Đề tài Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu

a. Khái niệm thuế nhập khẩu Xét về phương diện kinh tế, thuế NK được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức và cá nhân vào NSNN theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi NK hàng hoá qua biên giới một nước. Xét về phương diện pháp lý, thuế NK có thể hình dung như là quan hệ pháp luật phát sinh giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình hành thu thuế NK. b. Đặc trưng thuế nhập khẩu Thuế NK có 3 đặc trưng sau đây: - Thuế NK có đối tượng chịu thuế là các hàng hoá được phép vận chuyển qua biên giới. - Thuế NK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. - Thuế NK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động NK. c. Vai trò thuế nhập khẩu Thuế NK có 3 vai trò đó là: - Tạo nguồn thu cho NSNN. Thuế NK không chỉ trực tiếp tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồn thu từ các sắc thuế khác có liên quan. Trong mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác, thuế NK ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách từ những hình thức thuế gắn với hoạt động kinh doanh, thương mại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp - Điều tiết hoạt động kinh tế. Thuế NK là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với nền kinh tế. Thông qua thuế NK nhà nước điều chỉnh quá trình phân bổ và phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế. Với việc tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa trong thương mại quốc tế, thuế NK điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và như vậy tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản xuất. - Thuế NK là công cụ hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước. Thông qua thuế NK nhà nước gián tiếp tác động vào việc điều tiết sản xuất trong nước. Thuế NK đánh thuế ở mức khác nhau đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu, từ đó điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và từ đó tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực cho các ngành sản xuất.

doc12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU 1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của thuế nhập khẩu a. Khái niệm thuế nhập khẩu Xét về phương diện kinh tế, thuế NK được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức và cá nhân vào NSNN theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi NK hàng hoá qua biên giới một nước. Xét về phương diện pháp lý, thuế NK có thể hình dung như là quan hệ pháp luật phát sinh giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình hành thu thuế NK. b. Đặc trưng thuế nhập khẩu Thuế NK có 3 đặc trưng sau đây: - Thuế NK có đối tượng chịu thuế là các hàng hoá được phép vận chuyển qua biên giới. - Thuế NK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. - Thuế NK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động NK. c. Vai trò thuế nhập khẩu Thuế NK có 3 vai trò đó là: - Tạo nguồn thu cho NSNN. Thuế NK không chỉ trực tiếp tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồn thu từ các sắc thuế khác có liên quan. Trong mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác, thuế NK ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách từ những hình thức thuế gắn với hoạt động kinh doanh, thương mại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… - Điều tiết hoạt động kinh tế. Thuế NK là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với nền kinh tế. Thông qua thuế NK nhà nước điều chỉnh quá trình phân bổ và phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế. Với việc tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa trong thương mại quốc tế, thuế NK điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và như vậy tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản xuất. - Thuế NK là công cụ hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước. Thông qua thuế NK nhà nước gián tiếp tác động vào việc điều tiết sản xuất trong nước. Thuế NK đánh thuế ở mức khác nhau đối với từng loại hàng hóa nhập khẩu, từ đó điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và từ đó tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực cho các ngành sản xuất. 2. Khái niệm về pháp luật thuế nhập khẩu Pháp luật về thuế NK là danh từ dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm, tranh chấp về thuế NK phát sinh giữa nhà nước với người nộp thuế. 3. Nội dung pháp luật về thuế nhập khẩu a. Chủ thể tham gia pháp luật thuế nhập khẩu - Người nộp thuế Theo quy định Điều 4 LTXKTNK 2005, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hoá NK chịu thuế NK theo quy định của thuế NK. Về nguyên tắc, một tổ chức hai cá nhân chỉ được xem là người nộp thuế NK khi chủ thể thoả mãn hai điều kiện: + Là người trực tiếp đứng tên là thủ tục NK hàng hoá với nước ngoài. + Hàng hoá do chủ thể đó NK với nước ngoài thuộc đối tượng NK theo quy định của pháp luật về thuế NK. Trong thực tiễn pháp lý, người nộp thuế NK thường bao gồm: + Người nhận uỷ thác NK cho chủ thể khác. + Người trực tiếp đứng tên làm thủ tục NK hàng hoá cho chính mình (kể cả trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam NK hàng hoá NK từ nước ngoài được bán ở Việt Nam với tư cách là bên đại lý tiêu thụ sản phẩm). - Người thu thuế Để thực hiện chức năng hành thu thuế NK một cách hiểu quả, nhà nước không chỉ trao quyền cho Tổng cục hải quan với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm chính, mà còn trao quyền rộng rãi cho một số cơ quan hữu quan khác cùng phối hợp với tổng cục hải quan trong việc hành thu thuế NK như Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Uỷ ban nhân dân các chính quyền địa phương… b. Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật về thuế nhập khẩu - Các quy phạm quốc gia về thuế NK Pháp luật quốc gia về thuế NK thường chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động hành thu thuế NK ở một nước. Ở Việt Nam hiện nay phần lớn các quy định về thuế XK, thuế NK được thể hiện tập trung trong luật thuế XK, thuế NK ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005. - Các quy phạm pháp luật quốc tế về thuế NK Thực tế cho rằng các quy phạm pháp luật quốc tế có liên quan đến thuế NK thể hiện trong các điều ước quốc tế như hiệp định GATP, hiệp định CEPT hay hiệp định Việt Nam - Hoa kì và các hiệp định thương mại khác. - Các sự kiện pháp lý: + Một là, chủ thể thực hiện hành vi chính là người nộp thuế hoặc cơ quan thu thuế. + Hai là, hành vi pháp lý làm pháp sinh quan hệ pháp luật về thuế NK đều được dự liệu rõ trong các văn bản pháp luật về thuế NK và phải được chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể. c. Căn cứ tính thuế nhập khẩu - Trị giá hải quan (trị giá tính thuế): Nguyên tắc cơ bản nhất cần tuân thủ khi xác định trị giá hải quan để tính thuế NK là cần phải tôn trọng giá trị thực tế của hàng hoá vốn dĩ được xác định theo giá cả thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch, theo các điều kiện bình thường trong giao dịch thương mại quốc tế. Thông thường trị giá hải quan (hay trị giá tính thuế) được xác định bằng cách lấy giá tính thuế của đơn vị hàng hoá NK nhân với số lượng hàng hoá NK được ghi trong tờ khai hải quan. - Thuế suất: Thuế NK chỉ cần căn cứ vào biểu thuế suất. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng điều tiết của các hoạt động kinh tế trong nước một cách hiểu quả, các mức thuế suất cụ thể trong biểu thuế NK sẽ do chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Biểu thuế suất này có thể được thay đổi và điều chỉnh theo đề nghị của Bộ tài chính và Bộ thương mại cho phù hợp với yêu cầu điều tiết hoạt động kinh tế. d. Trình tự, thủ tục hành thu thuế nhập khẩu Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu thuế NK bao gồm các bước sau: - Thứ nhất, kê khai thuế và tính thuế NK. Theo luật định mỗi lần có hàng hoá NK, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục NK hàng hoá phải tiến hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng NK và tự tính số thuế NK cần phải nộp. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc kê khai và tính thuế NK phải được tiến hành ngay tại thời điểm và nơi đăng kí tờ khai hàng hoá NK. Sau đó tờ khai hàng hoá NK phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục NK để cơ quan này tiến hành kiểm hoá và xác định mức thuế phải nộp cho người nộp thuế. - Thứ hai, nộp thuế và đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế NK. Nghĩa vụ nộp thuế NK chỉ phát sinh từ thời điểm người nộp thuế đăng kí tờ khai hải quan, trong đó xác định rõ về số thuế họ phải nộp. Đây cũng là điểm khởi đầu để xác định thời hạn nộp thuế theo luật định và trên cơ đó có thể xác định người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế hay không để ra quyết định xử phạt hành chính đối với họ. Điều này có nghĩa là người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn nộp thuế theo luật định, nếu quá thời hạn đó mà nghĩa vụ nộp thuế mới được thực hiện hoặc không thực hiện thì họ bị coi là vi phạm nghĩa vụ nộp thuế và sẽ bị chế tài. đ. Chế độ miễn giảm hoàn thuế và truy không thuế nhập khẩu - Miễn, giảm thuế NK Vẫn đề miễn thuế NK đặt ra để giúp nhà nước thực hiện chính sách về kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, ngoại giao hay an ninh quốc phòng. Ở Việt Nam các trường hợp được xét miễn giảm thuế NK được quy định tại Điều 16, 17 và 18 LTXKTNK 2005. - Hoàn thuế và truy thu thuế NK Hoàn thuế NK là việc cơ quan thu thuế ra quyết định trả lại cho đương sự số tiền thuế mà họ đã nộp thừa mà cơ quan thuế đã thu mà không có cơ sở pháp lý. Ở Việt Nam tại Điều 19 LTXKTNK 2005 quy định rõ các trường hợp người nộp thuế NK có thể được xếp hoàn lại số tiền thuế đã nộp. Về nguyên tắc, để được xét hoàn thuế NK người nộp thuế phải lập hồ sơ xin hoàn thuế gửi cho cơ quan thu thuế. Trong hồ sơ đó người nộp thuế phải xuất trình các bằng chứng chứng minh số thuế mình đã nộp thừa thuộc một trong những trường hợp được hoàn thuế sau đây. Căn cứ vào các bằng chứng nêu trong hồ sơ xin hoàn thuế và trên cơ sở đối chiếu hồ sơ đó với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, cơ quan thu thuế có thể chấp nhận hoặc từ chối hoàn thuế cho đương sự trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU 1. Những kết quả đạt được Pháp luật về thuế NK đang ngày càng hoàn thiện phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế cũng như đảm bảo được việc thực hiện chức năng quản lý hoạt động xuất NK cũng như chức năng quản lý nền kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hội nhập nhiều cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức. Sau khi LTXKTNK 2005 ra đời, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, pháp luật về thuế NK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Về mặt kinh tế - chính trị - xã hội: pháp luật về thuế NK đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các chính sách về thuế quan góp phần thúc đẩy hoạt động NK hàng hóa. Khi chính sách về thuế NK ngày càng được nới rộng, mức độ mở cửa thị trường ngày càng đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, chất lượng để tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa NK. Khi đó người tiêu dùng có thêm cơ hội để được sử dụng những mặt hàng có chất lượng tốt hơn và giá thành lại rẻ hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước. Và như vậy, có thể nói pháp luật về thuế NK đã gián tiếp tác động tới sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Pháp luật về căn cứ tính thuế hiện nay đã phản ánh được chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại gia “cùng hợp tác, cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia”. Những kết quả đạt được trong nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước: pháp luật về thuế NK cùng với hệ thống pháp luật về thuế đã tạo một hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu thu NSNN. Trong những năm gần đây ngành Hải quan luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành những chỉ tiêu về thu ngân sách được Đảng và nhà nước giao phó. Trong nguồn thu hàng năm của ngành Hải quan thì thu từ thuế NK luôn chiếm một tỷ trọng cao. Theo báo cáo của Tổng cục hải quan tính đến hết tháng 7/2007 ngành hải quan đã thu được 44.898 tỷ đồng đạt 64,23% kế hoạch được giao và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2006. Thực hiện luật quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2007 ngành Hải quan đã tích cực thực hiện các biện pháp và hành động hoàn thành chỉ tiêu thu nộp NSNN theo đúng kế hoạch. Tính đế 31/11/2008 toàn ngành hải quan đã thu được 117.394 tỷ đồng, đạt 138,87% kế hoạch (117.394tỷ/84.500 tỷ) và bằng 130,39% chỉ tiêu phấn đấu (117.394 tỷ/89.000 tỷ). Cùng với những kết quả thu thếu đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, ngành hải quan đã có các biện pháp thực hiện ổn định thị trường như: triển khai thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm những năm gần đây đặc biệt là năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo đúng tiến độ và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng đơn vị; chỉ đạo trong toàn ngành về tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và thất thu thuế tại các cục hải quan địa phương trọng điểm. 2. Những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu Kể từ tháng 11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Sự kiện này chắc chắn có những ảnh hưởng đối với công tác thu NSNN của ngành hải quan vì Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết gia nhập WTO trong đó có liên quan đến lĩnh vực thuế NK. Đây là những khó khăn đối với công tác thu NS của ngành hải quan với thực tế là thuế NK hàng hóa liên tục giảm mạnh theo cam kết hội nhập quốc tế. a. Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ tính thuế Thứ nhất, thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế NK. Kể từ khi hiệp định GATT được thực hiện ở Việt Nam, mức độ gian lận qua giá tính thuế đang một gia tăng và tập trung chủ yếu vào hình thức giảm giá theo số lượng hàng hóa. Theo quy định, giá thực thanh toán là giá thực tế phải thanh toán hay sẽ phải thanh toán, được xác định theo các phương pháp xác định trị giá, chủ yếu dừng ở giá giao dịch. Giá thanh toán sẽ là giá hóa đơn cộng với khoản được cộng và trừ với khoản được trừ. Đây chính là điểm để các doanh nghiệp lợi dụng tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan. Không ít doanh nghiệp lợi dụng quy định “việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp lệ” (Hiệp định trị giá GATT). Theo thống kê của ngành hải quan thì số vụ trốn thuế NK của ngành hải quan thì số vụ gian lận giá tính thuế chiếp tỷ lệ cao nhất và trập trung chủ yếu vào các hình thức: - Khai thấp dần trị giá khai báo so với các lô hàng cùng loại, tương tự NK trước đó; - Dựa trên danh mục dự liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo trị giá các lô hàng giống hệt, tượng tựu với giá thấp hơn giá giao dịch; - Dựa vào xác nhận giá của sứ quán, tham tán thương mại, phòng thương mại tại nước XK để khai trị giá thấp hơn giá giao dịch thực tế; - Khai thấp giá trị đối với hàng hóa thử, sau đó nhập ồ ạt theo trị giá thất đã khai trước đó; - Khai thấp trị giá đối với những mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, NK số lượng lớn rồi bỏ trốn hoặc giải thể; - Lợi dụng quy định hàng khuyến mại để gian lận; - Lợi dụng quy định về chiết khấu, giảm giá. Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ hải quan phải thu thập các nguồn thông tin và bằng các kĩ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp công tác xác định trị giá tình thuế gặp nhiều khó khăn khi tham vấn giá với các doanh nghiệp. Cụ thể là: Bán hàng độc quyền, trị giá tính thuế khai báo cực thấp và riêng với mặt hàng ấy chỉ có duy nhất một công ty nhập và phân phối trên thị trường. Nếu xây dựng cơ sở dữ liệu giá sẽ gặp khó khăn và không thể cập nhật chính xác giá NK vì nhà sản xuất không bao giờ cung cấp mà chỉ định đến liên hệ với đại lý của chính hãng – chính là doanh nghiệp NK. Những trường hợp này thường xảy ra với những ngành hàng rượu và mỹ phẩm. Trị giá thanh toán hay sẽ phải thanh toán của nhà NK cho nhà XK sẽ được khai thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế nhờ sự thông đồng của cả hai bên như đã phân tích ở trên. Việc xác định mối quan hệ đặc biệt trong giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch đối với những người trong gia đình hay theo mô hình công ty mẹ con. Đối với những tình huống này đòi hỏi cán bộ hải quan phải có nguồn thông tin có sẵn, phải có nghiệp vụ kiểm toán và được quyền đọc sổ sách tài chính của công ty, nếu không rất khó bác bỏ trị giá mà doanh nghiệp khai báo. Việc XK sản phẩm đến nước của nhà NK nhưng không phải đóng thuế NK tại nước đó cùng là một trường hợp khó xác định. Sản phẩm khi được bán thông qua đó đánh giá được nhu cầu thị trường mở rộng nguồn tiêu thụ hoặc trưng bày quảng cáo thương hiệu sản phẩm mới, được thông qua hàng F.O.C như trên hoặc tính gộp vào giá hàng nhập, đôi bên đều có lợi: nhà NK được lợi từ trị giá hàng hóa sau khi bán, nhà XK không cần tốn chi phí quảng cáo thăm dò thị trường. Ngoài ra công tác xác định giá gặp nhiều khó khăn do hệ thống GTT22 chưa thể xem là hoàn hảo vì chưa có hình ảnh dữ liệu về mốn hàng. Định giá qua mô tả thì không tể chính xác, chỉ khi có hình ảnh chi tiết như các trang Web bán hàng qua mạng thị việc xác định giá sẽ đảm bảo độ chính xác cao, không như hiện nay phải yêu cầu doanh nghiệp mang mẫu đến. Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế NK. Thuế suất thuế NK là căn cứ quan trọng nhất để xác định số thuế NK mà nhà NK phải nộp cho nhà nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế chúng ta đã cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định. Việc quy định thuế suất là rõ ràng trong các văn bản pháp luật và cam kết quốc tế, song việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp. Các nhà NK có vô vàn cách biến hóa nhằm trốn thuế, hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế với nhà nước. Một trong số những “ảo thuật” mà nhà NK sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Theo quy định, thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa NK có xuất xứ từ nước trong khối ASEAN, nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới. Hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng điều kiện sau: hàng hóa NK phải có C/O từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK đối với Việt Nam; C/O phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; hàng hóa NK là những mặt hàng được quy định cụ thể trong danh mục hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng nước hoặc khối nước do Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền công bố. Lợi dũng chính sách này, thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp đã làm C/O để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa NK. Thủ đoạn gian lận khác mà nhà NK sử dụng là khai báo gian dối về tên hàng hóa NK để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. b. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu Thứ nhất, thực tiễn áp dụng pháp luật về kê khai thuế NK. Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế NK, việc kế khai thuế NK là do chủ thể tiến hành NK tự thực hiện, điều này đòi hỏi nhà NK phải thực hiện tự giác, trung thực, nghiêm chỉnh. Nội dung kê khai thuế trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt hàng NK, số lượng hàng nhập và trị giá hải quan. Cả ba nội dung này, trên thực tế đều không được kê khai một cách trung thực và khó thể dựa trên ý thức tự giác của nhà NK. Về vấn đề hàng hóa, rất khó có thể phân biệt và mã hóa loại hàng hóa NK một cách chính xác, bởi lẽ hàng hóa NK là vô cùng đã dạng về chủng loại. Về số lượng, nếu cán bộ hải quan không ra bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng mà nhà NK khai báo. Phần lớn các lô hàng NK đều có số lượng thừa rất nhiều so với số lượng khai báo, đặt biệt là đối với nguyên liệu dệt may, rất khó có thể kiểm tra được chính xác số lượng mà doanh nghiệp khai báo và kèm theo trong lô hàng có hàng lậu hay không. Hiện nay, công tác kiểm tra của hải quan chủ yếu được tiến hành thủ công. Bên cạnh đó là năng lực cán bộ hải quan còn nhiều yếu kém nên thực tế công việc không thể kiểm soát hết được hàng hóa và hàng lậu thì vẫn theo những lô hàng hợp pháp tràn vào Việt Nam một cách tự do. Về trị giá hải quan nhà NK có vô vàn màn ảo thuật về giá và giá mà nhà NK đưa ra bao giờ cũng là giá thấp nhất so với thực tế. Công tác xác định giá trị hải quan hàng NK hiện nay còn có rất nhiều khó khăn và chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này. Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật về nộp thuế NK. Mặc dù Điều 15 LTXNTNK 2005 quy định khá rõ về thời hạn nộp thuế, nhưng trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để gây thất thu thuế cho nhà nước. Theo tổng kết năm năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của bộ Công an, thủ đoạn lợi dụng chính sách ân hạn thuế 30 ngày như trên tính đến nay đã có hơn 7000 doanh nghiệp trên toàn quốc có nợ 2900 tỷ đồng, trong đó có 1000 doanh nghiệp ảo và khoảng 700 tỷ đồng tiền thuế đã mất hẳn. Các con số trên cho thấy lợi dụng kẽ hở của pháp luật, thiệt hại mà bọn buôn lậu trốn thuế gây ra cho nhà nước là rất lớn. Thứ ba, thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm thuế NK. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình hành thu thuế NK là vấn đề xác định hàng hóa NK nào nằm trong diện được miễn thuế NK. Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều người đã nhập hàng hóa dưới chiêu bài hàng miễn thuế. Cụ thể là : Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 LTXKTNK 2005 hàng hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được miễn thuế. Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 LTXKTNK2005 thì hàng hóa NK theo một hợp đồng gia công cho bên nước ngoài rồi XK cũng nằm trong diện được miễn huế. Lợi dụng chính sách tạm nh