A/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam ngày một phát triển với tốc độ tăng tr¬-ưởng GDP trung bình mỗi năm đạt trên 8%[19]. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu một mốc son phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 11/2006, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006. Các sự kiện trọng đại này tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Với những cam kết để gia nhập WTO, ngành ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hư¬ởng nhiều nhất.
Để hội nhập thành công trên “sân nhà”, các NHTM Việt Nam đặc biệt là các NHTM Quốc doanh - những đầu tàu mũi nhọn của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Một trong những nội dung hội nhập trong kinh doanh ngân hàng là tham gia vào những hiệp Ước quốc tế, trong đó có các cam kết về quản trị rủi ro ngân hàng. Quan trọng nhất trong các hiệp Ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng là Hiệp Ước mới về vốn (Basel II) của uỷ ban Basel, có hiệu lực từ 01/01/2007 với những chuẩn mực về an toàn vốn và những nguyên tắc thiết yếu trong vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Sự chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel II không những thể hiện sự lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel II chỉ là một thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định của Basel II là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ các quy định của Basel II. Do vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Mặt khác, xét về thực trạng rủi ro của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là rủi ro tín dụng, các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng[4]. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc[8]. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có [10]. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Nếu không có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong mảng hoạt động cho vay thì chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các Ngân hàng nư¬ớc ngoài vốn đã rất dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã bước đầu có những triển khai công tác quản trị rủi ro trong đó chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực của Basel II, và đã đạt được một số những thành công đáng khích lệ. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ngân hàng này nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của Basel II, tăng cường an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dựa trên tính khả thi và cấp bách của đề tài, với mong muốn nâng cao khả năng quản trị RRTD của ngân hàng Đầu t¬ư và Phát triển Việt Nam - một trong những ngân hàng quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cùng sự say mê nghiên cứu chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư¬ và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp Ước mới về vốn của ủy ban Basel”.
B/ Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nhằm:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Giới thiệu khái quát các quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong Hiệp ước mới về vốn (Basel II)
- Làm rõ sự cần thiết phải Quản lý rủi ro tín dụng đáp ứng yêu cầu Hiệp ước Basel II tại các NHTM Việt Nam.
- Đánh giá những kết quả đã đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel II cũng như những bất cập trong việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại này.
- Đề xuất những giải pháp trong hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp ước Basel II.
C/ Phư¬ơng pháp nghiên cứu
Tác giả lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phư¬ơng pháp luận chung cho đề tài. Tập trung sử dụng các phư¬ơng pháp phân tích khảo cứu, điều tra khảo sát thực tế trên cơ sở quá trình thực tập 1 tháng (07/2007 - 08/2007) tại Sở giao dịch 1, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và những kiến thức tổng hợp về tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh đã đ¬ược bồi dưỡng dưới mái tr¬ường Đại học Ngoại Thương. Ngoài ra, khoá luận còn chú trọng tới lượng hóa qua phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu đề tài một cách khoa học.
D/ Phạm vi nghiên cứu
Các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Hiệp ước Basel II và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II.
E/ Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Kết luận, đề tài gồm 3 chư¬ơng như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
Chư¬ơng 2: Thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo các yêu cầu của Hiệp ước Basel II
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư¬ và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Basel II.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp ước mới về vốn của Ủy ban Basel II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AOMỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II 4
I. Một số lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 4
1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4
1.1 Khái niệm 4
1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh 4
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5
1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 6
1.2.1 Rủi ro thị trường (Market Risk) 6
1.2.2 Rủi ro hoạt động (Operational Risk) 6
1.2.3 Rủi ro tín dụng (Credit Risk) 6
1.2.4 Rủi ro khác (residual risk) 7
2 Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Phân loại 8
2.2.1 Rủi ro đọng vốn 9
2.2.2 Rủi ro mất vốn 9
2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 9
2.3.1 Nguyên nhân từ phía người cho vay (các ngân hàng) 9
2.3.2 Nguyên nhân từ phía người đi vay 10
3 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 10
3.1 Khái niệm 10
3.1.1 Quản trị rủi ro 10
3.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 10
3.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng 11
3.2.1 Vai trò chung của quản trị rủi ro ngân hàng 11
3.2.2 Vai trò điển hình của quản trị rủi ro tín dụng 12
3.3 Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng 13
3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 14
3.4.1 Xác định rủi ro tín dụng 14
3.4.2 Định lượng rủi ro tín dụng 15
3.4.3 Quản trị rủi ro tín dụng 15
3.4.4 Kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 16
3.5 Các chỉ số và các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 16
3.5.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng 16
3.5.2 Các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 17
II. Các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp Uớc Basel II 19
1 Lịch sử phát triển của Hiệp ước Basel 19
1.1 Vài nét về Uỷ ban Basel 19
1.2 Hiệp ước quốc tế về vốn ngân hàng Basel I (Basel Capital Accord) và các hạn chế 20
1.2.1 Nội dung cơ bản Hiệp ước Basel I – 1988 20
1.2.2 Những thiếu sót của Hiệp ước Basel I 20
1.3 Basel II - Hiệp ước sửa đổi bổ sung Basel I 21
2. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II 22
2.1 Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu vốn tối thiểu 22
2.2 Trụ cột thứ hai: Theo dõi giám sát 23
2.3 Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường 24
3 Các qui định về quản lý rủi ro tín dụng của Basel II 24
3.1 Về yêu cầu vốn tối thiểu 24
3.1.1 Sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có 24
3.1.2 Yêu cầu về phương pháp tiếp cận 26
3.2 Yêu cầu về xây dựng các hệ thống 28
3.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng 28
3.2.2 Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm 29
3.2.3 Hệ thống giới hạn tín dụng 29
3.2.4 Mô hình tính toán 29
3.3 Hoàn thiện các thành phần khung qui trình quản trị rủi ro tín dụng 29
3.3.1 Cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng (TTTD) 29
3.3.2 Tính toán rủi ro 30
3.3.3 Các kỹ thuật hạn chế rủi ro 30
4. Sự cần thiết phải đáp ứng Basel II để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THEO CÁC YÊU CẦU CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II 33
I. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 33
1. Lịch sử doanh nghiệp BIDV 33
2. Lĩnh vực hoạt động của BIDV 33
3. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV 34
II. Tình hình rủi ro tín dụng và khả năng đáp ứng yêu cầu Basel II trong thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35
1. Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV 35
1.1 Tình hình tín dụng nói chung 35
1.2. Về cơ cấu dư nợ tín dụng 36
2. Các nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng 39
2.1 Nguy cơ rủi ro tín dụng do tăng quy mô hoạt động tín dụng 39
2.2 Thị trường tín dụng có tính cạnh tranh ngày càng cao 40
2.3 Rủi ro tín dụng do tính đặc thù của BIDV 41
3. Khả năng đáp ứng yêu cầu Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng ở BIDV 42
3.1 Những thuận lợi 42
3.1.1 Khách quan 42
3.1.2 Chủ quan 45
3.2 Những khó khăn 48
3.2.1 Khách quan 48
3.2.2 Chủ quan 50
III. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 51
1. Tổng quan về tình hình công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV 51
2. Đánh giá quản trị RRTD theo các yêu cầu Basel II 52
2.1 Những thành tựu đã đạt được 52
2.1.1 Xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 53
2.1.2 Cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm tăng 54
2.1.3 Hệ số an toàn vốn liên tục được tăng cường 55
2.1.4 Năng lực tài chính được khẳng định trên thị trường quốc tế 56
2.1.5 Trích lập dự phòng rủi ro hợp lý 57
2.1.6 Thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro, trong đó chú
trọng quản trị rủi ro tín dụng 58
2.1.7 Minh bạch, công khai tài chính đáp ứng tiêu chuẩn kiểm toán Việt Nam và quốc tế 60
2.2 Những tồn tại, hạn chế 60
2.2.1 Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ vẫn ở mức cao 60
2.2.2 Chưa đạt tới tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu Basel II 61
2.2.3 Phân tích, đánh giá rủi ro từ phía khách hàng còn nhiều bất cập 62
2.2.4 Chưa có hệ thống quản lý tài sản bảo đảm 62
2.3 Nguyên nhân của các hạn chế 63
2.3.1 Nguyên nhân khách quan 63
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BASEL II 70
I. Định hướng phát triển quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng yêu cầu của
Basel II 70
1. Định hướng của Nhà nước 70
Định hướng của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung 71
3. Định hướng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 72
II. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo chuẩn mực Basel II 73
1. Nhóm các giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng 73
2. Nhóm các giải pháp về công nghệ, thông tin 74
2.1 Đầu tư, nâng cấp xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại 74
2.2 Khai thác hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng 75
3. Nhóm các giải pháp về nhân lực 77
3.1 Chuẩn hóa cán bộ tín dụng 77
3.2 Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 79
3.3 Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý 79
4. Nhóm các giải pháp về thị trường 80
4.1 Phân tán rủi ro tín dụng BIDV trong thị trường tín dụng 80
Đa dạng hóa phương thức cho vay 80
Đa dạng hóa khách hàng 81
4.1.3 Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư 81
4.2 Thực hiện bảo hiểm tín dụng: 82
5 Nhóm các giải pháp về tác nghiệp 82
5.1 Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng 82
5.1.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 82
5.1.2 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ 84
5.2 Phân loại, thu hồi và xử lý nợ 86
5.2.1 Thực hiện tốt quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hướng tới đáp ứng quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo của chuẩn mực
Basel II 86
5.2.2 Tận thu Nợ ngoài bảng và nợ khoanh Nợ ngoài bảng 87
5.2.3 Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi 88
III - Một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN và các ban ngành có liên quan 89
1. Kiến nghị đối với Nhà nước 90
1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho nghiệp vụ ngân hàng 90
1.2 Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ 90
1.3 Bảo đảm an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng 92
1.4 Chuẩn bị các cơ sở cần thiết khác theo các chuẩn mực quốc tế phục vụ quản trị RRTD theo các yêu cầu Hiệp ước Basel II 92
2. Kiến nghị với NHNN 93
2.1. Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng 93
2.2 Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an ninh hoạt động tín dụng ngân hàng 94
2.3. Hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nước nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng 95
3. Kiến nghị với các tổ chức, bộ ngành khác có liên quan 96
3.1 Đối với các tổ chức kiểm toán 96
3.2 Đối với một số bộ ngành khác 96
KẾT LUẬN 97
LỜI MỞ ĐẦU
A/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam ngày một phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm đạt trên 8%[19]. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu một mốc son phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 11/2006, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006. Các sự kiện trọng đại này tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Với những cam kết để gia nhập WTO, ngành ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Để hội nhập thành công trên “sân nhà”, các NHTM Việt Nam đặc biệt là các NHTM Quốc doanh - những đầu tàu mũi nhọn của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Một trong những nội dung hội nhập trong kinh doanh ngân hàng là tham gia vào những hiệp Ước quốc tế, trong đó có các cam kết về quản trị rủi ro ngân hàng. Quan trọng nhất trong các hiệp Ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng là Hiệp Ước mới về vốn (Basel II) của uỷ ban Basel, có hiệu lực từ 01/01/2007 với những chuẩn mực về an toàn vốn và những nguyên tắc thiết yếu trong vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Sự chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel II không những thể hiện sự lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel II chỉ là một thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định của Basel II là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ các quy định của Basel II. Do vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Mặt khác, xét về thực trạng rủi ro của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là rủi ro tín dụng, các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng[4]. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc[8]. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có [10]. Đặc biệt, nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Nếu không có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong mảng hoạt động cho vay thì chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài vốn đã rất dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã bước đầu có những triển khai công tác quản trị rủi ro trong đó chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực của Basel II, và đã đạt được một số những thành công đáng khích lệ. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ngân hàng này nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của Basel II, tăng cường an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dựa trên tính khả thi và cấp bách của đề tài, với mong muốn nâng cao khả năng quản trị RRTD của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - một trong những ngân hàng quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cùng sự say mê nghiên cứu chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp Ước mới về vốn của ủy ban Basel”.
B/ Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nhằm:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Giới thiệu khái quát các quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong Hiệp ước mới về vốn (Basel II)
- Làm rõ sự cần thiết phải Quản lý rủi ro tín dụng đáp ứng yêu cầu Hiệp ước Basel II tại các NHTM Việt Nam.
- Đánh giá những kết quả đã đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel II cũng như những bất cập trong việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại này.
- Đề xuất những giải pháp trong hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Hiệp ước Basel II.
C/ Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung cho đề tài. Tập trung sử dụng các phương pháp phân tích khảo cứu, điều tra khảo sát thực tế trên cơ sở quá trình thực tập 1 tháng (07/2007 - 08/2007) tại Sở giao dịch 1, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và những kiến thức tổng hợp về tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh đã được bồi dưỡng dưới mái trường Đại học Ngoại Thương. Ngoài ra, khoá luận còn chú trọng tới lượng hóa qua phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu đề tài một cách khoa học.
D/ Phạm vi nghiên cứu
Các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Hiệp ước Basel II và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II.
E/ Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Kết luận, đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II
Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo các yêu cầu của Hiệp ước Basel II
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu Basel II.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
I. Một số lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1 Khái niệm
1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh
Trong kinh tế học và kinh doanh, thuật ngữ “rủi ro”(risk) đã được đưa ra từ lâu nhưng cho đến gân đây, với sự phát triển của các ngành khoa học kinh tế lượng và các môn giúp lượng hoá các biến ngẫu nhiên trong hoạt động kinh doanh, rủi ro mới trở thành một đối tượng nghiên cứu và kinh doanh.
Theo định nghĩa truyền thống, duới góc độ kinh doanh, rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ[32]. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với nguy cơ thua lỗ và mất mát, đó chính là “rủi ro”. Như vậy, rủi ro theo nghĩa thuần tuý này đe dọa khả năng tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh.
Theo định nghĩa hiện đại, rủi ro kinh doanh là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh - đầu tư quan niệm rằng những bất trắc không thể lường hoặc kiểm soát được chính là bản chất của rủi ro.
Định nghĩa về rủi ro hiện đại bao hàm nghĩa rộng hơn, vì rủi ro thể hiện tính chất đầu cơ, liên quan đến khả năng lời hay lỗ, phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của một sự án kinh doanh tài chính hay thương mại, tức là rủi ro không chỉ dẫn đến những mất mát tổn thất mà việc chấp nhận các yếu tố rủi ro có thể mang lại những lợi ích to lớn. Đối với mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh rủi ro lại tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Chẳng hạn, các ngân hàng cũng chấp nhận rủi ro khi họ cho vay, mà có thể được hoàn trả hay bị vỡ nợ. Các nhà đầu tư vốn đôi khi cũng là những người chịu rủi ro; các khoản đầu tư của họ có thể được coi là “vốn mạo hiểm” nếu như chúng chịu một mức độ rủi ro đáng kể, như trong trường hợp của các doanh nghiệp mới, hay “vốn chứng khoán” nếu như chúng chịu ít rủi ro.
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Như bất kỳ một công ty hay tổ chức nào khác, một ngân hàng thực hiện mục tiêu kiếm tiền bằng việc chấp nhận, phải sống chung với rủi ro, do đó ngân hàng sẽ có thể đối mặt với thua lỗ. Trong trường hợp tệ nhất, ngân hàng có thể phá sản.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), khái quát quy luật trên như sau: “Muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro, không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Đó là sự thật dù muốn hay không”[6].
Từ đó có thể thấy, ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro và việc tìm hiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .Vậy rủi ro ngân hàng là gì?
Một cách khái quát, Rủi ro ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động.[33]
Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: Người đi vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, RRTD xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên giác độ là người cho vay, RRTD xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.
Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế- xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.
1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Hiện nay đang tồn tại nhiều cách phân loại rủi ro ngân hàng, tuy nhiên luận văn lựa chọn cách phân loại của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, theo đó các rủi ro ngân hàng được phân thành 3 loại chính là : rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và một số loại rủi ro khác gồm: rủi ro lãi suất,rủi ro ngoại hối, rủi ro uy tín...
1.2.1 Rủi ro thị trường (Market Risk)
Là rủi ro xảy ra do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỉ giá hối đoái. Từ khái niệm này, rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối.
Rủi ro lãi suất: là rủi ro về thu nhập và lợi tức, tính chất rủi ro này gắn liền với những thay đổi trong các lãi suất trên thị trường và sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có về các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất, và rủi ro quyền chọn đi kèm.
Rủi ro ngoại hối: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.
1.2.2 Rủi ro hoạt động (Operational Risk)
Là loại rủi ro tổn thất tài sản do hoạt động kém hiệu quả, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.
Rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô...
1.2.3 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)
Là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một Ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ ba (ví dụ một Ngân hàng thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng này.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trên thế giới
Nguồn: [8]
1.2.4 Rủi ro khác (residual risk)
Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các N