xô phần lớn đứng dưới góc độ xã hội học và giai cấp luận
để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Liêu Trai. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra tư tưởng
tiến bộ cũng như hạn chế của nhà văn họ Bồ. Họ phân chia tác phẩm thành nhiều loại chủ đề khác
nhau : loại chuyện làng nho, những truyện vạch trần và đả kích chế độ chính trị đen tối, tham quan ô
lại, truyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân . . .Có nhóm nghiên cứu Liêu trai dưới góc độ
diễn tiến của thể loại để chỉ ra sự sáng tạo độc đáo của Bồ Tùng Linh ( Tôn Cúc Viên, Lỗ Tấn,
Chương Bồi Hoàn). Trong các bài viết, họ chỉ ra sự sáng tạo cốt truyện dân gian và truyện chí quái
truyền kì của Bồ Tùng Linh ( Lỗ Tấn, Chương Bồi Hoàn, Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc tập
2, M. Uxtin). Có người lại tìm hiểu Liêu trai bằng cách phân chia thành những cặp phạm trù đối lập
trong việc so sánh Liêu trai với các tác phẩm khác nhằm đề cập đến tiếng nói đa nghĩa và sức biểu
hiện nghệ thuật phong phú của Liêu trai ( Phùng Trấn Loan). Có người lại nghiên cứu riêng về hình
tượng nhân vật ở khía cạnh nguồn gốc văn hoá và quá trình phát triển của hình tượng hồ ly từ văn
học dân gian đến sáng tác của Bồ Tùng Linh ( B.Alếchxâyev).
3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Những nghiên cứu ở ViệtNamcó thể chia thành hai thời kì trước và sau 1989. Trước 1989, việc
nghiên cứu “Liêu trai chí dị” ở ViệtNam mới chỉ dừng lại ở phương pháp tiếp cận xã hội học. Các
bài viết trên báo, tạp chí cho đến các giáo trình, chuyên luận chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của
tác phẩm, chứ chưa xuất phát từ những biểu hiện nghệ thuật độc đáo và mới mẻ của tác phẩm. Tiêu
biểu cho khuynh hướng nghiên cứu này là Trần Xuân Đề, Lương Duy Thứ, Nguyễn Huy Khánh, các
tác giả Giáo trình Văn học Trung Quốc tập 2. Cũng có một số ít người nghiên cứu Liêu trai chịu ảnh
hưởng của phương pháp thẩm văn truyền thống mà tiêu biểu là Tản Đà và Chu Văn.
Sau 1989, với những bài viết của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ Hiển, Lê Nguyên Cẩn đã cho thấy một
bước tiến trong việc nghiên cứu Liêu trai trong khoảng thời gian gần đây. Điểm nổi bật của các bài
viết này là đã cố gắng tiếp cận tác phẩm từ chính những yếu tố cấu thành nghệ thuật. Cách làm của
giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Lê Từ Hiển là xác định hệ qui chiếu của tác phẩm qua nhân vật trung
tâm nhằm chỉ ra tư tưởng tình cảm, tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Bồ Tùng Linh.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về “Liêu trai chí dị” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và
ViệtNam. Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình
tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai dưới góc độ thi pháp nhân vật.
Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu
có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ các bài nghiên cứu của những người
đi trước để đi sâu tìm hiểu hai loại hình tượng nhân vật này trong một số truyện ngắn được tuyển
chọn theo chủ đề một cách cụ thể, có hệ thống theo một quan điểm mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là bộ đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện tìm toàn bộ tuyển tập truyện
ngắn của Bồ Tùng Linh được thống kê khoảng trên bốn trăm truyện. Đề tài khảo sát của chúng tôi
chủ yếu dựa trên văn bản “Tuyển tập Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học, ấn hành năm 2003
gồm có 119 truyện.
5. Đóng góp của đề tài
Bộ “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh đã hấp dẫn biết bao thế hệ độc giả ở mọi thời đại. Những tài
liệu nghiên cứu về Liêu trai khá nhiều nhưng chủ yếu là tiếp cận tác phẩm từ góc độ xã hội học hoặc
xoay quanh những yếu tố “kỳ”, “dị” trong các thiên truyện ngắn, đặc trưng thẩm mỹ của nhân vật kỳ
hình . . . mà chưa có công trình nào nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và
phụ nữ trong Liêu trai. Do đó đến với đề tài này, trong những thiên truyện ngắn được tuyển chọn từ
bộ đoản thiên tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh, chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng
hai loại nhân vật nói trên để thấy được tài năng độc đáo của nhà viết truyện ngắn bậc thầy họ Bồ.
Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và phụ nữ trong Liêu trai, đề tài sẽ
giúp cho người đọc nói chung và người làm khoá luận nói riêng có đựôc cái nhìn đúng đắn, sâu sắc
và toàn diện hơn về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của Bồ Tùng Linh.
Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu để tham khảo cho những ai
yêu thích bộ truyện ngắn này, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy và nghiên cứu Liêu trai nói
riêng, văn học Trung Quốc nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn bảy mươi chín thiên truyện ngắn viết về đề tài nho
sinh và phụ nữ trong tuyển tập “Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học ấn hành 2003. Do đó,
để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp
chúng tôi hiểu bao quát các tác phẩm một cách dễ dàng để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời
cũng thấy được mối liên hệ giữa các nhân vật.
6.2. Phương pháp liệt kê
Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu
khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận.
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó
thâu tóm, khái quát chúng lại.
7. Dàn ý của khoá luận
Đề tài : Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai
chí dị” của Bồ Tùng Linh.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp của khoá luận
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Dàn ý của khoá luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
I - Nhân vật trong tác phẩm văn học
II – Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại
Chương 2: Vài nét về “Liêu trai chí dị”
1. I. Tác giả Bồ Tùng Linh
2. II. Tác phẩm “Liêu trai chí dị”
1. Một số đặc điểm về thể loại của “Liêu trai chí dị”
1.1. Khái niệm “tiểu thuyết chí quái”, “tiểu thuyết truyền kì”
1.1.1. Tiểu thuyết chí quái
1.1.2 Tiểu thuyết truyền kì
1.2. Liêu trai chí dị – sự kế thừa tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn và truyện truyền kì đời Đường
cùng với những sáng tạo mới
1. Vài nét về nội dung và nghệ thuật của “Liêu trai chí dị”
2.1. Nội dung
2.2. Nghệ thuật
3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong “Liêu trai chí dị”
Chương 3: Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai
chí dị”
1. I. Hình tượng nhân vật nho sinh
1. Những nhân vật nho sinh mải mê với hai chữ công danh
2. Những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin”
1. II. Hình tượng nhân vật phụ nữ
1. Nguồn gốc xuất thân
2. Những số phận phụ nữ bất hạnh
3. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật phụ nữ
3.1. Những người phụ nữ tài năng và sống có tình nghĩa, có bản lĩnh
3.2. Khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
*****
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I - NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu
hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật
văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc
điểm giống với con người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con
người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật.
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây
dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một
tác phẩm cụ thể.
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một
khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho
phép nêu lên những hiện tượng văn học như : văn học về “con người thừa” ( ở văn học Nga thế kỉ
XIX), văn học về “thế hệ mất mát” (ở văn học thế kỉ XX). . .Những nhân vật văn học trở nên nổi
tiếng, được biết đến rộng rãi chính là những hình tượng vĩnh cửu văn học thế giới như : Prômêtê,
Fauxt, Đông Joăng. . .
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận : con người trong tác phẩm văn học
chính là nhân vật văn học hoặc các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang
những đặc điểm giống với con người và nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của
nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người.
Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn
học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và
được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng
không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn
học.
Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình
tượng. Bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể
nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời.
Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật
trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc
nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội
dung nghệ thuật của nhà văn.
Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất về tính chỉnh thể,
đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã
hội hiện thực của con người. Vì vậy tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Liêu Trai thực chất là tìm hiểu
mối liên quan giữa các nhân vật không chỉ trong mỗi truyện mà còn trong mối liên hệ giữa các truyện
trong cùng một chủ đề.
2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI
PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học”(Nxb Giáo dục 1998) thì “Quan
niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật”.
Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới
quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người. Văn học là
nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học.
Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể
hiện con người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết, cảm
nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo
của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa,
sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con
người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó.
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo
của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó
có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm
của văn hoá, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính
nghệ sỹ, gắn liền với cái nhìn nghệ sỹ.
Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau,
quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng.
Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, quan niệm con người tạo thành
cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quả
là sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm
văn học đổi mới. Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học đổi thay căn
bản. Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ
biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn
là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng
tạo thành sáng tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ cách cắt nghĩa, lí giải nào về con người mà
là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong
việc miêu tả con người. Do đó người ta có thể tiến hành so sánh các tác phẩm văn học khác nhau trên
giới hạn tối đa mà hiểu được mức độ chiếm lĩnh đời sống của các hệ thống nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên
đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sỹ là người
suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng
khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ,
càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng
biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi “nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học”. Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về
con người theo một điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính
là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất
phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó.
CHƯƠNG II : VÀI NÉT VỀ “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
I - TÁC GIẢ BỒ TÙNG LINH
Bồ Tùng Linh sinh năm 1640 ( năm thứ 13 Sùng Trinh đời Minh ), mất năm 1715 ( năm thứ 54
Khang Hy đời Thanh ), tự Lưu Tiên, cũng có tự là Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền Cư Sĩ, người Tri
Xuyên ( nay là Tri Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông xuất thân trong một gia đình thế gia suy sụp đã
lâu, là một gia đình thương nhân, địa chủ nhỏ. Thân sinh là Bồ Bàn Canh do lận đận trên đường khoa
cử, đi thi không đỗ nên bỏ nho học chuyển sang làm thương nhân, nhưng vẫn không phục hồi được
gia thế như mong muốn, gia đình trước sau vẫn không thoát khỏi vận nghèo.
Từ ngày còn nhỏ, Bồ Tùng Linh đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình. Ông theo cha đi học
và nhiệt tình say sưa với công danh khoa cử. Đến năm 19 tuổi ( 1658 ) , Tùng Linh dự lớp thi đồng
sinh thì ba lần được chọn là “Đệ nhất bổ bác sĩ đệ tử sinh viên” ( là những người học giỏi được vào
học ở Thái học ) ở ba cấp : huyện, phủ, đạo, và được quan học sứ Thi Nhuận Chương khen ngợi. Từ