Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Incomfish là một trong những công ty thủy sản được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên môn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá trị ngoại tệ xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Mỗi công ty đều phải có chiến lược nhất định cho doanh nghiệp của mình để từ đó có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không đi chệch hướng. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Để tìm hiểu thêm về Incomfish nhóm xin đưa ra đề tài “ Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại thủy sản”. Đề tài gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản
Chương 2: Phân tích các yếu tố môi trường tác động vào Incomfish
Chương 3: Đánh giá tổ chức doanh nghiệp
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Incomfish là một trong những công ty thủy sản được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên môn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản … góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá trị ngoại tệ xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam. Mỗi công ty đều phải có chiến lược nhất định cho doanh nghiệp của mình để từ đó có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không đi chệch hướng. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Để tìm hiểu thêm về Incomfish nhóm xin đưa ra đề tài “ Hoạch định chiến lược cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại thủy sản”. Đề tài gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản
Chương 2: Phân tích các yếu tố môi trường tác động vào Incomfish
Chương 3: Đánh giá tổ chức doanh nghiệp
Nhóm thực hiện nhóm 7 – K6HQ1C
Chương 1: Giới thiệu công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại
Thủy sản
Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản
Tên viết tắt: (INCOMFISH)
Trụ sở: Lô số A77/I, Đường số 7, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân, TP. HCM
Ngày thành lập: 01/9/1999
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Điện thoại: (848) 7 653 145 Fax: (848) 7 652 162
Website:
Ngành nghề kinh doanh
Giấy chứng nhận ĐKKD số 064100 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 01/09/1999 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 16/03/2000, thay đổi lần 2 ngày 04/12/2000, thay đổi lần 3 ngày 08/12/2000, thay đổi lần 4 ngày 15/03/2001, thay đổi lần 5 ngày 18/06/2001, thay đổi lần 6 ngày 13/06/2002, thay đổi lần 7 ngày 31/07/2002, thay đổi lần 8 ngày 07/04/2004, thay đổi lần 9 ngày 03/08/2004, thay đổi lần 10 ngày 17/12/2004, thay đổi lần 11 ngày 16/01/2006, thay đổi lần 12 ngày 02/11/2006, thay đổi lần 13 ngày 29/06/2007 và thay đổi lần 14 ngày 16/10/2007. Lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh.
Nuôi trồng thủy sản;
• Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
• Dịch vụ thủy sản: dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản sống, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi thủy sản, ươm cá – tôm giống, chế biến cá và thủy sản trên tàu, dịch vụ cung cấp nước đá ướp lạnh, bảo quản thủy sản;
• Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;
• Chế biến, bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả;
• Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;
• Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai;
• Sản xuất nước đá;
• Xây dựng công nghiệp – dân dụng – cầu đường;
• Nhà hàng ăn uống, giải khát;
• Mua bán và cho thuê nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, kho bãi;
Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
SBU1: Tôm đông lạnh
SBU2: Cá hồi
SBU3: Cá tra, cá basa
SBU4: Cá khác
SBU5: Hải sản khác
SBU6: Thực phẩm chế biến và tươi sống khác.
Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tầm nhìn chiến lược của công ty là trở thành nhà cung cấp thủy sản giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp
Được lãnh đạo bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản và thành thạo trong phát triển, tiếp thị sản phẩm, với tiêu chí "Chất lượng hôm nay - Thị trường ngày mai". INCOMFISH cam kết sẽ phát huy tối đa năng lực của mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như của người tiêu dùng trong và ngòai nước, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về an tòan vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng doanh thu
459.118.718.694
447.108.633.195
307.739.599.421
Doanh thu thuần
457.042.119.291
443.228.775.839
305.895.372.421
Lợi nhuận trước thuế
14.502.118.188
31.231.813.186
54.321.593.348
Lợi nhuận sau thuế
14.109.262.289
28.889.427.197
20.227.497.869
Tổng tài sản
416.849.184.220
367.194.136.165
377.287.407.989
Tổng nguồn vốn
416.849.184.220
367.194.136.165
377.287.407.989
Tỷ suất sinh lời
3.17%
7%
17.76%
Nguồn: Phòng tài chính – Incomfish
Chương 2: Phân tích các yếu tố môi trường tác động vào Incomfish
Phân tích môi trường ngành
Trong năm 2006, toàn ngành đã đạt được kim ngạch xuất khẩu là 3,348 tỷ USD, tăng 22,20% so với năm 2005 với tổng sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu là
815.510 tấn, tăng 29,40% so với năm 2005. Trong 4 tháng đầu năm 2007, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 262.494 tấn, tăng 15,10%; giá trị xuất khẩu đạt 1,003 tỷ USD, tăng 17,80% so với cùng kỳ năm 2006.
Với đà phát triển liên tục này cho thấy ngành thủy sản là ngành có nhiều triển vọng, còn rất nhiều tiềm năng cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và thị trường. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng hơn nữa sau khi Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại lớn nhất hành tinh – WTO .
Vì thế, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó đề ra mục tiêu phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP của cả nước, phát triển thành công, có bước đột phá về khai thác và chế biến hải sản.
Với quyết định nói trên, ngành thủy sản đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm và sẽ có những chính sách ưu đãi hơn nữa cho ngành phát triển liên tục, góp phần đáng kể cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản sẽ được quan tâm, được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất kinh doanh tăng không ngừng về sản lượng, giá trị ngoại tệ xuất khẩu và lợi nhuận, tạo việc làm cũng như thu nhập thường xuyên ổn định cho người lao động trong ngành chế biến thủy sản.
2.2. Đánh giá môi trường vĩ mô
2. 2.1. Nhân tố chính trị - pháp luật
Hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản chịu ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, quá trình thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi cho Công ty có thể xảy ra và ảnh hưởng không tốt đến giá cổ phiếu của Công ty.
2.2.2. Nhân tố kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng rất nhanh. Cùng với quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA,... đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu.
Đối với Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản, là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các biến động về chính sách tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu Chính phủ điều hành chính sách tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu, Công ty sẽ có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận và nếu Chính phủ điều hành chính sách tỷ giá theo hướng hỗ trợ nhập khẩu, Công ty có thể sẽ bị thiệt hại.
Ngoài ra, do Công ty đang vay vốn từ các ngân hàng thương mại khá nhiều nên chi phí tài chính của Công ty tương đối cao. Chính vì thế, sự biến động của lãi suất cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Nếu lãi suất giảm, Công ty sẽ gia tăng lợi nhuận và ngược lại. Việt Nam đã gia nhập WTO, hoạt động thương mại và luân chuyển vốn quốc tế sẽ trở nên sôi động hơn. Sự tham gia của nguồn vốn nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn vốn hơn, khi đó, lãi suất vay vốn có thể sẽ có chiều hướng giảm xuống.
Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là EU, Nhật Bản và Mỹ. Đây là thị trường khó tính, quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và có nhiều biến động. Những quy định về chất lượng ngày càng cao của sản phẩm nhập khẩu vào EU, Nhật Bản, và Mỹ; các rào cản về thuế và phi thuế quan, v.v… là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của Công ty.
2.2.3. Nhân tố công nghệ
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ta có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 15%/năm. Hiện cả nước có khoảng 1,1 triệu ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng năm 2010 đạt gần 2,8 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4,94 tỷ USD. Kết quả này có đóng góp quan trọng của các hoạt động khoa học công nghệ.
Những nghiên cứu về công nghệ thủy sản thời gian gần đây có những bước tiến rõ rệt, chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng giống thủy sản như cá tra chọn giống thế hệ thứ hai, có tốc độ sinh trưởng cao hơn các đàn cá hiện nuôi là 13%; nghiên cứu khép kín vòng đời tôm sú thành công, mở ra triển vọng chủ động nguồn tôm sú bố mẹ, giảm phụ thuộc vào tôm bố mẹ khai thác tự nhiên và nhập khẩu; ứng dụng công nghệ vi phẫu tuyến Androgenic tạo tôm càng xanh toàn đực có tốc độ sinh trưởng nhanh và kích cỡ tôm thương phẩm lớn hơn khi thu hoạch.
Đi cùng với đó là xây dựng các công nghệ nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm thẻ trong hệ thống đa ao, đa chu kỳ, hệ thống nuôi tôm ít thay nước, nuôi cá lồng bè, đặc biệt là phát triển hệ thống nuôi cá ở các vùng biển mở.
Một số nghiên cứu nâng cao chất lượng giống và công nghệ nuôi ở nước ta đã tiếp cận hoặc vượt trình độ trong khu vực. Chẳng hạn nuôi cá tra đạt năng suất 150- 400 tấn/ha, trung bình 200 tấn/ha, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới nuôi cá đạt năng suất như vậy trong hệ thống ao cỡ lớn; Việt Nam và Ấn Độ là hai nước đi đầu ứng dụng công nghệ tạo tôm càng xanh toàn đực ở quy mô sản xuất; Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất 20- 25 tấn/ha/vụ tương đương với các nước Trung Quốc, Thái Lan…
Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta cũng gặp một số trở ngại đó là nuôi nhỏ lẻ, hạ tầng thấp kém, sử dụng tiêu hao nhiều nguồn nước còn khá phổ biến. Nuôi thâm canh, ít sử dụng nước, vùng nuôi đạt tiêu chuẩnthực hành nông nghiệp tốt GAP (Good Agricultural Practices)còn ít, rủi ro dịch bệnh còn lớn và chi phí sản xuất còn cao đã hạn chế hiệu quả sản xuất. Việc lưu giống thuần, giống gốc là cơ sở quan trọng trong nâng cao và duy trì chất lượng giống thủy sản chưa đảm bảo về cơ sở hạ và kinh phí. Các nghiên cứu về thức ăn, vacxin hạn chế cả về trình độ và kết quả ứng dụng trong sản xuất.
2.2.4. Nhân tố VH- XH
Để có thể thành đạt tong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố văn hóa – xã hội.
Văn hóa là môi trường tổng hợp, bao gồm: kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức, phong tục và bất cứ khả năng thói quen nào được con người chấp nhận. Vì vậy , văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi mỗi cá nhân, hành vi người tiêu dùng.
Về sắc thái văn hóa, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống vừa lại chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hóa in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua. Ngành thủy sản Việt Nam cũng chịu tác động không ít, đặc biệt công ty cũng xuất khẩu ra nước ngoài nhiều mặt hàng thủy sản vì vậy sẽ chịu rất nhiều bởi các yếu tố tác động của văn hóa, xã hội trên các nước nhập khẩu như các nước EU, Nhật Bản, Mỹ...
2.2.5 Đánh giá cường độ cạnh tranh
Các rào cản gia nhập ngành thủy sản cũng tương đối lớn như: Đầu tư ban đầu với qui mô lớn, muốn đi vào ổn định sản xuất đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian dài. Chịu những áp lực lớn từ vụ kiện chống phá giá cá da trơn (năm 2003) và tôm nước ấm đông lạnh (năm 2004) của Mỹ áp dụng cho 6 nước nhập khẩu lớn vào Mỹ, trong đó có Việt Nam vì vậy với các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào ngành cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Các rào cản kỹ thuật hiện đại cũng như việc phải tham gia làm thành viên của các tổ chức nhằm bảo vệ thiên nhiên và hệ sinh thái trên biển, khai thác xử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trên biển… đã đặt ra cho ngành thuỷ sản nhiều trở ngại mới nếu như chúng ta không thực hiện đúng các qui định ở các thị trường và tham gia làm thành viên của các tổ chức bảo vệ đa dạng sinh học trên biển cũng đồng nghĩa với việc hàng thuỷ sản của Việt Nam không được bán ở các thị trường này. Vì vậy để gia nhập ngành không phải công ty nào cũng có thể vượt qua được rào cản này.
Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng: Đối với ngành thủy sản thì trên thị trường có rất nhiều các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực khác nhau như: Công ty cổ phần Vietfish, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn (SEANAMICO), Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung- Seaprodex Danang, Công ty Công nghiệp Thủy sản (Seameco),… Vì vậy khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm cùng loại có thương hiệu từ các nhà cung ứng khác nhau khi tiêu dùng. Nhất là những khách hàng khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ thì quyền lực thương lượng các nhà cung ứng là thấp hơn nhiều.
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: trên thị trường thủy sản hiện nay có rất nhiều thị trường lớn không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Và trên thị trường cũng có rất nhiều các nhà cung ứng khác nhau. Vì việc tiêu dùng những sản phẩm này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Nên việc lựa chọn sử dụng sản phẩm được người tiêu dùng xem xét rất kỹ lưỡng. Vì thế mà khách hàng có quyền thương lượng cao hơn nhà cung ứng, đặc biệt là những khách hàng khó tính trên thị trường quốc tế.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam không chỉ đối mặt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài cũng chịu nhiều áp lực từ các đối thủ tại nước nhập khẩu đó, và phải chịu nhiều rào cản về thuế quan hay các thông luật quốc tế. Có thể đánh giá cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là cao.
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng. Yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối những sản phẩm này là rất cao. Vì vậy, khi các sản phẩm về thủy hải sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì rất dễ dàng bị người tiêu dùng loại bỏ và tiêu dùng sản phẩm khác, như các sản phẩm từ gia xúc, gia cầm hay các loại rau quả có thể đảm bảo an toàn vệ sinh và cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người.
Quyền lực của các bên liên quan khác như: nhà nước, các cổ đông, các hiệp hội thương mại… Đối với ngành thủy sản Việt Nam thì chịu sự tác động rất nhiều từ các chính sách điều tiết của nhà nước như luật thủy sản 2003, các luật chống bán phá giá các sản phẩm chế biến thủy hải sản ra nước ngoài… Ngoài ra còn các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với xã hội, giữ can bằng siinh thái. Đối với Incomfish là 1 công ty cổ phần thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn chịu sự giám sát của các cổ đông liên quan đến các vấn đề như: giá cổ phiếu hay lợi tức trên mỗi cổ phiếu mà họ nhận được.
Từ việc phân tích các yếu tố liên quan đến cường độ cạnh tranh của ngành có thể nhận thấy mức độ cạnh tranh trong ngành là tương đối cao.
Thuỷ sản Việt Nam là một mặt hàng có sức cạnh tranh cao do chi phí nhân công và nguyên vật liệu thấp hơn so với các nước phát triển. Do đó, xuất khẩu sẽ mang lại cho Công ty nhiều giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, thị trường nội địa vẫn là một thị trường rất tiềm năng do nhu cầu sử dụng thủy hải sản của người Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm thay thế cho những sản phẩm từ thịt, trứng,… có nhiều cholesterol hơn. Vì vậy ngành thủy sản là một ngành có sức hấp dẫn đối với các có đủ tiềm lực để gia nhập ngành.
Xây dựng mô thức EFAS
Các nhân tố chiến lược
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Chú giải
Các cơ hội:
Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam được áp dụng biên độ thuế chống phá giá thấp
Chính sách tạm nhập tái xuất của các nước đối thủ cạnh tranh chưa thông thoáng như Việt Nam
Có nhiều cơ hội thu hút vốn, tiếp nhận công nghệ mới,…
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam
0,2
0,1
0,05
0,1
0,05
4
2
3
1
2
0,8
0,2
0,15
0,1
0,2
Mở rộng thị trường
VN
Thuế xuất chống bán phá giá thấp.
Các ĐTCT gặp khó khăn trong vấn đề tạm nhập tái xuất.
Tăng năng xuất lao động.
Tăng quy mô sản xuất.
Các thách thức:
Thị trường thủy sản cạnh tranh rất mạnh
Hàng rào thuế quan mậu dịch các nước nhập khẩu
Chất lượng nguồn nguyên liệu của các nước nhập khẩu cần phải kiểm tra kháng sinh.
Sản phẩm thay thế đa dạng
Thị trường trong nước cạnh tranh mạnh…
0,2
0,1
0,1
0,05
0,05
4
3
1
1
2
0,8
0,3
0,1
0,05
0,1
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao.
Chịu sức ép từ thuế nhập khẩu làm tăng giá bán.
Ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sản phẩm.
SP dễ dàng bị thay thế.
Tiêu dùng nội địa
Tổng
1,0
2,8
Tổng điểm quan trọng = 2,8 điều này chứng tỏ khả năng phản ứng với môi trường bên ngoài của công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản là ở mức trung bình.
Phân tích môi trường bên trong
2.3.1 Sản phẩm chủ yếu
Nhà máy sản xuất chính của Công ty được xây dựng trên diện tích 21.000 m2, trong đó khu vực sản xuất là 12.000 m2. Tổng công suất thiết kế là 15.000 tấn/năm, tổng nhân công cần thiết lên đến 1.500 người.
Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống kho lạnh với công suất thiết kế là 2.500 tấn, sử dụng công nghệ băng chuyền và hệ thống xử lý bằng máy điện toán giúp cho việc quản lý, sắp xếp và bảo quản sản phẩm trong môi trường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các sản phẩm chính hiện nay của Công ty là sản phẩm thủy sản các loại như: tôm, cá, nhuyễn thể… và các loại thực phẩm chế biến khác dưới nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Các nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu là SHRIMP ONE; SAIGON PACIFIC; LEADER FISH; UNCLE HUNDREDS.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Công ty sẽ chú trọng hơn nữa trong việc phát triển sản phẩm tôm và các sản phẩm thủy sản khác có giá trị gia tăng cao.
2.3.2. Thị trường
Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Hơn 95% các mặt hàng do Công ty sản xuất là xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu… còn lại là phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Thị trường Mỹ trong những năm 2005, 2006 bị thu hẹp do gặp phải sự bảo hộ mậu dịch của chính phủ Mỹ trong việc chống bán phá giá tôm và cá da trơn. Trong tình hình đó, Công ty đã chủ động chuyển hướng sang thị trường EU, Nhật và mở rộng sang một số thị tr