1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nguồn nhân lực trở yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của các Quốc Gia, của các ngành kinh tế khác nhau và của các doanh nghiệp. Để có nguồn nhân lực mạnh thì các tổ chức, các doanh nghiệp phải đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay ngành vận tải hành khách công cộng đang có vai trò quan trọng trong giao thông thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh việc phát triển vận tải hành khách công cộng mà ưu tiên trước hết là xe buýt, kết quả là hệ thống vận tải hành khách cộng bằng xe buýt đã phát triển nhanh chóng, số tuyến tăng theo từng năm, và không chỉ Tổng công ty Hà Nội mà còn một số doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động VTHKCC. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, giảm ùn tắc giao thông .Tuy nhiên một vấn đề lớn đặt ra cho VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.
Với xu thế hội nhập phát triển, tình hình mở rộng đô thị và tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đòi hỏi hệ thống VTHKCC không ngừng hoàn thiện cả về đáp ứng nhu cầu đi lại về số lượng lẫn về mặt chất lượng, và một trong những yếu tố quyết định thành công là nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được thực hiện hiện đúng theo nội dung, và chưa được chú trọng, quan tâm đến công tác đào tạo.
Vì vậy nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội’’ có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nguồn nhân lực lái phụ xe buýt của xí nghiệp buýt Thăng Long.(thuộc Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội).
Phạm vi:
- Nội dụng: Đồ án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu liên quan việc hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe cho xí nghiệp buýt Thăng Long.
- Không gian: Trong địa bàn thành phố Hà Nội.(cụ thể là xí nghiệp buýt Thăng Long)
- Thời gian: từ năm 2009 – 2012. Các kết quả nghiên cứu có giá trị đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2015
3. mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hoá, làm rõ và đưa ra quan điểm riêng về một số vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của VTHKCC.
• Đánh giá, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của xí nghiệp buýt Thăng Long.
• Đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của xí nghiệp buýt Thăng Long trong giai đoạn sắp tới. Từ đó nâng cao chất lượng của xe buýt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề phù hợp với nội dung nghiên cứu hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe buýt đồ án sử dụng phương pháp điều tra, dự báo, phương pháp phân tích thống kê, sừ dụng phương pháp lấy ý kiên chuyên gia, các công cụ phân tích định lượng và định tính.
Thu thập số liệu:
- Phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý nguồn nhân lực, bộ phận phòng vật tư, đội ngũ lái phụ xe.
- Thu thập thông tin, tài liệu sẵn có và sử dụng tài liệu liên quan đến quản trị nguồn nhân lực nói chung.
Xử lý và phân tích dữ liệu:
- Sử dụng Microsoft office 2007 để viết đồ án tốt nghiệp.
- Sử dụng Microsoft PowerPoint để trình diễn báo cáo.
- Sử dụng hình ảnh để minh họa
5. Kết cấu của đồ án
Ngoài phần mở đầu, kết luận & kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe của xí nghiệp buýt Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lái phụ xe cho xí nghiệp buýt Thăng Long.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUÔNG NHÂN LỰC LÁI PHỤ XE CÚA XÍ NGHIỆP BUÝT THĂNG LONG
2.1. Tổng quan về xí nghiệp xe buýt Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Hà Nội được thành lập theo quyết định số 715/QDD- GTCC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của sở giao thông công chính thành phố Hà Nội. Là đơn vị trực thuộc Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, hiện nay Xí nghiệp xe buýt Thăng Long là đơn vị trực thuộc Công ty mẹ là Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ( Tổng Công ty Nhà nước áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con), có tư cách pháp nhân không đấy đủ, được sủ dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc Công ty.
Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Hà Nội chính thức đi hoạt động vào ngày 11/05/2002
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Tổ chức vận tải phục vụ hành khách, trong đó chủ yếu là vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội theo kế hoạch, mạng lưới tuyến và các quy định của Thành phố Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phương tiện, lao động theo điều lệ tổ chức và hoạt đông của Tổng Công ty, Quy chế tài chính của Tổng Công ty và các Quy chế điều hành nội bộ của Tổng Công ty vận tải Hà Nội.
Quản lý, bảo vệ toàn bộ đất đai, nhà xưởng, tài sản thuộc phạm vi của Xí nghiệp quản lý.
2.2.3 Cơ cấu cấu tổ chức các phòng ban chức năng
Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Hà Nội có cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gồm : Giám đốc, các Phó Giám Đốc, Phụ trách kế toán, các phòng ban tham mưu giúp việc.
Xí nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất gồm : các tổ xe (tuyến xe hoặc đội xe), gara ô tô, Xưởng bảo dưỡng sữa chữa ô tô, các tổ BDSC, Trung tâm quản lý và điều hành xe buýt.
Tổng số cán bộ nhân viên đến thời điển 30/10/2005 là 880 người. Trong đó đội ngũ lái xe, nhân viên bán vé và công nhân kỹ thuật đều được thường xuyên thường xuyên đào tạo và sát hạch tay nghề.Trong số các phòng ban, hai phòng ban có quan hệ quản lý trực tiếp với lao động lái xe – bán vé trên xe là phòng điều độ và phòng tổ chức.
Hình 2.1 : Sơ đồ mô hình tổ chức phòng ban của XN xe buýt Thăng Long
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Công nhân lái xe và nhân viên bán vé khi được tiếp nhận và trong quá trình làm việc có liên quan đến các hoạt động của phòng ban sau:
- Công tác tuyển dụng - đào tạo: Làm các thủ tục tiếp nhận và đào tạo lái xe và nhân viên bán vé mới, tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo và bồi dưỡng cac kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức liên quan đến công việc. làm các thủ tục ký hoặc thanh lý hợp đồng lao động
- Đồng phục, thẻ: Phối hợp với cấp trên để tổ chức và quản lý việc sử dụng đồng phục, trang bị thẻ hoặc đổi thẻ cho người lao động.
- Lao động- tiên lương và chế độ chính sách: Tính lương cho người lao động trên cơ sở bảng chấm công của phòng Kế hoạch – Điều độ, giải quyết các vấn đề vướng mắc đối với người lao động trong quá trình tính lương. Tổ chức đóng BHXH và BHYT, tiếp nhận hồ sơ ốm đau, tai nạn của người lao động để đề nghị cơ quan BH trợ cấp.
- Tổ chức thực hiện quy chế: Phối hợp với phòng Kế hoạch điều độ và Gara ô tô để duy trì thực hiện quy chế với người lao động, xem xét hồ sơ vi phạm hoặc khen thưởng để đề nghị Giám đốc có quyết định hình thức Khen thưởng – kỷ luật. Sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động SXKD.
- Giao nhận phương tiện: Tổ chức tiếp nhận và bàn giao phương tiện đầu ca, cuối ca, giãn giờ với lái xe, trông giữ phương tiện trong quá trình tập kết tại bãi xe của Xí nghiệp.
Phòng nhân sự có chức năng sau:
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động. Giúp việc Giám đốc về công tác hành chính quản trị, bảo vệ, tuyển dụng và đài tạo theo phân cấp của Tổng Công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong công tác đầu tư, bao gồm : Đầu tư XDCB, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất…theo phân câos của Tổng Công ty và của khối VTHKCC.
- Tham mưu cho giám đốc ban hành nội quy, quy chế của Xí nghiệp theo sự phân cấp của Tổng Công Ty và của khối VTHKCC.
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự của XN xe buýt Thăng Long
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng điều độ của xí nghiệp xe buýt Thăng Long
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Phòng điều độ có các chức năng sau:
Bộ phận kỹ thuật Vật tư:
Quản lý toàn bộ phương tiện của Xí nghiệp
Lập kế hoạch và đưa phương tiện vào kiểm định theo định kỳ.
Giải quyết tai nạn và các va chạm phương tiện của Xí nghiệp trên tuyến.
Lập kế hoạch cho các phương tiện vào bảo dưỡng định kỳ, sữa chữa lớn, thay thế vật tư, phụ tùng.
Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phụ tùng theo tháng, quý, năm đề nghị Tổng Công ty và Xí nghiệp cung ứng.
Tổ chức tiếp nhận vật tư phụ tùng từ Tổng Công ty hoặc tổ chức mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ công tác BDSC theo phân cấp của Xí nghiệp.
Phối hợp với Gara trong công việc đưa phương tiện vào BDSC đúng kỳ cấp và tổ chức cung ứng, theo dõi thống kê việc cấp phát, sử dụng vật tư cho phụ tùng cho từng đầu phương tiện theo phân cấp của Xí nghiệp.
Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán trong việc thanh quyết toán mua sắm vật tư phụ tùng và hồ sơ BDSC.
Tổ chức công tác bàn giao phương tiện trước và sau khi xe hoạt động đảm bảo cơ số xe tốt hoạt động.Quy kết trách nhiệm khi xe về có sự cố hỏng hóc, kịp thời báo tổ cơ khí SC, SC phương tiện đảm bảo cơ số phương tiện đủ chất lượng phục vụ trên tuyến ngày hôm sau.
Tổ chức cấp phát nhiên liệu cho các phương tiện sau mỗi ngày hoạt động.
Làm các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Xí nghiệp.
Bộ phận điều hành nhân lực :
Tham gia cùng Tổng Điều hành khối trong việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp, biểu đồ chạy xe.
Tổ chức quản lý, điều hành luồng tuyến đảm bảo thực hiện chuyến lượt theo kế hoạch đã đề ra.
Phối hợp với bộ phận giám sát giải quyết các phát sinh trên tuyến.
Tổ chức công tác giải tỏa HK, điều hành luồng tuyến khi có tắc đường…
Phối hợp với Gara ô tô trong việc đưa phương tiện ra hoạt động và thay thế, sữa chữa phương tiện đột xuất.
Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác khai thác: Hạ tầng, Hợp đồng bến xe,…
Quản lý nhân lực: Trên cơ sở biên chế lao động của từng tuyến và nhu cầu lao động phục vụ trên tuyến hàng ngày, bố trí sắp xếp ( ghép bẳng ) lao động đảm bảo hoạt động sản xuất tốt nhất.
Bố trí lao động nghỉ ốm, nghỉ đột xuất, kịp thời điều độ lao động dự phòng thay thế khi có nhu cầu.
Bộ phận Giám sát:
Có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức kiểm tra trên tuyến, kịp thời phát hiện và lập biên bản những lỗi vi phạm của công nhân lái xe và NVBV ( tổ chức theo nhóm).
Kịp thời có mặt để xử lý các phát sinh trên tuyến như: va chạm giữa lái xe, bán vé với khách hàng, người đi đường, hỗ trợ lái xe, NVBV khi trên xe có các đối tượng vi phạm trật tự an ninh ( trộm cắp, nghiện ngập, say rượu,…)
Kết hợp với bộ phận Điều hành tổ chức giải tỏa HK, ách tắc giao thông theo sự phân công của trưởng phòng Điều độ.
Đề nghị thay nắn chỉnh lộ trình, biểu đò chạy xe, hạ tầng trên tuyến…
Xác minh lỗi vi phạm của công nhân lái xe, NVBV và đề xuất xử lý vi phạm.
Thực hiện công việc khác do trưởng phòng trực tiếp phân công.
Bộ phận Nghiệm thu – Thu ngân:
Tổ chức tiếp nhận vé từ phòng Tài chính – Kế toán tổ chức cấp phát cho NVBV hoạt động trên tuyến
Tổ chức việc nghiệm thu lệnh vận chuyển, vé, km, hoạt động của các xe buýt sau mỗi ca hoạt động trên tuyến và cấp phát lệnh, vé mới cho lái xe, NVBV ca sau.
Hàng ngày tiền bán vé từ nhân viên bán vé xe buýt trên tuyến, vào số liệu máy tính theo quy định.
Định kỳ tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán vé theo quy định.
Hàng ngày phải kết hợp với bộ phận thu ngân của phòng Tài chính- Kế toán đối chiếu số liệu và báo cáo theo quy định.
Chủ động phối hợp cùng các phòng ban làm các công việc khác do Giám đốc phân công.
2.1.4 Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
Hiện nay xí nghiệp buýt Thăng Long đang vận hành 7 tuyến xe buýt vận hành trong thành phố Hà Nội như sau:
+ Tuyến 02 Bác Cổ - Ba La : xe 80 chỗ trong đó có 26/30 xe chạy;
+ Tuyến 14 Bờ Hồ - Cổ Nhuế : xe 60 chỗ, trong đó 10/12 xe chạy;
+ Tuyến 16 Giáp Bát- Mỹ Đình: xe 60 chỗ, có 11/14 xe chạy;
+ Tuyến 20 Kim Mã- Phùng : xe 60 chỗ, có 13/16 xe chạy;
+ Tuyến 26 Mai động- SVĐ Quốc Gia : xe 60 chỗ, 24/28 xe chạy;
+ Tuyến 30 Mỹ Đình Mai Động: xe 60 chỗ, 14/16 xe chạy;
+ Tuyến 39 CV Nghĩa Đô- Bến Nước Ngầm: xe 60 chỗ, 14/16 xe chạy;
Kết quả thực hiện năm 2008: xem bảng 2.1
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện năm 2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
1
Số tuyến
Tuyến
7
2
Xe kế hoạch
xe
132
3
Xe hoạt động
xe
112
4
Lượt thực hiện
Lượt
565814
5
Lượt bỏ
Lượt
676
6
Khách vé lượt
HK
14802671
7
Doanh thu vé lượt
1000 đ
44408013
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
2.2. Chức năng nhiệm vụ trong quy trình tác nghiệp của công nhân lái xe và nhân viên bán vé
Trong tác nghiệp tại các đơn vị xe buýt trước khi ra tuyến
Công nhân lái xe cùng với nhân viên giao nhận phương tiện kiểm tra: an toàn và kỹ thuật xe, vệ sinh xe và nhận bàn giao xe cùng giấy tờ xe trước khi ra tuyến.
Nhân viên bán ve có trách nhiệm nhận và kiểm tra đầy đủ vé, lệnh vận chuyển để thực hiện, hỗ trợ cùng công nhân lái xe kiểm tra vệ sinh, kỹ thuật phương tiện trước khi ra tuyến.
Xe huy động ra gara
Công nhân lái xe và nhân viên bán vé và ca 1 thực hiện nhiệm vụ đưa xe huy động từ đơn vị ra tuyến theo đúng lộ trình huy động quy định.
Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT… Công nhân lái xe và nhân
viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạch-điều độ để phối hợp giải quyết.
Tác nghiệp tại đầu A(B).
Công nhân lái xe:
Đưa phương tiện vào đúng vị trí đỗ và thực hiện đón, trả khách tại đầu bến theo quy định.
Điều khiển xe xuất bến, về bến theo biểu đồ.
Chấp hành lệnh điều hành của NVĐH đầu cuối.
Thông tin kịp thời các vấn để phát sinh trên tuyến cho Điều độ XN và NVĐH đầu cuối.
Nhân viên bán vé:
Xuất trình lệnh vận chuyển (lệnh điều động) và vé cho NVĐH tại đầu bến.
Vệ sinh phương tiện sau mỗi lượt xe.
Hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách đi xe và hành lý (nếu có). Hướng dẫn cho hành khách về thông tin của các tuyến.
Chấp hành lệnh điều hành của nhân viên điều hành đầu cuối.
Thông tin kịp thời các vấn để phát sinh trên tuyến cho Điều độ Xí Nghiệp và nhân viên điều hành đầu cuối.
Quy trình tác nghiệp trên tuyến
Công nhân lái xe
Điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn, đúng lộ trình và dừng đỗ đón trả khách theo đúng quy định, thái độ phục vụ văn minh lịch sự.
Thông tin kịp thời những sự cố phát sinh trên tuyến về phòng kế hoạch - điều độ XN và thực hiện theo sự điều hành của các lực lượng trên tuyến.
Nhân viên bán vé
Kiểm tra vé tháng, bán vé lượt cho hành khách và chốt sêri vé tại các điểm chốt theo đúng quy định trên lệnh vận chuyển
Giải đáp thông tin và hướng dẫn cho hành khách đi xe, thái độ phục vụ văn minh lịch sự.
Thông tin kịp thời những sự cố phát sinh trên tuyến về phòng kế hoạch - điều độ XN và thực hiện theo sự điều hành của các lực lượng trên tuyến.
Tác nghiệp tại đầu B(A)
Công nhân lái xe và nhân viên bán vé thực hiện như ở tác nghiệp tại đâu A(B), ngoài ra khi hết ca 1:
Công nhân lái xe có trách nhiệm bàn giao xe cho ca 2 theo đúng quy định.
Nhân viên bán vé: có trách nhiệm về đơn vị để thanh quyết toán lệnh, vé và nộp tiền bán vé. Nhận vé và lệnh mới cho ngày hôm sau.
Huy đông về đơn vị
Công nhân lái, nhân viên bán vé ca 2 thực hiện nhiệm vụ đưa xe huy động từ đầu tuyến về đơn vị khi hết giờ hoạt động theo đúng lộ trình quy định.
Trường hợp gặp sự cố như: tắc đường, hỏng xe, VCGT,… công nhân lái xe và nhân viên bán vé báo cáo về Phòng kế hoạch-điều độ để phối hợp giải quyết.
Tác nghiệp tại đơn vị khi kết thúc ca và ngày
Công nhân lái xe: nhận nhiên liệu, bàn giao phương tiện, giấy tờ xe cho nhân viên giao nhận.
Nhân viên bán vé: có trách nhiệm về đơn vị để thanh quyết toán lệnh, vé và nộp tiền bán vé. Nhận vé và lệnh mới cho ngày hôm sau.
2.3 Thực trạng nguồn nhân lực lái phụ xe buýt của Xí Nghiệp Xe Buýt Thăng Long
2.3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của Xí Nghiệp Xe Buýt Thăng Long
a. Số lượng lao động lái phụ xe
Năm 2008 toàn xí nghiệp có 794 lao động, trong đó Công nhân lái xe và nhân viên bán vé trên xe là 616 người, chiếm 77,6% tổng số lao động toàn xí nghiệp (bảng 2.2).
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của xí nghiệp buýt Thăng Long
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2008
Biến động
KH 2009
Tăng
Giảm
1
Lao động làm việc
Người
794
148
140
802
1.1
Bộ phận văn phòng
Người
86
14
7
93
a
Giám đốc
Người
3
3
b
Khối phòng ban quản lý
Người
83
14
7
90
Phòng nhân sự
Người
27
3
0
30
+ CB quản lý + Nhân viên
Người
6
1
7
+ Lao động khác (BV,VSCN, Xe con)
Người
21
2
23
Phòng tài chính - Kế toán
Người
4
4
Phòng kế hoach – điều độ
Người
24
2
2
24
+ Trưởng phó + NVNT, TN,TK, Điều độ ghép bảng
Người
19
2
2
19
+ Điều hành tuyến
Người
5
5
Đội kiểm tra giám sát
Người
14
5
5
14
Phòng đào tạo - kỹ thuậ vật tư
Người
14
4
18
1.2
Bộ phận sản xuất
Người
708
134
133
709
a
Lãnh đạo
Người
1
1
2
b
Gián tiếp
Người
19
0
0
19
Đốc công, KCS, Cố vấn dịch vụ
Người
3
3
Lái xe gara, kiểm tra phương tiện
Người
16
16
c
Trực tiếp
Người
688
133
133
688
Lái xe
Người
311
45
50
306
Nhân viên bán vé
Người
305
74
73
306
Thợ sử a chữa
Người
53
4
3
54
LĐ khác (rửa xe)
Người
19
10
7
22
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Số lượng lái xe và nhân viên bán vé phục vu theo từng tuyến xem bảng 2.3 dưới đây
Bảng 2.3 phân công nguồn nhân lực lái phụ xe theo từng tuyến xe buýt
Số hiệu tuyến
Công nhân lái xe
Nhân viên bán vé
Tuyến 02
70
70
Tuyến 14
28
28
Tuyến 16
31
31
Tuyến 20
36
36
Tuyến 26
65
65
Tuyến 30
38
38
Tuyến 39
38
38
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
b) Cơ cấu lao động lái phụ xe theo độ tuổi và giới tính:
Cơ cấu về độ tuổi của công nhân lái xe và nhân viên bán vé:
Công nhân lái xe: Tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên (30 -45 tuổi), không có công nhân lái xe nào dưới 20 tuổi.
Nhân viên bán vé: Lại có sự khác biệt, tập trung chủ yếu ở thế trẻ tuổi( từ 20 -30 tuổi) có rất ít nhân viên bán vé trên 45 tuổi.
Cụ thể được thể hiện ở hai biểu đồ sau đây:
/
Biểu đồ 2.1: độ tuổi của công nhân lái xe
/
Biểu đồ 2.2: độ tuổi của nhân viên bán vé
Cơ cấu về giới tính:
Công nhân lái xe: toàn bộ công công nhân lái xe buýt của xí nghiệp đều là nam giới.
Nhân viên bán vé: chỉ có duy nhất một người bán vé là nữ còn lại toàn bộ là nam giới (99% là nam giới chỉ có 1% là nữ giới).
2.3.2 Trình độ chuyên môn và học vấn của lao động lái phụ xe buýt
Tất cả công nhân lái xe buýt của xí nghiệp buýt Thăng Long đều có trình độ chuyên môn là lái xe bằng E (tương ứng với bậc 3). Học vấn tốt nghiệp THPT là chủ yếu.
Nhân viên bán vé xe buýt chưa có trình độ chuyên môn, trình độ học vấn là đều tốt nghiệp THPT.(chỉ được đào tạo cơ bản khi được tuyển dụng vào)
Sau quá trình tuyển dụng thì nguồn nhân lực lái phụ xe buýt được đào tạo cơ bản để làm công việc. Qua thời gian làm việc thì được đào tạo nâng cao lên dần.
2.3.3. Chế độ làm việc, tiền lương và các chế độ khác đối với lao động lái phụ xe
a. Chế độ làm việc và tiền lương
Chế độ làm việc: theo quy định chung của Nhà Nước.(tháng nghỉ 4 ngày, ngày làm 7h, làm việc theo ca, ngày Tết – Lễ theo quy định.)
Tiền lương: áp dụng theo khối lượng công tác, tính theo lượt thực hiện.
Bảng 2.4 Định mức tiền lương cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé
TT
Chỉ tiêu kinh tế - kỷ thuật
Đơn vị
Định mức
Buýt lớn
Buýt TB
Buýt nhỏ
1
Bậc lương công nhân lái xe
Bậc
3/4
3/4
3/4
2
Hệ số lương công nhân lái xe
4.11
3.64
3.25
3
Bậc lương nhân viên bán vé
Bậc
3/5
3/5
2/5
4
Hệ số lương nhân viên bán vé
2.73
2.73
2.33
5
Hệ số tiền lương tăng thêm
0.45
0.45
0.45
6
Tiền lương tối thiểu
1000đ
620
620
620
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Vi phạm: xử lý theo quy định chung của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội. Các vi phạm chủ yếu là:
Vị phạm đón trả hành khách tại điểm dừng đỗ( vi phạm điểm đỗ).
Thái độ phục vụ của công nhân lái xe và nhân viên bán vé đối với hành khách như: đánh, mắng, chưởi hành .. hành khách.
Vi phạm làm thất thoát doanh thu.
Năm 2009 chỉ tiêu kế hoạch đánh giá chất lượng có thay đổi, để đánh giá chất lượng cần căn cứ vào hai chỉ tiêu sau:
Số lượt xe bỏ do nguyên nhân kỷ thuật: lần/10.000 lượt xe.
Kế hoạch do tổng công ty giao là: 7,5 lần/10.000 lượt xe.
Chỉ tiêu chất lượng phục vụ: điểm trừ/10.000 lượt xe.
Kế hoạch tổng công ty giao là 22 điểm trừ/10.000 lượt xe.
Cách tính điểm như sau:
Một vụ phàn nàn (đánh, vô lễ… với khách) bị trừ 30 điểm.
Thất thoát doanh thu bị trừ 20 điểm.
Dừng đỗ sai, cắt lộ trình: bị trừ 10 điểm.
Bảng 2.5 Bảng thống kê vi phạm của lao động lái phụ xe buýt năm 2007- 2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
1
Số lần hành khách phàn nàn đúng
Lần/1 triệu
HK
0.8
0.78
1.25
0.46
2
Số lần lái xe, bán vé vi pham (dừng sai điểm đỗ, cắt lộ trình…)
Lần/10.000
Lượt
8
3.81
6
14.8
3
Số lần vi phạm làm thất thoát doanh thu
Lần/10.000
Lượt
0.2
0.15
0.35
0.34
4
Số lần xe hỏng đột xuất trên đường
Lần/10.000
Lượt
20
17.31
25
27
(Nguồn: Xí nghiệp buýt Thăng Long)
Vi phạm: Được xử lý theo quy định chung của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội. Các vi phạm chủ yếu là:
Vị phạm đón trả hành khách tại điểm dừng đỗ (vi phạm điểm đỗ).
Thái độ phục vụ của công nhân lái xe và nhân viên bán vé đối với hành khách như: đánh, mắng, thái độ bất lịch sự đối với hành khách.
Vi phạm làm thất thoát doanh thu.
Vi phạm giao thông.
Hình 2.4 Một số vi phạm của đội ngũ lái phụ xe buýt của xí nghiệp buýt Thăng Long
/
/
2.3.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của lao động lái phụ xe
Cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ xe buýt
Đánh giá về hệ thống hạ tầng phục vụ xe buýt hiện nay, theo các chuyên gia giao thông cho rằng, cơ sở hạ tầng này quá đơn giản. Với một mạng lưới xe buýt lớn và đang không ngừng mở rộng như của Hà Nội bây giờ, hạ tầng cần phải được bổ sung nhiều hơn nữa.
Hiện nay chưa có làn đường dành riêng cho xe buýt, một số tuyến đường có thì lại ngang nhiên bị các phương tiện khác lấn chiếm. Măt khác tại những điểm có nhà chờ thì lại bị lực lượng xe ôm đông đảo hoặc hàng nước chiếm dụng là nơi dừng đỗ, kinh doanh.
Chế độ làm việc
Theo quy định thì mỗi tháng nhân viên được nghỉ 4 ngày nhưng thực tế thì mỗi tháng lái Xe chỉ được nghỉ 2 ngày gọi là “ra lịch”. Do quy định khắt khe về thời gian( mỗi ca chỉ nghỉ 10 phút trong khi đó đường đôngcho nên không thể khi nào cũng về đúnggiờ) nên lái xe phải chạy đuổi thời gian để không bị phạt.Mặt khác thì do điều kiện kinh tế gia đình kho khăn các lái phụ xe phải căng sức ra làm. Từ đó dẫn nhiều hôm lái xe trong tình trạng mệt mỏi rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Chuyện cáu gắt (thậm chí ẩu đả) giữa tài xế, nhân viên bán vé với hành khá