Đề tài Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và nhu cầu thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao, do vậy việc lập và cung cấp thông tin tài chính trên các Báo cáo tài chính chính xác kịp thời là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, nếu chỉ đọc thông tin tài chính đơn thuần, mà không có sự phân tích đánh giá kết hợp so sánh thì thông tin tài chính chỉ là những con số đơn thuần. Mục đích của phân tích Báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng là một doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề. Báo cáo tài chính là kết quả đánh giá tình hình SXKD của Công ty trong một năm. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, ngân hàng, nhà đầu tư sẽ căn cứ vào Báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh tại Công ty. Do vậy, việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, trình bày rõ ràng, trung thực hợp lý trở nên vô cùng quan trọng với Công ty. Việc phân tích đánh giá tình hình thông qua hệ thống Báo cáo tài chính cũng giúp các nhà quản lý đưa ra quyết sách phù hợp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, em đã được học hỏi nhiều, áp dụng các kiến thức được học tại trường vào thực tế tại Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc lập Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng”. Dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Bích Chi, cùng Phòng Kế toán – Tài chính, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng”. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Chương 3: Hoàn thiện công tác và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng

doc119 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định NVL: Nguyên vật liệu CCDC: Công cụ dụng cụ TK: Tài khoản DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước XNCĐ: Xí nghiệp cơ điện TTTM: Trung tâm thương mại VPCT: Văn phòng công ty KHĐT: Kế hoạch đầu tư TTCGCN & XLMT: Trung tâm chuyển giao công nghệ và xử lý môi trường XDCB: Xây dựng cơ bản CPSX: Chi phí sản xuất BCH: Ban chỉ huy BQL: Ban quản lý CT: Công trình KQKD: Kết quả kinh doanh SXKD: Sản xuất kinh doanh TGNH: Tiền gửi ngân hàng GTGT: Giá trị gia tăng ĐVT: Đơn vị tính VNĐ: Việt Nam Đồng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC Bảng 1.1 Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính Bảng 1.2 Bảng phân tích nguồn tài trợ Bảng 2.1 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước năm 2006 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính Bảng 2.3 Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính Bảng 2.4 Phân tích cấu trúc tài chính Bảng 2.5 Phân tích cơ cấu hàng tồn kho Bảng 2.6 Bảng phân tích mức độ bảo đảm nguồn vốn Bảng 2.7 Bảng phân tích tình hình thanh toán Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ phải thu so với phải trả Bảng 2.9 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.10 Bảng chi phí SXKD theo yếu tố Bảng 3.1 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Bảng 3.2 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 3.3 Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động PHỤ LỤC DANH MỤC 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chúng từ ghi sổ 4 Trình tự ghi sổ theo phần mềm ANA 5 Mẫu Chứng từ ghi sổ 6 Mẫu Phiếu nhập kho 7 Bảng cân đối kế toán 8 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 10 Bản thuyết minh báo cáo tài chính 11 Hệ thống tài khoản 12 Trình bày các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính 13 Bảng tổng hợp các khoản Nợ phải thu và Nợ phải trả LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và nhu cầu thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao, do vậy việc lập và cung cấp thông tin tài chính trên các Báo cáo tài chính chính xác kịp thời là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, nếu chỉ đọc thông tin tài chính đơn thuần, mà không có sự phân tích đánh giá kết hợp so sánh thì thông tin tài chính chỉ là những con số đơn thuần. Mục đích của phân tích Báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng là một doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề. Báo cáo tài chính là kết quả đánh giá tình hình SXKD của Công ty trong một năm. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, ngân hàng, nhà đầu tư sẽ căn cứ vào Báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh tại Công ty. Do vậy, việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, trình bày rõ ràng, trung thực hợp lý trở nên vô cùng quan trọng với Công ty. Việc phân tích đánh giá tình hình thông qua hệ thống Báo cáo tài chính cũng giúp các nhà quản lý đưa ra quyết sách phù hợp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, em đã được học hỏi nhiều, áp dụng các kiến thức được học tại trường vào thực tế tại Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc lập Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng”. Dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Bích Chi, cùng Phòng Kế toán – Tài chính, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng”. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Chương 3: Hoàn thiện công tác và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Mặc dù, đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng lý thuyết vào thực tế nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự xem xét, đánh giá, chỉnh sửa và bổ sung của cô để cho Luận văn tốt nghiệp của em hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Em xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Báo cáo tài chính và lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích hoạt động tài chính. Có thể khái quát vai trò của Báo cáo tài chính trên các điểm sau: - Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả. Đồng thời, Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu về thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn và SXKD của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính cung cấp tài liệu tham khảo cho việc lập kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi,… - Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc,… về tiềm lực doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, …để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được… - Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng SXKD, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp,… để quyết định đúng hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn,… - Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đúng chính sách chế độ, đúng luật pháp không, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề xã hội,… - Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình SXKD của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch, kinh tế - kĩ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng như trên, Báo cáo tài chính là là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý,…kể cả các cơ quan Chính phủ và bản thân người lao động. 1.1.2. Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ yêu cầu trình bày một cách trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Cụ thể, khi lập và trình bày các Báo cáo tài chính doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu: - Trung thực, hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng Chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin tài chính đáng tin cậy khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 1.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ 06 nguyên tắc được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, gồm: Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lại gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp bằng cách xem xét đến mọi thông tin có thể sự đoán được trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Khi đánh giá, nếu biết được những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gấy ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó phải được nêu rõ. Nếu Báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần được bâu rõ cơ sở dùng để lập Báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục. Nguyên tắc cơ sở dồn tích Doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và Báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Riêng đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nguyên tắc nhất quán Nguyên tắc này yêu cầu việc trình bày và phân loại các khoản mục trên Báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày Báo cáo tài chính cho thấy cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách trung thực và hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện hoặc một Chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Khi có sự thay đổi thì doanh nghiệp cần phải phân loại lại các thông tin đảm bảo tính so sánh của thông tin qua các thời kỳ và giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp Theo nguyên tắc này, từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong Báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng trong Báo cáo tài chính hoặc trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Mọi thông tin được coi là trọng yếu nếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên Báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày Báo cáo tài chính của các Chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Nguyên tắc bù trừ Nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày Báo cáo tài chính không được phép bù trừ tài sản và nợ phải trả, do vậy doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên Báo cáo tài chính. Đối với các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí được bù trừ khi được quy định tại một Chuẩn mực kế toán khác hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Nguyên tắc có thể so sánh Các thông tin số liệu trong Báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ Báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi có thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong Báo cáo tài chính thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. 1.1.4. Một số quy định chung về Báo cáo tài chính doanh nghiệp Theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán, hệ thống chỉ tiêu trong các Báo cáo tài chính là phù hợp với mục tiêu cung cấp thông tin cho các đối tượng trong giai đoạn nay, một phần đã phù hợp với thông lệ quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế, từ năm 2000, Chế độ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải tuân thủ theo Quyết định số 167/2000/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 25/10/2000 về Chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Theo quyết định này, hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ thay đổi, bổ sung, hệ thống hóa lại một số chỉ tiêu theo sự thay đổi của một số văn bản có liên quan từ năm 1995 đến năm 2000, còn nền tảng vẫn như Quyết định 1141. Từ năm 2000, 31 Chuẩn mực kế toán, các Thông tư hướng dẫn kèm theo đã được Bộ Tài chính soạn thảo và ban hành nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao vai trò cung cấp thông tin cho các Báo cáo tài chính. Đáng kể trong đó có Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ/BTC ngày 31/12/2002, được hướng dẫn cụ thể theo Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 và Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính, ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ/BTC ngày 30/10/2003, được hướng dẫn cụ thể theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC. Ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp tại Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006. Quyết định này nhằm hệ thống lại các Quyết định hay các Thông tư đã ban hành từ năm 2000, dựa trên nguyên tắc cập nhật những yêu cầu mới của nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước bao gồm 4 biểu mẫu kế toán sau: - Bảng cân đối kế toán, Mẫu số B01 – DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , Mẫu số B02 – DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mẫu số B03 – DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính, Mẫu số B09 – DN. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Công ty mẹ và tập đoàn lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con. Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có Công ty con phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện tại Chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn (trừ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước), Công ty cổ phần (trừ Công ty chứng khoán cổ phần, Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán), Công ty hợp danh, Công ty tư nhân và hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) áp dụng hệ thống Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính (đã sửa đổi, bổ sung, thay thế theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính). Về cơ bản, hệ thống Báo cáo tài chính này cũng tương tự như hệ thống Báo cáo tài chính theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006; tuy nhiên, số lượng báo cáo và nội dung cũng có những khác biệt nhất định. Về số lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói trên phải lập các Báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNN); - Bảng cân đối tài khoản; - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Mẫu số F 02 – DNN). Đối với việc công khai tài chính, Điều 32, Điều 33 – Luật Kế toán, Luật số 03/2003/QH 11 ngày 17/06/2003, các doanh nghiệp có trách nhiệm phải công khai Báo cáo tài chính trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nội dung công khai Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình trích lập và sử dụng các quỹ; tình hình thu nhập của người lao động. Việc công khai Báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức như: Phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản; niêm yết và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Về kỳ lập Báo cáo tài chính Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. Khi đó, doanh nghiệp phải nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, phần VIII, Những thông tin khác về: Lý do phải thay đổi kỳ kế toán năm; Các thông tin so sánh kỳ này, kỳ trước và phải được điều chỉnh cho phù hợp với kỳ báo cáo của niên độ báo cáo kỳ này. Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng,…) theo yêu cầu của pháp luật, của Công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. Về thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Đối với DNNN thì
Luận văn liên quan