Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều tiềm năng phát triển, đang được coi là miền đất hứa vẫy gọi họ đầu tư. Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ đang và đã đầu tư vào Việt Nam và ngành Ngân hàng là một trong các lĩnh vực họ ưa thích.Các ngân hàng đang hình thành nên một hệ thống ngân hàng năng động trong hoạt động tài chính của nền kinh tế giúp cho mạch máu tiền tệ lưu thông dễ dàng vào các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Để hạn chế được phần nào rủi ro đó, việc phân tích, kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp lý của khách hàng vay vốn và phương án vay trước khi ra quyết định cuối cùng là rất quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng, em đã chọn nghiên cứu đề tài:” HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI- CHI NHÁNH HÀ NỘI 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tạôi MSB- HN. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại MSB- HN trong năm 2006,2007,2008. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy trong thời gian thực tập và qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau trong việc làm khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp tổng hợp và phân tích. - Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu. 5. Kết cấu của đề tài. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Một số lí luận cơ bản về thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Chương II: Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4206 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. NGÂN HÀNG VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY. 3 1.1.1 Khái niệm ngân hàng. 3 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho vay. 3 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng. 4 1.1.3.1. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 4 1.1.3.2. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 4 1.1.3.3. Vốn vay phải có tài sản đảm bảo. 5 1.1.4. Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 5 1.1.4.1. Khái niệm. 5 1.1.4.2. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn 5 1.1.4.3. Một số phương thức cho vay ngắn hạn. 6 1.1.4.4. Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế. 8 1.1.5. Rủi ro trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng. 8 1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN Ở NGÂN HÀNG. 10 1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng ngắn hạn. 10 1.2.2. Mục đích của thẩm định tín dụng ngắn hạn. 10 1.2.3. Yêu cầu của công tác thẩm định. 10 1.2.4. Quy trình thẩm định. 11 1.2.5. Các nội dung thẩm định. 12 1.2.5.1. Thẩm định theo tiêu chuẩn 5C. 12 1.2.5.2. Thẩm định theo tiêu chuẩn 5P. 13 1.2.6. Nguồn thông tin để thẩm định. 15 1.2.6.1. Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng 15 1.2.6.2. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng. 15 1.2.6.3. Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn. 15 1.2.6.4. Nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng. 16 1.2.6.5. Các nguồn thông tin khác. 16 CHƯƠNG II: CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI 17 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng CPTM Hàng Hải- Chi nhánh Hà Nội 17 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM cổ phần Hàng Hải- chi nhánh Hà Nội 17 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của MSB- HN 18 2.1.3 Tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của chi nhánh 19 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 19 2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB- chi nhánh Hà Nội những năm qua. 23 2.1.3.4 Mục tiêu hướng tới 28 2.2. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB HN 29 2.2.1. Quy trình thẩm định. 29 2.2.2. Cách thức tổ chức thẩm định. 30 2.2.3. Nội dung thẩm định. 31 2.2.3.1. Hồ sơ vay vốn. 31 2.2.3.2. Thẩm định đánh giá chung về năng lực của khách hàng. 33 2.2.3.3. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp. 35 2.2.3.4. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. 43 2.2.3.5. Đảm bảo tiền vay. 46 2.3. LẬP TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH. 48 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB- HN 49 2.5. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 49 2.5.1. Những thành công. 49 2.5.2. Những mặt hạn chế. 52 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB- HN 54 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH. 54 3.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA MSB- HN TRONG THỜI GIAN TỚI. 55 3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB-HN 56 3.3.1. Thuận lợi. 56 3.3.2. Khó khăn. 56 3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB HN. 57 3.4.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng. 57 3.4.2. Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp. 60 3.4.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành. 60 3.4.2.2. Hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng. 62 3.4.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiêp. 63 3.4.2.4. Tạo sự hợp tác từ doanh nghiệp. 65 3.4.2.5. Hoàn thiện tờ trình báo cáo kết quả phân tích. 66 3.4.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo. 67 3.4.4. Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. 68 3.4.5. Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát. 70 3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI MSB-HN. 70 3.5.1. Đối với ngân hàng nhà nước. 70 3.5.2. Đối với nhà nước và các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố Hà Nội 71 LỜI KẾT 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều tiềm năng phát triển, đang được coi là miền đất hứa vẫy gọi họ đầu tư. Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ …đang và đã đầu tư vào Việt Nam và ngành Ngân hàng là một trong các lĩnh vực họ ưa thích.Các ngân hàng đang hình thành nên một hệ thống ngân hàng năng động trong hoạt động tài chính của nền kinh tế giúp cho mạch máu tiền tệ lưu thông dễ dàng vào các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Để hạn chế được phần nào rủi ro đó, việc phân tích, kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp lý của khách hàng vay vốn và phương án vay trước khi ra quyết định cuối cùng là rất quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng, em đã chọn nghiên cứu đề tài:” HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI- CHI NHÁNH HÀ NỘI 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tạôi MSB- HN. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại MSB- HN trong năm 2006,2007,2008. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích lũy trong thời gian thực tập và qua sách báo, em sử dụng một số phương pháp sau trong việc làm khóa luận tốt nghiệp Phương pháp tổng hợp và phân tích. Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu. 5. Kết cấu của đề tài. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Một số lí luận cơ bản về thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Chương II: Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu tại trường học và những hiểu biết thực tế tại MSB- Hồ Gươm tôi đã thực hiện đề tài này, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong các quý thầy cô, các bạn góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đào Văn Hùng , sự tận tình giúp đỡ của các anh, chị đang công tác tại MSB- Hồ Gươm, đặc biệt là các anh chị tại phòng tín dụng đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Hà Nội, tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Hải CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NGÂN HÀNG VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY. 1.1.1 Khái niệm ngân hàng. Từ hàng ngàn năm trước công nguyên khi manh nha hình thành nghề ngân hàng, hoạt động ngân hàng vô cùng đơn giản. Họ chỉ nhận bảo quản tiền và được trả thù lao bảo quản, đổi tiền đúc và an hoa hồng đổi tiền. Cùng với sự phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, hoạt động ngân hàng đã phát triển thêm một bước là sử dụng tiền bảo quản đó để cho vay. Ngày nay hệ thống ngân hàng đã phát triển một mức cao, hoạt động ngân hàng ngày càng phong phú hơn như đầu tư vào chứng khoán, tài trợ xuất nhập khẩu, đầu tư vào các dự án… Mỗi một quốc gia có những khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại, nhưng nhìn chung ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh tiền, đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ sau: - Nhận tiền gửi. - Thực hiện tài trợ thông qua cấp tín dụng. - Đóng vai trò là trung gian thanh toán. - Theo điều 20, bộ luật “ tổ chức tín dụng ”(đã được sửa đổi bổ sung năm 2000) định nghĩa: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó, các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp được thành lập để hoạt động kinh doanh tiền tệ, gồm nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động từ người gửi tiền nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nhìn chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo ba nguyên tắc sau: 1.1.3.1. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Phần lớn số vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho người gửi tiền. Mặt khác, khi ngân hàng là người cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trả gốc và lãi đúng hạn, nếu trái với quy định trong hợp đồng tín dụng thì sẽ bị phạt với lãi suất cao hơn. Vì vậy, nguyên tắc này giúp khách hàng ý thức được việc phải làm sao để sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. 1.1.3.2. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích như: đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, tăng sản lượng sản phẩm hay vì một mục đích nào đó đều do 2 bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không? Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này, Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và cũng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. 1.1.3.3. Vốn vay phải có tài sản đảm bảo. Như ta đã biết hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất. Do vậy, đảm bảo tiền vay có thể sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thực hiện nguyên tắc này giúp cho ngân hàng thu hồi lại vốn một khi khách hàng không tuân theo hợp đồng tín dụng. Vì vậy các loại vật tư hàng hóa, tài sản đảm bảo thế chấp phải có giá trị, dễ phát mãi và được thị trường chấp nhận. 1.1.4. Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Do đặc điểm luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp tại thời điểm nào đó làm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động cần thiết phải bổ sung. Lý do thiếu vốn lưu động là dòng tiền đi vào nhưng đi ra không khớp về thời gian và quy mô. Do vậy vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp (chủ yếu đáp ứng nhu cầu tồn kho và khoản phải thu) 1.1.4.1. Khái niệm. Tín dụng ngắn hạn là loại hình tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân. 1.1.4.2. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn - Thời hạn của hợp đồng tín dụng ngắn hạn không quá 12 tháng. - Tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp hay tiêu dùng của các cá nhân. - Đối tượng cho vay bao gồm: + Giá trị vật tư hàng hoá là các vật tư, nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất và thành phẩm hàng hoá sẵn sàng cho tiêu thụ. + Chi phí sản xuất và lưu thông để tạo ra thành phẩm. + Giá trị tiền tệ trong thanh toán bao gồm quỹ tiền mặt chuẩn bị thu mua vật tư hàng hóa, tiền gửi thư tín dụng… để thu mua vật tư hàng hoá và các chứng từ giao hàng đang trong thanh toán - Lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn và được thực hiện theo mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Tín dụng ngắn hạn gắn liền với chu kỳ ngân quỹ và nhu cầu vốn thời vụ của doanh nghiệp, trên thực tế nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuất phát từ độ lệch trong quá trình lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, tức là có sự lệch pha tạo ra từ sự không ắn khớp về thời gian và quy mô của các dòng tiền vào ra. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu tài sản lưu động thời vụ chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu, doanh nghiệp cũng tìm đến các khoản tín dụng ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều quá trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nên thời hạn thu hồi vốn nhanh. Xuất phát từ các đặc điểm này, các Ngân hàng thương mại thường xác định thời hạn cho vay dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch quản lý nợ và hình thức cho vay phù hợp. 1.1.4.3. Một số phương thức cho vay ngắn hạn. a. Cho vay từng lần Cho vay từng lần hay cho vay theo món là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu vay tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể. Đặc điểm của phương thức cho vay từng lần: Cho vay theo từng đối tượng cụ thể như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc tài trợ cho các khoản phải thu. Số tiền vay được xác định trên cơ sở các chứng từ mua hàng như hợp đồng kinh tế, hóa đơn,…hoặc bảng kê thành phẩm tồn kho. Ngân hàng có thể cho vay toàn bộ nhu cầu vốn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hoặc có thể chỉ tham gia một phần. Định kỳ hạn nợ cho từng lần vay cụ thể dựa vào dự báo lưu chuyển tiền tệ, thời gian hoàn vốn, hạng rủi ro của doanh nghiệp. Điều kiện giải ngân là khách hàng phải xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh nhu cầu rút vốn của mình là hợp lý và phù hợp với đối tượng vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Tiền vay có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng thông thường được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng. Nguồn trả nợ cho Ngân hàng trong phương thức cho vay từng lần chính là nguồn thu từ phương án sản xuất kinh doanh, và các nguồn tài chính khác theo cam kết. Áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng thường xuyên. b. Cho vay theo hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là giới hạn dư nợ cho vay tối đa mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng trong một thời hạn nhất định. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng thường xuyên có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với Ngân hàng (có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng). c. Các phương pháp cho vay ngắn hạn khác: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất gây thiệt hại nhiều nhất là rủi ro tín dụng. Để hạn chế rủi ro này ngân hàng thực hiện kết hợp nhiều biện pháp, một trong những biện pháp đó là đa dạng hóa loại hình cấp tín dụng. Đối với tín dụng ngắn hạn, ngoài các phương pháp cấp tín dụng trực tiếp, ngân hàng còn cấp tín dụng gián tiếp cho khách hàng thông qua các hình thức như: chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, factoring (mua bán quyền đòi nợ), ứng vốn cho giấy tờ có giá,… 1.1.4.4. Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế. Tín dụng ngắn hạn thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng,… là một trong những động lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tín dụng ngắn hạn có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập như góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung vào các phương án khả thi và các ngành nghề chủ đạo của nền kinh tế; tham gia vào các chương trình kinh tế trọng điểm của chính phủ, tạo ra hàng vạn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo , xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và nông thôn, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh hiệu quả hơn. Thông qua việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tín dụng gián tiếp tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác hoạch định và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn lưu động, phát huy tính hiệu quả của đồng vốn để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Tín dụng ngắn hạn là tiền đề để Ngân hàng mở rộng và phát triển các nghiệp vụ khác như huy động vốn, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Tín dụng ngắn hạn góp phần cũng cố chế độ hạch toán kinh tế. 1.1.5. Rủi ro trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Rủi ro trong cho vay ngắn hạn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận. Nếu ngân hàng cho vay các khoản vay có lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng có khả năng gặp phải càng lớn. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay ngắn hạn, nhưng có thể phân nhóm các nguyên nhân chủ yếu sau: Những nguyên nhân bất khả kháng. Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục đến người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm. Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay. Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì…là nguyên nhân gây rủi ro trong tín dụng ngắn hạn. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai…Nhiều người vay đã không tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra. Không có khả năng thích ứng và khắc
Luận văn liên quan