1.1. Lí do lựa chọn đề tài
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như Mỹ hay EU
Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển nghành CNTT là rất lớn. Nhưng các mặt hàng CNTT có mặt trên thị trường Việt Nam phần lớn đều được nhập khẩu từ các thị trường doanh trong lĩnh vực CNTT đều phải cố gắng nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc Cho nên các công ty kinh tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu các mặt hàng CNTT của mình.
Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực CNTT được 6 năm và hoạt động nhập khẩu mặt hàng này chỉ mới được thực hiện ở một vài năm gần đây cho nên hoạt động nhập khẩu của Công ty còn nhiều yếu kém. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn tốt để thực hiện công việc của mình một cách sao cho hiệu quả
Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu đối với tất cả các mặt hàng mà công ty tiến hành nhập khẩu trong thời gian qua.
Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu trong một vài năm trở lại đây cho nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai đoan từ năm 2004 cho đến năm 2006.
1.5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương đó là:
Chương I : Một số vấn đề lí luận về nhập khẩu và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á
Chương II : Thực trạng nhập khẩu các mặt hàng CNTT của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do lựa chọn đề tài
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như Mỹ hay EU…
Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển nghành CNTT là rất lớn. Nhưng các mặt hàng CNTT có mặt trên thị trường Việt Nam phần lớn đều được nhập khẩu từ các thị trường doanh trong lĩnh vực CNTT đều phải cố gắng nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc…Cho nên các công ty kinh tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu các mặt hàng CNTT của mình.
Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực CNTT được 6 năm và hoạt động nhập khẩu mặt hàng này chỉ mới được thực hiện ở một vài năm gần đây cho nên hoạt động nhập khẩu của Công ty còn nhiều yếu kém. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn tốt để thực hiện công việc của mình một cách sao cho hiệu quả
Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu đối với tất cả các mặt hàng mà công ty tiến hành nhập khẩu trong thời gian qua.
Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu trong một vài năm trở lại đây cho nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai đoan từ năm 2004 cho đến năm 2006.
1.5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương đó là:
Chương I : Một số vấn đề lí luận về nhập khẩu và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á
Chương II : Thực trạng nhập khẩu các mặt hàng CNTT của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIÊT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIểN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT NAM Á
I. NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU.
1. Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế và có thể hiểu một cách đơn giản như sau: đó là sự mua bán hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuât tiêu dùng trong nước hay là chỉ tạm nhập rồi xuất khẩu để thu lợi nhuận. Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế cho nên đó là một hoạt động có hệ thống và có tố chức.
2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu
Nhập khẩu là một động kinh doanh quốc tế nên trong hoạt động mua bán có sự lưu chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giửa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau và mối quan hệ giữa nền kinh tế quốc ới nềgia vn kinh tế thế giới. Nhất là trong tình hình thế giới hiên nay với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nến kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ làm cho mức độ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực của thế giới ngày một tăng
Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của ít nhất là hai doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau và hàng hóa nhập khẩu được nhập khẩu đuợc vận chuyển qua biên giới quốc gia cho nên đối tượng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng và phức tạp hơn quan hệ mua bán hàng hóa trong nước ở chổ đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ mạnh và hàng hóa được chuyển qua biên giới quốc gia
3. Vai trò và chức năng của nhập khẩu
Thứ nhất nhập khẩu đóng vai trò cung cấp cho nền kinh tế trong nước nguyên nhiên liệu sản xuất và tiêu dùng. Một quốc gia không thể có đủ tất cả mọi loại tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sản xuẩt của mình được mà chỉ có thể đáp ứng được một phần nào đó thôi. Cho nên để đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước thì họ phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Cũng tương tự như thế nền kinh tế trong nước cũng không thể đáp ứng được hết nhu câu tiêu dùng trong nước cho nên các doanh nghiệp cũng như nhà nước phải tiến hành nhập khẩu để phục phụ nhu cầc tiêu dùng trong nước.
Thứ hai nhập khẩu có vai trò đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị trong nước. Với một đất nước đang phát triển như nước ta thì việc đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Bởi vì việc nhập khẩu sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vậy chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc nhập khấu máy mác thiết bị sẽ là tiền đề cho việc nâng cao năng lực sản xuất của đất nước, làm tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ của người lao động.
Thứ ba nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân vì nhập khẩu vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về hàng tiêu dùng và còn đảm bảo cho nền sản xuât trong nước về nguyên nhiên liệu, tạo việclàm ổn dịnh cho người lao động.
Thứ tư nhập khẩu cũng có vai trò trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Việc thúc đẩy này thể hiện ở chổ nhập khẩu sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay nền sản xuất công nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhất là các mặt hàng xuất khẩu.
4. Các hình thức nhập khẩu cơ bản.
4.1 Nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức nhập khẩu mà trong đó nhà nhập khẩu sẽ phải tự mình đứng ra giao dịch trực tiếp với các đối tác xuất khẩu nước ngoài. Hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp sẽ phải tự mình thực hiện các công việc để có thể tiến hành việc nhập khẩu từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu cho đến viện thực hiện hợp đồng nhập khẩu và giải quyết các khiếu nại tranh chấp có xảy ra.
Hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm đối với những vấn đề có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu.
4.2 Nhập khẩu ủy thác
Là hình thức nhập hình thành và được sử dụng khi một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu về một loại mặt hàng nào đó nhưng không có đủ khả năng hoặc không có quyền nhập khẩu trực tiếp cho nên doanh nghiệp tiến hành ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp cần và có khả năng thực hiện hợp đồng nhập khẩu đó thực hiện việc nhập khẩu thay cho doanh nghiệp.
Đối với loại hình nhập khẩu này thì bên doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu sẽ không phải bỏ vốn hay thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc nhập khẩu một cách tốt nhất là: nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lập phương án kinh doanh. Ở dây doanh nghiệp được ủy thác chỉ đóng vai trò là đại diện cho bên ủy thác trong việc giao dịch đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.Với việc thựchiên các giao dịch nhập khẩu cho nên doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu cũng phải chịu trách nhiệm nếu có xảy ra khiếu nại hay tranh chấp đối với hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu.
Sau khi hoàn thành hợp đồng nhập khẩu cho bên uỷ thác thì bên ủy thác nhập khẩu sẽ trả cho bên được ủy thác nhập khẩu một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Phí ủy thác được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và thường là tính theo phần trăm của tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu được ủy thác.
Với doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu thì sau khi hoàn thành việc nhập nhập khẩu ủy thác sẽ không được tính tổng giá trị hàng nhập khẩu được uỷ thác vào doanh thu của mình, mà chỉ được tính khoản phí ủy thác nhập khẩu được phía uỷ thác trả vào doanh thu và chỉ phải chịu thuế giá tri gia tăng đối với phần phí uỷ thác nhận được.
Trong hình thức nhập khẩu này thì doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu sẽ phải lập và thực hiện hai loại hợp đồng đó là: Hợp đồng nội và hợp đồng ngoại.
Hợp đồng nội hay còn gọi là hợp đồng ủy thác: là hợp đồng được kí kết giữa bên ủy thác nhập khẩu và bên nhận ủy thác nhập khẩu. Hợp đồng này quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác như: Bên uỷ thác sẽ phải trả cho bên được uỷ thác bao nhiêu khi hoàn thành việc uỷ thác, trách nhiêm của cả hai bên nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu.
Hợp đồng ngoại hay còn gọi là hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng được kí kết bởi bên nhận ủy thác nhập khẩu với bên xuất khẩu nước ngoài. Đây là hợp đồng thể hiện việc giữa bên uỷ thác và bên đối tác nước ngoài đã đi đến thống nhất về các điều kiên mua bán. Trong hợp đồng nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trông quá trình nhập khẩu nhất là trong giai đoạn thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
4.3 Nhập khẩu liên doanh liên kết
Là hình thức nhập khẩu dựa trên cơ sở liên kết tự nguyện giữa các doanh nghiệp với nhau mà trong đó phải có ít nhất một doanh nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp.
Hình thức nhập khẩu liên doanh liên kết diễn ra khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu về một loại mặt hàng nào đó nhưng không có đủ năng lực để nhập khẩu bởi thiếu vốn hay công nghệ… Điểm khác biệt với hình thức nhập khẩu uỷ thác là ở hình thức này doanh nghiệp vẫn được phết nhập khẩu trực tiếp chỉ không có đủ năng lực nhập khẩu mà thôi. Khi đó doanh nghiệp sẽ tìm một doanh nghiệp có đủ năng lực để nhập khẩu và cũng có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đó để liên doanh liên kết tiến hành nhập khẩu mặt hàng đó.
Việc thực hiện liên doanh liên kết nhập khẩu sẽ giúp cho hai doanh nghiệp có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau đối với những khó khăn hay rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành việc nhập khẩu. Hơn nữa các doanh nghiệp sẽ có thể giảm bớt những mất mát, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu bởi có họ thể chia sẽ được một phần rủi ro, mất mát cho phía đối tác liên doanh.
4.4 Nhập khẩu tái xuất
Đây là hình thức nhập khẩu mà hàng hóa được nhập nhập khẩu không phải được đưa vào sử dụng hay phục vụ công việc sản xuất kinh doanh trong nước mà để xuất khẩu sang nước thứ ba để thu lợi nhuân. Trong hình thức nhập khẩu này khác với các hình thức nhập khẩu khác đó là luôn có ba quốc gia vào hoạt động nhập khẩu đó là: quốc gia nhập khẩu, quốc gia tạm nhập tái xuất, quốc gia xuất khẩu.
Doanh nghiệp thực hiện hình thức nhập khẩu này phải đồng thời soạn thảo và thực hiện hai loại hợp đồng là: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu. Do mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất có thể không được nhập về nước mà có thể chuyển thẳng sang nước nhập khẩu thứ ba cho nên doanh nghiệp có thể không phải chịu thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đó.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU .
1. Các yếu tố chủ quan
Năng lực của công ty
Năng lực của công ty là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng nhập khẩu của doanh nghiệp. Năng lực của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: Vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, con người.
Vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu của công ty nói riêng. Hoạt động nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào lượmg ngoại tệ của doanh nghiêp, bởi vì đồng tiền thanh toán trong hoạt động nhập khẩu thường là ngoại tệ mạnh. Cho nên nguồn vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng được việc thanh toán bằng ngoại tệ trong hoạt động nhập khẩu.
Con người: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng thì trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Trong hoạt động nhập khẩu thì trình độ và năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu của công ty quyết định tới việc thành công hay không của hoạt động nhập khẩu. Nếu trình độ năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu tốt thì các công việc phải thực hiên để tiến hành nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường cho đến thực hiên hợp đồng nhập khẩu sẽ được tiến hành một cách thuận lợi và tốt nhất. Và ngược lại nếu trình độ và năng lực của cán bộ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nhập khẩu thì hiểu quả mà hoạt động nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp là rất thấp.
2. Các yếu tố khách quan
Hệ thống chính sách thương mại quốc tế của nhà nước
Tất cả mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều chịu điều chỉnh của các chính sách và các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước. Hệ thống các chính sách này có thể tác động một cách tích cực làm cho nền kinh tế phát triển và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Cũng tương tự như vậy hệ thống chính sách pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước cung có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn nhưng cũng có thể gây cản trở cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Cho nên để hoạt động nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và phù hợp với điều kiện trong nước thì đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách về xuất nhập khẩu sao cho phù hợp.
Nhưng hiện nay ở nước ta thì hệ thống chính sách về chính sách xuất nhập khẩu còn nhiều điểm chưa phù hợp. Đó là hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cung cách làm việc của các cán bộ hành chính còn quan liêu, cố thình gây nhũng nhiễu cho doanh nghiệp. Đơn cử như có chính sách nhằm khuyến khích việc nhập khẩu các sản phẩm công nghệ mới nhưng đi đôi với chính sách này lại có các chính sách về thuế và thủ tục hải quan thiếu đồng bộ và thống nhất gây cản trở cho việc mua sắm công nghệ mới của các doanh nghiệp.
Các quy định về xuất nhập khẩu của nước người xuất khẩu
Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế là các giao dịch kinh doanh chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau từ pháp luật nước nhập khẩu, nước xuất khẩu cho đến các thông lệ buôn bán quốc tế. Môi trường chính trị pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra một cách thuận lợi. Mỗi mặt hàng, mỗi khu vực địa lí có thông lệ buôn bán riêng tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nhất là giai đoạn đàm phán và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Môi trường văn hóa của nước người xuất khẩu
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế thì các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán kinh doanh của của các doanh nghiệp quốc gia đó. Đặc biệt là yếu tố văn hóa có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đàm phán và đi đến kí kết các hợp đồng kinh doanh quốc tế trong đó có hợp đồng nhập khẩu. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế yêu cầu các nhà kinh doanh quốc tế phải tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ so vói những gì đã quên thuộc trước đây. Việc am hiểu văn hóa của phía đối tác sẽ giúp cho doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
III. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Đây là bước đầu tiên và chiếm một vai trò quan trọng trong việc xâm nhập thị trường quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu thị hiếu và đối tượng tiêu của người dùng điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp.
Có thể nói thị trường CNTT là một thị trường phong phú và đa dạng bởi vì trên thị trường quốc tế có nhiều nhà sản xuất và cung cấp loại sản phẩm này, cho nên Công ty cần phải xác định được sản phẩm của nhà cung cấp nào là phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đây là kiều kiện bắt buộc bởi vì hiện nay trên thị trường CNTT các sản phẩm của mỗi hãng sẽ có một đặc thù khác nhau về công nghệ và nhu cầu đối với sản phẩm của các hãng với người tiêu dùng trong nước là khác nhau, nếu không có sự chon lựa cẩn thận thì Công ty sẽ nhập khẩu phải sản phẩm mà nhu cầu sử dụng ở trong nước là không lớn và không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường trong nước.
2. Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh trong ngoai thương là một bản giải trình về một dự án kinh doanh, các phương án thực hiện, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án.
Quy trình lập dự án kinh doanh: 5 Bước
Bước 1: Đánh giá thị trường quốc tế và mặt hàng mà doanh nghiệp định nhập khẩu
Bước 2: Lựa chọn thời cơ và điều kiện kinh doanh
Bước 3: Đăt ra các mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp
Bước 4: Đề xuất các phương án tực hiện
Bước 5 : Đánh giá hiệu quả dự án thông qua việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản
3. Gọi chào hàng và lựa chọn đối tác nhập khẩu
Khi có đủ các thông tin về thị trường và các nhà cung cấp các doanh nghiệp sẽ tiến hành phát thư hỏi hàng tới các nhà cung cấp tiềm năng. Trong thư hỏi hàng các bày doanh nghiệp sẽ trình cho phía đối tác yêu cầu về giá cả và những thông tin có liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ nhập khẩu.
Sau khi nhận được thư chào hàng (thư báo giá) của các nhà xuất khẩu nước ngoài các doanh nghiệp sẽ xem xét các thư chào hàng (thư báo giá) để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp có có các tiêu chí lựa chon riêng, các tiêu chí thường được các doanh nghiệp sử dụng đó là: giá cả, chất lượng, uy tín của nhà xuất khẩu….
4. Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu
4.1 Đàm phán
Đàm phán là quá trình đối toại giữa người mua và người bán nhằm đi đến thống nhất về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau quá trình đàm phán các bên có thể đi đến kí kết hợp đồng.
Quá trình đàm phán bao ggồm 4 giai đoạn:
Giai đoan1: Chuẩn bị
Giai đoạn 2: Thảo luận
Giai đoạn 3: Đề xuất
Giai đoan 4: Thảo luận
Đàm phán bao gồm các hình thức như: Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua điện thoại, Đàm phán trực tiếp.
Đàm phán qua thư tín: tiết kiệm được nhiều chi phí, ý kiến đưa ra được cân nhắc kĩ càng và đã thông qua tập thể, giao dịch cùng lúc đồng thời nhiều khách hàng. Nhưng hình thức nay thường làm chậm trễ, khó biết được thái độ của phía đối tác. Đây là hình thức hiện nay khá phổ biến trong quá trình giao dịch mua bán quốc tế của các doanh nghiệp chi phí khi đàm phán qua hình thức này là không lớn.
Đàm phán qua điện thoại: Đảm bảo tính khẩn trương, tiết kiệm nhưng thường bị hạn chế do cước điện thoại cao và không thảo luận đuợc chi tiết vấn đề. Hình thức này được sử dungj như là tiền đề cho việc tiến hành đàm phán trực tiếp sau này của doanh nghiệp với phía đối tác.
Đàm phán trực tiếp: có ưu điểm là các bên thảo luận dược nhiều vấn đề một cách chi tiết nhưng chi phí cho một cuộc đàm phán trực tiếp là khá tốn kém. Trước khi tiến hành đàm phán bằng hình thức này hai bên có thể đã đàm phán sơ bộ với nhau qua thư tín hay điên thoại rồi.
4.2 Kí kết hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hoàn thành hoạt động đàm phán có nghĩ là hai bên đã đi đến thống nhất các điều khoản mà hai bên sẽ tiến hành giao dịch thì hai bên sẽ tiến hành việc kí kết hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu là biểu hiện của việc hai bên đã đi đến thống nhất với nhau về các điều kiện mua bán dược thể hiện thông qua các điều khoản trong hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng nhập khẩu bao gồm các điều khoản sau:
Điều khoản 1: Mô tả hàng hóa nhập khẩu
Điều khoản 2: Mô tả chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điều khoản 3: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa nhập khẩu theo đơn vị tính toán
Điều khoản 4: Đơn giả theo điều kiện thương mại và tổng số tiền phải thanh toán của nhà nhập khẩu
Điều khoản 5: Thời hạn và địa điểm giao hàng
Điều khoản 6: Phương thức thanh toán cho phía đối tác
Điều khoản 7: Quy cách đóng gói và ghi nhãn hiệu hàng hóa
Điều khoản 8: Bảo hành hàng hóa nhập khẩu
Điều khoản 9: nếu Quy định về phạt và bồi thường một bên vi phạm hợp đồng
Điều khoản 10: Bảo hiểm hàng hóa
Điều khoản 11: Bất khả kháng
Điều khoản 12: Khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có)
5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Xin giấy phép