Vấn đề sử thi nói chung từtrước đến nay được nhiều tác giảdịch giảquan tâm. Ở
Việt Namhầu hết những bộsửthi lớn trên thếgiới đều được dịch và giới thiệu phổ
biến. Chẳng hạn “Iliat và Ôđixê” của Phan ThịMiến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới
thiệu. “Anh hùng ca của Hômerơ”tác giảNguyễn Văn Khoả, trong đó tổng hợp
những bài nghiên cứu, phê bình đánh giá vềIliat và Ôđixê và trích dịch một số
chương.
Vềsửthi Ấn Độsựquan tâm chú ý cũng không ít. Tiến sĩPhan Thu Hiền đã dịch
và đi sâu nghiên cứu sửthi Mahabharata từbản tiếng Anh trong quyển “Sửthi Ấn
Độ”. Bên cạnh đó, sửthi Ramayana cùng một sốtác phẩm văn chương của dân tộc
Ấn được chọn lọc dịch một sốchương, một sốtác phẩm đưa vào quyển “Hợp tuyển
văn học Ấn Độ”của tác giảLưu Đức Trung và Phan Thu Hiền. Đồng thời các tác
giảLưu Đức Trung khi viết “Văn học Ấn Độ”, tác giảNhật Chiêu với “Câu chuyện
văn chương Phương Đông” cũng có đềcập đến hai bộsửthi lớn này.
Các công trình nghiên cứu của các tác giảsẽgiúp cho người viết, có được sự định
hướng ban đầu. Trên cơsở đó sẽcó sựso sánh đối chiếu hợp lí.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5126 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng thiên nhiên trong sử thi ramayana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN
TRONG SỬ THI RAMAYANA”
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Phan Thị Thu Hiền và thầy Phùng
Hoài Ngọc- hai người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn, các thầy cô ở
trường Đại học An Giang và thầy cô thỉnh giảng từ trường Đại học Sư phạm, Đại
học KHXH-NV thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tôi nghiên cứu học tập hoàn
thành khoá trình đào tạo suốt 4 năm qua .
Tôi xin cảm ơn Thư viện trường Đại học An Giang đã giúp tôi tra cứu tài liệu làm
luận văn .
Xin cảm ơn các bạn học đã ủng hộ nhiều mặt để tôi hoàn thành luận văn này .
Người thực hiện
SV Trịnh Thị Thu Huyền
Lí do chọn đề tài
Đất nước Ấn Độ thật rộng lớn và hùng vĩ, hai bên là biển cả mênh mông, phía Bắc
có dãy núiHimalayasừng sững án ngữ. Nằm trong lòng tam giác núi cao biển rộng
ấy là một miền đồng bằng Ấn – Hằng với hệ thống sông ngòi phong phú và cao
nguyên Decan. “Thiên nhiên có lẽ đã dùng đến mọi nguyên vật liệu của mình, dốc
hết mọi tiềm năng đa dạng không cùng của mình để kiến tạo nên một đất nước Ấn
Độ tuyệt mĩ”[6,tráng 195]. Biển rộng và núi cao là những chướng ngại tự nhiên
đáng kể đã làm cho Ấn Độ trở thành một khu vực văn hoá tương đối riêng biệt,
chừng nào đó tách rời với thế giới. Tuy nhiên những biên giới tự nhiên nổi bật đó
cũng đã tạo cho Ấn Độ một khung cảnh, một cảm quan thống nhất, đặc biệt là về
văn hoá. Con người Ấn Độ dung dị hiền hoà và luôn trăn trở với bổn phận. Tư
tưởng chính của người Ấn là mọi vật trong vũ trụ là một. Nên họ có tư tưởng
khoan dung và hoà giải. Nhiều tộc người khác nhau sống trên đất Ấn đã góp phần
của mình vào nền văn hoá. “Trong lịch sử lâu đời, trải qua nhiều thiên niên kỉ của
mình, nhân dân Ấn Độ đã sáng tạo nên một nền văn hoá vừa phong phú đa dạng
vừa độc đáo đặc sắc. Văn hoá Ấn Độ là một trong những nền văn hoá lớn của loài
người, có nhiều ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, trong đó có ViệtNam”[8, trang
72], đặc biệt là văn học.
“Nói đến văn học Ấn Độ bao giờ người ta cũng nghĩ đến hai bộ sử thi Mhabharata
và Ramayana. Địa vị hai bộ sử thi này đối với Châu Á cũng ngang với hai bộ sử thi
Iliat và Ôđixê của Hi Lạp đối với Châu Âu”[12, trang 5]. Nhất là Ramayana một
thiên sử thi anh hùng tráng lệ. “Hơn hai ngàn năm qua, tác phẩm không những đã
đi vào tâm hồn dân tộc, trở thành nền tảng của đạo đức, của tinh thần Ấn Độ mà
còn toả sáng đối với cả vùng ĐôngNamchịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn”.
Ramayana là một tác phẩm có tính mẫu mực và bao quát. Mọi mặt trong đời
sống Ấn Độ đều được phản ánh trong sử thi. Ở đây người viết chỉ đi vào tìm hiểu
hình tượng thiên nhiên. Một nét khá đặc sắc ở Ramayana là hình tượng thiên nhiên.
Thiên anh hùng ca này dành một phần lớn, gần một phần hai số trang trong tác
phẩm, để miêu tả về thiên nhiên. Điều này rất khó có thể tìm thấy trong các sử thi
khác.
Sức hấp dẫn của các trang viết về thiên nhiên trong Ramayana cực kì mạnh mẽ.
Thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên, nó tồn tại như một nhân vật, hàm
chứa những nội dung ý nghĩa sâu sắc và nhũng nét nghệ thuật độc đáo tinh tế. Bởi
thế qua việc nghiên cứu người viết mong muốn khám phá được những nét đặc
sắc của thiên nhiên trong sử thi này cũng như có thể hiểu thêm về thiên nhiên và
con người Ấn Độ. Đồng thời qua cái nhìn thiên nhiên chúng ta có thể hiểu sâu sắc
hơn tâm hồn nhân vật và cả tài năng nghệ thuật của tác giả.
Hơn nữa về mặt thực tiễn chúng ta thấy rằng ở ViệtNamhiện nay việc nghiên cứu
và phổ biến văn học Ấn Độ chưa được rộng rãi. Trong các nền văn học Châu Á,
văn học Trung Quốc có quan hệ mật thiết và lâu đời với văn học ViệtNam. Do
vậy văn học Trung Quốc rất phổ biến, quen thuộc với người đọc và giới nghiên
cứu ViệtNam. Còn văn học Ấn Độ thì chưa phổ biến và quen thuộc .
Trong nền văn học đó sử thi đóng vai trò quan trọng. Sử thi Ấn Độ đã rất phát triển
và đạt được những thành tựu to lớn. Trong nền văn học thế giới, sử thi là một thể
loại hiếm hoi. Nếu như cả thế giới chỉ còn lưu giữ một số ít tác phẩm anh hùng ca
nổi tiếng thì Ấn Độ có đến hai bộ sử thi đồ sộ là Mhabharata và Ramayana.
Sử thi còn là một thể loại mẫu mực gây ảnh hưởng sâu sắc đến các thể loại khác
trong văn học về sau. “Những đặc trưng cơ bản của sử thi dần dần biến đổi và được
tiểu thuyết hiện đại tiếp nhận để hình thành một thể loại mới: tiểu thuyết sử thi. Ví
dụ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Chiến tranh và hoà
bình” của Lep. Tônxtôi, “Con đường đau khổ” của Alêchxây Tônxtôi”[2, trang
192]. Và điều quan trọng nhất là ngày nay sử thi vẫn có sức sống mãnh liệt và ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống văn hoá, văn học Ấn Độ nói riêng, Đông Nam Á nói
chung.
Vì vậy việc tìm hiểu, nhiên cứu về sử thi Ấn Độ là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Sách ngữ văn lớp 10 cũng có chọn một số trích đoạn sử thi cho học sinh nghiên
cứu. Ramayana là một trong hai thiên anh hùng ca vĩ đại của Ấn Độ. Ở đây do hạn
chế bởi rất nhiều vấn đề, người viết chỉ có thể quan tâm đến một khía cạnh trong
sử thi này. Đó là hình tượng thiên nhiên.
Trên đây là lí do người viết chọn đề tài “Hình tượng thiên nhiên trong sử thi
Ramayana”.
1. Lịch sử vấn đề
Vấn đề sử thi nói chung từ trước đến nay được nhiều tác giả dịch giả quan tâm. Ở
Việt Namhầu hết những bộ sử thi lớn trên thế giới đều được dịch và giới thiệu phổ
biến. Chẳng hạn “Iliat và Ôđixê” của Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới
thiệu. “Anh hùng ca của Hômerơ”tác giả Nguyễn Văn Khoả, trong đó tổng hợp
những bài nghiên cứu, phê bình đánh giá về Iliat và Ôđixê và trích dịch một số
chương.
Về sử thi Ấn Độ sự quan tâm chú ý cũng không ít. Tiến sĩ Phan Thu Hiền đã dịch
và đi sâu nghiên cứu sử thi Mahabharata từ bản tiếng Anh trong quyển “Sử thi Ấn
Độ”. Bên cạnh đó, sử thi Ramayana cùng một số tác phẩm văn chương của dân tộc
Ấn được chọn lọc dịch một số chương, một số tác phẩm đưa vào quyển “Hợp tuyển
văn học Ấn Độ”của tác giả Lưu Đức Trung và Phan Thu Hiền. Đồng thời các tác
giả Lưu Đức Trung khi viết “Văn học Ấn Độ”, tác giả Nhật Chiêu với “Câu chuyện
văn chương Phương Đông” cũng có đề cập đến hai bộ sử thi lớn này.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả sẽ giúp cho người viết, có được sự định
hướng ban đầu. Trên cơ sở đó sẽ có sự so sánh đối chiếu hợp lí.
Ramayana là một sử thi lớn ở Ấn Độ cũng như trên thế giới. Là một kiệt tác văn
học mang đậm vẻ đẹp của tâm hồn Ấn, Ramayana đã thu hút sự quan tâm rất lớn
của độc giả và giới nghiên cứu. Trong khuôn khổ những tài liệu thu thập được,
người viết sẽ hệ thống lại để tiếp tục nghiên cứu về sử thi Ramayana và hình tượng
thiên nhiên trong sử thi ấy.
Bản dịch Ramayana của tác giả Phạm Thuỳ Ba là trọn vẹn và đầy đủ nhất. Bản
dịch gồm ba tập, do Phan Ngọc giới thiệu và Nhà xuất bản Văn Học phát hành năm
1988. Ngoài ra còn có một bản Ramayana rút ngắn của nhà văn Ấn Độ R. K.
Narayan do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 1985. Còn vấn đề nghiên cứu về
sử thi Ramayana thì đến nay chưa có công trình nào toàn vẹn và đầy đủ.
Đối với vấn đề hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana thì chưa được giới
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nó chỉ được nhắc đến hoặc dành cho vài dòng để nói
đến. Tác giả Nhật Chiêu trong “Câu chuyện văn chương Phương Đông” nêu lên:
“Cái đẹp thiên nhiên cũng hiện ra mọi nơi trong Ramayana, một thiên nhiên đầy
sức sống, đầy tình yêu và nồng nàn nhục cảm”. Trong quyển “Hợp tuyển văn học
Ấn Độ” tác giả Phan Thu Hiền giới thiệu rất kĩ về Ramayana nhưng chỉ nhắc đến
hình tượng thiên nhiên là “những bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình người”. Và
khi nghiên cứu không gian, thời gian trong Mahabharata tác giả cũng đề cập đến
thiên nhiên trong Ramayana, nhưng chỉ so sánh đối chiếu để làm nổi bật thiên
nhiên rừng núi trong Mahabharata.
Hình tượng thiên nhiên được quan tâm thể hiện nhiều nhất trong luận án tiến sĩ
Ngữ Văn “Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana” của
Nguyễn Thị Mai Liên, Hà Nội năm 1998. Ở luận án của mình tác giả đã nghiên
cứu rất nhiều từ thiên nhiên rừng núi, kinh đô đến không gian thời gian tâm
trạng… Tác giả đã khẳng định vai trò của hình tượng thiên nhiên cũng như mối
quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Tuy nhiên lại hướng đến nhân vật nhiều
hơn. Luận án tìm hiểu về thiên nhiên chỉ để thể hiện nhân vật, để hiểu được tâm tư
tình cảm của nhân vật chứ thiên nhiên chưa phải là đối tượng nghiên cứu như một
hình tượng nghệ thuật trọn vẹn.
Dù chưa đi sâu nghiên cứu nhưng những ý kiến, những định hướng của các tác
giả về hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana sẽ là những gợi ý quan trọng,
giúp đỡ rất nhiều cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài. Tất cả các công trình
trên trở thành cơ sở vững chắc để khám phá hình tượng thiên nhiên. Trên nền tảng
những thành tựu của những người đi trước, người viết sẽ tiếp thu có chọn lọc
những kiến giải của người đi trước để tiếp tục đi sâu tìm hiểu làm rõ những bí ẩn
trong một hình tượng thiên nhiên đầy chất nghệ thuật ở Ramayana.
Với đề tài “Hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana”, người viết đi vào
tìm hiểu một cách sâu sắc về hình tượng thiên nhiên. Nó xuất hiện như thế nào,
mang những nội dung ý nghĩa gì, giá trị nghệ thuật tinh tế ra sao. Có thể nói trong
đề tài này, hình tượng thiên nhiên được nghiên cứu như là nhân vật chính trong tác
phẩm. Vì vậy, việc chọn hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana là đối
tượng nghiên cứu cùng với việc đi sâu tìm hiểu nó, người viết hi vọng rằng hình
tượng thiên nhiên trong Ramayana với bao tâm huyết và sự ưu ái của tác giả sử thi
sẽ được khám phá đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc nhất.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana. Vì vậy đối
tượng nghiên cứu ở đây là sử thi Ramayana.
1. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana” luận văn chỉ khảo sát
sâu vào tác phẩm Ramayana ba tập do Phạm Thuỳ Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu.
Khảo sát một cách khái quát toàn bộ sử thi Ramayana để thấy được hình tượng
thiên nhiên đã được tác giả thể hiện như thế nào. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu
khảo sát chuyên biệt về giá trị nội dung và nghệ thuật của hình tượng thiên nhiên,
đặc biệt là những chương miêu tả về thiên nhiên như “Hồ PamPa”, “Mùa Mưa”,
“Mùa Thu”…
III. Mục đích nghiên cứu
Sử thi là một thể loại hiếm và quí trên thế giới. Tuy sử thi đã thuộc về một thời đại
đã qua nhưng những đóng góp và ảnh hưởng của nó là không thể phủ nhận. Do đó
việc nghiên cứu “hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana” của người viết
nhằm:
Trước hết Ramayana là một sử thi hết sức đặc biệt bởi những trang viết về thiên
nhiên. Nghiên cứu hình tượng thiên nhiên để thấy được cái hay, cái đẹp của nó
đồng thời cũng khám phá được cái hay, cái đẹp của sử thi. Hơn nữa, một hình
tượng nghệ thuật, một thiên anh hùng ca không chỉ thuộc về văn học mà nó còn
phản ánh, chứa đựng tư tưởng thẩm mĩ của một dân tộc. Ramayana là một thiên sử
thi hùng vĩ và tráng lệ của người Ấn Độ. Do vậy, nghiên cứu hình tượng thiên
nhiên trong Ramayana sẽ góp phần khám phá những nét đẹp trong tư tưởng thẩm
mĩ của dân tộc Ấn.
Và cuối cùng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần thiết thực trong việc
phổ biến văn học Ấn Độ ở ViệtNamvà phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu
giảng dạy văn học Ấn Độ ở các trường phổ thông.
1. IV. Đóng góp mới của đề tài
Ramayana là một tác phẩm sử thi có giá trị văn học lớn lao, nhiều mặt. Thiên nhiên
trong Ramayana hết sức phong phú và tuyệt mĩ. Nó không chỉ là thiên nhiên mà
còn thể hiện tâm hồn của một Ấn Độ, thể hiện một bản sắc Phương Đông. Tuy
nhiên những người nghiên cứu chỉ nghiên cứu khái quát hoặc nghiên cứu thiên
nhiên chỉ để làm phương tiện biểu đạt những nội dung khác. Và có người nghiên
cứu thiên nhiên trong sử thi Ramayana với cái nhìn tôn giáo, triết học, xã hội
học… Vì vậy, viiệc nghiên cứu thiên nhiên trong Ramayana một cách toàn diện và
sâu sắc từ góc độ văn học, hi vọng sẽ là một đóng góp mới của đề tài.
Ở đề tài này, hình tượng thiên nhiên với những tầng ý nghĩa, những giá trị văn học
sẽ được khai thác khám phá để đem đến cho người đọc những cảm giác thẩm mĩ,
những rung động sâu xa. Đồng thời với đề tài “Hình tượng thiên nhiên trong sử
thi Ramayana” người viết mong muốn góp thêm một phần công sức bé nhỏ của
mình để giúp cho việc nghiên cứu và phổ biến nền văn học Ấn Độ vào ViệtNam.
1. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã xác định và để hoàn thành mục đích nghiên
cứu, người viết đã sử dụng một hệ thống phương pháp, cụ thể như sau:
1. Phương pháp khảo sát văn bản:
Thiên nhiên được miêu tả không tập trung mà nằm rải rác khá đều đặn trong toàn
bộ tác phẩm sử thi. Do đó với một kết cấu tác phẩm đồ sộ, người viết cần phải sử
dụng phương pháp này để phát hiện hình tượng thiên nhiên trong sử thi Ramayana.
1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Để làm nổi bật các luận điểm cần triển khai, người viết sẽ phân tích các dẫn chứng.
Sau đó tiến hành tổng hợp khái quát lại và đi đến khẳng định vấn đề.
1. Phương pháp so sánh:
Trong quá trình xác định thành công của tác giả về nghệ thuật xây dựng hình tượng
thiên nhiên trong sử thi Ramayana, cần phải đặt tác phẩm vào trong mối quan hệ
loại hình-lịch sử để so sánh với các tác phẩm cùng thời hoặc trước đó, mới thấy
được sự sáng tạo của tác giả.
VI. Cấu trúc luận văn
Luận văn được bố cục theo các phần sau:
Phần mở đầu bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài, phương pháp
nghiên cứu, cấu trúc luận văn.
Phần nội dung được chia làm ba chương:
Chương I: Tìm hiểu chung về sử thi Ramayana.
Chương II: Thiên nhiên trong Ramayana-người bạn thân thiết của con người.
Chương III: Đặc sắc của nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
Phần kết luận.
Phần thư mục tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ SỬ THI RAMAYANA
1. Ramayana-câu chuyện về hoàng tử Rama
Ramayana-thiên anh hùng ca của Ấn Độ, ra đời vào khoảng hai ba trăm năm trước
công nguyên. Tác phẩm sử thi này gồm hai mươi bốn ngàn sloca* được viết bằng
tiếng Sanskrit. Theo truyền thuyết, tác giả đầu tiên là Valmiki, một đạo sĩ Bà la
môn sống vào khoảng thế kỉ V trước công nguyên. “Valmiki vốn là người thông
minh, có trí nhớ kì lạ, ăn nói lưu loát, hễ xuất khẩu là thành thơ. Nhờ biệt tài đó mà
thần Narađa kể cho Valmiki nghe về kì tích của hoàng tử Rama. Sau khi đã nhập
tâm câu chuyện, ông đem kể lại cho các môn đệ của ông nghe bằng những vần thơ
tuyệt diệu của mình”[4, trang 63]. Tuy nhiên Ramayana đã được gọt giũa trau
chuốt bởi nhiều thế hệ các thi sĩ vô danh.
Ramayana là một thiên anh hùng ca bất hủ.
Chính tác giả của nó nhà thơ Valmiki đã nói: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa
mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và có thể giải thoát họ
ra khỏi vòng tội lỗi”[7, trang 265]. Thật vậy tác phẩm sử thi này có sức truyền cảm
mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu xa. Nhà văn Ấn Độ R. K. Narayan khi biên soạn sử thi
này ra tiếng Anh đã viết ở lời nói đầu : “Chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng tôi sẵn
sàng nói rằng gần như từng người một trong số năm trăm triệu người sống trên đất
Ấn Độ đều say mê câu chuyện Ramayana ở nhiều mức độ khác nhau. Bất cứ tuổi
nào, bất cứ quan điểm nào, học hành giáo dục ra sao, vị trí xã hội như thế nào, ai
cũng biết những phần chủ yếu của bản anh hùng ca và khâm phục kính trọng
những nhân vật chính của tác phẩm – Rama và Xita…Tác phẩm Ramayana ảnh
hưởng tới đời sống văn hoá chúng tôi dưới hình thức này hay hình thức khác, trải
qua tất các thời đại…Ramayana có thể gọi là một quyển sách triết lí trường
cửu…Ramayana trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất cho các nhà thơ Ấn Độ qua
các thế kỉ”[12, trang 5-6]. Câu chuyện không chỉ ảnh hưởng sâu sắc ở Ấn Độ mà
còn được lưu truyền nhiều ở Đông Nam Á, nơi có quan hệ văn hoá mật thiết với
Ấn Độ. Có nhiều nước đã mượn cốt truyện này để sáng tác nên những thiên anh
hùng ca mang màu sắc dân tộc phong phú và độc đáo.
Tác phẩm kể lại công đức và sự nghiệp của hoàng tử Rama, được coi là hoá thân
thứ bảy của thần Vishnu và là nhân vật lí tưởng của đẳng cấp Kshatria. Xã hội Ấn
Độ truyền thống có bốn đẳng cấp chính: 1.Brahmin bao gồm các tu sĩ, các thầy
giáo, các nhà làm luật. Họ là những nhà tư tưởng và lập pháp, đẳng cấp thống trị về
tinh thần, trông coi việc thiên văn, chiêm tinh, bói toán, cúng lễ, giáo dục các tri
thức tôn giáo… 2.Kshatria gồm vua chúa và các võ sĩ quí tộc, các chiến binh. Họ là
*Câu thơ đôi
tầng lớp cai trị, quản lí nhà nước, chinh chiến bảo vệ đất nước. 3.Vaisia gồm nông
dân, thợ thủ công, thương nhân. Đây là những người lao động sản xuất ra của cải
vật chất nuôi sống xã hội. 4.Sudra là tầng lớp tiện dân, gồm những người làm công
việc tôi tớ phục vụ cho ba đẳng cấp trên. Về cơ bản, các sử thi Ấn Độ chủ yếu liên
quan tới hai đẳng cấp cao nhất trong xã hội là tu sĩ Brahmin và võ sĩ quí tộc
Kshatria”[17, trang 12 -13].
“Nhà vua Đaxaratha của đất nước Kôxala có bốn người con trai trong đó người con
trai trưởng Rama khôi ngô tuấn tú, lòng dạ sáng trong, thông minh và tài giỏi hơn
cả. Mười sáu tuổi Rama đã được đạo sĩ Vioamitra mời đi cùng diệt quỉ ác bảo vệ
các thánh địa trải khắp sông Hằng. Chàng lập được nhiều chiến công, thu được vũ
khí thần. Khi đến xứ Videha chàng được nhà vua Gianaka gả cho công chúa Xita
vì đã giương nổi cây cung thần, một việc trước đây chưa từng ai làm được.
Một ngày kia, khi vua cha già yếu muốn truyền ngôi báu cho Rama thì do lòng
tham lam, đố kị thứ phi Kekêyi đã nhắc lại lời hứa trước đây, buộc Đaxaratha phải
đày ải Rama vào rừng mười bốn năm và trao vương quốc cho con trai bà là
Bharata. Vì danh dự và bổn phận, Rama vâng lệnh vua cha. Công chúa Xita xin
theo chồng chịu lưu đày. Người em trai Lakmana cũng tự nguyện xin đi theo anh
chị.
Sau đó vua Đaxaratha vì quá đau khổ đã băng hà. Bharata vào tận rừng sâu mời
Rama về nối nghiệp vua cha. Nhưng Rama trung thành với lời hứa một mực từ
chối. Bharata đành phải quay về cai quản xã tắc nhưng sống ngoài kinh đô và luôn
đặt đôi dép của Rama trên ngai vàng tỏ ý chờ đợi hoàng đế Rama thật sự trở về.
Sau mười năm sống khổ hạnh trong rừng sâu, diệt trừ nhiều loài ác qủi, bảo vệ am
thất của các đạo sĩ, Rama gặp một tai biến lớn. Vua quỉ Ravana lập mưu bắt cóc vợ
chàng đưa về đảo Lanka. Dụ dỗ hay hành hạ, cưỡng bức đều không thể lay chuyển
nổi Xita: “Trái tim ta chỉ thuộc về một mình Rama”.
Mất Xita, Rama đau buồn khôn xiết. Trên đường đi tìm vợ Rama gặp và giúp đỡ
vua khỉ Xugriva chống lại người anh Vali, giành lại vợ và vương quốc. Do đó
chàng được vua khỉ Xugriva, tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp sức,
vượt biển, tấn công Lanka. Sau cùng Rama đánh bại Ravana trong giao tranh giải
thoát Xita.
Nhưng khi gặp lại Xita thì cùng một lúc chàng vừa sung sướng vừa đau xót. Nghi
ngờ Xita không còn đức hạnh sau những tháng ngày trong tay quỉ, Rama tuyên bố
ruồng bỏ nàng. Thanh minh không được, Xita bước lên giàn hoả thiêu. Ngọn lửa
cháy ngùn ngụt nhưng không động đến nàng Xita trinh bạch. Chứng giám cho đức
hạnh của nàng, thần lửa Agni đã đem nàng trả lại cho Rama. Sử thi kết thúc bằng
việc họ vui vẻ trở về Ayôđhya và Rama lên ngôi cai quản đất nước khiến cho
muôn dân được sống trong thịnh trị, thái bình”[5, trang 91-92].
“Đoạn sau đây thuộc phụ bản, có người cho rằng người đời sau thêm vào:
Trăm họ đang sống trong cảnh thái bình yên vui thì trong đám vương công quí tộc
ở đô thành nổi lên dư luận dèm pha, chỉ trích nhà vua. Họ cho rằng một vị minh
quân như Rama mà lại dung túng một người đàn bà thay lòng đổi dạ, chung chạ
với quỉ sứ. Rama nghe tin đó bỗng lại nổi cơn ghen