Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc quản trị tài chính của một
doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp trên trị truờng. Các
chuyên gia tài chính của một doanh nghiệp luôn đối mặt với ba câu hỏi quan trọng,
đó là:
(1) Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đư a ra quyết
định lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
(2) Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu
vốn đầu tư đã được hoạch định đó?
(3) Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách cổ tức như thế nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền vào đâu cho hiệu quả, câu hỏi
thứ hai liên quan đến huy động vốn tài trợ phù hợp và câu hỏi thứ ba liên quan đến
sự kết hợp giữa hai quyết định (1) và (2).
Để trả lời cho các câu hỏi trên thì các nhà hoạch định tài chính phải đưa ra các
quyết định tài chính như: quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính
sách cổ tức. Đây là ba quyết định quan trọng đối với sự phát triển và thành công của
bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do vậy, các nhà hoạch định tài chính của doanh
nghiệp phải cân nhắc và đưa ra quyết định khi kết hợp cùng lúc cả b a chiến lược
này và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đọan phát triển của doanh
nghiệp, cách thứ c kết hợp như thế được gọi là xây dựng chiến lược tài chính thích
hợp cho các doanh nghiệp trong các giai đoạn khởi sự, tăng trưởng, dung mãn (bảo
hòa) và suy thoái.
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược tài chính cho giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 32 – HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
CHO GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ VÀ TĂNG TRƯỞNG
GV : NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
HV : Nhóm 8 – K19 –Ngân hàng đêm 2
1/ La Kim Phụng
2/ Lê Thị Thu Hồng
3/ Trương Bích Liễu
4/ Nguyễn Thị Huệ
5/ Võ Thanh Đạt
6/ Nguyễn Phượng Liên
7/ Nguyễn Sơn Huy
8/ Đặng Tùng Linh
9/ Trần Nguyễn Nhã Khanh
10/ Nguyễn Ngọc Thanh Huyền
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 1
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................................3
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .....................................................................................................................................4
1. Chiến lược tài chính là gì ? ................................................................................................................................4
2. Đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp ....................................................4
2.1 Giai đoạn khởi sự kinh doanh ..................................................................................................................4
2.2 Giai đoạn tăng trưởng ..................................................................................................................................5
2.3 Giai đoạn sung mãn (bão hòa)..................................................................................................................5
2.4 Giai đoạn suy thoái..........................................................................................................................................5
3. Rủi ro của doanh nghiệp....................................................................................................................................6
3.1 Rủi ro tổng thể ..................................................................................................................................................6
3.1.1 Rủi ro kinh doanh .................................................................................................................................6
3.1.2 Rủi ro t ài chính ............................................................................................... 7
3.1.3 Rủi ro tổng thể ................................................................................................ 8
3.2 Xây dựng chiến lựoc tài chính – Đặt trong mối quan hệ tương quan nghịch giữa
rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.............................................................................................................................9
II. GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO HIỂM .......................................................... 10
1. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi sự ......................................................................................................... 10
2. Xác định rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính........................................................................................ 10
3. Chiến lược tài chính cho giai đoạn khởi sự kinh doanh..................................................................... 12
4. Nghiên cứu thêm về đầu tư mạo hiểm ....................................................................................................... 17
4.1 Đầu tư mạo hiểm ..................................................................................................................................... 17
4.2 Vốn mạo hiểm ......................................................................................................................................... 18
4.2.1 Vốn mạo hiểm là gì? .................................................................................................................. 18
4.2.2 Những ưu thế của vốn mạo hiểm so với các nguồn vốn khác ..................................... 19
4.2..3 Tác động của vốn mạo hiểm..................................................................................................... 19
4.2.4 Các điều kiện thu hút được vốn mạo hiểm ........................................................................... 20
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 2
4.2.5 Một số quỹ Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam........................................................................ 21
III. GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG......................................................................................................................... 22
1. Đặc điểm doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng ........................................................................ 22
2. Xác định rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính........................................................................................ 23
3. Chiến lược tài chính cho giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp................................................ 23
4. Tình huống nghiên cứu: phân tích tăng trưởng của Cty CP Vàng bạc Đá quý
Phú Nhuận (PNJ) .................................................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................. 32
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................................ 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 35
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc quản trị tài chính của một
doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp trên trị truờng. Các
chuyên gia tài chính của một doanh nghiệp luôn đối mặt với ba câu hỏi quan trọng,
đó là:
(1) Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết
định lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
(2) Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu
vốn đầu tư đã được hoạch định đó?
(3) Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách cổ tức như thế nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền vào đâu cho hiệu quả, câu hỏi
thứ hai liên quan đến huy động vốn tài trợ phù hợp và câu hỏi thứ ba liên quan đến
sự kết hợp giữa hai quyết định (1) và (2).
Để trả lời cho các câu hỏi trên thì các nhà hoạch định tài chính phải đưa ra các
quyết định tài chính như: quyết định về đầu tư, quyết định t ài trợ, quyết định chính
sách cổ tức. Đây là ba quy ết định quan trọng đối với sự phát triển và thành công của
bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do vậy, các nhà hoạch định t ài chính của doanh
nghiệp phải cân nhắc và đưa ra quyết định khi kết hợp cùng lúc cả ba chiến lược
này và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đọan phát triển của doanh
nghiệp, cách thức kết hợp như thế được gọi là xây dựng chiến lược tài chính thích
hợp cho các doanh nghiệp trong các giai đoạn khởi sự, tăng trưởng, dung mãn (bảo
hòa) và suy thoái.
Trong phạm vi đề tài này chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm doanh nghiệp của giai
đoạn khởi sự và tăng trưởng, từ đó xác định rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính trong
mối tương quan nghịch với rủi ro kinh doanh và đi đến xác định chiến lược t ài
chính phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 4
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Chiến lược tài chính là gì?
Chiến lược tài chính là việc thực hiện kết hợp 3 quyết định quan trọng của doanh nghiệp:
đầu tư, tài trợ, phân phối nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp, từ đó tối đa hóa thu
nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Chiến lược tài chính được xây dựng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong
chu kỳ sống.
Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp:
Chiến lược tài chính xây dựng cho từng giai đoạn dựa vào mối tương quan nghịch giữa rủi
ro kinh doanh và rủi ro tài chính (chẳng hạn như từ giai đoạn khởi sự đến giai đoạn suy thoái, mức
độ rủi ro kinh doanh sẽ giảm dần, ngược lại rủi ro tài chính tăng dần)
Hoạch định chiến lược tài chính: là việc ra và thực hiện 3 quyết định đầu tư, tài trợ, phân
phối nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp, từ đó tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu
doanh nghiệp, nhưng tùy thuộc vào giai đoạn nào mà một quyết định nào đó nổi lên giữ vai trò
quyết định cho giai đoạn đó.
Quyết định đầu tư: là quyết định mà kể từ sau khi xác lập lĩnh vực đầu tư, và từ lĩnh vực đầu
tư đó chủ doanh nghiệp sẽ xác lập rủi ro có thể gặp do ngành nghề đầu tư gây ra, hay còn gọi là rủi
ro kinh doanh.
Quyết định tài trợ: là quyết định huy động nguồn vốn để tài trợ đầu tư (bao gồm tài trợ bằng
nợ và bằng nguồn vốn chủ sở hữu). Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu đó là gì?
Trong các loại hình doanh nghiệp thì hoạch định tài chính cho công ty cổ phần là phức tạp nhất.
Do đó, chúng tôi lựa chọn công ty cổ phần để phân tích các chiến lược tài chính mà một công ty cổ
phần thực hiện. Đối với công ty cổ phần thì vốn huy động là nợ , vốn cổ phần và vốn cổ phần ưu
đãi. Quyết định tài trợ cũng có thể gặp rủi ro và rủi ro đó được gọi là rủi ro tài chính.
Quyết định phân phối: là chính sách phân phối lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp cụ thể
hơn là ấn định một tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận giữ lại và đầu tư mới. Quyết định phân phối đối
với công ty cổ phần là chính sách chia cổ tức.
2. Đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
2.1 Giai đoạn khởi sự kinh doanh
KHỞI SỰ TĂNG TRƯỞNG SUNG MÃN SUY THOÁI
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 5
Giai đoạn khởi sự là giai đoạn đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào chi phí
nghiên cứu phát triển, chi phí nghiên cứu thị trường, doanh thu không chỉ thấp mà
còn chậm, lợi nhuận không chỉ thấp mà còn âm.
Giai đoạn khởi sự kinh doanh thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến
5 năm.
2.2 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn bước đầu sản phẩm mới đã được đưa ra thị
trường một cách thành công, doanh thu và lợi nhuận sẽ bắt đầu tăng nhanh chóng.
Giai đoạn tăng trưởng kinh doanh thường kéo dài trong khoảng thời gian từ
03-05 năm.
Doanh nghiệp bắt đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng. Giá cổ phần tăng lên
liên tục và dễ biến động. N guồn tài trợ chủ yếu lúc này là nguồn vốn từ các nhà đầu
tư vốn cổ phần tăng trưởng.
2.3 Giai đoạn sung mãn (bão hòa)
Giai đoạn sung mãn (bão hòa) là giai đoạn có doanh số cao, tương đối ổn định
với biên lợi nhuận hợp lý.
Giá cổ phần cao, ổn định với biến động thấp.
Tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 05-07 năm.
2.4 Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn suy thoái là giai đoạn nhu cầu về sản phẩm bắt đầu giảm, doanh thu
và lợi nhuận bắt đầu sụt giảm liên tục.
Giá cổ phần biến động theo chiều hướng giảm xuống.
Tỷ lệ chi trả cổ tức trong giai đoạn này rất cao.
Ở giai đoạn này, nếu công ty không có các biện pháp hoặc chiến lược để vực
dậy công ty khả năng công ty bị phá sản rất cao.
Như chúng ta đã biết, các nhà quản trị tài chính của một doanh nghiệp luôn
phải đối mặt với 3 quyết định quan trọng, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ
và quyết định phân phối.Việc đưa ra các quyết định này phải được đặt thích hợp
trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Do đó chúng ta cần phải định vị được các giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp để có thể đưa ra được các chiến lược tài chính phù hợp. Việc định vị các giai
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 6
đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng không ngoài mục tiêu hiểu rõ đặc điểm của
doanh nghiệp, của sản phẩm trong từng giai đoạn, những khó khăn, những thuận
lợi…từ đó xác định những rủi ro liên quan để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có
những biện pháp ứng phó t hích hợp.
Sau khi chúng ta đã định vị đựoc doanh nghiệp đang trong giai đoạn nào của
chu kỳ sống thì các nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lựoc t ài chính, và chiến lựoc
này dựa trên mối quan hệ tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
3. Rủi ro của doanh nghiệp
3.1 Rủi ro tổng thể
3.1.1 Rủi ro kinh doanh: là tính khả biến hay tính không chắc chắn về EBIT của
doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh hình thành do doanh nghiệp sử dụng định phí
trong cấu trúc chi phí.
Đặc điểm:
+ Là loại rủi ro gắn liền với quyết định đầu tư.
+ Do đặc thù ngành chi phối, vì thế sẽ có ngành có rủi ro kinh doanh cao,
ngành rủi ro kinh doanh thấp; những ngành tăng trưởng càng cao sẽ có rủi ro kinh
doanh càng cao.
Giai ñoaïn
khôûi söï
Giai ñoaïn
taêng
tröôûng
Giai ñoaïn
baûo hoaø
Thôøi gian
Doanh thu,
lôïi nhuaän
Giai ñoaïn
suy thoaùi
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 7
+ Mức độ của loại rủi ro này cao hay thấp là 1 phần do năng lực quản trị của
chủ doanh nghiệp quyết định.
+ Đây là loại rủi ro không thể triệt tiêu được.
+ Rủi ro kinh doanh đem đến sự bất ổn, không chắc chắn cho độ nhạy cảm
cho thu nhập hoạt động của doanh nghiệp (EBIT).
Rủi ro kinh doanh được đo lường bằng độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL)
DOL=Phần trăm thay đổi trong EBIT/Phần trăm thay đổi trong doanh thu
Nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh:
+ Đặc điểm ngành
+ Tính biến đổi doanh số theo chu kỳ kinh doanh
+ Tính biến đổi của giá bán đơn vị
+ Tính thay đổi trong chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm (Biến phí)
+ Năng lực quản trị của lãnh đạo, trình độ của nhân viên
+ Vị trí địa lý của doanh nghiệp
+ Thương hiệu của doanh nghiệp
+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
+ Khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp
+ Tính đa dạng hóa về mặt sản phẩm
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL): Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến
việc sử dụng tài sản có các định phí. Một doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh càng
nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm đối với các t hay đổi trong doanh số.
3.1.2 Rủi ro tài chính: là tính khả biến tăng thêm thu nhập mỗi cổ phần và
xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có
chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình.
Đặc điểm:
+ Là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài trợ. Cụ thể là gắn liền với việc sử
dụng những nguồn t ài trợ có chi phí tài chính cố định: Nợ + cổ phần ưu đãi.
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 8
+ Là loại rủi ro có thể triệt tiêu hoàn toàn bằng cách tài trợ 100% VCP
thường.
+ Đem đến sự bất ổn, không chắc chắn, độ nhạy cảm cho ROE.
+ Thể hiện xác suất mất khả năng chi trả của doanh nghiệp (M ất khả năng chi
trả xảy ra khi doanh nghiệp không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính theo hợp
đồng như:
+ Trả lãi vay
+ Trả nợ gốc cho chủ nợ
+ Trả lợi tức cho cổ đông ưu đãi
+ Trả các khoản phải trả, phải nộp khác; phải trả người bán, phải trả CNV,
phải nộp NSNN.)
+ Rủi ro t ài chính được đo lường bẳng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính
(DFL):
DFL= Phần trăm thay đổi trong EPS/Phần trăm thay đổi trong EBIT
3.1.3 Rủi ro tổng thể: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính hợp lại thành rủi ro
tổng thể của doanh nghiệp.
Rủi ro tổng thể được đo lường bằng độ nghiêng của rủi ro tổng thể (DTL):
DTL = DOL x DFL
= Phần trăm thay đổi trong EPS/Phần trăm thay đổi trong doanh thu
Hình 1.2: Đo lường rủi ro tổng thể
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 9
3.2 Xây dựng chiến lược tài chính đặt trong mối quan hệ tương quan nghịch giữa
rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
Do mục tiêu của các doanh nghiệp là gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu doanh
nghiệp, gia tăng EPS và tài sản cổ đông nên các giám đốc tài chính thường kết hợp
việc sử dụng đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh. Tuy nhiên, khi việc sử dụng
đòn bẩy tăng lên, rủi ro cũng tăng lên.
Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy “quá mức” sẽ phải trả chi phí cao hơn cho
nợ và cổ tức ưu đãi. Các chi phí này sẽ bù trừ lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng
đòn bẩy. Đồng thời việc sử dụng đòn bẩy “quá mức” sẽ làm giá trị thị trường của
doanh nghiệp sụt giảm.
Theo công thức: DTL = DOL x DFL, để đạt được mục tiêu gia tăng EPS và tài
sản cổ đông chúng t a phải giữ DTL ở một mức tối ưu, nghĩa là:
DOL tăng => DFL giảm
DOL giảm => DFL tăng
Hay nói một cách khác, nếu giữ cho rủi tổng thể không đổi, khi rủi ro kinh
doanh tăng lên chúng ta không thể nào để cho rủi ro tài chính tăng lên được nữa mà
phải giảm nó đi. Đây được gọi là mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và
Hình 1.3: Mối tương quan nghịch g iữa rủi ro kinh doanh và rủ i ro tài ch ính
Chương 32: Hoạch định chiến lược tài chính trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng
Nhóm 8 – Cao học K19 – Ngân hàng đêm 2 Trang 10
rủi ro tài chính. Đây chính là nền tảng để hoạch định chiến lược tài chính cho doanh
nghiệp.
II. GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ KINH DOANH – VỐN MẠO HIỂM
1. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi sự
Giai đoạn khởi sự kinh doanh là giai đoạn phát triển quan trọng của một doanh
nghiệp, đây là giai đoạn quyết định cho sự tồn tại sau này của doanh nghiệp. Khi
một công ty bắt đầu giai đoạn khởi sự s ẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nếu
đã có kế hoạch kinh doanh khả thi doanh nghiệp sẽ phải giải quy ết những vấn đề về
vốn , về tổ chức doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh.
Mục tiêu tiên quyết của doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự là bằng mọi
cách làm cho thị trường chấp nhận sản phẩm của mình.
Giai đoạn khởi sự của chu kỳ kinh doanh là giai đoạn tiêu biểu rõ ràng mức độ
cao nhất của rủi ro kinh doanh trong suốt thời kỳ tồn tại của doanh nghiệp. Những
rủi ro này thể hiện ở khả năng sản xuất sản phẩm mới có thật sự hiệu quả, nếu thành
công ở khâu sản xuất sản phẩm thì sản phẩm ấy có được khách hàng đón nhận hay
không và nếu thị trường chấp nhận sản phẩm thì quy mô tăng trưởng của thị trường
có đủ để bù đắp những chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra
thị trường?. Nếu tất cả những điều trên đạt được thì tồn tại một rủi ro khác là công
ty có thể chiếm lĩnh được thị trường hay không để có thể tiếp tục phát triển.
Dòng tiền giai đoạn này luôn âm hay nói cách khác doanh nghiệp luôn có
EBIT âm tức là doanh nghiệp kinh doanh luôn bị lỗ vì dòng tiền chi ra cho nghiên
cứu, đầu tư nhà xưởng, máy móc… là rất lớn trong khi dòng tiền vào không có
hoặc rất ít.
Đây là giai đoạn đem đến sự bất ổn cho EBIT.
2. Nghiên cứu mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính làm nền tảng cho việc hoạch định chiến lược tài chính
Rủi ro kinh doanh giai đoạn khởi sự là cao nhất:
Doanh nghiệp không thể chắc chắn rằng sản phẩm mới của mình có hiệu quả
hay không, có được khách hàng chấp nhận hay không, nếu chấp nhận thì thị trường
có tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ cho các