Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thì đô thị hoá là 1 xu hướng tất yếu khách quan. Một trong những đặc trưng và thách thức lớn nhất của đô thị hoá là giải quyết vấn đề giao thông đô thị, vấn đề này luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy đến nay không phải quốc gia nào cũng thành công. Hiện nay ở các đô thị lớn cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế là quá trinh gia tăng nhanh dân số, nhu cầu đi lại dẫn đến sự gia tăng không ngừng phương tiện cá nhân cả về số lượng và chủng loại, bên cạnh sự yếu kém của hạ tầng giao thông, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mang tính toàn cầu như: tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, sự khó khăn trong đi lại, ô nhiễm môi trường. Do đó nhiều thành phố hiện nay phải trả giá và gánh chịu những tổn thất lớn do khủng hoảng về giao thông đô thị. Nếu giải quyết tốt vấn đề giao thông đô thị thì nó trở thành tiền đề và là động lực to lớn cho quá trình phát triển. Ngược lại nó sẽ trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị đó nói riêng và toàn quốc nói chung. Giao thông vận tải hành khách công cộng là một trong những giải pháp hữu hiệu giải quyết tốt vấn đề trên nếu như nó thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về mặt chất lượng dịch vụ, tiện nghi, tốc độ và thuận tiện . Và đối với Việt Nam nguồn vốn đầu tư hạn hẹp thì Giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiền đề để phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng hiện đại, đó là những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Thành phố Đà nẵng là 1 trung tâm kinh tế chính trị của khu vực miền trung Tây Nguyên. Hăng năm, dân số ở Đà Nẵng không ngừng tăng lên cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế của đất nước nên nó cũng không tránh khỏi những khó khăn về giao thông vận tải. Việc lựa chọn loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt đang là giải pháp trước mắt và lâu dài của đô thị. Thực tế Đà nẵng nói riêng và cả nước nói chung vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người đân. Do vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có 1 sự quan tâm đúng mức và chú trọng của các cơ quan có chức năng trong thành phố để có một chiến lược tổng thể phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đó là lý do mà em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” để góp phần nào đó vào phát triển giao thông ở Thành phố Đà Nẵng .

doc78 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Uỷ ban nhân dân GTVT : Giao thông vận tải Bến xe ĐN : Bến xe Đà Nẵng HTX : Hợp tác xã CP : Cổ Phần Cty CP GTVT Quảng Nam : Công ty cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam Cty TNHH DVVT và KDTH Đại Lộc :Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Vân tải và kinh doanh tổng hợp Đại Lộc HTX vận tải và KDTH Tam Kỳ : Hợp tác xã vận tải và kinh doanh tổng hợp Tam Kỳ Cty CP Xe khách và DVTM ĐN : Công ty cổ phần Xe khách và dịch vụ Thương mại Đà Nẵng HTX DVVT & KDTH Duy Xuyên : Hợp tác xã dịch vụ vận tải và kinh doanh tổng hợp Duy Xuyên DANH MỤC BẢNG BIỂU BAÛNG 2.1. SOÁ KM ÑÖÔØNG NOÄI THÒ ( KHOÂNG TÍNH HUYEÄN HOAØ VANG) 20 BAÛNG 2.2. CAÙC TUYEÁN QUOÁC LOÄ QUA THAØNH PHOÁ ÑAØ NAÜNG 21 BAÛNG 2.3. SOÁ LÖÔÏNG XE COÙ ÑOÄNG CÔ ÑOÁT TRONG ÔÛ ÑAØ NAÜNG 23 BAÛNG 2.4 CAÙC DOANH NGHIEÄP KINH DOANH VTHKCC BAÈNG XE BUYÙT TAÏI THAØNH PHOÁ ÑAØ NAÜNG 25 BAÛNG 2.5 . BAÛNG SOÁ LÖÔÏNG XE BUYÙT QUA CAÙC NAÊM 28 BAÛNG2.6. NIEÂN HAÏN SÖÛ DUÏNG XE BUYÙT TREÂN CAÙC TUYEÁN ÑEÁN NGAØY 10 THAÙNG 1 NAÊM 2011 30 BAÛNG2.7. TOÅNG HÔÏP ÑIEÅM DÖØNG TAÏI ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ ÑAØ NAÜNG TREÂN CAÙC TUYEÁN 32 BAÛNG 2.8 GIAÙ VEÙ XE BUYÙT CAÙC TUYEÁN 34 BAÛNG 2.9. SOÁ LÖÔÏNG HAØNH KHAÙCH THAM GIA DÒCH VUÏ XE BUYÙT QUA CAÙC NAÊM 36 BAÛNG 2.10. KHOÁI LÖÔÏNG SÖÛA CHÖÕA, LAÉP ÑAËT BOÅ SUNG TRUÏ, BIEÅN BAÙO XE BUYÙT 41 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thì đô thị hoá là 1 xu hướng tất yếu khách quan. Một trong những đặc trưng và thách thức lớn nhất của đô thị hoá là giải quyết vấn đề giao thông đô thị, vấn đề này luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy đến nay không phải quốc gia nào cũng thành công. Hiện nay ở các đô thị lớn cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế là quá trinh gia tăng nhanh dân số, nhu cầu đi lại dẫn đến sự gia tăng không ngừng phương tiện cá nhân cả về số lượng và chủng loại, bên cạnh sự yếu kém của hạ tầng giao thông, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mang tính toàn cầu như: tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, sự khó khăn trong đi lại, ô nhiễm môi trường. Do đó nhiều thành phố hiện nay phải trả giá và gánh chịu những tổn thất lớn do khủng hoảng về giao thông đô thị. Nếu giải quyết tốt vấn đề giao thông đô thị thì nó trở thành tiền đề và là động lực to lớn cho quá trình phát triển. Ngược lại nó sẽ trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị đó nói riêng và toàn quốc nói chung. Giao thông vận tải hành khách công cộng là một trong những giải pháp hữu hiệu giải quyết tốt vấn đề trên nếu như nó thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về mặt chất lượng dịch vụ, tiện nghi, tốc độ và thuận tiện . Và đối với Việt Nam nguồn vốn đầu tư hạn hẹp thì Giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiền đề để phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng hiện đại, đó là những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Thành phố Đà nẵng là 1 trung tâm kinh tế chính trị của khu vực miền trung Tây Nguyên. Hăng năm, dân số ở Đà Nẵng không ngừng tăng lên cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế của đất nước nên nó cũng không tránh khỏi những khó khăn về giao thông vận tải. Việc lựa chọn loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt đang là giải pháp trước mắt và lâu dài của đô thị. Thực tế Đà nẵng nói riêng và cả nước nói chung vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người đân. Do vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có 1 sự quan tâm đúng mức và chú trọng của các cơ quan có chức năng trong thành phố để có một chiến lược tổng thể phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đó là lý do mà em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” để góp phần nào đó vào phát triển giao thông ở Thành phố Đà Nẵng . Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng . - Đưa ra những giải pháp để góp phần cải thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Về thời gian, các giải pháp đề xuất trong đề tài được thực hiện trong giai đoạn hiện nay đến 2020 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các Văn bản quy phạm pháp luật). Thu thập thực tế tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng . Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê. Kết cấu đề tài Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ( VTHKCC bằng xe buýt) Khái niệm về VTHKCC VTHKCC là một hoạt động dịch vụ công ích được cung cấp bởi Nhà nước hoặc tư nhân nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thuần tuý tìm kiếm lợi nhuận, mà chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của đại bộ phận dân cư nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả xã hội. Đối tượng của VTHKCC chính là con người và mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ này, do đó nó luôn mang tính xã hội hoá cao. Chất lượng sản phẩm VTHKCC là đảm bảo phục vụ hành khách mà chủ yếu là tầng lớp nhân dân lao động đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, rẻ tiền. Khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt VTHKCC bằng xe buýt là một loại hình VTHKCC có thu tiền cước theo qui định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình qui định để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân trong nội đô thị . Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt - Về phạm vi hoạt động: ( theo không gian và thời gian) Theo không gian: các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố hoặc giữa các tỉnh liền kề nhau, cần bố trí nhiều điểm dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu hành khách lên xuống thường xuyên. Thời gian hoạt động: giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu vào ban ngày để phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm là chính. Đây là một thuận lợi, tuy nhiên khó khăn ở đây là nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố lại biến động theo giờ trong ngày. - Về mặt phương tiện + Xe có sức chứa và kích thước lớn Để đáp ứng được nhu cầu đi lại và cải thiện phương tiện tham gia giao thông nên đòi hòi xe phải có thể chứa được nhiều người nên phương tiện VTKHCC bằng xe buýt có kích thước thường lớn như với các vận tải đường dài nhưng không đòi hỏi tính năng việt dã cao như phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh. + Tính năng động lực và tính năng gia tốc cao VTHKCC bằng xe buýt yêu cầu dừng đón trả khách trả khách thường xuyên trong đường xá chật hẹp, chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt dọc tuyến có mật độ phương tiện cao nên đòi hỏi phải cơ động không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ hoà nhập vào hệ thống giao thông, đường bộ trong thành phố . + Xe phải thoả mãn yêu cầu về tính thuận tiện Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoản cách ngắn cho nên phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường, số chỗ ngồi không quá 40% sức chứa phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. + Do hoạt động trong đô thị và thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả). - Về tổ chức vận hành Để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại do yêu cầu hoạt động cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn nhằm đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, một mặt đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, mặt khác nhằm giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đô thị. Hoạt động của lái xe và phương tiện mang tính độc lập cao nên yêu cầu lái xe phải có sức khỏe, trình độ tay nghề, bản lĩnh nghề nghiệp, am hiểu thành phố, địa danh, đường phố. - Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu tư các công trình và trang thiết bị phục vụ VTKHCC bằng xe buýt khá lớn (nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bến bãi). Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là về chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác. Điều đó là do xe phải chạy với tốc độ thấp lại phải qua nhiều điểm giao cắt, phải dừng nhiều lần đón trả khách, thời gian dừng rất ngắn, do đó tiêu hao rất nhiều nhiên liệu, tỷ trọng thời gian phương tiện phải ngừng hoạt động vào giờ thấp điểm khá cao. Từ đó dẫn tới giá thành vận chuyển thường cao hơn vận chuyển hành khách liên tỉnh nhưng tương đối rẻ phù hợp với nhu cầu đi lại người dân. - Về hiệu quả tài chính Giá vé do Nhà nước quy định thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với loại phương tiện cơ giới cá nhân, đồng thời phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC bằng xe buýt thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước thường có chính sách ưu đãi đầu tư và trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở các thành phố lớn. Các yếu tố cấu thành một hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Doanh nghiệp kinh doanh vận tải - Doanh nghiệp được thành lập theo đúng qui trình pháp luật : lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô theo nghị định số 91/ 2009/ NĐ-CP ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi lại của hành khách có thu tiền. - Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng điều chỉnh biểu đồ xe chạy, tập huấn luyện nghiệp vụ vận tải cho nhân viên trên xe, đầu tư mới phương tiện, quản lý điều hành tốt tại bến xe và hai đầu trạm của tuyến xe buýt. Hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận hành của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: + Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ . + Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, trạm dừng, nhà chờ và điểm trung chuyển thực hiện chức năng đón, trả khách và nghỉ ngơi trong quá trình tham gia VTHKCC bằng xe buýt. + Bến xe buýt thực hiện chức năng đón, trả khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hoá. + Bãi đỗ xe buýt thực hiện chức năng trông giữ xe buýt . + Hệ thống biển báo báo gồm biển báo giao thông đường bộ và các biển báo giành riêng cho hệ thống xe buýt như: báo nhà chờ, trạm dừng + Trạm cung cấp nhiên liệu xe buýt. Phương tiện vận tải hành khách - Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để chở nhiều người ngoài lái xe. Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt thường liên hệ giữa các điểm đô thị với nhau. - Xe buýt phải được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho xe khách đứng và được thiết theo quy chuẩn do bộ giao thông vận tải quy định. Niên hạn sử dụng không quá 20 năm. Hành khách: Hành khách đi xe buýt chủ yếu là sinh viên, học sinh, công nhân viên chứcvì giá xe buýt phù hợp với thu nhập của họ. Đội ngũ nhân viên: Là những người tham gia phục vụ trên xe buýt. Nhân viên phục vụ trên xe buýt có trách nhiệm cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn cho hành khách tại các điểm dừng để hành khách lên, xuống xe an toàn; giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe buýt. Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt - VTHKCC bằng xe buýt tạo điều kiện cho sự phát triển chung của đô thị VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố: Do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, dân số ngày càng tăng lên, đời sống xã hội được nâng cao kéo theo sự tăng lên nhanh chóng nhu cầu đi lại đồng thời thành phố ngày càng mởi rộng đã làm tăng khoảng cách đi lại. Trên các đường phố công suất luồng hành khách rất lớn, cho nên nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ không đáp ứng nổi. Khi đó chỉ có thể sử dụng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt bởi vì các phương tiện vận tải HKCC thường có công suất vận chuyển lớn. VTHKCC bằng xe vuýt là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu mật độ phương tiện giao thông trên đường: Trong thành phố việc mở rộng lòng đường là rất khó, thực tế đó là điều khó có thể làm được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, điều này làm cho tốc độ lưu thông thấp và kéo theo sự ùn tắc giao thông. VTHKCC bằng xe buýt là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Trong giao thông vận tải, ngoài hệ thống cầu, đường, bến bãi, gara cho phương tiện dừng, đỗ (hệ thống giao thông tĩnh). Diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của phương tiện cá nhân cũng cao hơn nhiều so với phương tiện VTHKCC bằng xe buýt. - VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe cho người sử dụng; góp phần bảo vệ môi trường đô thị Sử dụng rộng rãi VTHKCC bằng xe buýt đã góp phần giảm mật độ phương tiện lưu thông trên đường cả về số lượng và chủng loại do đó đã góp phần hạn chế số vụ tai nạn giao thông . Mặc khác khi số lượng phương tiện tham gia giao thông giảm thì lượng khí thải sẽ giảm nên sẽ hạn chế được sự ô nhiễm môi trường - VTHKCC bằng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội Chi phí để mua sắm phương tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của thành phố, tiết kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lưới đường sá trong thành phố và tiết kiệm được lượng xăng dầu tiêu thụ  VTHKCC bằng xe buýt còn là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định xã hội Một người dân thành phố bình quân đi lại từ 2-3 lượt mỗi ngày , thậm chí cao hơn . Vì vậy , nếu xảy ra ách tắc , thì ngoài tác hại về kinh tế ,còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chính trị , trật tự an toàn và ổn định xã hội . Hiệu quả của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều khi không thể tính . Quản lý nhà nước về kinh tế Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ) . Sự cần thiết quản lý nhà nước về kinh tế - Khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra. - Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thì trường có những loại mâu thuẫn cơ bản sau: + Mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau trên thương trường. + Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp. + Mâu thuẫn giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường Những mâu thuẫn trên có tính phổ biến, thường xuyên, căn bản liên quan đến sự ổn định kinh tế, xã hội, chỉ có nhà nước mới giải quyết được. - Tính khó khăn, phức tạp của sự nghiệp kinh tế Làm kinh tế, nhất là làm giàu phải có ít nhất các điều kiện: ý chí làm giàu, phương tiện sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên để làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của nhà nước là rất cần thiết trong việc hỗ trợ công dân có những điều kiện càn thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế. - Tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước Nhà nước hình thành khi xã hội phân chia giai cấp. Nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị, trong đó có lợi ích kinh tế. Nhà nước CHXH Việt Nam đại diện cho lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy vậy, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cưae với nước ngoài xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên ácc mặt quan hệ sỡ hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Trong cuộc đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, nhà nước ta phải thể hiện bản chất giai cấp của mình để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của nhân dân. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế - Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: + Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. + Xây dựng các dự án đầu tư nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu, chiến lược. + Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó. - Xây dựng pháp luật kinh tế. - Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp. - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước. - Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, pháp luật lao động, pháp luật về tài nguyên, môi trường, về tài chính, kế toán, thống kê.. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Thực hiện bảo vệ lợi ích của xã hội của công dân. - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao: phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong đó đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng chiếm tỷ trọng đáng kể, là nhân tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân. Pháp luật - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. - Hình thức biểu hiện + Văn bản quy phạm pháp luật + Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật - Vai trò + Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các hoạt động kinh tế + Tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế + Tạo cơ sở pháp lý cho việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia Kế hoạch - Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu phải làm và các phương tiện, nguồn lực, phương thức tiến hành để đạt tới các mục tiêu đã định - Kế hoạch được phân chia thành các loại: + Chiến lược phát triển kinh tế của đất nước + Quy hoạch phát triển + Các kế hoạch cụ thể ( dài hạn, ngắn hạn, trung hạn ) + Chương trình + Dự án - Vai trò + Kế hoạch là sự tính toán, cân nhắc kỹ trước khi hành động, nhờ đó rủi ro, ách tắc sẽ bị hạn chế, các nguồn lực được sử dụng tốt. + Kế hoạch vạch viễn cảnh tương lai cho con người, tạo niềm tin hành động tích cực cho con người. + Kế hoạch là cơ sở để cho công tắc kiểm tra có căn cứ thực hiện Chính sách - Hệ thống chính sách là toàn bộ các chính sách mà nhà nước sử dụng trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể - Hệ thống chính sách bao gồm: + Chính sách cơ cấu kinh tế + Chính sách các thành phần kinh tế + Chính sách thuế + Chính sách đối ngoại - Vai trò + Chính sách là các giải pháp quản lý theo hướng trọng tâm, trọng điểm + Là sự động não cân nhắc tính toán của nhà nước + L
Luận văn liên quan