Cơcấu tổchức có vai trò quan trọng đối với bất kỳmột doanh nghiệp nào,
cho dù doanh nghiệp đó hoạt động sản xuất hay dịch vụ. Quá trình hội nhập đã và
đang đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều đe doạvà thách thức cho sựtồn tại và phát
triển của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước giữvai trò chủ đạo và định
hướng trong nền kinh tếquốc dân.
Đểtồn tại và phát triển trong điều kiện biến động và cạnh tranh gay gắt hiện
nay đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự đổi mới, nâng cao năng lực quản lý nhằm
tạo lợi thếtrên thịtrường.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một trong những Công ty lớn vềlĩnh vựcẩn
xuất xi măng trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Công ty đã và đang khẳng
định được vịthếcủa mình trên thịtrường trong nước. Công ty không ngừng cải tiến
kỹthuật, công nghệnhằm nâng cao chất lượngủan phẩm. Nhưng một con tàu muốn
chạy tốt người cầm lái phải vững chắc, do vậy việc hoàn thiện cơcấu tổchức được
Công ty rất chú trọng quan tâm. Chính vì thếem đã lựa chọn đềtài: "Hoàn thiện cơ
cấu tổchức Công ty xi măng Hoàng Thạch" đểnghiên cứu.
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4141 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Công ty xi măng Hoàng Thạch"”
Chuyên đề tốt nghiệp
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. ....................... 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC: ........................................... 7
1.1.1. Khái niệm tổ chức: ...................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm cơ cấu tổ chức: .......................................................... 7
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức: ................................. 8
1.1.3.1. Chuyên môn hoá công việc: ................................................... 8
1.1.3.2. Phân chia tổ thành các bộ phận và các mô hình tổ chức
bộ phận: ............................................................................................. 8
1.1.3.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức: ................................... 9
1.1.3.4. Cấp quản lý, tầm quản lý và mô hình cơ cấu tổ chức xét theo
số cấp quản lý: ................................................................................. 12
1.1.3.5. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý - tập trung và phi
tập trung: .......................................................................................... 13
1.1.3.6. Phối hợp các bộ phận của tổ chức: ...................................... 14
1.2. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC: ............................................ 14
1.2.1. Yêu cầu đối với coa cấu tổ chức: .............................................. 14
1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cáu tổ chức: ........................... 15
1.2.3. Nguyên tắc hoàn thiện cơ cấu tổ chức: .................................... 16
1.2.4. Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức: ...................................... 17
1.2.4.1. Nghiên cứu, đánh giá chiến lược: ........................................ 17
1.2.4.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức: ..................................................... 18
1.2.4.3. Đánh giá đội ngũ nguồn nhân lực và các nguồn lực khác của
tổ chức: ............................................................................................ 18
1.2.4.4. Hình thành các vị trí công tác, bộ phận, phân hệ: ................ 18
.1.2.4.5. Hoàn thiện các vị trí công tác, bộ phận, phân hệ: ............... 19
1.2.4.5. Đánh giá cơ chế phối hợp:..................................................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI
MĂNG HOÀNG THẠCH. ......................................................................... 21
Chuyên đề tốt nghiệp
3
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: ...... 21
2.1.1. Giai đoạn đầu xây dựng và phát triển (1976 - 1985): ............. 21
2.1.2. Giai đoạn Công ty thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng
(1986 - 1995):....................................................................................... 22
2.1.3. Giai đoạn thực hiện sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước (1996 đến nay): ........................................................................ 22
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG
TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: ......................................................... 23
2.2.1. Chiến lược phát triển của Công ty: .......................................... 23
2.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: .................................................. 25
2.2.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động trong Công ty: ... 25
2.3. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG
HOÀNG THẠCH: .................................................................................. 26
2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty: ...................................... 27
2.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch xét
theo các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức: ................................. 28
2.3.2.1. Chuyên môn hoá trong lĩnh vực quản lý: ............................. 28
2.3.2.2. Phân chia thành các bộ phận, phân hệ: ............................... 32
2.3.2.3. Các mối quan hệ quyền hạn và sự hợp tác trong cơ cấu tổ
chức: ................................................................................................ 40
2.3.2.4. Cấp quản lý, tầm quản lý: .................................................... 41
2.3.2.5. Tập trung và phi tập trung: .................................................. 42
2.3.2.6. Phối hợp giữa các bộ phận: ................................................. 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC
CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. ................................................ 44
3.1. Phương hướng, quan điểm hoàn thiện: .......................................... 48
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện: ........................................................... 48
3.2.1. Chuyên môn hoá kết hợp với tổng hợp hoá: ............................ 49
3.2.2. Sắp xếp lại các phòng ban chức năng: .................................... 49
3.2.3. Giảm bớt gánh nặng tầm quản lý: ........................................... 53
3.2.4. Tăng mức độ phi tập trung và giảm mức độ tập trung: ......... 54
Chuyên đề tốt nghiệp
4
3.2.5. Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức: .......... 52
3.3. Điều kiện thực hiện các kiến nghị: .................................................. 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 56
Chuyên đề tốt nghiệp
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào,
cho dù doanh nghiệp đó hoạt động sản xuất hay dịch vụ. Quá trình hội nhập đã và
đang đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều đe doạ và thách thức cho sự tồn tại và phát
triển của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và định
hướng trong nền kinh tế quốc dân.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện biến động và cạnh tranh gay gắt hiện
nay đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự đổi mới, nâng cao năng lực quản lý nhằm
tạo lợi thế trên thị trường.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một trong những Công ty lớn về lĩnh vựcẩn
xuất xi măng trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Công ty đã và đang khẳng
định được vị thế của mình trên thị trường trong nước. Công ty không ngừng cải tiến
kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao chất lượngủan phẩm. Nhưng một con tàu muốn
chạy tốt người cầm lái phải vững chắc, do vậy việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức được
Công ty rất chú trọng quan tâm. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện cơ
cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với việc chọn đề tài này em muốn hoàn thiện kiến thức đã học ở nhà trường,
tiếp thu kinh nghiệm trong thực tế. Đồng thời áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã
được học để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công
ty xi măng Hoàng Thạch mà em thực tập.
Chuyên đề tốt nghiệp
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch, cụ thể
là các phòng ban, bộ phận chức năng, các vị trí công tác liên quan đến cơ cấu tổ
chức của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này sử dụng số liệu sơ cấp, thứ cấp và số liệu thống kê
của Công ty qua các năm và phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo từ đó tổng
hợp, phân tích và đánh giá.
5. Kểt cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức.
Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty xi
măng Hoàng Thạch.
6. Lời cảm ơn:
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty xi măng Hoàng Thạch, nơi em
đã thực tập trong thời gian qua, đặc biệt là các cô chú, anh chị Phòng Tổ chức lao
động đã quan tâm tào điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2008.
Sinh viên thực hiện.
Phạm Thị Ngọc Châm
Chuyên đề tốt nghiệp
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1.1.1. Khái niệm tổ chức:
Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt:
Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục
đích chung.
Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch. Khi đó tổ chức bao
gồm ba chức năng của quá trình quản lý: xây dựng những hình thức cơ cấu làm
khuôn khổ cho việc triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đối
với kế hoạch.
Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản lý bao gồm việc phân
bổ, sắp xếp nguồn lực con người và gắn liền với con người là những nguồn lực khác
nhằm thực hiện thành công công tác kế hoạch của tổ chức.
Về bản chất, tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa
học, là cơ sở để tạo ra năng suất lao động cao cho tổ chức
1.1.2. Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa
những con người trong tổ chức. Sự phân biệt hai loại mối quan hệ đó làm xuất hiện
hai dạng cơ cấu tổ chức là cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức phi chính
thức.
Cơ cấu tổ chức (chính thức) là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau
nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.
Cơ cáu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được
phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối tương quan
giữa các hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với
Chuyên đề tốt nghiệp
8
các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức và các mối quan hệ quyền hạn bên trong
tổ chức.
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức:
1.1.3.1. Chuyên môn hoá công việc:
Chuyên môn hoá công việc chỉ mức độ ở đó các công việc của tổ chức được
phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được thực
hiện bởi những người lao động khác nhau.
Chuyên môn hoá công việc cho phép tổ chức sử dụng lao động một cách có
hiệu quả. Tổ chức có thẻ giảm được chi phí đào toạ vì có thể dễ dàng và nhanh
chóng tìm được và đào tạo được người lao động thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
đó. Mặt khác hiệu quả và năng suất lao động có thể nâng cao do họ thành thạo tay
nghề khi thực hiện chuyên sâu một hoặc một số loại công việc.
Tuy nhiên, ở mức độ nào đó chuyên môn hoá công việc có thể ảnh hưởng tới
năng suất lao động, sự thoả mãn công việc và sự luân chuyển công việc. Mức
chuyên môn hoá quá cao dẫn tới năng suất lao động của người lao động bị giảm
xuống ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của tổ chức. Mặt khác mức độ chuyên môn
hoá quá cao dễ gây nhàm chán, căng thẳng cho người lao động ảnh hưởng đến chất
lượng công việc và năng suất làm việc của người lao động.
1.1.3.2. Phân chia tổ thành các bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận:
Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm các bộ phận
mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định. Việc hình thành
các bộ phận của cơ cấu phản ánh qua trình chuyên môn hoá và hợp nhóm chức năng
quản lý theo chiều ngang.
Các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau làm xuất
hiện các mô hình tổ chức bộ phận khác nhau, cụ thể là:
* Mô hình tổ chức theo bộ phận chức năng:
Là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một
lĩnh vực chức năng (như marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính,
quản lý nguồn nhân lực...) được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu.
Chuyên đề tốt nghiệp
9
Ưu điểm:
Hiệu qủa tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính chất lặp đi lặp lại; phát huy
đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề; giữ được sức mạnh và
uy tín của các chức năng chủ yếu; đơn giản hoá việc đào tạo; chú trọng hơn đến tiêu
chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên; tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của
cấp cao nhất.
Nhược điểm:
Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu
và chiến lược; thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng; chuyên môn hoá
quá mức và tạo ra cách nhìn quá hạn hẹp ở cán bộquản lý; hạn chế việc phát triển
đội gnũ cán bộ quản lý chung; đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung
cho lãnh đạo cấp cao nhất.
Áp dụng:
Được hầu hết các tổ chức áp dụng trong một giai đoạn phát triển, khi tổ chức
có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong một lĩnh vực, đơn sản phẩm, đơn thị trường.
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng
* Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm:
Là việc hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm hoặc
tuyến sản phẩm.
Giám đốc
Phó giám đốc
Marketing
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phó giám đốc
Sản xuất
Phó giám đốc
Tài chính
Quảng cáo
Bán hàng
Thiết kế
Kỹ thuật
Phân xưởng1
Phân xưởng2
Ngân quỹ
Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp
10
Ưu điểm:
Việc quy định trách nhiệm đối với các mục tiêu cuối cùng tương đối dễ dàng;
việc phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng vì mục tiêu cuối cùng có
hiệu quả hơn; tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
chung; các đề xuất đổi mới công nghệ dễ được quan tâm; có khả năng lớn hơn là
khách hàng sẽ được tính tới khi đề ra quyết định.
Nhược điểm:
Sự tranh giành quyền lực giữa các tuyến sản phẩm có thể dẫn đến phản hiệu
quả; cần nhiều người có năng lực quản lý chung; có xu thế là cho việc thực hiện các
dịch vụ hỗ trợ tập trung trở nên khó khăn; làm nảy sinh khó khăn đối với việc kiểm
soát của cấp quản lý cao nhất.
Áp dụng:
Tổ chức có quy mô lớn với nhiều dây chuyền công nghệ.
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức sản phẩm
* Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư:
Là các hoạt động trong một khu vực hay địa dư nhất định được hợp nhóm và
giao cho một người quản lý.
Ưu điểm:
Chú ý đến nhu cầu thị trường và các vấn đề địa phương; có thể phối hợp
hành động của các bộ phận chức năng và hướng các hoạt động này vào các thị
Giám đốc
Phó giám đốc
Nhân sự
Phó giám đốc Sản
xuất
Phó giám đốc Tài
chính
Xưởng Xe máy Xưởng Ô tô Xưởng Hàng điện tử
Chuyên đề tốt nghiệp
11
trường cụ thể; tận dụng được tính hiệu quả của các nguồn lực và hoạt động tại địa
phương; có được thông tin tốt hơn về thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo
các cán bộ quản lý chung.
Nhược điểm:
Khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng của tổ chức một cách nhất quán;
đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý; công việc có thể bị trùng lặp; khó duy trì việc
ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung.
Áp dụng:
Đối với các doanh nghiệp khi cần tiến hành các hoạt động giống nhau ở các
khu vực địa lý khác nhau. Nhiều cơ quan Nhà nước như cơ quan thuế, toà án, bưu
điện... áp dụng mô hình này nhằm cung cấp những dịch vụ giống nhau ở khắp mọi
nơi trong cả nước.
Sơ đồ 1.3: Mô hình cơ cấu tổ chức địa dư
* Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng:
Là những nhu cầu mang đặc trưng riêng của khách hàng đối với các sản
phẩm và dịch vụ.
Ưu điểm:
Tạo ra sự hiểu biết khách hàng tốt hơn; đảm bảo khả năng chắc chắn hơn là
khi soạn thảo các quyết định, khách hàng sữe được giành vị trí nổi bật để xem xét;
Tổng giám đốc
Giám đốc
Marketing
Giám đốc
Nhân sự
Giám đốc Tài
chính
Giám đốc khu
vực miền Bắc
Giám đốc khu
vực miền Trung
Trung
Giám đốc khu
vực miền Nam
Chuyên đề tốt nghiệp
12
tạo cho khách hàng cảm giác họ có những nhà cung ứng đáng tin cậy; tạo ra hiệu
năng lớn hơn trong việc định hướng các nỗ lực phân phối.
Nhược điểm:
Tranh giành nguồn lực một cách phản hiệu quả; thiếu sự chuyên môn hoá;
đôi khi không thích hợp với hoạt động nào khác ngoài marketing; các nhóm khách
hàng có thể không phải luôn xác định rõ ràng.
Áp dụng:
Thường được sử dụng cho một tổ chức tổng thể.
Sơ đồ 1.4: Mô hình cơ cấu tổ chức khách hàng
* Mô hình tổ chức ma trận:
Là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ phận khác nhau.
Ưu điểm:
Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng; tập trung nguồn lực vào
khâu xung yếu; kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia; tạo
điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc Tài chính
Phó tổng giám
đốc Kinh doanh
Phó tổng giám
đốc Nhân sự
Giám đốc phân
phối sản phẩm
Giám đốc
nghiên cứu thị
trường
Quản lý bán
buôn
Quản lý bán lẻ Quản lý giao dịch với
cơ quan Nhà nước
Chuyên đề tốt nghiệp
13
Nhược điểm:
Hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh;
quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lặp tạo ra các xung đột;
cơ cấu phức tạp và không bền vững; có thể gây tốn kém.
Áp dụng:
Thường được áp dụng trong những tổ chức thực hiện những mục tiêu mang
tính trọn gói.
Sơ đồ 1.5: Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận
1.1.3.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức:
Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự
tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ) quản lý nhất định trong
CCTC.
Có các loại quyền hạn sau:
- Quyền hạn trực tuyến.
- Quyền hạn tham mưu.
- Quyền hạn chức năng.
Từ đó hình thành nên các mô hình cơ cấu tổ chức theo các mối quan hệ
quyền hạn.
Giám đốc
Phó giám
đốc Nhân sự
Phó giám đốc
Tài chính
Phó giám đốc
Sản xuất
Phó giám đốc
Kinh doanh
Ban
quản lý
dự án 1
ban quản
lý dự án
2
Chuyên đề tốt nghiệp
14
* Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến:
Là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có cấp trên và cấp dưới. Nhân viên
cấp dưới chỉ chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm với người lãnh đạo trực tiếp của
mình, các mối quan hệ theo kiêu trực tuyến từ trên xuống.
Ưu điểm:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh
đạo chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền.
Nhược điểm:
Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp. Đồng thời cơ
cấu này làm hạn chế việc sử dụng chuyên gia có tình độ cao theo chuyên môn.
Áp dụng:
Chỉ áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
Sơ đồ 1.6: Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến
* Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng:
Là sự kết hợp của hai cơ cấu trực tuyến và chức năng, theo đó mối quan hệ
giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng, cong những bộ phận chức năng chỉ
làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt
động của cán bộ trực tuyến.
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo
tuyến 1
Các đối tượng
quản lý
Người lãnh đạo
tuyến 2
Các đối tượng
quản lý
Chuyên đề tốt nghiệp
15
Ưu điểm:
Công việc quản lý được chuyên môn hoá cao, các chuyên gia giỏi ở từng lĩnh
vực được tận dụng và phát huy tài năng.
Nhược điểm:
Đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ
giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
Áp dụng:
Cơ cấu này chỉ áo dụng với các tổ chức có quy mô lớn và mức độ quản lý
phức tạp.
Sơ đồ 1.7: Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng
* Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - tham mưu:
Là cơ cấu mà người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối
với người thừa hành trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo
phải tha