Trong nhiều năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao thì tình trạng nghiện hút, tiêm chích, buôn bán và tổ chức sử dụng ma tuý trái phép cũng ngày càng diễn ra và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ với những hình thức và quy mô khác nhau. Ma tuý đã ập đến và len lỏi đến từng gia đình, trường học, công sở gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, làm mất an toàn xã hội, băng hoại, tha hoá truyền thống đạo đức,làm khánh kiệt phá vỡ biết bao hạnh phúc gia đình, từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội. Ma tuý và hậu quả không bao giờ lường trước của nó đã đến và đe doạ biết bao nhiêu tính mạng, chúng ta, những người công dân trong cùng một cộng đồng hãy cùng chung tay và nỗ lực nhiều hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới loại trừ thảm hoạ ma tuý ra khỏi cuộc sống của con người.
Ở nước ta tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2006, nước ta có khoảng 170.000 người nghiện ma tuý. Công tác cai nghiện tuy đã được chú trọng nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn còn rất cao, có nơi lên tới 90 – 95 %.
Giám đốc Trung tâm 06 Nguyễn Hữu Khánh Duy, cho biết: "Hầu hết người nghiện ma túy được xếp vào nhóm có vấn đề về tâm thần”. Theo các nghiên cứu y học, thời gian sử dụng ma tuý càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả càng nặng nề. Những tác động trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn làm người nghiện suy giảm khả năng suy đoán, xử lý thông tin, khả năng tự chủ. Nó tạo ký ức hồi tưởng làm người nghiện lệ thuộc vào cảm giác khoái cảm ngất ngây, bị kích động mạnh mẽ khi nghĩ đến hoặc sử dụng ma túy. Hầu hết, người nghiện không cần hoặc không còn khả năng nhận biết những hậu quả do hành vi mình gây nên. Dần dần, họ không còn nghị lực cũng như nhận thức để sống một cách trong sạch và lành mạnh.
Chính vì tính cấp thiết và nghiêm trọng của vấn đề mà tôi lựa chọn đề tài “ Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm 06– Chiêm Hóa –Ttuyên Quang”.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma tuý tại trung tâm GDLĐXH số V Xuân Phương - Từ Liêm – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu..........................................................................
I. Lý do chọn đề tài...................................................................
II. Tổng quan tài liệu...................................................................
II. . Đối tượng phạm vi nghiên cứu.............................................
IV. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................
V. Câu hỏi nghiên cứu................................................................
VI. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................
B. Nội dung chính......................................................................
I. Tổng quan địa bàn nghiên cứu...............................................
II. Cơ sở lý luận.........................................................................
1. Các công cụ khái niệm...........................................................
a. Ma túy.................................................................................
b. Nghiện ma túy....................................................................
c. Đặc điêm chung của người nghiện ma túy...........................
d. Đặc điêm nhu cầu của người nghiện...................................
2. Lý thuyết vận dụng...............................................................
2.1. Phương pháp công tác xã hội..........................................
2.1.1. Mô tả nhóm thân chủ..................................................
2.1.2. Tiến trình CTXH nhóm.............................................
a. Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm............................
b. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động.............................
c. Giai đoạn can thiệp.....................................................
2.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................
a. Quan sát.....................................................................
b. Phỏng vấn sâu.............................................................
3. Lý thuyết hệ thống.............................................................
4. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng (Robert)........................
5. Mô hình áp dụng...............................................................
VIII. Tiểu kết..................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................
4
4
5
7
7
8
8
8
8
9
9
9
10
11
12
13
13
13
17
17
19
20
28
28
29
33
37
39
40
43
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao thì tình trạng nghiện hút, tiêm chích, buôn bán và tổ chức sử dụng ma tuý trái phép cũng ngày càng diễn ra và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ với những hình thức và quy mô khác nhau. Ma tuý đã ập đến và len lỏi đến từng gia đình, trường học, công sở… gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, làm mất an toàn xã hội, băng hoại, tha hoá truyền thống đạo đức,làm khánh kiệt phá vỡ biết bao hạnh phúc gia đình, từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội. Ma tuý và hậu quả không bao giờ lường trước của nó đã đến và đe doạ biết bao nhiêu tính mạng, chúng ta, những người công dân trong cùng một cộng đồng hãy cùng chung tay và nỗ lực nhiều hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới loại trừ thảm hoạ ma tuý ra khỏi cuộc sống của con người.
Ở nước ta tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2006, nước ta có khoảng 170.000 người nghiện ma tuý. Công tác cai nghiện tuy đã được chú trọng nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn còn rất cao, có nơi lên tới 90 – 95 %.
Giám đốc Trung tâm 06 Nguyễn Hữu Khánh Duy, cho biết: "Hầu hết người nghiện ma túy được xếp vào nhóm có vấn đề về tâm thần”. Theo các nghiên cứu y học, thời gian sử dụng ma tuý càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả càng nặng nề. Những tác động trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn làm người nghiện suy giảm khả năng suy đoán, xử lý thông tin, khả năng tự chủ. Nó tạo ký ức hồi tưởng làm người nghiện lệ thuộc vào cảm giác khoái cảm ngất ngây, bị kích động mạnh mẽ khi nghĩ đến hoặc sử dụng ma túy. Hầu hết, người nghiện không cần hoặc không còn khả năng nhận biết những hậu quả do hành vi mình gây nên. Dần dần, họ không còn nghị lực cũng như nhận thức để sống một cách trong sạch và lành mạnh.
Chính vì tính cấp thiết và nghiêm trọng của vấn đề mà tôi lựa chọn đề tài “ Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm 06– Chiêm Hóa –Ttuyên Quang”.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
7 học viên có khủng hoảng tâm lý trong cai nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 06- Chiêm hóa - Tuyên quang
2. Phạm vi nghiên cứu
Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 06- Chiêm hóa - Tuyên quang
IV. Mục tiêu nghiên cứu
Tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 06- Chiêm hóa - Tuyên quang, các đối tượng được đưa vào đây chủ yếu dưới hình thức không tự nguyện (gia đình đưa vào, bị công an bắt khi đang sử dụng ma túy...). Chính vì thế có nhiều đối tượng gặp phải rất nhiều những khó khăn khi thay đổi môi trường và nếp sinh hoạt. Có nhiều đối tượng lại bị phản ứng với thuốc cai nghiện và những phương pháp cai nghiện tại Trung tâm, khiến cơ thể họ mệt mỏi, gây ra nhiều ức chế và khủng hoảng. Chính vì thế mục tiêu của việc hỗ trợ tâm lý cho người nghiện tại Trung tâm 06nhằm mục tiêu:
- Giúp đỡ những đối tượng nghiện đang gặp phải những khủng hoảng về tâm lý có thể ổn định để tham gia tốt hơn vào quá trình cai nghiện, cũng như tham gia tốt vào các hoạt động xã hội được tổ chức tại Trung tâm (trồng trọt, học nghề, hoạt động giao lưu văn nghệ - thể thao...)
- 70% các học viên cai nghiện ma túy gặp khủng hoảng sau quá trình can thiệp phương pháp công tác xã hội sẽ ổn định tâm lý.
VI. Giả thuyết nghiên cứu:
1. Thay đổi môi trường sinh hoạt và những tác dụng phụ của thuốc cai nghiện khiến nhiều đối tượng nghiện gặp phải những khủng hoảng.
2. Áp dụng mô hình Công tác xã hội nhóm giúp các đối tượng gặp khủng hoảng ổn định tâm lý hòa nhập tốt với nhóm nhỏ để cai nghiện tốt hơn với nhóm lớn (Trung tâm).
B. NỘI DUNG CHÍNH.
- Thời gian nghiên cứu: 2 tháng (từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2010). Với nhóm đối tượng (7 người) gặp khủng hoảng do mới vào trung tâm một thời gian ngắn, chưa thích nghi với những thay đổi về sinh hoạt tại Trung tâm.
II. Cơ sở lý luận
1. Các công cụ khái niệm:
a. Ma Tuý:
- Theo khái niệm rộng, ma tuý là bất kỳ chất gây nghiện nào khi đưa vào cơ thể. Bao gồm chất cấm và chất không bị cấm như cà phê, thuốc lá…
- Ngày nay, một số người xem Ma Tuý là chất độc dược, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra một số phản ứng làm thay đổi một số chức năng thay đổi chất, gây những tổn thất lên hệ thần kinh, tạo ra tâm lý con người một thói quen, những khát khao đam mê, khó có thể bỏ hoặc gây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có cơ bản của cơ thể, tạo ra những ảo giác, cảm giác mới lạ làm giảm cơn đau. Gần đây Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm có tính chất khái quát hơn, được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ủng hộ: “Ma tuý là một chất tự nhiên hoặc tổng hợp (hoá học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác”.
Như vậy, nếu dùng đúng một số chất tự nhiên hoặc một số chất tổng hợp vào mục đích chữa bệnh, đúng liều lượng, đúng lúc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc thì có tác dụng tốt. Ví dụ như mocphin, dolargan… có tác dụng làm giảm đau. Nhưng nếu tự ý sử dụng chúng không có sự hướng dẫn của thầy thuốc, mà chỉ dùng với mục đích giải trí, với liều lượng và thời gian bừa bãi, sẽ gây ra những thay đổi về các chức năng sinh lý và tâm lý trong cơ thể người, dùng nhiều sẽ trở thành quen, trở thành nghiện, rất có hại cho sức khoẻ. Mọi sự sử dụng ma tuý quá liều hoặc vào mục đích tiêu khiển được coi là lạm dụng ma tuý.
Ma túy bao gồm có: thuốc phiện (nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện), morphine (là hoạt chất chính của thuốc phiện), heroine (còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, được tổng hợp từ morphine); cocaine (lấy họat chất từ lá cây Coca dạng bột trắng, tơi xốp, mượt mà, có tác dụng giống Morphin nhưng không chế biến từ cây thuốc phiện, mà được tổng hợp thành Pethidine có tác dụng giảm đau, chống co giật, êm dịu thần kinh như các loại Demerol, Methadone…
b. Nghiện Ma Tuý:
- Có thể hiểu là quá trình sử dụng thường xuyên theo chu kù lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều chất may tuý dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện làm cho họ lệ thuộc vào chất đó. Dùng Ma tuý lần đầu (thuốc phiện, cần sa, moọcphin, heroin…) dưới các dạng tiêm chích, hút hít, uống… người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn dùng lại. Người nghiện ma tuý nên ngừng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai:
+ Nhiễm độc mãn tính: Kéo dài, liên tục khó khăn trong việc chữa trị.
+ Nhiễm độc chu kỳ: Từng thời gian và lặp đi lặp lại.
+ Sự lệ thuộc vào thể chất: Khi nghiện thì thể chất cơ thể phụ thuộc vào ma tuý.
+ Sự lệ thuộc vào tinh thần.
- Xét về mặt y học: Nghiện ma tuý là một loại bệnh và là loại bệnh đặc biệt. Bệnh đặc biệt vì điều trị, cắt cơn giảm độc không khó khăn thậm chí không cần dùng đến thuốc chỉ sau 10 đến 15 ngày thoát được cơn vật vã, cơ thể dần phục hồi nếu có đủ nghị lực và lòng quyết tâm là có thể cai nghiện được. Điều đặc biệt thứ hai của căn bệnh này là người nghiện ma tuý mang trong mình một lúc hai căn bệnh :
+ Về sinh học: Ngộ độc ma tuý thường xuyên diễn ra làm cho cơ thể bị suy kiệt, tàn tạ.
+ Về tâm lý: Người nghiện ma tuý khi sử dụng, đưa chất ma tuý vào cơ thể sau khoảng từ 12 đến 24 giờ thì 90% chất ma tuý được đào thải.
c. Đặc điểm chung của người nghiện ma tuý:
-Ham muốn chất thuốc khó có thể kiềm chế được:
Lệ thuộc nhiều về tâm lý và thể chất do tác dụng của thuốc:
+ Lệ thuộc thể chất: Là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau một thời gian dùng ma tuý liên tục xuất hiện những triệu chứng vật vã nếu như không dùng thuốc.
+ Lệ thuộc tâm lý: Là hiện tượng mà đối tượng khi đã cai nghiện một thời gian, nhưng chỉ nghe nói chuyện về thuốc, hoặc thấy người nào sử dụng ma tuý là xuất hiện các hiện tượng như bứt rứt, ngáp, chảy nước mũi… và muốn sử dụng lại ngay.
+ Sự lệ thuộc thể chất có thể làm giảm đi nhanh chóng, nhưng sự lệ thuộc tâm lý là yếu tố làm cho người nghiện quay trở lại dùng thuốc nhanh nhất, và nhiều nhất.
- Có khuynh hướng tăng dần liều lượng thuốc dùng.
- Ma tuý rất có hại cho cá nhân, gia đình và xã hội:
+ Nó ảnh hưởng tới sức khoẻ người nghiện: người nghiện gầy guộc, da xanh xám, có thể bị một số bệnh khác kèm theo như dạ dày, gan thận. Hiện nay số người tiêm trích ma tíu có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao.
+ Dễ làm tha hoá nhân cách: do ảnh hưởng của sự lệ thuộc thể chất, người nghiện sẽ sẵn sàng làm cho mọi việc để có được chất thuốc vì vậy dễ có những hành thiếu suy nghĩ, thậm chí phạm tội.
+ Gây tốn kém về kinh tế và thường làm đảo lộn cấu trúc trong gia đình, gây rối loạn trật tự trị an ngoài xã hội.
d. Các nhu cầu của người nghiện ma tuý:
- Do ảnh hưởng của chất kích thích nên sức khoẻ của người nghiện giảm sút nghiêm trọng hay phát sinh một số bệnh kèm theo ( Ví dụ: mất ngủ, tóc khô và rụng, xuất hiện phổi…), vì vậy họ có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để cai nghiện, chữa các bệnh và phục hồi sức khoẻ.
- Người nghiện ma tuý cần có được các thông tin, kiến thức về bệnh nghiện ma tuý. Thân chủ cần hiểu rõ những nguyên nhân, tác hại và các phương pháp phòng chống. Qua đây thân chủ mới tích cực chủ động tham gia vào cai nghiện cũng như phòng chống nghiện lại.
- Được sống trong môi trường không có ma tuý. Do kích thích của ma tuý, cộng thêm nếu ý chí kém, người nghiện khó kiềm chế được những cám dỗ của ma tuý. Vì vậy việc cách li đối tượng ra khỏi môi trường có ma tuý là điều rất cần thiết, không chỉ trong thời gian điều trị, mà cả sau khi đã cai nghiện xong. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều người sau vài năm đã cai nghiện, nhưng chỉ thấy, hoặc nghe thấy ma tuý là đã quay trở lại nghiện.
- Được sống trong tình thương của gia đình và cộng đồng. Sau khi hết tác dụng của thuốc, trong trạng thái tỉnh táo người nghiện thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi do lúc này họ nhận thức được về hoàn cảnh, về tình trạng sức khoẻ cũng như về những điều mà họ đã gây ra cho gia đình và bạn bè. Chính vì vậy tình yêu thương, sự đồng cảm là liều thuốc giúp họ vơi đi những nỗi đau, cái mà họ thường dùng ma tuý để xoa dịu, giảm bớt.
- Họ cần được sự tin tưởng của mọi người. Lòng tin của mọi người làm tăng thêm sức mạnh cuộc sống của đối tượng. Việc cai nghiện có thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều ở sự tự nguyện, ở sự nỗ lực chủ quan của đối tượng. Việc đặt lòng tin vào thân chủ là các mà ta tiếp xức cho họ tự vựơt qua bệnh tật, qua khó khăn của sự cám dỗ, và tự trách nhiệm về cuộc sống của mình.
- Cần chấp nhận quá khứ của thân chủ và tôn trọng nhâm phẩm của họ. Sau khi cai và trở về với gia đình và cộng đồng, sự nghi ngờ, hắt hủi, và xua đuổi, những hành vi, ngôn ngữ xúc phạm tới nhân phẩm của thân chủ là một trong những nguyên nhân làm cho họ cảm thấy tủi hổ, đau khổ và dẫn đến quay lại con đường nghiện ngập trước đây.
- Việc tạo ra cho đối tượng một nghề nghiệp ổn định là điều rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động lao động giúp cho thân chủ tìm được niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống. Lao động với một nghề nào đó, thân chủ sẽ thấy được giá trị của đồng tiền, của sự lao động, giá trị của chính bản thân mình. Thông qua lao động thân chủ được quan hệ với mọi người khác một cách bình đẳng, tìm thấy niềm tin, tình yêu thương với người khác, ở xã hội. Yếu tố này là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc củng cố và duy trì lâu dài kết quả cai nghiện. Chính vì vậy bên cạnh cai nghiện chúng ta còn phải hỗ trợ thân ch
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Công tác xã hội nhóm, ThS. Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên) Nxb Lao động – xã hôi, 2008.
2. Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, Trần Đình Tuấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
3. Bài giảng Công tác xã hội, GS.TS. Phạm Huy Dũng (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, 2007.
4. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Vũ Cao Đàm, Nxb Giáo duc – Hà Nội, 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nguyễn Quý Thanh & Phạm Văn Quyết, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.