Một tổ chức, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố đầu tiên
là cần có nguồn nhân lực vì con người là nguồn gốc đểsáng tạo ra giá trịmới,
có con người thì các nguồn lực khác mới có khảnăng phát huy tác dụng. Đầu
tưvào yếu tốcon người mang lại hiệu quảcao hơn hẳn so với đầu tư đổi mới
trang thiết bịkỹthuật và các yếu tốkhác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thời đại công nghệthông tin hiện nay đã tác động mãnh mẽ đến dây chuyền
sản xuất, cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩcủa mọi người trong
doanh nghiệp. Điều đó đã làm cho các nhà lãnh đạo phần nào quan tâm và
trang bịcho người lao động mọi kiến thức kỹnăng đểtheo kịp với sự đổi m ới.
Nhu cầu đào tạo và phát triển trởnên cấp bách hơn bao giờhết. Được xem
nhưlà mục tiêu chiến lược phát triển mỗi tổchức.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một chức năng quan trọng của quản
trịnhân lực. Nó là phương hướng quan trọng đểnâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đây là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức
nào.Tuy nhiên không phải bất kỳ tổchức nào cũng nhận thức được đầy đủvai
trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh những doanh
nghiệp biết chú trọng, đầu tư cho công tác này, cũng còn không ít những
doanh nghiệp chưa thực sựquan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quảcông việc,
cũng nhưsựphát triển bền vững ổn định của doanh nghiệp. Đặc biệt với Công
ty Xây dựng Lũng Lô, với quy mô doanh nghiệp tương đối lớn, đòi hỏi đội
ngũcán bộquản lý phải có trình độchuyên môn cao đểquản lý điều hành
công ty hiệu quả, cạnh tranh trên thịtrường. Vì vậy, Công ty đã rất chú trọng
cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
121 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hoàn thiện công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tại công
ty xây dựng Lũng Lô.”
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008
--O0O--
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi : Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực
Tên tôi là : Nguyễn Thị Hà
Lớp : Kinh tế lao động 46A
Đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại công ty xây dựng Lũng Lô” là chuyên đề mà nội dung nghiên cứu về
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đây là
chuyên đề do chính bản thân tôi tự làm dựa trên cơ sở thu thập số liệu từ nhà
máy, các tài liệu tham khảo chuyên ngành có liên quan và sự hướng dẫn hết
sức tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Mai.
Tôi xin cam đoan bản chuyên đề này hoàn toàn là do tôi tự làm, không
có sự sao chép của bất cứ chuyên đề nào cùng đề tài. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những thông tin đã đưa ra.
Hà nội, ngày 27 tháng 04 năm 2008
Nguyễn Thị Hà
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm
của các Anh, Chị và các Bác trong phòng Tổ chức Lao động Tiền lương trong
công ty Xây dựng Lũng Lô.
Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Cường – trợ lý phòng Tổ
chức Lao động Tiền lương đã tạo điều kiện và chỉ bảo nhiệt tình cho em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp. Cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo PGS.TS Vũ
Thị Mai.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, trình độ, đặc biệt là kinh
nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em còn có nhiều thiếu sót. Kính
mong được sự đóng góp ý kiến để em hoàn thành tốt hơn đề tài này.
4
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, MẪU PHIẾU
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP .......................... 12
1.1 Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với
doanh nghiệp 12
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ............................................................................................... 12
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp ...................................................................... 13
1.2 Phân loại các hình thức đào tạo 14
1.3 Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực 15
1.3.1 Các căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực .................................................................................... 15
1.3.2 Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ............................................................................................... 16
1.3.2.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo .................................. 16
1.3.2.2 Lựa chọn đối tượng đào tạo ................................................. 20
1.3.2.3 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp
đào tạo............................................................................................. 21
1.3.2.4 Dự tính chi phí đào tạo ........................................................ 25
1.3.2.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên ............................................. 25
1.3.2.6 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo ......................... 26
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực 27
5
1.4.1 Quan điểm của doanh nghiệp về đến công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực ........................................................................... 27
1.4.2 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .. 27
1.4.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, kinh phí, cơ
sở vật chất ............................................................................................ 28
1.4.4 Các chính sách phát triển và đặc điểm cạnh tranh của nguồn
nhân lực ............................................................................................... 29
1.4.5 Yếu tố khác ................................................................................. 29
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ ............................. 31
2.1 Một số đặc điểm công ty ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Lũng
Lô ......................................................................................................... 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động ........................................ 33
2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ............................................. 39
2.1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực ...................................................... 40
2.1.5 Tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong
những năm gần đây ............................................................................. 46
2.1.6 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Công ty Xây
dựng Lũng Lô ...................................................................................... 48
2.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô 51
2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo tại Công ty Xây dựng Lũng Lô .. 52
2.2.1.1 Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo .................................. 52
2.2.1.2 Lựa chọn đối tượng .............................................................. 56
2.2.1.3 Lựa chọn phương pháp đào tạo ........................................... 56
6
2.2.1.4 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp
đào tạo............................................................................................. 60
2.2.1.5 Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo
và phát triển. ................................................................................... 61
2.2.1.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên ............................................. 64
2.2.1.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo ........................... 65
2.2.1.8 Các chế độ chính sách đối với người lao động ..................... 66
2.2.2. Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty Xây dựng Lũng Lô năm 2005 – 2007 ................................... 68
2.2.1.1 Quy mô đào tạo .................................................................... 68
2.2.1.2 Chất lượng đào tạo ............................................................. 71
2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 75
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG
LŨNG LÔ ............................................................................................ 79
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ sử dụng lao động trong công ty trong giai
đoạn 2008 - 2010 79
3.1.1 Thực hiện tổ chức, biên chế ....................................................... 79
3.1.2 Quản lý và sử dụng lao động trong 2008 và kế hoạch hóa nguồn
nhân lực dài hạn cho công ty .............................................................. 80
3.2 Quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực 80
3.2.1 Quan điểm, phương hướng công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô. .............................. 80
3.2.2 Mục tiêu, chiến lược công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của công ty Xây dựng Lũng Lô .................................................... 82
7
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực 82
3.3.1 Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ............................................................................................... 83
3.3.2 Các hình thức đào tạo mới ......................................................... 86
3.3.3 Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực ......................................................... 89
3.3.4 Một số quy định, quy chế phục vụ cho công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực ........................................................................... 90
3.3.5 Đánh giá khả năng thực hiện công việc và phân tích công việc
của người lao động .............................................................................. 90
3.3.6 Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty ........... 95
3.3.7 Xây dựng hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong công ty .................................................................................. 97
3.3.8 Tổ chức chương trình thợ giỏi, có tay nghề .............................. 98
3.3.9 Nâng cao vai trò công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
sau mỗi chương trình học ................................................................. 100
3.4 Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của công ty Xây dựng Lũng Lô 101
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
9
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Một tổ chức, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố đầu tiên
là cần có nguồn nhân lực vì con người là nguồn gốc để sáng tạo ra giá trị mới,
có con người thì các nguồn lực khác mới có khả năng phát huy tác dụng. Đầu
tư vào yếu tố con người mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư đổi mới
trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thời đại công nghệ thông tin hiện nay đã tác động mãnh mẽ đến dây chuyền
sản xuất, cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong
doanh nghiệp. Điều đó đã làm cho các nhà lãnh đạo phần nào quan tâm và
trang bị cho người lao động mọi kiến thức kỹ năng để theo kịp với sự đổi mới.
Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Được xem
như là mục tiêu chiến lược phát triển mỗi tổ chức.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một chức năng quan trọng của quản
trị nhân lực. Nó là phương hướng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đây là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức
nào.Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức nào cũng nhận thức được đầy đủ vai
trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh những doanh
nghiệp biết chú trọng, đầu tư cho công tác này, cũng còn không ít những
doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công việc,
cũng như sự phát triển bền vững ổn định của doanh nghiệp. Đặc biệt với Công
ty Xây dựng Lũng Lô, với quy mô doanh nghiệp tương đối lớn, đòi hỏi đội
ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao để quản lý điều hành
công ty hiệu quả, cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty đã rất chú trọng
cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
10
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây Dựng Lũng
Lô”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích:
- Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp.
- Xác định rõ nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng để từ đó đưa ra
những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại công ty Xây dựng Lũng Lô. Từ đó tạo cho công ty
có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu
công việc.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô trong 3 năm từ 2005 - 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh thống kê.
- Phương pháp khảo sát…
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Giúp hệ thống hóa các kiến thức về một vấn đề khoa học quản trị nhân lực
trong doanh nghiệp.
11
- Trau dồi phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức lý luận
của hoạt động quản lý vào thực tiễn công tác sản xuất kinh doanh và giải
quyết các vấn đề đặt ra của doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn.
Chương I: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong Công ty Xây dựng Lũng Lô.
Chương III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với
doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người
hay nguồn nhân lực của nó. Theo quan điểm được đưa ra trong giáo trình
“Phân tích lao động xã hội” do TS Trần Xuân Cầu chủ biên thì “ Tổ chức
bao hàm một chỉnh thể hoạt động độc lập, có chính danh và tôn chỉ mục đích
hoạt động.” Nó có thể là một doanh nghiệp, một công ty, một cơ quan, một tổ
chức..Nguồn nhân lực hay con người là một nhân tố không thể thiếu trong tổ
chức. Không những thế, nguồn nhân lực là một nguồn lực sống, nguồn lực
mang tính chiến lược, là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
và là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội. Nó được xem xét trên góc
độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông
qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Chất lượng xem xét
trên các mặt: trình văn hóa, sức khỏe, chuyên môn…Nhân lực được hiểu là
toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra
trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con
người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các doanh
nghiệp. Do vậy, nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao
động làm việc trong doanh nghiệp
Mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu suất
nguồn nhân lực. Không một doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả nếu thiếu
hoạt động công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
13
lực của tổ chức. Cho nên cần làm rõ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
tổ chức. Theo quan điểm của Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Quân trong giáo trình “ Quản trị nhân lực”- NXB Lao động – xã hội
thì “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm để duy
trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức”.
Có nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
nhưng nhìn chung các khái niệm đều đề cập đến một quá trình tương tự. “Đó
chính là quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức hoặc các kỹ
năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực
hiện công việc của các cá nhân”. (Theo quan điểm của Tác giả Trần Kim
Dung, giáo trình Quản trị nhân lực - NXB Thống kê).
Thực tế và lý luận đều cho rằng: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính
là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức và được tiến hành trong những
khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp;
chuẩn bị cho người lao động của tổ chức theo kịp với cơ cấu của tổ chức khi
nó thay đổi và phát triển. Tuy đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng
công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần
thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn phát triển nhằm chú trọng lên
các công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế, trong một
tổ chức công tác này được tiến hành một cách thống nhất chứ không tách biệt
thành các hoạt động riêng biệt. Đó là một tiến trình liên tục không bao giờ
đứt. Phát triển được tiến hành khi đã đào tạo. Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết hữu cơ và hỗ trợ bổ sung cho
nhau.
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
14
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tiên quyết
quyết định sự tồn tại, hưng thịnh và phát triển của mỗi quốc gia. Đảng Cộng
sản Việt nam đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách, là yếu tố
then chốt để phát triển và xây dựng nước ta”.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc giúp
con người có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia vào một hoạt động
nào đó trong thế giới công việc ngoài xã hội; tham gia vào lao động sản xuất,
lao động quản lý, điều hành kỹ thuật công nghệ.. Chi phí cho đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là tốn kém nhưng đó là một tất yếu khách quan mang lại
lợi ích trực tiếp và lâu dài cho doanh nghiệp nói chung và cho từng thành viên
doanh nghiệp nói riêng. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan
trọng trong đáp ứng nhu cầu, hiệu quả thực hiện công việc và mọi hoạt động
của tổ chức trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ
cho người lao động; tạo cho người lao động có cách nhìn, tư duy mới, là cơ sở
để phát huy được tính năng động sáng tạo của người lao động trong công
việc; duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó cũng chính là thực
hiện chiến lược con người, mang ý nghĩa nhân văn thể hiện tính trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp đối với nhân viên của mình; gắn bó giữa người lao
động với doanh nghiệp; nâng cao tính năng động và ổn định tạo ra lợi thế
cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh.
1.2 Phân loại các hình thức đào tạo
Hình thức đào tạo là các cách thức được các tổ chức áp dụng để tiến hành
đào tạo cho người lao động giúp cho họ thực hiện tốt công việc. Trong thực tế
có nhiều tiêu thức phân loại hình thức đào tạo.
Nếu đứng trên góc độ học viên thì có đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo
nâng cao. Đào tạo lại đối tượng là những người lao động phổ thông chưa có
nghề được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để tiếp cận với công việc; Đào
15
tạo lại áp dụng đối với lao động có trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do
yêu cầu của doanh nghiệp; Đào tạo nâng cao là nâng cao kiến thức, chuyên
môn nghề nghiệp, kinh nghiệm giúp cho người lao động có thể đảm đương và
thực hiện được những công việc phức tạp hơn ví dụ như hàng năm công ty
thường đào tạo nâng cao cho đội ngũ công nhân phá mìn.
Bên cạnh đó theo mục đích của nội dung đào tạo thì có các hình thức như: đào
tạo kĩ thuật an toàn cho người lao động nhằm hướng dẫn người lao động thực
hiện an toàn công việc, ngăn ngừa tai nạn ví dụ như trong thi công xây dựng
và rà phá bom mìn. Là yêu cầu bắt buộc người lao động tham dự. Đào tạo và
phát triển năng lực cho các nhà quản trị giúp cho các nhà quản trị gia nâng
cao kỹ năng thực hành kinh nghiệm quản lý, khuyến khích nhân viên trong
doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức đào tạo nào để mang lại hiệu quả cao
nhất phụ thuộc vào các yêu cầu về quy mô đào tạo, mức độ phức tạp, nội
dung đào tạo và điều kiện kỹ thuật, tài chính ..cụ thể từng doanh nghiệp.
1.3 Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực
1.3.1 Các căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
Khi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cần dựa vào các că