Đề tài Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An

Hướng tới mục tiêu xây dựng Thành Phố Hội An – Thành phố sinh thái, vấn đề về rác thải đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành cùng các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu trên, việc quản lý rác thải cần có sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích của cả cộng đồng. Được sự hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) vào tháng 3/2010, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Hội An đã cùng nhóm chuyên gia đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hội An”. Với mục tiêu cụ thể của dự án như sau: - Xây dựng một mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hội An. - Tập hợp nâng cao năng lực cho những người thu mua ve chai nhằm tăng cường công tác thu gom rác tái chế. - Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở thu gom và chế biến rác thải tái chế trên địa bàn thành phố Hội An. - Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt cho công ty Công trình công cộng. - Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An. Qua 3 năm thực hiện dự án, đến nay dự án đã vào giai đo ạn kết thúc. Nhóm chúng tôi thực hiện đánh giá lại hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện mà dự án đã mang lại. Tuy nhiên, trong phần báo cáo này chúng tôi tập trung vào đánh giá ý thức thực hiện của người dân trong các hoạt động: Phân loại rác tại nguồn, xây dựng tuyến đường “Công dân toàn cầu” và việc làm phân compost nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự đóng góp từ phía công đồng người dân vào mục tiêu “Hỗ trợ nâng cao nâng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An.”

pdf42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ CÁC DỰ ÁN NHỎ Ở VIỆT NAM GEF-SGP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỘI AN DỰ ÁN “XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN” LÊ THỊ SƯƠNG – HUỲNH THỊ SA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ “HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN” Quảng Nam, 2013 Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 MỤC LỤC 1. Giới thiệu ..................................................................................................................... 1 2. Mục đích ...................................................................................................................... 1 3. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2 4. Hoạt động..................................................................................................................... 2 5. Phương pháp ................................................................................................................ 3 5.1 Đối với hoạt động lập bảng hỏi ................................................................................ 3 5.2 Đối với hoạt động phỏng vấn ................................................................................... 3 5.3 Đối với hoạt động nhập liệu và xử lý số liệu............................................................ 3 5.4 Đối với hoạt động viết báo cáo ................................................................................. 4 6. Kết quả nghiên cứu...................................................................................................... 4 6.1 Hoạt động phân loại rác tại nguồn (PLRTN) ............................................................ 4 6.1.1 Sự tiếp cận của người dân về hoạt động PLRTN ................................................... 4 6.1.2. Ý thức tham gia hoạt động PLRTN....................................................................... 5 6.1.3. Những khăn và góp ý của người dân trong hoạt động PLRTN........................... 11 6.2. Xây dựng tuyến đường “Công dân toàn cầu”......................................................... 12 6.2.1. Về mục tiêu “Nói không với túi nilong, PLRTN”............................................... 13 6.2.2. Về mục tiêu “Không để rác ngoài đường phố” ................................................... 14 6.3. Mô hình làm phân compost .................................................................................... 14 6.3.1.Cách thực hiện của người dân trong quá trình làm phân compost. ...................... 14 6.3.2. Lợi ích và khó khăn trong quá trình làm phân. ................................................... 16 7. Kết luận và kiến nghị:................................................................................................ 18 7.1. Kết luận................................................................................................................... 18 7.2. Kiến nghị................................................................................................................. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 19 PHỤ LỤC Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 DANH MỤC VIẾT TẮT GEF : Quỹ môi trường toàn cầu. PLR : Phân loại rác. PLRTN : Phân loại rác tại nguồn. Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Sự tiếp cận thông tin về PLRTN của người dân tại các khu vực khảo sát ........ 4 Hình 2. Biểu đồ biểu diễn vật dụng đựng rác tại các khu vực nghiên cứu......................7 Hình 3. Số lượng vật dụng đựng rác tại các khu vực nghiên cứu. ..................................7 Hình 4. Mức độ tuyên truyền của người dân về việc PLRTN với người trong gia đình tại các khu vực nghiên cứu. .............................................................................................9 Hình 5. Mức độ tuyên truyền của người dân về việc PLRTN với người xung quanh tại các khu vực nghiên cứu. ................................................................................................10 Hình6. Sự thay đổi lượng túi nilong sau khi chương trình được triển khai ..................13 Hình7. Số lượng bao nilong giảm đi trong một ngày....................................................13 Hình 8. Hình thức xử lý lượng rác hữu cơ của người dân Trà Quế. .............................15 Hình 9. Các vật dụng vật dụng để ủ phân......................................................................15 Hình 10. Sự mong muốn làm phân compost của người dân. ........................................17 Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 DANH MỤC BẲNG Trang Bảng 1. Hoạt động buôn bán các loại rác ve chai ở các khu vực nghiên cứu. ................8 Bảng 2. Những khó khăn trong việc thực hiện PLR tại các khu vực khảo sát..............11 Bảng 3. Trở ngại trong quá trình làm phân compost.....................................................17 Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 1 1. Giới thiệu Hướng tới mục tiêu xây dựng Thành Phố Hội An – Thành phố sinh thái, vấn đề về rác thải đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành cùng các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu trên, việc quản lý rác thải cần có sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích của cả cộng đồng. Được sự hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) vào tháng 3/2010, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Hội An đã cùng nhóm chuyên gia đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hội An”. Với mục tiêu cụ thể của dự án như sau: - Xây dựng một mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thành phố Hội An. - Tập hợp nâng cao năng lực cho những người thu mua ve chai nhằm tăng cường công tác thu gom rác tái chế. - Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở thu gom và chế biến rác thải tái chế trên địa bàn thành phố Hội An. - Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt cho công ty Công trình công cộng. - Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An. Qua 3 năm thực hiện dự án, đến nay dự án đã vào giai đoạn kết thúc. Nhóm chúng tôi thực hiện đánh giá lại hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện mà dự án đã mang lại. Tuy nhiên, trong phần báo cáo này chúng tôi tập trung vào đánh giá ý thức thực hiện của người dân trong các hoạt động: Phân loại rác tại nguồn, xây dựng tuyến đường “Công dân toàn cầu” và việc làm phân compost nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự đóng góp từ phía công đồng người dân vào mục tiêu “Hỗ trợ nâng cao nâng lực quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hội An.” 2. Mục đích Đánh giá hiệu quả về ý thức tham gia thực hiện của người dân trong từng hoạt động mà dự án dã đặt ra cụ thể như sau: Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 2 - Phân loại rác tại nguồn tại các xã/phường. - Xây dựng tuyến đường “Công dân toàn cầu” - Xây dựng mô hình làm phân Compost. 3. Mục tiêu Để xác định được hiệu quả đạt được của từng hoạt động, chúng tôi tiến hành đánh giá từng hoạt động dựa vào các tiêu chí sau: - Về hoạt động PLRTN + Sự tiếp cận của người dân về hoạt động PLRTN. + Ý thức tham gia của người dân về hoạt động PLRTN. + Những khó khăn gặp phải và ý kiến đóng góp trong hoạt động PLRTN. - Về hoạt động xây dựng tuyến đường “Công dân toàn cầu” : + Không sử dụng túi nilong, phân loại rác tại nguồn. + Không để rác ngoài phố. - Về hoạt động xây dựng mô hình làm phân Compost. + Cách thực hiện làm phân Compost của người dân. + Những khó lợi ích và khó khăn trong quá trình làm phân. 4. Hoạt động - Khảo sát thực địa - Lập bảng hỏi Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi dành cho các khu vực như sau: + Cẩm Thanh và Thanh Hà: 10 câu + Trà Quế: 12 câu. + Đoạn đường Trần Phú: 14 câu. Nội dung bảng hỏi (Trích phần Phụ Lục 1.1, 1.2, 1.3) - Phỏng vấn hộ gia đình/người dân tại 4 khu vực: xã Cẩm Thanh, phường Thanh Hà, Thôn Trà Quế, Đoạn đường Trần Phú. - Nhập và xử lý số liệu từ bảng phỏng vấn (Trích phụ lục 1.4) Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 3 - Phân tích, đánh giá kết quả thu được - Viết báo cáo 5. Phương pháp 5.1 Đối với hoạt động lập bảng hỏi - Chúng tôi tham khảo các tài liệu từ dự án, tham khảo ý kiến chuyên gia và đi khảo sát thực địa trước, sau đó mới có cơ sở để lập bảng hỏi. - Sử dụng công cụ Microsoft Word để lập bảng hỏi. 5.2 Đối với hoạt động phỏng vấn - Dựa trên bảng hỏi đã được chuẩn bị, chúng tôi tiến hành đi đến trực tiếp các hộ gia đình của các khu vực cần nghiên cứu các khu vực nghiên cứu (Xã Cẩm Thanh, phường Thanh Hà, Thôn Trà Quế, Đoạn đường Trần Phú – Phường Minh An). Với số lượng mẫu điều tra được chọn theo công thức: n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: n : Số mẫu điều tra N : Tổng số mẫu e : Độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc. e biến thiên trong khoảng từ 10%, 20%, 30%. + Với e = 18.7%, số mẫu điều tra tại các khu vực như sau:  Xã Cẩm Thanh: 25 mẫu/ 200 mẫu.  Phường Thanh Hà: 25 mẫu/ 200 mẫu. + Với e = 20%, số mẫu tại đoạn đường Trần Phú thuộc phường Minh An: 20 mẫu/100 mẫu + Riêng đối với thôn Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà số mẫu được chọn toàn bộ số hộ gia đình tham gia là 30 mẫu. - Sử dụng máy ghi hình, chụp ảnh các hình ảnh mà người dân PLR cũng như làm phân Compost. 5.3 Đối với hoạt động nhập liệu và xử lý số liệu - Sau khi thu số liệu, chúng tôi tiến hành sàng lọc lại các bảng phỏng vấn, loại bỏ các bảng phỏng vấn không hợp lệ Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 4 - Sử dụng Microsoft Word và Microsoft Excel để nhập liệu, tính toán và vẽ biểu đồ 5.4 Đối với hoạt động viết báo cáo - Chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft Word để ghi lại đầy đủ các thông tin của cả quá trình. 6. Kết quả nghiên cứu 6.1 Hoạt động phân loại rác tại nguồn (PLRTN) 6.1.1 Sự tiếp cận của người dân về hoạt động PLRTN Hoạt động PLRTN đã được triển khai thí điểm tại bốn phường nội thị (Tân An, Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong) của thành phố Hội An, để góp phần tạo tính nhân rộng trên khắp địa bàn thành phố, có thể nói việc giúp người dân dần tiếp cận với hoạt động PLRTN là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hoạt động PLRTN được dự án triển khai tại một số khu vực trên địa bàn thành phố, cụ thể dự án hỗ trợ cho công tác thực hiện PLRTN tại một số xã/phường như: xã Cẩm Thanh, phường Thanh Hà, thôn Trà Quế - xã Cẩm Hà cũng như duy trì việc PLR một cách bền vững hơn tại đoạn đường Trần Phú. Qua quá trình khảo sát, sau thời gian dự án được thực hiện, nhìn chung người dân tại các xã/phường cũng đã có những thông tin về việc PLRTN, điều này thể hiện cụ thể thông qua biểu đồ sau: Hình 1. Sự tiếp cận thông tin về PLRTN của người dân tại các khu vực khảo sát. 0 20 40 60 80 100 Cẩm Thanh Thanh Hà 36 % 90 % 64 % 10 % ì t i t Trà Quế Đoạn đường Trần Phú 20 % 96 % 80 % 4 % Đã tập huấn Có biết Không quan tâm Chưa từng nghe nói Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 5 Qua biểu đồ, ta có thể nhận xét rằng tất cả người dân được điều tra đều biết đến hoạt động PLRTN thông qua việc tuyên truyền tại các xã/phường, các chi hội Phụ nữ cùng với một số tổ chức hoạt động về môi trường trên từng khu vực đã tạo nên sự tác động rất lớn đối với nhận thức của người dân. Đặc biệt, ý thức của người dân tại xã Cẩm Thanh và thôn Trà Quế về việc PLRTN ngày được nâng cao thông qua các buổi tập huấn, người dân tại 2 khu vực này khi được tham gia tập huấn thì sự hiểu biết về cách thức phân loại và và những lợi ích từ việc PLR đã mang lại trong việc làm phân compost được người dân nắm bắt một cách kỹ càng hơn so với việc chỉ mới nghe hay có biết về PLR. Riêng đối với đoạn đường Trần Phú thuộc phường Minh An, việc tập huấn chưa được đẩy mạnh với từng hộ gia đình nhưng khu vực này là một trong những nơi thực hiện thí điểm chương trình PLRTN của thành phố nên công tác tuyên truyền diễn ra mạnh mẽ, cụ thể là hầu hết những hộ gia đình tại đây được phát một sổ tay hướng dẫn cách PLR, trong quá trình xe thu gom rác việc PLR luôn được nhắc nhở, luôn có được sự quan tâm theo dõi của cán bộ ở phường…, do đó hầu hết người dân đã hiểu rõ về PLRTN. Còn theo khảo sát thực tế tại Thanh Hà người dân chỉ có những hiểu biết sơ qua về PLRTN, việc tập huấn PLRTN chỉ mới áp dụng cho các cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền còn về phía người dân chưa được đầu tư nhiều. 6.1.2. Ý thức tham gia hoạt động PLRTN 6.1.2.1. Ý thức thực hiện việc PLRTN Công tác tuyên truyền cũng như tập huấn về PLRTN chưa được đồng đều giữa các khu vực, điều này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện PLR , đó là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về cách PLR giữa các khu vực. Trong tổng số các hộ gia đình được khảo sát, vẫn có một số hộ tại phường Thanh Hà không tham gia PLRTN, kết quả khảo sát thể hiện cụ thể như sau: Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 6 - Cẩm Thanh, 100% hộ gia đình tham gia phân loại trong đó: 12% người dân phân thành 2 loại rác gồm: rác vô cơ, hữu cơ; 88% người dân phân thành 3 loại rác gồm: rác hữu cơ, vô cơ, tái chế. - Thanh Hà, 40% hộ người dân không tham gia phân loại rác, 60% hộ người dân tham gia phân loại, trong đó: 25% người dân phân thành 2 loại rác gồm: rác vô cơ, hữu cơ; 35% người dân phân thành 3 loại rác gồm: rác hữu cơ, vô cơ, tái chế. - Trà Quế, 100% hộ gia đình tham gia phân loại trong đó: 20% người dân phân thành 2 loại rác gồm: rác vô cơ, hữu cơ; 80% người dân phân thành 3 loại rác gồm: rác hữu cơ, vô cơ, tái chế. - Đoạn đường Trần Phú 100% hộ gia đình tham gia phân loại và phân loại thành 2 loại rác gồm: rác vô cơ, hữu cơ. Tuy nhiên, kết hợp quá trình phỏng vấn với cách quan sát trực tiếp có thể rút ra một số kết luận như sau: - Việc phân loại tại các nơi Thanh Hà, Cẩm Thanh có phân loại; xong việc phân loại vẫn còn nhầm lẫn nhiều giữa 2 thùng rác, đặc biệt là ở Thanh Hà tại thời điểm hiện giờ phần lớn người dân không còn phân loại kể từ sau đợt kiểm tra vào khoảng tháng 6/2013, một số hộ tuy vẫn còn PLR nhưng sự PLR chưa triệt để, các loại rác vô cơ và hữu cơ vẫn còn trộn lẫn vào nhau. - Tại Trà Quế, lượng rác được xe thu gom gần như là các loại rác vô cơ, đặc biệt người dân nơi đây đã tái sử dụng bao nilong bằng cách giặt và đem phơi khô để sử dụng lại cho hoạt động buôn bán rau. Còn lượng rác hữu cơ được tận dụng để làm phân compost. - Đoạn đường Trần Phú, việc PLR đã quá quen thuộc với người dân, được thực hiện hằng ngày. Đặc biệt các hộ gia đình nằm trực tiếp trên tuyến đường Trần Phú là các khu vực kinh doanh, theo nhận định của người dân thì lượng rác thải chủ yếu là rác vô cơ. Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 7 Bên cạnh đó, do sự hạn chế trong quá trình chuẩn bị các vật dụng đựng rác đặc biệt là thùng rác, vì vậy việc PLR vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi ở Thanh Hà. Biểu đồ dưới đây thể hiện cụ thể các vật dụng đựng rác tại các khu vực: Hình 11. Biểu đồ biểu diễn vật dụng đựng rác tại các khu vực nghiên cứu. Qua biểu đồ ta có thể thấy sự chuẩn bị thùng rác của người dân Trần Phú tốt. Ở Trà Quế, Cẩm Thanh, Thanh Hà người dân vẫn tận dụng lại các bao nilong (bao xi măng) đã được sử dụng để đựng rác và số lượng bao nilong được sử dụng nhiều nhất tại Thanh Hà. Số lượng vật dụng đựng riêng biệt các loại rác thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau: Hình 3. Số lượng vật dụng đựng rác tại các khu vực nghiên cứu. 28 % 85 % 72 % 0 % 0 20 40 60 80 100 120 Cẩm Thanh Thanh Hà % 0 20 40 60 80 100 Cẩm Thanh Thanh Hà 16 % 36 % 48 % % ì t i t 23.3 % 0 % 15 % 73.4 % 100 % 0 % 3.3 % 0 % Trà Quế Đoạn đường Trần Phú Trà Quế Đoạn đường Trần Phú 55 % 20 % 20 % 30 % 43.3 % 76 % 15 % 36.7 % 4 % Bao nilong Thùng rác Vật dụng khác 3 cái 2 Cái 1 Cái Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 8 Việc thiếu thùng rác phân loại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc PLR chưa đạt hiệu quả. Các khu vực Xã Cẩm Thanh, thôn Trà Quế, người dân PLR thành 3 loại nhưng số lượng vật dụng (thùng rác, bao xi măng..) vẫn còn thiếu. Đối với Thanh Hà, nổi tiếng với việc làm gốm, đúc ngói… nên lượng bao xi măng được người dân tái sử dụng là chủ yếu, trong số hộ sử dụng 1 thùng rác hay 1 bao xi măng thì có 40% ngư ời dân không tham gia PLR. Tại đoạn đường Trần Phú số lượng thùng rác luôn được đảm bảo, có một số hộ có 1 thùng rác để chủ yếu là các quán/ shop vải được thuê để buôn bán nằm trên tuyến đường Trần Phú, lượng rác chủ yếu là vô cơ, có rất ít hộ gia đình dùng thùng rác để tách các loại rác tái chế, tỷ lệ này chiếm 4%. Đối với các loại rác tái chế như lon, nhựa, sách, báo… phần lớn được người dân thu gom và bán lại cho đội ngũ thu mua ve chai, điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Hoạt động buôn bán các loại rác ve chai ở các khu vực nghiên cứu. Trần Phú Cẩm Thanh Thanh Hà Trà Quế Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Có bán các loại rác ve chai 13/25 52 25/25 100 15/25 75 30/30 100 Không bán các loại rác ve chai 22/25 48 0 0 5/25 25 0 0 Qua bảng trên ta có thể nhận thấy vì vậy việc phân loại rác thành 3 loại rác (rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế) ở xã Cẩm Thanh, Trà Quế không những tránh được việc nhập chung các loại rác ve chai vào chung với rác khó phân hủy, góp phần giảm được một lượng rác ra môi trường mà còn giúp người dân tăng thu nhập từ việc bán các loại rác ve chai, phế liệu. Do cách PLR khác nhau giữa các khu vực nên việc tận dụng lại lượng rác tái chế, ve chai giữa khu vực Thanh Hà, Cẩm Thanh, Trà Quế khác với tại đoạn đường Trần Phú thể hiện khá rõ ở hoạt động buôn bán các loại rác ve chai. Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ ở Việt Nam GEF-SGP Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hội An Dự án “Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An”, Hội An 2013 9 6.1.2.2. Ý thức về việc tuyền truyền, vận động người trong gia đình và người xung quanh
Luận văn liên quan