Một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động có hiệu quả là yếu tố
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng
cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập của doanh
nghiệp. Từ đó, có thể thấy việc xây dựng hệ thống KSNB trở thành một vấn đề
cấp thiết trong quản lý tại các tổng công ty (TCT) nhà nước nói chung và TCT
Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc (HKMB) nói riêng.
TCT Khai thác Cảng HKMB là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt
động công ích được thành lập trên cơ sở Cụm Cảng HKMB. Nhiệm vụ của
TCT là cung cấp các dịch vụ tại các Cảng hàng không thuộc khu vực Miền
Bắc, phục vụ cho các chuyến bay an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo sử dụng có
hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững và thích
ứng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, TCT cần hoàn thiện hơn nữa
cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là hệ thống KSNB.
Với kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu của đơn vị, tác giả đã chọn
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cƣờng quản lý tài chính
tại TCT Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc” làm luận văn thạc sỹ
18 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động có hiệu quả là yếu tố
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng
cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập của doanh
nghiệp. Từ đó, có thể thấy việc xây dựng hệ thống KSNB trở thành một vấn đề
cấp thiết trong quản lý tại các tổng công ty (TCT) nhà nước nói chung và TCT
Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc (HKMB) nói riêng.
TCT Khai thác Cảng HKMB là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt
động công ích được thành lập trên cơ sở Cụm Cảng HKMB. Nhiệm vụ của
TCT là cung cấp các dịch vụ tại các Cảng hàng không thuộc khu vực Miền
Bắc, phục vụ cho các chuyến bay an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo sử dụng có
hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững và thích
ứng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, TCT cần hoàn thiện hơn nữa
cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là hệ thống KSNB.
Với kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu của đơn vị, tác giả đã chọn
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cƣờng quản lý tài chính
tại TCT Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc” làm luận văn thạc sỹ.
2 Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về KSNB, hệ thống KSNB và thực
trạng hệ thống KSNB tại TCT Khai thác Cảng HKMB, Luận văn đưa ra những
giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý tài chính tại TCT
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống KSNB tại TCT Khai thác
ii
Cảng HKMB. Đề tài đi sâu vào việc hoàn thiện các biện pháp kiểm soát tài
chính của đơn vị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, các phương pháp phân tích và tổng hợp
để đánh giá các thủ tục kiểm soát đã được áp dụng.
5. Đóng góp của Đề tài
Một là, Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB nói
chung và hệ thống KSNB trong các TCT Khai thác Cảng Hàng không nói riêng;
Hai là, Phân tích thực trạng tổ chức quản lý và hệ thống KSNB tại TCT
Khai thác Cảng HKMB;
Ba là, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc
tăng cường quản lý tài chính của TCT.
6. Tên và kết cấu Luận văn
Tên luận văn: “Hoàn thiện Hệ thống KSNB với việc tăng cường quản
lý tài chính tại TCT Khai thác Cảng HKMB”
Phần nội dung: Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ hàng không.
Chƣơng 2: Thực trạng KSNB và quản lý tài chính tại TCT Khai thác
Cảng HKMB
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với
việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT Khai thác Cảng HKMB.
iii
CHƢƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
1.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1. Kiểm tra - kiểm soát trong quản lý
Quản lý là quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã
định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá
trình này bao gồm chuỗi các công việc có liên hệ với nhau : Lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch, cung cấp các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, điều
hành thực hiện kế hoạch và xác định kết quả.
Kiểm tra – kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha của quản
lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quản lý, là một chức năng
của quản lý gắn liền với hoạt động quản lý. Tuy nhiên chức năng này được
thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình
hoạt động, vào truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, xã hội trong từng
thời kỳ lịch sử cụ thể. Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều loại:
Theo nội dung kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát tổ chức (hành chính)
và kiểm soát kế toán;
Theo phạm vi và đối tượng kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát tổng
quát và kiểm soát chuyên đề;
Theo quan hệ với quá trình tác nghiệp, kiểm soát gồm kiểm soát ngăn
ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh;
Theo quan hệ chủ thể - khách thể: kiểm soát gồm KSNB (nội kiểm) và
kiểm soát từ bên ngoài ( ngoại kiểm).
Trong quản lý, một qui trình kiểm soát bao gồm tám bước cơ bản là:
Xác định và triển khai các mục tiêu; Xác định các tiêu chí, chuẩn mực, định
iv
mức cho các nghiệp vụ; Đo lường kết quả thực hiện; So sánh thực tế với mục
tiêu; Phân tích nguyên nhân chênh lệch; Xác định hành động quản lý thích
hợp; Thực hiện hành động quản lý; Những vấn đề về tiếp tục đánh giá.
1.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.2.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB là một hệ thống các chính sách và các thủ tục kiểm
soát nhằm các mục đích: Bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của
thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động
của đơn vị, Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý.
Các chính sách trong KSNB bao gồm tất cả các chính sách về quản lý
nhân sự, quản lý tiền lương, vật tư, tài sản, chính sách về tài chính, kế toán,
các chính sách về hoạt động của đơn vị ...;
Các thủ tục kiểm soát bao gồm các biện pháp sắp đặt theo một trật tự
xác định do các nhà quản lý xây dựng dựa trên các nguyên tắc: bất kiêm
nhiệm; phân công, phân nhiệm rõ ràng; uỷ quyền và phê chuẩn.
1.1.2.2. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát là toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn
vị tác động đến việc thiết kế, sự hoạt động và tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB, bao gồm: Đặc thù về quản lý của doanh nghiệp; Qui mô và mức độ
hoạt động của doanh nghiệp; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; Chính sách nhân
sự; Công tác kế hoạch; Ủy ban kiểm soát.
Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị bao gồm hệ
thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ
thống bảng tổng hợp - cân đối kế toán. Trong hệ thống đó quá trình lập và luân
chuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong kiểm soát nghiệp vụ.
Thủ tục kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phân công phân nhiệm: trách nhiệm và công việc phải
v
được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận, tránh
cả hai xu hướng quá tập trung hoặc quá phân tán.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm qui định sự cách ly trách nhiệm thích hợp
về việc thực hiện một loại nghiệp vụ cụ thể. Ba sự cách li quan trọng gồm:
Cách li quyền phê chuẩn với việc thực hiện nghiệp vụ kinh tế, cách li việc bảo
quản tài sản với kế toán, cách li chức năng thực hiện nghiệp vụ với kiểm soát .
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Quyền hạn của người lãnh đạo
cao nhất cần được ủy nhiệm cho các cấp dưới quyết định và giải quyết một số
công việc một cách hợp lý. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn
đúng đắn bởi nhà quản lý hoặc người được uỷ quyền.
Kiểm toán nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ là một nhân tố cơ bản
trong hệ thống KSNB, cung cấp sự đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành
chính sách và thủ tục kiểm soát. Để kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả cần
quan tâm các mặt sau: Đào tạo đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, thiết kế qui
trình kiểm toán, thiết lập bộ phận quản lý kiểm toán nội bộ.
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ với công tác quản lý tài chính trong doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không
Ngoài các đặc điểm chung của dịch vụ, các dịch vụ hàng không còn có
một số đặc điểm sau: Các dịch vụ được cung ứng bởi cảng hàng không rất đa
dạng có đặc tính kinh tế kỹ thuật và mang tính đặc thù rất cao; Dịch vụ tại các
cảng hàng không có xu hướng bị độc quyền; Dịch vụ tại cảng hàng không được
thực hiện trên một mặt bằng thường có sự hạn chế về không gian.
Phương thức cung ứng dịch vụ chủ yếu tại cảng hàng không gồm: Trực
tiếp cung ứng dịch vụ; liên doanh, liên kết và nhượng quyền.
Dịch vụ tại các cảng hàng không được chia thành: Dịch vụ hàng không,
dịch vụ phi hàng không và dịch vụ thiết yếu khác.
vi
Hệ thống tài chính của các TCT khai thác cảng hàng không có đặc điểm:
Một là: Hệ thống tài chính vừa mang đặc điểm của doanh nghiệp công
ích, vừa mang đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh. Nhiệm vụ của công tác
tài chính là quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn, tài sản của nhà nước tại doanh
nghiệp, đảm bảo thực hiện nhiêm vụ công ích được giao. Mặt khác công tác
tài chính phải phải đảm bảo sử dụng vốn và tài sản để kinh doanh và có lãi;
Hai là: Hoạt động tài chính của doanh nghiệp công ích phải tuân thủ
theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước qui định;
Ba là: Hệ thống tài chính được xây dựng trên cở sở kết hợp quản lý tập
trung và trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thành viên.
1.3. Khuyến cáo của tổ chức Hàng không Dân dụng thế giới (ICAO) về
kiểm soát tài chính Cảng hàng không
Tổ chức Hàng không Dân dụng thế giới đã xuất bản cuốn “Sổ tay cảng
hàng không” (Airport manual) nhằm giúp các thành viên của hiệp hội trong
công tác kiểm soát tài chính cảng hàng không, Nội dung cơ bản bao gồm;
Mục đích, yêu cầu cảu kiểm soát tài chính và kế toán; Phạm vi kiểm soát tài
chính và kế toán; Lập ngân sách và kế hoạch tài chính; Mối quan hệ giữa
kiểm soát tài chính với kế toán; Quản lý tín dụng và tiền mặt; Kiểm toán nội
bô. Đối với công tác kiểm soát tài chính và kế toán, điều cốt yếu là ngay từ
khi thiết lập ban đầu phải đảm bảo tuân thủ các qui tắc, tiêu chuẩn và công
ước kế toán được phổ biến ở các nước. Kiểm soát tài chính gồm các bước:
Trước tiên so sánh các khoản thu và chi thực tế so với kế hoạch; Thứ
hai: Nếu có sự sai lệch đáng kể cần phải xác định nguyên nhân trong quá trình
quản lý hay từ bên ngoài; Thứ ba: Đưa ra các biện pháp khắc phục.
Nhà chức trách cảng hàng không của các nước căn cứ vào điều kiện cụ
thể của nước mình áp dụng cho phù hợp.
vii
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY
KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC
2.1. Đặc điểm của Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc với
kiểm soát nội bộ
Chức năng, nhiệm vụ của TCT bao gồm:
Một là, Quản lý và khai thác các cảng hàng không theo quy định của
pháp luật; Thực hiện thu các khoản phí, giá theo quy định của Nhà nước;
Hai là, Làm chủ đầu tư các công trình, đề án nâng cấp hoặc xây dựng
mới theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục Hàng không Việt Nam;
Ba là, Cung ứng hoặc tổ chức cung ứng các dịch vụ hàng không tại
cảng hàng không theo đơn đặt hàng của Nhà nước;
Bốn là, Quản lý và khai thác mặt đất, mặt nước và các công trình khác
thuộc kết cấu hạ tầng thuộc quyền quản lý sử dụng của TCT;
Năm là, Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm an
ninh, an toàn cho tàu bay;
Sáu là, Xây dựng các phương án khai thác, kế hoạch phát triển cơ sở hạ
tầng, phát triển nguồn nhân lực trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
Bảy là, Tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường tại cảng;
Tám là, Đảm bảo an toàn cho hành khách và tàu bay trong khu vực.
Thực hiện mỗi chức năng, nhiệm vụ nêu trên đều gắn chặt với yêu cầu KSNB
Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh
TCT Khai thác Cảng HKMB là một trong ba doanh nghiệp trực thuộc
Cục Hàng không Việt Nam. TCT lấy Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài làm
nòng cốt và là nơi đặt trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức của TCT gồm:
viii
- Tổng giám đốc, 04 Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
- Các văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham
mưu giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành, bao gồm: Văn phòng TCT, Văn
phòng Đảng- Đoàn, Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Phòng TC – KT, Phòng Tổ
chức Cán bộ – Lao động, Phòng Kỹ thuật Công nghệ.
- Các đơn vị thành viên: Cảng Hàng không Cát Bi, Cảng Hàng không
Điện Biên, Cảng Hàng không Nà Sản, Cảng Hàng không Vinh Trung tâm
Khai thác Ga Nội Bài, Trung tâm Khai thác Khu bay, Trung tâm An ninh
Hàng Không, Trung tâm Dịch vụ Hàng Không, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuât
Hàng Không, Trung tâm Dịch vụ Mặt đất.
2.2. Thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ với công tác quản lý tài chính tại
Tổng công ty
2.2.1 Tình hình kiểm soát nội bộ của Tổng công ty
Mục tiêu kiểm soát nội bộ của Tổng công ty
Một là, Đảm bảo tuân thủ chính sách của Đảng và Nhà nước, nội qui,
qui định đặc biệt là chế độ chính sách về tài chính của TCT;
Hai là, Đảm bảo an toàn mọi tài sản của TCT;
Ba là, Đảm bảo hoạt động tài chính đúng chế độ, pháp luật;
Bốn là, Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực;
Năm là, Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ kinh doanh có hiệu quả.
Môi trường kiểm soát với quản lý tài chính của Tổng công ty
- Về đặc điểm quản lý: TCT thực hiện quản lý tài chính tập trung.
- Về cơ cấu tổ chức: TCT thực hiện theo mô hình TCT.
- Về chính sách nhân sự hiện nay còn tồn tại một số vấn đề: Đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ quản lý hiện đại và thông
thạo ngoại ngữ còn thiếu; Cơ chế trả lương vẫn mang nặng tính bình quân.
- Về công tác kế hoạch: Kế hoạch SXKD được lập vào cuối niên độ kế
Cảng
Hàng
không
Cát Bi
Cảng
Hàng
không
Nà Sản
Cảng
Hàng
không
Điện
Biên
Cảng
Hàng
không
Vinh
ix
toán năm trước.
- Về Ủy ban Kiểm soát: TCT mới chỉ có Ban Thanh tra nhân dân.
- Về môi trường bên ngoài bao gồm: chính sách của Nhà nước và các
hãng hàng không, các tổ chức hàng không quốc tế mà Việt Nam là thành viên .
Hệ thống kế toán với quản lý tài chính của Tổng công ty
Công tác tài chính kế toán (TC – KT) thực hiện theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ Kế toán
doanh nghiệp. TCT thực hiện hạch toán tập trung, toàn bộ quyết định về tài
chính kế toán được tập trung thống nhất tại Phòng TC - KT.
Về hình thức kế toán: TCT áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
và một số phần mềm kế toán như: Kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng
Về Hệ thống Tài khoản kế toán: TCT thực hiện theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006
Về hệ thống sổ kế toán: TCT sử dụng cả hai loại sổ là sổ kế toán tổng
hợp và sổ kế toán chi tiết, bao gồm: Sổ cái và các sổ chi tiết các tài khoản
Về hệ thống báo cáo kế toán gồm: Bảng cân đối kế toán; Bảng tổng kết
tài sản; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo thu chi
Các thủ tục kiểm soát tài chính của Tổng công ty
Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Tại TCT mỗi bộ phận, phòng,
ban, mỗi nhân viên được qui định chức năng, nhiêm vụ theo Điều lệ TCT.
Về nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Trên cơ sở nhiệm vụ của từng
đơn vị Tổng giám đốc ủy quyền cho giám đốc các trung tâm được quyền
quyết định và ký kết với các đối tác bên ngoài trong một giới hạn nhất định.
Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm: TCT đã cách ly trách nhiệm giữa người
phê chuẩn nghiệp vụ và người thực hiện nghiệp vụ: Thủ quĩ không kiêm kế
toán quĩ hoặc kế toán thanh toán; Thủ kho không kiêm kế toán hàng tồn kho.
Kiểm toán nội bộ của Tổng công ty
x
Do chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ nên hoạt động kiểm tra - kiểm
soát về mặt tài chính của TCT chủ yếu giới hạn trong kiểm tra kế toán. Hàng
năm TCT thuê một công ty kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính.
2.2.2. Thực tiễn kiểm soát nội bộ một số nghiệp vụ tài chính chủ yếu của
Tổng công ty
2.2.2.1. Kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền
TCT không xây dựng qui chế quản lý tiền mặt, các thủ tục thu, chi tiền
được hướng dẫn và thực hiện như một thói quen. Kiểm soát thông qua kiểm
tra của kế toán trưởng: sổ nhật ký thu - chi, sổ quĩ và đối chiếu giữa kế toán
với thủ quĩ. Hàng tháng có biên bản kiểm quĩ tiền mặt thực tế.
Thực thi các nguyên tắc quản lý tiền mặt: Thủ quĩ là người duy nhất
chịu trách nhiệm quản lý, thu và chi tiền tại quĩ, không kiêm kế toán quĩ hoặc
kế toán ngân hàng; Tổng giám đốc và Kế toán trưởng là người duyệt chi. TCT
qui định hạn mức tồn quĩ đối với các đơn vị trực thuộc tối đa 50 triệu đồng.
Kiểm kê quĩ được TCT thực hiện hàng tháng.
2.2.2.2. Kiểm soát nội bộ công nợ
Đối với các khoản phải thu: Theo phân cấp quản lý tài chính, hàng
tháng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm theo dõi các khoản thu dịch vụ chi
tiết theo từng đối tượng khách hàng, lập Bảng đối chiếu sản lượng và Hóa đơn
thu dịch vụ chuyển cho khách hàng và Phòng TC – KT của TCT. Kế toán
theo dõi các khoản phải thu thuộc Phòng TC – KT của TCT phải kiểm tra đối
chiếu từng khoản mục, từng khách hàng. Chu kỳ thanh toán dịch vụ đối với
khách hàng là 1 tháng.
Đối với các khoản phải trả: Kiểm soát đối với khoản phải trả do Kế
toán Ngân hàng theo dõi và có lịch trả nợ cụ thể theo từng món vay. Vào cuối
niên độ kế toán, kế toán lập chứng từ hạch toán các khoản phải trả trong năm
tài chính kế tiếp vào tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” để theo dõi.
xi
2.2.2.3. Kiểm soát nội bộ tài sản cố định
Thứ nhất, Lập kế hoạch, dự toán tài sản cố định (TSCĐ) vào cuối mỗi
niên độ kế toán TCT căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các đơn vị để lập kế
hoạch cho năm tài chính kế tiếp.
Thứ hai, Thực thi các thủ tục đầu tư, mua sắm TSCĐ: Căn cứ vào đề
nghị của các đơn vị, các phòng ban chức năng của TCT sau khi xem xét nhu
cầu và giá cả thiết bị cần mua, trình Tổng giám đốc phê duyệt. Sau khi thực
hiện việc mua bán có biên bản thanh lý hợp đồng, hoá đơn bán hàng, các loại
giấy tờ kèm theo.
Thứ ba, Quản lý TSCĐ tại nơi sử dụng: TSCĐ được giao cho các đơn
vị trực tiếp sử dụng quản lý và bảo dưỡng, hàng năm phải có báo cáo tính
trạng của TSCĐ.
Thứ tư, Thực hiện thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ: TCT thực hiện
theo kế hoạch từ đầu năm.
Thứ năm , Xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ: TCT mở sổ chi
tiết TSCĐ cho từng loại TSCĐ và từng bộ phận sử dụng.
Thứ sáu, Định kỳ kiểm kê TSCĐ: Hàng năm TCT đều tiến hành kiểm
kê TSCĐ nhằm đánh giá thực trạng tài sản, năng lực sản xuất của TSCĐ để có
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý nhượng bán TSCĐ.
Thứ bảy, Thủ tục tính khấu hao TSCĐ: TCT trích khấu hao theo Quyết
định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về Ban hành Chế độ Quản lý, Sử
dụng và Trích khấu hao TSCĐ. Hàng năm căn cứ vào tỉ lệ trích khấu hao
TSCĐ đã đăng ký khi đưa tài sản vào hoạt động để trích khấu hao.
2.2.3. Đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài
chính tại Tổng công ty
Có thể đánh giá chung là hiện nay tại TCT chưa hình thành hệ thống
KSNB, chức năng kiểm soát chưa được qui định và thể hiện rõ ràng các biểu
xii
hiện của KSNB chỉ có trong chức năng chuyên môn của các phòng, ban. Ví
dụ, Chức năng của Phòng TC – KT: Giám sát việc tuân thủ và chấp hành các
chế độ chính sách và những qui định của đơn vị những vấn đề có liên quan
đến tài chính; Quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại đơn vị; Xây dựng kế
hoạch tài chính; Thanh quyết toán các khoản thu chi theo chế độ, lập các báo
cáo tài chính theo yêu cầu quản lý
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các phòng ban hoạt động theo các
văn bản của Nhà nước và dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Phối hợp
hoạt động giữa các phòng, ban, trung tâm còn chưa đồng bộ và chồng chéo.
Về thực trạng quản lý tài chính của TCT: Công tác quản lý tài chính đã
được lãnh đạo TCT chỉ đạo sát sao. Hàng năm được các đoàn thanh tra, kiểm
tra của các cơ quan nhà nước đánh giá tốt. Tuy nhiên do đặc điểm của Ngành
Hàng không và cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp công ích nên hoạt
động tài chính của TCT vẫn mang nặng tư tưởng “bao cấp”: Hàng năm phải
bảo vệ kế hoạch tài chính với các cơ quan nhà nước và được duyệt quyết toán
năm; Do lịch sử để lại nên bộ máy kế toán cồng kềnh, kém hiệu quả mang
nặng tính kinh nghiệm, đội ngũ kế toán chưa được đào tạo cơ bản.
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: TCT chưa mạnh dạn trong phân
cấp quản lý tài chính cho các đơn vị dẫn đến tình trạng quá tải tại Phòng TC –
KT, không phát huy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong quản lý
tài chính của cán b