Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn việc kinh doanh của mình với thị trường. Sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đã không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với thay đổi bất ngờ của thị trường. Đó chính là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược tối ưu nhất và xây dựng các chính sách đạt được mục tiêu đó, đồng thời với việc kiểm tra, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế chủ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường.
Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đã được khẳng định trong thực tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tạp chí Fortune tiến hành một cuộc phỏng vấn với 200 nhà lãnh đạo của các công ty xuyên quốc gia trong danh sách của Fortune thì có tới 88,7% các nhà lãnh đạo nhất trí về vai trò quan trọng của hoạch định chiến lược đối với thành công lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời có đến 72% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phản đối quan niệm cho rằng hoạch định chiến lược là sự xa xỉ.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, lại rất ít quan tâm đến vấn đề chiến lược, thậm chí không xác định được cho mình một chiến lược kinh doanh, họ thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài mới cần công tác hoạch định chiến lược kinh doanh. Đây là một suy nghĩ sai lầm, và cần được nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh .
Xét riêng trong ngành sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy sự biến động thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vào những năm đầu thập kỷ 90, thị trường nước khoáng, nước uống tinh khiết tại Việt Nam hoàn toàn bị bỏ ngỏ, nhưng kể từ năm 1995, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 26% đã thu hút rất nhiều sự đầu tư. Trên thị trường Việt Nam, thậm chí chỉ riêng địa bàn Hà Nội, điểm qua các nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nước tinh khiết đóng chai cũng có tới hàng 200 nhãn hiệu của các Công ty lớn bé khác nhau: Aquafina của Pepsi, Joy của Coca-Cola hay Vihawa của Công ty Cổ phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo, Sapuwa của nhà máy nước tinh khiết Sài Gòn
Theo các chuyên gia ngành nước giải khát, nhu cầu tiêu dùng nước tinh khiết đóng chai sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Như vậy, tiềm năng ngành là khá khả quan nhưng sự cạnh tranh cũng báo hiệu ngày càng phức tạp và gay gắt. Là sản phẩm có mặt trên thị trường, nên nước tinh khiết mang nhãn hiệu AQUAPLUS của Công ty Cổ Phần Liên doanh SANA cũng chịu chung áp lực này. Sản phẩm AQUAPLUS chiếm tới 50% trên tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT, và doanh số bán trên thị trường Hà Nội chiếm khoảng 30% tổng doanh số bán của mặt hàng này. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm với sự hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, cũng như nhận thức được vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị của Công ty cũng bắt đầu có sự quan tâm tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty mình. Tuy nhiên, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty chưa được thực một cách bài bản, chưa theo quy trình khoa học, và chưa có bản chiến lược kinh doanh ở dạng văn bản cụ thể
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA - WMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA-WMT”.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.
Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn việc kinh doanh của mình với thị trường. Sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đã không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với thay đổi bất ngờ của thị trường. Đó chính là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược tối ưu nhất và xây dựng các chính sách đạt được mục tiêu đó, đồng thời với việc kiểm tra, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế chủ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường.
Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đã được khẳng định trong thực tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tạp chí Fortune tiến hành một cuộc phỏng vấn với 200 nhà lãnh đạo của các công ty xuyên quốc gia trong danh sách của Fortune thì có tới 88,7% các nhà lãnh đạo nhất trí về vai trò quan trọng của hoạch định chiến lược đối với thành công lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời có đến 72% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phản đối quan niệm cho rằng hoạch định chiến lược là sự xa xỉ.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, lại rất ít quan tâm đến vấn đề chiến lược, thậm chí không xác định được cho mình một chiến lược kinh doanh, họ thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài mới cần công tác hoạch định chiến lược kinh doanh. Đây là một suy nghĩ sai lầm, và cần được nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh .
Xét riêng trong ngành sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy sự biến động thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vào những năm đầu thập kỷ 90, thị trường nước khoáng, nước uống tinh khiết tại Việt Nam hoàn toàn bị bỏ ngỏ, nhưng kể từ năm 1995, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 26% đã thu hút rất nhiều sự đầu tư. Trên thị trường Việt Nam, thậm chí chỉ riêng địa bàn Hà Nội, điểm qua các nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nước tinh khiết đóng chai cũng có tới hàng 200 nhãn hiệu của các Công ty lớn bé khác nhau: Aquafina của Pepsi, Joy của Coca-Cola… hay Vihawa của Công ty Cổ phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo, Sapuwa của nhà máy nước tinh khiết Sài Gòn…
Theo các chuyên gia ngành nước giải khát, nhu cầu tiêu dùng nước tinh khiết đóng chai sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Như vậy, tiềm năng ngành là khá khả quan nhưng sự cạnh tranh cũng báo hiệu ngày càng phức tạp và gay gắt. Là sản phẩm có mặt trên thị trường, nên nước tinh khiết mang nhãn hiệu AQUAPLUS của Công ty Cổ Phần Liên doanh SANA cũng chịu chung áp lực này. Sản phẩm AQUAPLUS chiếm tới 50% trên tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT, và doanh số bán trên thị trường Hà Nội chiếm khoảng 30% tổng doanh số bán của mặt hàng này. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm với sự hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, cũng như nhận thức được vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị của Công ty cũng bắt đầu có sự quan tâm tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty mình. Tuy nhiên, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty chưa được thực một cách bài bản, chưa theo quy trình khoa học, và chưa có bản chiến lược kinh doanh ở dạng văn bản cụ thể.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức dù là nhỏ cho sự hoạt động của Công ty, giúp Công ty có thể đưa ra những phương án chiến lược kinh doanh theo đúng quy trình khoa học, ứng phó linh hoạt hơn với bao nguy cơ phát sinh khó lường của môi trường kinh doanh em mạnh dạn làm đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT” nhằm đưa ra được một số các giải pháp để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Căn cứ vào đề tài đã lựa chọn, luận văn sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Chiến lược kinh doanh là gì? Bản chất và nội dung của chiến lược kinh doanh, các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh?
- Nội dung chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là gì?
- Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò, quy trình và phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh, trong đó luận văn nghiên cứu sâu vào nội dung các hoạt động trong mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của sản phẩm nước tinh khiết đóng chai gồm những hoạt động nào?
- Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh Sana- WMT, trong đó tập trung vào quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm truyền thống của Công ty là nước tinh khiết đóng chai mang nhãn hiệu AQUAPLUS.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh gắn với đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
- Vận dụng cơ sở lý luận trên để tiếp cận, phân tích và đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT. Từ đó rút ra được các thành công và hạn chế cùng với nguyên nhân.
- Đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT , theo hướng tập trung thiết lập một số phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai trong giai đoạn từ nay đến 2015.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Giải quyết và hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh, và các hoạt động trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, chủ yếu tập trung ở 6 bước đầu của quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh. (Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được đề cập sâu hơn trong chương 2).
Sản phẩm: Tập trung vào sản phẩm truyền thống của Công ty là Nước tinh khiết đóng chai mang nhãn hiệu Aquaplus. Dựa trên vị trí quan trọng của sản phẩm này trong cơ cấu các sản phẩm của Công ty, nó chiếm tới 50% tổng doanh thu hàng năm. Và dựa trên tiềm năng khả quan của sản phẩm này trên thị trường nước tinh khiết đóng chai.
Không gian thị trường: giới hạn là trên địa bàn thành phố Hà Nội, thị trường chính của Công ty. Doanh thu tính trên địa bàn Hà Nội chiếm 30 % tổng doanh thu của sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty, số liệu cập nhật từ 2008 đến năm 2010.
Kết cấu luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT”.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm đóng chai.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC ĐÓNG CHAI
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Chiến lược kinh doanh: khái niệm và bản chất.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thể dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài, hạn chế của cách tiếp cận này là chiến lược khó thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Bruce Henderson kết nối chiến lược với lợi thế cạnh tranh:“Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Chúng ta có thể đi theo một khái niệm khá tổng quát và đầy đủ của Alan Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là các công cụ, giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”
Bản chất của chiến lược kinh doanh chính là việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả.
Nội dung chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định chiến lược về không gian thị trường mục tiêu, xác định giá trị gia tăng, cường độ đầu tư, quy hoạch nguồn lực cho SBU và các chiến lược chức năng.
Các loại hình chiến lược kinh doanh gồm: Chiến lược tích hợp, chiến lược đa dạng hoá, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược M&A, chiến lược đổi mới và loại bỏ SBU, liên minh chiến lược, sáp nhập và mua lại….Những loại chiến lược cơ bản này vừa thích hợp với những công ty kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều loại sản phẩm dịch vụ, vừa thích hợp với những công ty, xí nghiệp chỉ tham gia một ngành hay sản phẩm dịch vụ. Tùy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh hay tăng trưởng ổn định mà quyết định theo đuổi chiến lược nào.
2.1.2 Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
Như vậy phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và bản chất chiến lược kinh doanh, vậy các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh của một công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là gì? Có thể tóm lại trong 3 nhân tố chính:
Mục tiêu chiến lược dài hạn: Mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian thường từ 3 đến 5 năm. Đối với các công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết thì mục tiêu dài hạn thường là các lĩnh vực sau:
+ Mức lợi nhuận và khả năng sinh lời: Sự ước lượng về mức tăng trưởng của doanh thu bao nhiêu phần trăm trên năm, hoặc lợi nhuận trong thời kỳ nhất định.
+ Thị phần: Mong muốn chiến lĩnh và mở rộng thị phần trên thị trường.
+ Vị thế cạnh tranh: Là lòng tin dùng, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai với khách hàng tương quan với đối thủ cạnh tranh.
+ Năng suất: ước lượng tỷ lệ phần trăm mức sản lượng sản xuất hàng năm, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, sản phẩm có chất lượng cao, tỷ lệ hư hỏng ít.
Phương thức cạnh tranh: là các cách thức doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh, để định vị và cũng chính là yếu tố quyết định lý do mà khách hàng lựa chọn sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của doanh nghiệp chứ không phải sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, chủ yếu các phương thức cạnh tranh được sử dụng là:
+ Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá trên thị trường. Các chính sách định giá bán: Chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách định giá theo giá thị trường… Chính sách định giá theo giá thị trường là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai hiện nay. Mức sống của người dân ngày càng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp nữa, nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ tốt hơn.
+ Cạnh tranh phi giá: Là sự lựa chọn phương thức cạnh tranh khác giá để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mẫu mã, thời gian giao hàng, hình thức thanh toán….
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định. Nước tinh khiết đóng chai cũng cần có hình dáng, và mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phải thỏa mãn gọn nhẹ, dễ sử dụng, đẹp mắt… Với các công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, ngoài yêu cầu sản xuất tốt còn phải biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Phương thức cạnh tranh này phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng được đáp ứng nhanh nhất về cả thời gian và chất lượng gia hàng. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, … để tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì sẽ thu hút khách hàng, đối tác làm ăn trên thị trường, thậm chí còn giúp giảm mạnh hiện tượng sản xuất hàng giả.
Nguồn lực: Từ những mục tiêu dài hạn, phương thức cạnh tranh và định vị mà chiến lược kinh doanh đã xác định được ở trên thì chiến lược phải đưa được ra kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính…thể thực hiện các mục tiêu, và phương thức đó. Ví dụ như doanh nghiệp chọn phương thức cạnh tranh phi giá mà chủ yếu tập trung vào thời gian giao hàng thì nguồn lực mà doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai sẽ phải chuẩn bị là tài chính để đầu tư vào hệ thống mạng lưới bán hàng, tuyển dụng hay đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho công tác vận chuyển hàng hóa…
2.2 Một số lý thuyết liên quan hoạch định chiến lược kinh doanh.
2.2.1 Khái niệm.
Trong lĩnh vực kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu thực sự từ những năm 1950, đến nay, hoạch định chiến lược kinh doanh dã trở nên phổ biến trong kinh doanh hiện đại. Theo Robert N.Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp,về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.” Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.”
Chiến lược kinh doanh là một vấn đề rất rộng lớn và phong phú về nội dung, chính vì thế hoạch định chiến lược kinh doanh cũng có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau tùy theo góc nhìn của từng tác giả. Tuy nhiên, cơ bản có thể hiểu khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh như sau: “Hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản”.
2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.
Trên cơ sở các công trình của các nhà nghiên cứu và xuất phát từ bản chất của hoạch định chiến lược kinh doanh, có thể rút ra các vai trò chủ yếu của nó như sau:
Thứ nhất, tạo lập chiến lược để giành lợi thế cơ bản trong kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của hoạch định chiến lược kinh doanh là chiến lược kinh doanh. Chính nhờ có chiến lược mà doanh nghiệp có thể lường trước các tình huống kinh doanh, tính toán phương án kinh doanh, từ đó chủ động hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến động, tận dụng các cơ hội kinh doanh, tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách chủ động.
Thứ hai, nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị một cách hiệu quả hơn. Bởi trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp sẽ phải phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong hiện tại và tương lai, từ đó cân đối tài nguyên, và nguồn lực của doanh nghiệp với cơ hội thị trường nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đề ra, và có thể ứng phó một cách chủ động với những biến đổi của môi trường kinh doanh.
Thứ ba, phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên của doanh nghiệp luôn giữ vững hướng đi chung của công ty. Người lao động, chủ sở hữu, nhà quản lý sẽ có được niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp khi họ biết rằng tương lai đó đã được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Thậm chí họ sẽ hứng khởi làm việc hơn khi chính họ được tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình, bản thân họ không còn thấy bị gò bó bởi phải thực hiện những quyết định cứng nhắc mang tính chỉ tiêu như trước.
Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh.
Phương pháp ma trận: Là việc sử dụng các loại ma trận trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chọn. Các ma trận loại thường được sử dụng là: ma trận BCG, mô thức TOWS, ma trận GE, ma trận HOFER, ma trận SPACE...Trong đó, hai loại ma trận điển hình là mô thức TOWS và ma trận BCG.
Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp Philippe Laserre đưa ra, trong đó chiến lược kinh doanh được hoạch định nhờ kinh nghiệm học hỏi từ thực tiễn, và trực giác của những nhà hoạch định. Phương pháp này thường được sử dụng khi doanh nghiệp hoạt động tại thị trường có quy mô nhỏ bé và manh mún, phân tán, môi trường kinh doanh không ổn định và lộn xộn, các thông số thông tin thường thiếu thốn và không đáng tin cậy, ảnh hưởng mạnh của các nhân tố phi thị trường, tác động mạnh mẽ của nhà nước, công nghệ thứ cấp, hệ thống kinh doanh đóng kín…
Phương pháp tư vấn chuyên gia. Là phương pháp mà doanh nghiệp thông qua các cuộc hội thảo, hoặc mời các nhà hoạch định chiến lược có uy tín để lấy ý kiến tư vấn của họ, hoặc rút kinh nghiệm từ thực tế của họ để hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước về hoạch định chiến lược kinh doanh.
Trên thế giới.
Michael Porter là một trong những giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard. Với những tác phẩm kinh điển như “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy năm 1980 ), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) …được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh trên khắp thế giới trong suốt gần 30 năm qua.
Henry Mintzberg người Canada, từng làm việc ở hai trường kinh doanh: McGill ở Montreal và INSEAD ở Pháp tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị chiến lược với sự kết nối của tính chuẩn xác học thuật và sự tận tụy tìm kiếm những triển vọng mới. Đỉnh điểm của công việc này là ấn phẩm “The Rise and Fall of Strategic Planning” (“Những thăng trầm của hoạch định chiến lược).
Gần đây nhất có cuốn sách đang được độc giả Việt Nam hứng khởi đón đọc là cuốn Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả - Đại Học Harvard đã trình bày tất cả chủ đề quan trọng để bạn có được một nền tảng kiến thức cơ bản cùng sự khởi đầu đầy tự tin khi hoạch định và thực hiện chiến lược cho tổ chức của mình.
Nhìn chung những công trình đã nêu rõ ràng và đầy đủ nội dung của chiến lược kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh làm nền tảng để các doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Trong nước và trong trường Đại học Thương Mại.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, em đã phát hiện có một số công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh như: Lê Thế Giới (2007) với "Quản trị chiến lược" của NXB Thống kê, Nguyễn Bách Khoa (2004) với "Chiến lược kinh doanh quốc tế"của NXB Thống kê, Ngô