Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng

Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những yếu tố gắn với sự sống còn của doanh nghiệp. Thật khó tách bạch giữa công lao động quản lý với phần thặng dư khi đứng trước một hiện tượng cũng với doanh nghiệp đó khi ở cơ chế này, với tập thể lãnh đạo này thì doanh nghiệp lỗ nhưng khi chuyển sang cơ chế khác, với tập thể lãnh đạo khác thì doanh nghiệp phát triển và có lãi. Chính bởi những quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới sự phát thiển của doanh nghiệp nên các thông tin kinh tế mà lãnh đạo doanh nghiệp dựa vào đó đưa ra những quyết định của mình có tác dụng ngày càng lớn, các thông tin đó chính là căn cứ, là nguồn của tư duy lãnh đạo. Nói tới thông tin kinh tế có thể là những thông tin vĩ mô, những thông tin từ bên ngoài đưa lại nhưng không thể không nói tới các thông tin trực tiếp được xuất hiện từ hệ thống công cụ quản lý đó là công tác kế toán. Trong đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là hoạt động trung tâm của công tác kế toán, là nguồn phản ánh thực chất nhất quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời các hao phí để đảm bảo quá trình tái sản xuất đồng thời đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ với Nhà nước. Từ chỉ tiêu giá thành sản phẩm, các nhà quản lý có thể xác định chính xác hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo trong việc đề ra phương hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, trong nhiều năm qua Công ty Cao su Sao vàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc đổi mới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều khó khăn bất cập, chưa đáp ứng được quy mô sản xuất, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như chế độ kế toán tài chính hiện hành. Để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng, em đi sâu nghiên cứu đề tài ‘Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng’.

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những yếu tố gắn với sự sống còn của doanh nghiệp. Thật khó tách bạch giữa công lao động quản lý với phần thặng dư khi đứng trước một hiện tượng cũng với doanh nghiệp đó khi ở cơ chế này, với tập thể lãnh đạo này thì doanh nghiệp lỗ nhưng khi chuyển sang cơ chế khác, với tập thể lãnh đạo khác thì doanh nghiệp phát triển và có lãi. Chính bởi những quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới sự phát thiển của doanh nghiệp nên các thông tin kinh tế mà lãnh đạo doanh nghiệp dựa vào đó đưa ra những quyết định của mình có tác dụng ngày càng lớn, các thông tin đó chính là căn cứ, là nguồn của tư duy lãnh đạo. Nói tới thông tin kinh tế có thể là những thông tin vĩ mô, những thông tin từ bên ngoài đưa lại nhưng không thể không nói tới các thông tin trực tiếp được xuất hiện từ hệ thống công cụ quản lý đó là công tác kế toán. Trong đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là hoạt động trung tâm của công tác kế toán, là nguồn phản ánh thực chất nhất quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời các hao phí để đảm bảo quá trình tái sản xuất đồng thời đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ với Nhà nước. Từ chỉ tiêu giá thành sản phẩm, các nhà quản lý có thể xác định chính xác hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo trong việc đề ra phương hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, trong nhiều năm qua Công ty Cao su Sao vàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc đổi mới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều khó khăn bất cập, chưa đáp ứng được quy mô sản xuất, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như chế độ kế toán tài chính hiện hành. Để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng, em đi sâu nghiên cứu đề tài ‘Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng’. PHẦN THỨ NHẤT I .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 108462 ngày 15/5/1993. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh là sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng săm lốp xe máy, xe đạp, ô tô, máy bay và một số sản phẩm cao su kĩ thuật khác như: Băng tải, lô cao su, gioăng cao su, ống cao su, ủng cao su các loại. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cao su Sao vàng chịu sự lãnh đạo của Đảng, chịu sự quản lý của công đoàn thông qua văn phòng Đảng uỷ và văn phòng Công đoàn, đông thời chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc Công ty, tiếp đến là bộ máy giúp việc gồm 5 phó giám đốc, 15 phòng chức năng và các đơn vị sản xuất kinh doanh (5 xí nghiệp sản xuất chính, 4 xí nghiệp sản xuất phụ và 3 đơn vị trực thuộc)do Nhà nước bổ nhiệm, có chức năng lãnh đạo chung toàn bộ máy quản lý và sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của Công ty. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất những loại sản phẩm khác nhau: Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy, lốp xe đạp, băng tải, dây cuaroa, các mặt hàng cao su kĩ thuật. Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. Xí nghiệp cao su số 3: Sản phẩm chính là săm, yếm, lốp ô tô, lốp máy bay. Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm các loại và cao su kĩ thuật. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các xí nghiệp phụ trợ phục vụ cho xí nghiệp sản xuất chính như: Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn Công ty. Xí nghiệp cơ điện: Chế tạo phụ tùng thay thế, chế tạo khuôn mẫu, sửa chữa thiết bị và cung cấp điện năng cho toàn Công ty. Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ chuyển vật liệu về kho Công ty, rồi vật liệu từ kho Công ty về kho của xí nghiệp và vận chuyển phục vụ khâu bán hàng. Xưởng kiến thiết nội bộ: Nhiệm vụ chính là xây dựng, sửa chữa các công trình kiến thiết cơ bản, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp trong các đơn vị, xí nghiệp trong Công ty. 3 Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp nói riêng và các loại săm lốp xe máy, xe đạp nói chung là quy trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục với chu kì sản xuất ngắn và khép kín từ khâu sơ chế đến khâu chế biến. Tại thời điểm nhất định chỉ sản xuất được một loại sản phẩm nhất định. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại hoá chất sử dụng kèm vào công thức sản xuất đó. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty thành 2 giai đoạn chế biến như sau: giai đoạn luyện bán thành phẩm và giai đoạn chế biến bán thành phẩm thành thành phẩm. 4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 4.1.Tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, năng lực chuyên môn cuả đội ngũ kế toán, trình độ trang thiết bị và địa bàn hoạt động. Công ty tổ chức công tác kế toán theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán. Trong đó, Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung tại Công ty Cao su Sao vàng trụ sở tại Hà Nội. Tại các xí nghiệp Công ty không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê tập hợp và kiểm tra chứng từ ban đầu và chuyển lên cho phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu của xí nghiệp, tổ chức sổ sách kế toán dựa trên báo cáo ban đầu của xí nghiệp gửi lên và thực hiện công việc kế toán phát sinh ở phòng (ban) trực thuộc Công ty. Đối với chi nhánh Cao su Thái Bình, nhà máy Cao su Nghệ An và nhà máy pin Xuân Hoà, công tác kế toán được tổ chức phân tán và thực hiện hạch toán theo kiểu phụ thuộc. Điều này có nghĩa là các đơn vị tổ chức bộ máy kế toán riêng có nhiệm vụ phân loại, ghi chép, đối chiếu và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán của xí nghiệp nhưng không được hạch toán lỗ lãi mà phải gửi báo cáo kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị về Công ty để lập báo cáo kế toán toàn Công ty. Hiện nay, bộ máy kế toán Công ty không kể 4 đơn vị trực thuộc Kế toán thống kê các xí nghiệp Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ Kế toán tài sản cố định Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán huy động vốn CNVC Kế toán theo dõi công trình xddd Kế toán NVL Kế toán tiền lương Kế toán tập hợp chi phí Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Thủ quỹ Trưởng phòng kế toán đơn vị trực thuộc Kế toán các phần hành gồm 17 người với 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 14 nhân viên kế toán phần hành. Được khái quát qua sơ đồ sau: 4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại Công ty - Hệ thống chứng từ: áp dụng theo danh mục chứng từ theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính và một số văn bản bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp. - Hệ thống tài khoản: Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành, căn cứ vào nội dung và quy mô nghiệp vụ phát sinh của Công ty, phòng kế toán tài chính (kế toán trưởng) đã nghiên cứu và cụ thể hoá một số tài khoản trong giới hạn có thể (Chi phí hạch toán có thể chấp nhận được) cho đơn vị mình. - Hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán là Việt nam đồng (Vnđ). - Báo cáo kế toán: Công ty Cao su Sao vàng tổ chức hệ thống báo cáo tài chính theo Quyết định số 167/2000/ QĐ- BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành 'Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp' bao gồm 4 biểu mẫu: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Các chứng từ và báo cáo liên quan Bảng phân bổ Cp NC TT Bảng phân bổ NVL-CCDC Bảng tính giá thành BTP Bảng kê số 4 (TK 627) Bảng phân bổ Cp sx chung Bảng kê số 4 (TK 154) Tính giá thành sản phẩm Nhật kí chứng từ số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toán VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG II_ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 1 Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất 1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng xí nghiệp và hạch toán chi phí theo khoản mục phát sinh chi phí. Do vậy tài khoản 621( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) mở cho từng xí nghiệp. Tại mỗi xí nghiệp tài khoản này được chi tiết cho từng loại vật liệu sử dụng. Cụ thể tại xí nghiệp 2 tài khoản này được chi tiết như sau: + TK 621.2.2 Chi phí nguyên vật liệu chính + TK 621.2.3 Chi phí nguyên vật liệu phụ Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất vật tư, kế toán nguyên vật liệu nhận chứng từ, kiểm tra và nhập dữ liệu vào máy. Cuối tháng, kế toán tổng hợp vật liệu và in ra 'Bảng phân bổ nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ' (Biểu 1 trang bên). Cuối tháng, các xí nghiệp lập báo cáo sử dụng vật tư trong tháng theo từng loại để đối chiếu với phòng kế toán. Đồng thời, căn cứ vào bảng phân bổ để ghi vào bên có TK 152 theo từng đối tượng chi phí liên quan, NKCT số 7, dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và vào sổ cái tài khoản liên quan. Toàn bộ phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm của xí nghiệp cao su số 2 được khái quát qua sơ đồ sau: Xuất NVLP trực tiếp cho sản xuất BTP, TP (nếu có ) 1523 Kết chuyển giảm trừ chi phí BTP (cuối tháng) Kết chuyển chi phí NVL.TT (cuối tháng) 1522 621(Luyện) Xuất NVL C trực tiếp cho sản xuất BTP, TP 154 1521 Kết chuyển chi phí bán thành phẩm sử dụng trong tháng (cuối tháng) Phân bổ chi phí bán thành phẩm Bán thành phẩm sử dụng chế tạo sản phẩm trong tháng của Công ty Cao su Sao vàng tại Hà Nộị bao gồm bán thành phẩm cao su do các xí nghiệp tự sản xuất trong tháng, bán thành phẩm do xưởng luyện Xuân Hoà (bán thành phẩm Xuân Hoà tại Công ty) cung cấp. Theo đó Tổng chi phí thực tế bán thành phẩm = Chi phí bán thành phẩm cao su + Chi phí bán thành phẩm Xuân Hoà tại Công ty Sau khi xác định được chi phí thực tế bán thành phẩm, kế toán thực hiện các bước dưới đây: Bước 1: Xác định tỉ lệ chi phíTỉ lệ chi phí = Tổng chi phí bán thành phẩm thực tế Tổng chi phí nguyên liệu chính kế hoạch Bước 2: Phân bổ chi phí bán thành phẩm Chi phí BTP thực tế sản phẩm loại i = Chi phí nguyên liệu chính kế hoạch sản phẩm loại i * Tỉ lệ chi phí Trong đó: Chi phí nguyên liệu chính kế hoạch (NLCKH) sản phẩm loại i = Đơn giá NLCKH sản phẩm loại i * Sản lượng sản xuất Theo cách tính trên, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, Báo cáo nhập xuất tồn (do xí nghiệp gửi lên), Bảng đơn giá kế hoạch (do phòng Kế hoạch-Vật tư lập) để vào Bảng phân bổ chi phí bán thành phẩm (Biểu 2). BIỂU 2: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ BTP Trích XNCS 2 tháng 10/2002 Đơn vị: đồng STT Tên sản phẩm Sản lượng Đơn giá Chi phí kế hoạch Chi phí thực tế BTP sản xuất kế hoạch NVLC 1 Lốp 650 đen 16519 8561,88 141433696 76900125 2 Lốp 650 đỏ 334290 8196,25 2739924413 1489748209 3 Lốp 650 Đ/V 54.010 8.803,90 475.498.639 258.537.399 4 Lốp 680 đen 2.698 7.979,29 21.528.124 11.705.243 5 Lốp 40-406(Đỏ) 6.810 6.999,35 47.665.574 25.916.641 6 Lốp 37-630(Đen) 2.368 8.263,30 19.567.494 10.639.207 … … … … … Cộng 3.445.618.725 1.873.446.824 Phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính khác Nguyên vật liệu chính khác là những nguyên liệu như vải mành, dây thép tanh dùng để chế tạo sản phẩm ở giai đoạn 2. Chi phí NVL chính khác được xác định như sau: Tổng chi phí NVL chính khác thực tế (XNCS2) = Tổng chi phí NVL chính thực tế - Chi phí NVL chính sử dụng để luyện - Chi phí tanh xe đạp cấp cho T. Bình, Nghệ An Cũng như chi phí bán thành phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính khác cũng được phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản xuất và đơn giá kế hoạch chi phí nguyên vật liệu chính. Theo cách thức phân bổ này, căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, báo cáo nhập xuất tồn và bảng đơn giá kế hoạch, kế toán giá thành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính khác (Biểu 3). BIỂU 3: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH KHÁC Trích: Xí nghiệp cao su 2, tháng 10/2002 TT Tên sản phẩm SLSX Đ.giá KH Chi phí kế hoạch NVLC Chi phí thực tế NVLC khác 1 Lốp XĐ 650 đen 16.519 8.561,88 141.433.696 42.811.782 2 Lốp XĐ 650 đỏ 334.290 8.196,25 2.739.925.287 829.371.554 ….. …. …. …. … Cộng 3.445.618.725 1.042.983.971 32 Tanh T.Bình+N.An 213.972.915 Cộng toàn bộ 1.256.956.886 Phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, báo cáo nhập xuất tồn và bảng đơn giá kế hoạch để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu phụ trực tiếp. 1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng Công ty theo dõi chi phí nhân công trực tiếp trên tài khoản 622 ‘Chi phí nhân công trực tiếp’.Tài khoản này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp: - TK 622.1 Xí nghiệp cao su số 1 - TK 622.2 Xí nghiệp cao su số 2 - TK 622.3 Xí nghiệp cao su số 3 - TK 622.4 Xí nghiệp cao su số 4 Trình tự luân chuyển chứng từ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty không tính BHYT phải nộp của công nhân sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642). Cuối tháng, căn cứ vào 'Bảng thanh toán tiền lương', ‘Báo cáo nhập xuất tồn’do xí nghiệp gửi lên và bảng đơn giá kế hoạch, kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương theo tiêu thức sản phẩm nhập kho và đơn giá kế hoạch (Biểu 5). Phương pháp hạch toán Kết chuyển BHXH, KPCĐ (cuối tháng) Kết chuyển cơm công nghiệp (cuối tháng) Kết chuyển tiền lương (Luyện và khác) (Cuối tháng) 622.2 334 Tiền lương, pctx, tiền ăn ca phải trả công nhân sx Công nhân luyện Công nhân tổ sản xuất khác 338(2,3) Trích BHXH, KPCĐ theo tiền lương công nhân sản xuất 154 3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Để theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 ‘Chi phí sản xuất chung’ và mở chi tiết cho từng xí nghiệp. Mỗi tài khoản 627 chính được mở chi tiết cho từng khoản mục. Cụ thể tại xí nghiệp cao su số 2: + TK 627.2.1 Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 627.2.2 Chi phí vật liệu + TK 627.2.3 Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 627.2.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 627.2.5 Chi phí bồi dưỡng ca3, độc hại + TK 627.2.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 627.2.8 Chi phí bằng tiền khác + TK 627.2.9 Chi phí sửa chữa nhà xưởng thiết bị Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí sản xuất Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ Phân bổ cpsx phụ về đối tượng sử dụng Phân bổ cpsxc phụ về xí nghiệp sử dụng Phân bổ chi phí về tài khoản XDCBDD 152(2,3,4,5),1531 Cp NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế 214(1,2,3) Chi phí khấu hao TSCĐ 627Phụ 241(1,2,3) 6271,2,3,4,5,… 641,642 Các khoản giảm trừ chi phí 111, 152 154 Kết chuyển chi phí hơi nóng, khí nén cuối kỳ 6276 331 Chi phí điện năng và chi phí khác 334, 338 Chi phí nhân viên phân xưởng 1421 335 Trích trước các khoản chi phí phải trả chi phí sản xuất TK liên quan Tập hợp chi phí năng lượng cuối kỳ Phương pháp hạch toán Trình tự hạch toán: Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu-Công cụ dụng cụ, báo cáo chi phí và một số chứng từ có liên quan khác của các xí nghiệp phụ để phản ánh vào Bảng kê số 4 (627C) và Bảng kê số 4 (627P). Sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất chung phụ, kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí (trừ xí nghiệp sản xuất phụ). Căn cứ vào Bảng kê số 4 (627C) và báo chi phí hơi nóng, khí nén kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí điện năng, hơi nóng khí nén, chi phí khấu hao, sửa chữa lớn và chi phí sản xuất chung khác. BIỂU 8: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG TRích XNCS 2, tháng 10/2002 Đơn vị: đồng Stt Tên sản phẩm SLSX Đơn giá KH Chi phí kế hoạch điện năng Chi phí thực tế điện năng 1 Lốp XĐ 650 đen 16.519 367,09 6.063.979 4.675.972 2 Lốp XĐ 650 đỏ 334.290 365,50 122.182.354 94.215.571 … … … … … 32 Tanh Thái Bình+Nghệ An 917.092 Cộng toàn xí nghiệp 118.670.044 BIỂU 9: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ HƠI NÓNG KHÍ NÉN Tháng 10/2002 Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm SLSX Đơn giá KH Chi phí kế hoạch hơi nóng, khí nén Chi phí thực tế hơi nóng, khí nén XNCS1 XNCS2 1 Lốp XĐ 650 đen 16.519 326,05 5.386.020 7.669.924 2 Lốp XĐ 650 đỏ 334.290 324,63 108.522.253 154.540.354 … … … … … Cộng 138.424.956 197.123.089 XNCS3 XNCS4 Cộng 4 XNCS 1.707.078.238 1.4 Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng…Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Do hạn chế về máy móc thiết bị và khâu pha trộn hoá chất đòi hỏi độ chính xác cao nên hàng tháng Công ty phải chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm hỏng nhất định. Tuy nhiên, Công ty lại không xây dựng kế hoạch sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức làm khó khăn cho khâu quản lý và khắc phục tình trạng sản phẩm hỏng. Theo nguyên tắc các khoản thiệt hại phải theo dõi chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như người chịu trách nhiệm về những khoản chi phí không mang lại hiệu quả này để từ đó có biện pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong sản xuất. Nhưng trên thực tế, phòng kế toán không theo dõi khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng mà chỉ theo dõi riêng ở xí nghiệp, nơi phát sinh những khoản thiệt hại. Do vậy toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được đều được tính vào giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ. Còn đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được được theo dõi chặt chẽ tại xí nghiệp và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ để sang kỳ sau sửa chữa. * Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất dù lý do khách quan hay chủ quan đều gây ra sự bất lợi đối với doanh nghiệp bởi trong thời gian này Công ty không tiến hành sản xuất nhưng vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng… Vì vậy mọi khoản thiệt hại do ngừng sản xuất đều được Công ty theo dõi rất chặt chẽ theo quy tắc: Những khoản thiệt hại theo kế hoạch dự kiến được tiến hành trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn nhữngkhoản thiệt hại về ngừng sản xuất đột xuất không được phép tính vào giá thành mà sẽ tính vào chi phí bất thường hoặc quy trách nhiệm bồi thường. 2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại Công ty 2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang Nội dung sản phẩm dở dang Công ty xác định sản phẩm dở dang gồm có bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và thành phẩm hoàn thành nhưng vì lý do nào đó chưa được nhập kho. Bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng là những sản phẩm đang chờ lưu hoá vào thời điểm cuối kỳ. Những bán thành phẩm này đã kết tinh 100% chi phí nguyên vật liệu vào giá trị bán thành phẩm, còn chi phí chế biến mới chỉ kết tinh 90
Luận văn liên quan