Đề tài Hoạch định chiến lược marketing toàn cầu cho một sản phẩm chưa có mặt tại thị trường Việt Nam của tổng công ty Fresh Home Nhật Bản

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ, hàng hóa không còn bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững chắc cần có những chiến lược phù hợp để đưa sản phẩm của mình gia nhập vào thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng ở nước ngoài. Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp Nhật luôn thể hiện sự năng động, nhạy bén của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Tổng công ty FreshHome Nhật Bản cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nắm bắt được xu hướng phát triển và nhu cầu ngày càng tăng nhanh về thị trường thiết bị vệ sinh trên thế giới, cùng với tiềm lực, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng tài chính ổn định, FreshHome đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm EFRIZ, một sản phẩm công nghệ tiên tiến với những tính năng và giá trị mới lạ, độc đáo, lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam với mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển thị phần và gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trường kinh tế nhanh và ổn định trong những năm vừa qua. Hơn nữa, thị trường Đông Nam Á là thị trường hết sức sôi động và tiềm năng. Với những đặc tính về văn hóa, xã hội và sự tăng cường hợp tác song phương giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật trong thời gian qua, việc kinh doanh, giao thương của hai nước trở nên dẽ dàng hơn bao giờ hết. Đây chính là thời cơ để FreshHome đưa ra chiến lược marketing cho sản phẩm mới của mình tại thị trường Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu môi trường kinh doanh tại đây. Với những sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nghiêm túc, FreshHome hy vọng sẽ gặt hái được những thành công đầu tiên tại thị trường đầy tiềm năng - Việt Nam.

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược marketing toàn cầu cho một sản phẩm chưa có mặt tại thị trường Việt Nam của tổng công ty Fresh Home Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (TỔNG CÔNG TY FRESHHOME NHẬT BẢN VÀ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU FRESHHOME VIỆT NAM) 2 CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 6 1.1 Thông tin đại cương 6 1.2 Môi trường chính trị - pháp luật 7 1.3 Môi trường văn hóa 9 1.4 Môi trường cạnh tranh và kinh tế - tài chính – cơ sở hạ tầng 9 1.4.1 Tình hình kinh tế, tài chính Việt Nam thời gian gần đây 9 1.4.2 Cơ sở hạ tầng 10 1.4.3 Phân tích thị trường theo mô hình năm nguồn lực của Porter 20 1.4.3.1 Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng 20 1.4.3.2 Năng lực thương thuyết của nhà cung cấp 20 1.4.3.3 Năng lực thương thuyết của người mua 20 1.4.3.4 Sản phẩm thay thế 21 1.4.3.5 Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu 21 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 24 2.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 24 2.1.1 Giới thiệu về sản phẩm 24 2.1.1.1 Phần cốt lõi của sản phẩm 24 2.1.1.2 Phần cụ thể của sản phẩm 25 2.1.1.3 Đặc tính của sản phẩm 28 2.1.1.4 Phần giá trị tăng thêm 28 2.1.2 Chiến lược sản phẩm 31 2.1.3 Phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam 32 2.1.4 Bao bì, đóng gói sản phẩm 34 2.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 36 2.2.1 Chức năng của các kênh phân phối 36 2.2.2 Hoạch định và quyết định kênh phân phối 37 2.2.3 Tổ chức và hoạt động của kênh 42 2.2.4 Tổ chức lực lượng bán hàng 48 2.3 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN 50 2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị (2 tháng trước khi tung sản phẩm ra thị trường) 50 2.3.2 Giai đoạn 1: 8 tuần đầu. (tháng thứ 1 – tháng thứ 2) 51 2.3.3 Giai đoạn 2: 12 tuần sau. (tháng thứ 3 – tháng thứ 5) 54 2.3.4 Giai đoạn 3: 16 tuần tiếp theo. (tháng thứ 6 – tháng thứ 10) 57 2.3.5 Giai đoạn 4: 12 tuần tiếp theo. (tháng thứ 11 – tháng thứ 12) 59 2.4 CHIẾN LƯỢC GIÁ 61 2.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm của công ty 61 2.4.1.1 Những yếu tố nội tại 61 2.4.1.1.1 Mục tiêu marketing 61 2.4.1.1.2 Chiến lược phối thức marketing 61 2.4.1.1.3 Phí tổn (Các chi phí kinh doanh, vận chuyển và thuế quan) 62 2.4.1.1.4 Tổ chức/cá nhân thực hiện định giá 62 2.4.1.2 Những yếu tố bên ngoài 62 2.4.1.2.1 Thị trường và nhu cầu 62 2.4.1.2.2 Mô hình Porter 63 2.4.2 Định giá 64 2.4.3 Chiến lược giá của công ty đối với sản phẩm EFRIZ tại thị trường Việt Nam 65 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU 66 3.1 Cấu trúc thương hiệu 66 3.2 Định vị thương hiệu 67 3.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh 67 3.2.2 Khách hàng mục tiêu 68 3.2.3 Thấu hiểu khách hàng mục tiêu 69 3.2.4 Lợi ích sản phẩm 71 3.2.5 Bản sắc, tính cách thương hiệu 71 3.2.6 Lý do tin tưởng 72 3.2.7 Sự khác biệt 72 3.2.8 Những tinh tuý, cốt lõi của thương hiệu 74 3.2.9 Công cụ định vị thương hiệu 74 3.3 Dự báo doanh số (1 năm) 74 3.4 Dự báo rủi ro 74 3.4.1 Rủi ro chiến lược sản phẩm 74 3.4.2 Rủi ro chiến lược phân phối 77 3.4.3 Rủi ro chiến lược xúc tiến 81 3.4.4 Rủi ro chiến lược giá 89 3.4.5 Rủi ro chiến lược thương hiệu 92 CHƯƠNG 4: PHÂN BỔ NGÂN SÁCH 94 4.1 Phân bổ ngân sách cho quảng cáo 94 4.2 Dự kiến lời – lỗ 96 4.3 Đánh giá, kiểm tra 99 KẾT LUẬN 102 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ, hàng hóa không còn bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững chắc cần có những chiến lược phù hợp để đưa sản phẩm của mình gia nhập vào thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng ở nước ngoài. Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp Nhật luôn thể hiện sự năng động, nhạy bén của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Tổng công ty FreshHome Nhật Bản cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nắm bắt được xu hướng phát triển và nhu cầu ngày càng tăng nhanh về thị trường thiết bị vệ sinh trên thế giới, cùng với tiềm lực, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng tài chính ổn định, FreshHome đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm EFRIZ, một sản phẩm công nghệ tiên tiến với những tính năng và giá trị mới lạ, độc đáo, lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam với mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển thị phần và gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trường kinh tế nhanh và ổn định trong những năm vừa qua. Hơn nữa, thị trường Đông Nam Á là thị trường hết sức sôi động và tiềm năng. Với những đặc tính về văn hóa, xã hội và sự tăng cường hợp tác song phương giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật trong thời gian qua, việc kinh doanh, giao thương của hai nước trở nên dẽ dàng hơn bao giờ hết. Đây chính là thời cơ để FreshHome đưa ra chiến lược marketing cho sản phẩm mới của mình tại thị trường Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu môi trường kinh doanh tại đây. Với những sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nghiêm túc, FreshHome hy vọng sẽ gặt hái được những thành công đầu tiên tại thị trường đầy tiềm năng - Việt Nam. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TỔNG CÔNG TY FRESH HOME NHẬT BẢN Thành lập từ năm 1959 tại Nhật Bản, Fresh Home được biết đến là một trong những nhà sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp hàng đầu thế giới với các chi nhánh, công ty liên doanh và văn phòng đại diện trải dài khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Với đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và sáng tạo không ngừng, Fresh Home luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, với những chi tiết và đường nét sắc xảo góp phần tạo nên mỹ quan cho cuộc sống. Công ty luôn có những giải pháp tốt nhất cho bất kỳ đối tượng nào từ nhà ở, khu dân cư, thương mại cho đến các công trình xây dựng  Những bộ sưu tập bao gồm phòng tắm, chậu rửa, bồn tắm và bồn cầu khá phong phú được thiết kế sang trọng  kết hợp với công nghệ tiên tiến tạo ra sự thư giản  cho cả thể chất và tinh thần của quý khách hàng .  Bên cạnh những nổ lực nhằm tạo ra một phong cách sống phong phú thoải mái với các thiết bị sứ vệ sinh, Fresh Home cũng luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên và năng lượng hạn hẹp, đảm bảo một sự phát triển bền vững của một tập đòan tòan cầu. CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU FRESH HOME VIETNAM Được thành lập vào tháng 9 năm 2008, chính sách của Fresh Home là luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt Nam, cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Và hiện nay chúng tôi đang nhắm vào sản phẩm nắp bồn cầu có giấy nilon chạy “sanitary toilet seat” vô cùng độc đáo tiện nghi, sạch sẽ và thể hiện một phong cách sống mới của người dân Việt Nam. CƠ CẤU CÔNG TY  Chức năng của Phòng tài chính- kế tóan   Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính của toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao. Tổ chức quản lý kế toán. Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho Ban giám đốc về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính. Phối hợp các phòng ban khác trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác kinh doanh cũng như công tác chỉ đạo quản lý của Ban giám đốc. Chức năng của Phòng Sales-Marketing Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty. Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập, xuất… của công ty trình Ban Giám đốc. Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ công ty. Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất khi Ban Giám đốc yêu cầu. chịu trách nhiệm về hoạt động chào hàng, bán hàng, tiếp thị, các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường chịu trách nhiệm về các các thủ tục hải quan, chứng từ, vận chuyển hàng hóa… Chức năng của Phòng Hành chính- Nhân sự Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo tòan công ty. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Phục vụ các công tác hành chánh để Ban Gíam đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành. Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty. Tham mưu đề xuất cho Ban Gíam đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chánh-Nhân sự. Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa Ban Gíam đốc và Người lao động trong Công ty.     CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Thông tin đại cương: Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa, ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Dân số Việt Nam hiện vào khoảng 85,8 triệu người (số liệu tháng 4/2009), trong đó 49,5% là nam, 50,5% là nữ. Hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong tốp các nước đông dân nhất trên thế giới. Tính ra trong 10 năm (1999-2009), bình quân mỗi năm dân số nước ta chỉ tăng 1,2%/năm. Trong tổng số dân, dân cư khu vực thành thị là 25,3 triệu người và gần 65 triệu người thuộc khu vực nông thôn. Như vậy, trong 10 năm, dân thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân là 3,4%/năm, trong khi dân ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng chỉ 0,4%/năm. Nguyên nhân của tình trạng tăng dân số thành thị là do di dân và quá trình đô thị hoá. Kết cấu dân số theo độ tuổi 0-14 tuổi: 25.51%; 15-64 tuổi: 65.04%; Trên 65 tuổi: 9.45% (2007). Thu nhập bình quân đầu người là 2,783 USD/ người. Tốc độ gia tăng GDP 6.23% (2008) Môi trường chính trị - pháp luật: Mức độ tham gia các tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Môi trường chính trị Môi trườnh chính trị xã hội ổn định, không xảy ra chiến tranh Môi trường đầu tư thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn một số điểm yếu như về cơ sở hạ tầng, pháp luật… Chính sách ngoại thương Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi để thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, đồng thời giữ vững nguyên tắc: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau Coi trọng hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương: hiệu quả ngoại thương không chỉ được hiểu là mức lợi nhuận mà còn là mức đóng góp cho xã hội Chính sách tối huệ quốc Việt Nam đã có thỏa thuận tối huệ quốc với 164 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam có quan hệ với 122 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO, 27 nước thuộc liên minh châu Âu và 15 nước và vùng lãnh thổ chưa là thành viên WTO. Thuế nhập khẩu Theo Quyết định 106 của Bộ Tài chính năm 2007, mức thuế suất nhập khẩu hiện hành đối với linh kiện bằng plastic cho sản phẩm xí bệt là 37%. Chính sách đầu tư nước ngoài Môi trường đầu tư thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn một số điểm yếu như về cơ sở hạ tầng, pháp luật… Thủ tục hải quan: 4 bước: _ Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá _ Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế _ Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan _ Phúc tập hồ sơ Thủ tục hành chính Đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung vẫn thiếu khoa học, nhiều thủ tục rườm rà cần cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các hội chợ thương mại, xúc tiến thương mại Phê duyệt nhiều chương trình xúc tiến thương mại (đợt 1,2,3 năm 2009). Hội chợ triển lãm 2009: Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam. Luật Thương mại năm 2005. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP. Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC Môi trường văn hóa Thói quen tiêu dùng: Hiện tại người dân đang sử dụng xí bệt và xí xổm. Nhưng hiện ở thành thị (đặc biệt là TP.HCM) xí bệt chiếm đa số. Phần lớn người thành thị (đặc biệt TP.HCM) dành thời gian ở ngoài như ở công sở, quán ăn, trung tâm mua sắm,… Nhu cầu sử dụng các toilet công cộng lớn. Ý thức giữ gìn mỹ quan và vệ sinh chung chưa cao, ví dụ như vẫn còn xả rác bừa bãi, vẽ bậy, khạc nhổ… Môi trường cạnh tranh và kinh tế - tài chính – cơ sở hạ tầng: Tình hình kinh tế, tài chính Việt Nam trong Quý I/2009 Tốc độ tăng GDP trong nước quý 1/2009 vừa qua chỉ đạt hơn 40% so với mức tăng của quý 1/2008, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây song Việt Nam vẫn là một trong số 12 quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ tăng từ 4,8 - 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc Hội đề ra là 6%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quý 1 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,5%. Khu vực dịch vụ tăng 5,4%. Tuy tốc độ tăng GDP trong quý 1/2009 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì nước ta ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu so với các nước phát triển và khu vực. Do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4 - 6% và được đánh giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực. Trong quý 1/ 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội tương đương với GDP cả nước, cùng đạt mức 3,1%. Tp.HCM có mức tăng trưởng cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức 4%. Ở cấp độ vĩ mô, theo cam kết khi gia nhập WTO, năm 2009, Việt Nam phải mở cửa hơn thị trường hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thị trường thế giới bị thu hẹp thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Sự cạnh tranh có thể đến từ nhiều nước. Khi thị trường xuất khẩu ở các nước khác bị thu hẹp, Việt Nam trở thành mục tiêu lý tưởng. Trên thực tế trong thời gian gần đây, hàng hóa Trung Quốc đã xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam. Điều này khiến các DN trong nước lẫn DNNN khác cũng gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản. Ngòai ra, suy thoái kinh tế đã có sự tác động trực tiếp đến Việt Nam. Cùng với những yếu kém nội tại, kinh tế quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn. Dòng vốn đầu tư nước ngoài, lượng kiều hối giảm, cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt, các ngành nghề như du lịch, dịch vụ, sản xuất, bán lẻ và xuất khẩu phải đối mặt với nhiều thách thức. VND mất giá và tốc độ phát triển kinh tế tháng cuối năm 2008 và năm 2009 chậm một cách đáng kể. Hơn lúc nào hết, để ngăn chặn đà suy thoái, Chính phủ và các doanh nghiệp đã có những quyết định đúng đắn. Chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nữa và các gói kích thích kinh tế được sử dụng hợp lý. Các chính sách liên quan tới một số loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập, đặc biệt thuế nhập khẩu xăng đầu và việc kinh doanh để giá xăng dầu trong nước được xem xét lại và giảm tới mức hợp lý. Ngoài ra, chính phủ phải thúc đẩy cải thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các công cụ và nguồn lực của nhà nước tạo được lòng tin cho người dân và các nhà đầu tư mới có thể làm cho kinh tế phục hồi và phát triển Cơ sở hạ tầng Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển. Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…có tổng chiều dài khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất. Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 6 sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế). Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa và cảng Sài Gòn, các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông Tiền, sông Hậu (miền Tây Nam bộ), và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền Đông Nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam Riêng tại TP.HCM, tính đến hết tháng 9/2008 tổng số phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn : 3,9 triệu bao gồm 3,6 triệu mô tô, xe gắn máy, 360.000 xe ô tô các loại (chưa kể khoảng 2 triệu xe đạp). Mỗi ngày trung bình tăng thêm 177 ô tô và 1.077 môtô. Khoảng 500.000 xe gắn máy và 60.0
Luận văn liên quan