Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hòa nhập để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế là những vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia quan tâm, trong đó kinh tế là yếu tố có ảnh hưởng hơn cả. Cùng với chủ trương mở cửa kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, cơ chế quản lí được đổi mới và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, công bằng giúp các doanh nghiệp phát huy hết tiềm lực của mình. Nhưng song song với đó, bên cạnh những thuận lợi luôn có những thử thách lớn mà doanh nghiệp cần phải vượt qua mà chủ yếu là sự cạnh tranh gay gắt do nền kinh tế thị trường mang lại. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển phải biết sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng cũng như nguồn lực hiện tại để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay, do sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp li, kiếu dáng mẫu mã phù hợp với yêu cầu thị trường. Vì lẽ đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giúp nhà quản trị nắm bắt được hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ và đưa ra các quyết định đúng đắn trong chính sách giá bán, xây dựng các biện pháp kinh tế kỹ thuật tối ưu hóa quá trình sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài ngành. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, lại sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng dệt may là sợi thành phẩm nên giá thành là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giá bán, từ đó quyết định khả năng tiêu thụ bởi công ty đang phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty cùng ngành khác ở trong nước. Vì vậy, tôi xin chọn chủ đề “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính” nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty cũng như đề xuất các giải pháp giúp công ty thực hiện tốt hơn công tác quản lí chi phí và giá thành sản phẩm của mình

doc82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hòa nhập để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… là những vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia quan tâm, trong đó kinh tế là yếu tố có ảnh hưởng hơn cả. Cùng với chủ trương mở cửa kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, cơ chế quản lí được đổi mới và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, công bằng giúp các doanh nghiệp phát huy hết tiềm lực của mình. Nhưng song song với đó, bên cạnh những thuận lợi luôn có những thử thách lớn mà doanh nghiệp cần phải vượt qua mà chủ yếu là sự cạnh tranh gay gắt do nền kinh tế thị trường mang lại. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển phải biết sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng cũng như nguồn lực hiện tại để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay, do sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp li, kiếu dáng mẫu mã phù hợp với yêu cầu thị trường. Vì lẽ đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giúp nhà quản trị nắm bắt được hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ và đưa ra các quyết định đúng đắn trong chính sách giá bán, xây dựng các biện pháp kinh tế kỹ thuật tối ưu hóa quá trình sản xuất… nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài ngành. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, lại sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng dệt may là sợi thành phẩm nên giá thành là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giá bán, từ đó quyết định khả năng tiêu thụ bởi công ty đang phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty cùng ngành khác ở trong nước. Vì vậy, tôi xin chọn chủ đề “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính” nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty cũng như đề xuất các giải pháp giúp công ty thực hiện tốt hơn công tác quản lí chi phí và giá thành sản phẩm của mình. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán CPSX và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. - Tìm hiểu thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán CPSX và tính giá thành trong Công ty TNHH Đại Chính. - Phạm vi của đề tài giới hạn trong vấn đề nghiên cứu về kế toán CPSX và tính giá thành dựa trên nguồn số liệu của Công ty TNHH Đại Chính trong tháng 11 năm 2010. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng trong mối quan hệ với duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê phân tích, so sánh tổng hợp, sử dụng bảng biểu minh họa, qua đó rút ra kết luận tổng quát phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề gồm 3 chương với các nội dung sau: - Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Chính. - Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Chính. - Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Chính. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI CHÍNH 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI CHÍNH Công ty TNHH Đại Chính chuyên thực hiện sản xuất sợi thành phẩm và hàng dệt từ bông, vải sợi, nhãn mác và dây buộc bằng vải trong đó sợi thành phẩm là sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu bởi nó là bán thành phẩm quan trọng để sản xuất tiếp thành phẩm là hàng dệt. Đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể như sau: * Sợi thành phẩm: - Là sản phẩm không có tính thời vụ: sợi thành phẩm được sản xuất quanh năm để phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt và vải sợi là những mặt hàng dùng cho nhiều mục đích khác nhau. - Có tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của các công ty khác bởi những tính năng vượt trội sau: + Không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết bất lợi: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn…. + Ngâm nhiều và lâu trong xà phòng hoặc axit loãng chỉ bị xù mặt ngoài mà không bị mục và đứt. + Dễ đan thành tấm vải do kích thước đồng đều và bề mặt từng sợi trơn nên giảm ma sát khi dệt. - Tính ứng dụng lớn: không chỉ được dùng đê sản xuất hàng dệt và vải sợi mà sợi thành phẩm còn được bán ra ngoài dùng để làm chỉ may công nghiệp, hàng may mặc khác (đặc biệt là quần áo cotton bởi sợi thành phẩm có nguồn gốc từ bông vải). * Hàng dệt: - Các loại sản phẩm chủ yếu: khăn mặt, khăn tắm, vỏ chăn, vỏ ga đệm, vỏ gối. - Bề mặt mềm và thoáng khí. - Nhanh khô. - Có độ bền cao trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và lạnh của Việt Nam và một số nhân tố khác: + Khó bị mốc hoặc mối tấn công bởi chất kết dính có trong sản phẩm có khả năng kháng khuẩn nhưng an toàn với người sử dụng. + Chịu được môi trường axit và bazơ: ngâm nhiều và lâu trong xà phòng hoặc axit chỉ bị xù mặt ngoài mà không bị mục và đứt. - Không bị xù hoặc mục trên bề mặt khi dùng lâu. - Không bị phai màu khi giặt và an toàn cho người sử dụng bởi thuốc nhuộm bền màu và được tổng hợp từ những hóa chất trong danh mục được phép sử dụng và ở trong ngưỡng an toàn. - Màu sắc và kiểu dáng hiện đại, thu hút. - Khả năng giữ nhiệt tốt (vỏ chăn, vỏ ga đệm). * Vải sợi: - Các loại sản phẩm chủ yếu: vải sợi cotton, vải sợi polyester, vải satanh. - Độ bền cao: chịu được môi trường axit và bazơ (trừ vải sợi cotton). - Được tiêu thụ nhiều trên thị trường miền Nam bởi khí hậu ở đây hầu như nóng ẩm quanh năm và người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm từ sợi nhân tạo nhiều màu sắc. * Dây buộc bằng vải: - Các loại sản phẩm chủ yếu: dây buộc giày, dây buộc kiện hàng hóa. - Khó bị mốc, mối mọt. - Chịu được điều kiện mưa, nắng lâu. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẨT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI CHÍNH * Đặc điểm tổ chức sản xuất chung cho các loại sản phẩm: - Sản xuất theo quy trình liên tục, khép kín, nhiều công đoạn. - Kết thúc từng công đoạn, bộ phận kỹ thuật và phân xưởng tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay với những tiêu chuẩn chung của ngành và do công ty tự xây dựng rồi tiến hành lập báo cáo để cuối tháng trình lên ban giám đốc nhằm đưa ra những phương hướng quản lý chi phí cho kỳ sản xuất tiếp theo. * Quy trình tổ chức sản xuất sợi thành phẩm: Trong các sản phẩm được công ty sản xuất thì sợi thành phẩm là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn (75,6%) và là bán thành phẩm quan trọng để sản xuất tiếp thành phẩm là hàng dệt và vải sợi. Sợi thành phẩm được sản xuất bằng công nghệ kéo sợi OE gồm 5 quy trình với 4 loại máy theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ công nghệ kéo sợi OE Nén xơ bông tạo thành cúi chải (nhờ máy chải) Sơ chế bông nguyên liệu (nhờ máy cung bông tự động) Sợi thành phẩm Tách cúi ghép thành các xơ bông (nhờ máy ghép) Ghép cúi chải thành cúi ghép (nhờ máy ghép) Chức năng của từng loại máy: - Máy cung bông tự động: có chức năng xé trộn các loại bông nguyên liệu khác nhau để làm bông tơi xốp, loại bỏ tạp chất thô rồi cung cấp trực tiếp cho các máy chải qua hệ thống cấp liệu. - Máy chải: tách riêng các xơ bông với nhau đồng thời được loại bỏ các tạp chất còn lại, sau đó các xơ bông được tập trung lại với nhau tạo thành cúi máy chải có định lượng khoảng 0.005kg/m rồi được máy cho vào thùng cúi chải có khốilượng 60kg/thùng cúi. Cúi chải là bán thành phẩm trên dây chuyền và là nguyên liệu cho máy ghép. - Máy ghép: ghép từng 8 các cúi chải lại với nhau qua bộ phận kéo dài của máy. Tại đây các xơ bông được duỗi thẳng, sắp xếp song song với nhau và tập trung lại với nhau tạo thành cúi ghép có định lượng mong muốn tương đương với 0.037kg/m rồi được đưa vào thùng cúi ghép có đường kính 230mm. Cúi ghép là bán thành phẩm trên dây chuyền và là nguyên liệu cho máy OE. - Máy OE: cúi ghép đưa được vào trục chải của máy OE tách rời thành các xơ bông. Các xơ bông sau đó được đưa Rotor của máy OE sắp xếp lại (số lượng xơ được sắp xếp với nhau nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số sợi) và se săn lại tạo thành các con sợi có chỉ số từ 8.500 m/kg đến 76.000 m/kg , vòng xoắn từ 350 vòng/m đến 1.600 vòng /m. * Quy trình sản xuất hàng dệt: Vì hàng dệt của Công ty TNHH Đại Chính có nguyên liệu chủ yếu là sợi thành phẩm nên quy trình sản xuất không kéo dài như sản xuất sợi thành phẩm. Cụ thể, quy trình sản xuất hàng dệt được biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất hàng dệt Dệt Sản phẩm thô Vải tấm cỡ lớn Sợi thành phẩm Nhập kho hoặc xuất bán trực tiếp Sản phẩm hoàn chỉnh * Quy trình sản xuất vải sợi Vải sợi được Công ty TNHH Đại Chính sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là xenlulozo trong tre, nứa. Kết thúc quy trình, ta thu được sản phẩm là vải sợi nhân tạo, trong đó sản phẩm vải satanh được công ty sản xuất nhiều hơn cả vì dễ tiêu thụ hơn so với 2 loại vải còn lại. Vải satanh được sản xuất theo quy trình sau: Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ quy trình sản xuất vải satanh Xử lý bằng một số chất hóa học Dung dịch keo hóa học Xenlulozo (từ tre, nứa) Tạo sợi Dệt Vải satanh Sợi nhân tạo (tơ axetat, tơ visco) Một số chất hóa học bao gồm: nước Svayde (là phức hợp của đồng hidroxit trong dung dịch amoniac), dung dịch axit sunfuric loãng…. 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI CHÍNH 1.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Chính Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kì nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Nó phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh và luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Đại Chính được thực hiện theo một chu trình tuần tự gồm nhiều công đoạn khác nhau, công đoạn trước là cơ sở để thực hiện công đoạn sau. Vì vậy, chi phí sản xuất của công ty liên tục phát sinh vào các tháng trong năm và sẽ được bỏ một lần hoặc bỏ dần vào sản xuất tùy theo tính chất sản xuất sản phẩm. Cụ thể: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Chi phí nguyên vật liệu chính: bỏ một lần ngay từ đầu vào quy trình sản xuất. + Chi phí vật liệu phụ: bỏ dần vào quy trình sản xuất tùy theo mức độ hoàn thành của bán thành phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm và thuộc loại chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất tùy theo mức độ hoàn thành của bán thành phẩm. - Chi phí sản xuất chung: được tập hợp cho toàn phân xưởng và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm vì tiêu thức này ít biến động về quy mô và tốc độ trong nhiều năm ở công ty (theo kinh nghiệm của nhà quản lý). 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Chính Hiện nay, chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính gồm hai bộ phận là chi phí tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm và chi phí sản xuất chung phân bổ cho toàn bộ hoạt động sản xuất. Tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung tùy vào từng khoản mục chi phí cụ thể phát sinh tại phân xưởng. Đối với tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng: tiêu thức phân bổ là tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm; đối với khấu hao nhà xưởng và thiết bị chung: dựa trên sản lượng từng loại sản phẩm; tiền điện và tiền nước: phân bổ theo mức hoạt động thực tế của máy móc thiết bị sản xuất từng loại sản phẩm… a, Các chi phí tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí này được tập hợp và ghi nhận ngay khi quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sợi: + Chi phí về bông: Chi phí bông thô chưa qua sơ chế (màu vàng nhạt) Chi phí bông trắng thô Chi phí bông trắng nhập khẩu đã qua sơ chế + Chi phí về chất tẩy rửa bông. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất hàng dệt: + Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là chi phí về sợi thành phẩm đưa vào sản xuất. + Chi phí vật liệu phụ: Chi phí thuốc nhuộm tổng hợp. Chi phí chất kết dính các sợi bông. Chi phí chỉ may. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất vải sợi: + Chi phí nguyên liệu chính: Chi phí tre, nứa. Chi phí phức hợp xenlulozơ chế biến sẵn. + Chi phí vật liệu phụ: Chi phí nước Svayde. Chi phí axit sunfuric (H2SO4). Chi phí natri hidroxit (NaOH). - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất dây buộc bằng vải: + Chi phí nguyên liệu trực tiếp: sợi nilon tổng hợp + Chi phí vật liệu phụ: Chi phí thuốc nhuộm. Chi phí nút nhựa cố định hai đầu sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất nhãn mác: + Chi phí nguyên liệu chính: Chi phí vải thô. Chi phí bao bì nilon. + Chi phí vật liệu phụ: Chi phí màu in nhãn mác. Chi phí chất giữ màu in. * Chi phí nhân công trực tiếp: Về cơ bản, chi phí nhân công trực tiếp hạch toán cho từng loại sản phẩm đều bao gồm các thành phần chi phí sau: - Chi phí tiền lương chính. - Chi phí tiền lương phụ, gồm: + Tiền ăn ca trưa, tối. + Chi phí trả lương làm thêm giờ. + Các khoản phụ cấp độc hại. + Phụ cấp chức vụ. + Lương được hưởng khi đi học hoặc nghĩa vụ quân sự.... - Các khoản trích theo lương, gồm: + Bảo hiểm xã hội. + Bảo hiểm y tế. + Kinh phí công đoàn. + Bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp. b, Chi phí sản xuất chung phân bổ cho toàn bộ hoạt động sản xuất: Bao gồm các chi phí không tập hợp riêng biệt cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho toàn phân xưởng rồi cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng loại. Các chi phí sản xuất chung này bao gồm: - Chi phí về lương nhân viên phân xưởng: + Tiền lương chính. + Tiền lương phụ, gồm: Tiền ăn ca trưa, tối. Lương làm thêm giờ. Phụ cấp chức vụ. + Các khoản trích theo lương, gồm: Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế. Kinh phí công đoàn. Bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp. - Chi phí vật liệu phát sinh tại phân xưởng: + Chi phí vật liệu bảo dưỡng máy cung bông tự động. + Chi phí vật liệu bảo dưỡng máy chải. + Chi phí vật liệu bảo dưỡng máy ghép. + Chi phí vật liệu bảo dưỡng máy OE. + Chi phí vật liệu khác dùng cho phân xưởng. - Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí dụng cụ sửa chữa máy khâu, máy may. + Chi phí dụng cụ sửa chữa máy in nhãn mác. - Khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: + Tiền điện dùng cho phân xưởng. + Tiền điện thoại cho văn phòng quản lý phân xưởng. + Tiền nước dùng cho phân xưởng - Các khoản chi phí bằng tiền khác. 1.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Chính Theo định nghĩa, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí sản xuất được tập hợp theo đó. Thực tế tại Công ty TNHH Đại Chính, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của toàn phân xưởng. Vì Công ty TNHH Đại Chính sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong công tác kế toán hàng tồn kho nên việc tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh cũng được thực hiện phù hợp với phương pháp này. Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản CPSX phát sinh một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định nhằm mục đích ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó. Thực tế, Công ty TNHH Đại Chính sử dụng hai phương pháp tập hợp sau: - Tập hợp trực tiếp: dùng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) đã xác định bằng cách quy nạp. Yêu cầu đặt ra: phải tổ chức công tác hạch toán cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. - Tập hợp và phân bổ gián tiếp: dùng để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau. Công thức tính: Cn = x tn ∑C ∑T Cn: chi phí phân bổ cho từng đối tượng ∑T: tổng tiêu chuẩn phân bổ ∑C: tổng chi phí cần phân bổ tn: tiêu chuẩn p.bổ của từng đối tượng 1.3.4. Phương pháp quản lý chi phí sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Chính Do quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Đại Chính phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau nên Công ty sử dụng danh mục các tài khoản và tiểu khoản để phân loại và quản lý chi phí, giúp quá trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm diễn ra nhanh chóng và hạn chế tối đa sai sót. Mỗi loại chi phí khác nhau đều có những cá nhân hoặc bộ phận có liên quan thực hiện quản lý loại chi phí đó. Cụ thể: - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Thủ kho và phòng vật tư: chịu trách nhiệm về quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu xuất kho và phản ánh giá trị xuất kho vào Phiếu xuất kho cùng các sổ liên quan. + Kế toán hàng tồn kho (kiêm kế toán công nợ): phản ánh giá trị trên sổ của hàng xuất kho (theo phương pháp nhập trước xuất trước mà Công ty đang áp dụng) vào Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 152, Sổ cái TK 152. + Phòng kỹ thuật: lập định mức hao hụt nguyên vật liệu cũng như định mức chi phí cho mỗi loại sản phẩm. + Kế toán tổng hợp: tập hợp số liệu do thủ kho, kế toán hàng tồn kho và định mức chi phí do Phòng kỹ thuật cung cấp để tập hợp, đánh giá hợp lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang và thành phẩm. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: + Tổ trưởng các tổ sản xuất và quản đốc phân xưởng: chịu trách nhiệm tổng hợp số giờ công lao động, sổ ngày nghỉ phép… của công nhân/ nhân viên dưới quyền mình để làm cơ sở cho kế toán lương thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương. + Kế toán lương (kiêm kế toán tiền): tính và phản ánh lương công nhân trực tiếp sản xuất lên các sổ kế toán liên quan: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản 334, Sổ cái tài khoản 334. + Kế toán tổng hợp: tập hợp số liệu kế toán lương cung cấp để làm cơ sở tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong sản phẩm dở dang và thành phẩm. - Đối với chi phí sản xuất chung: + Quản đốc phân xưởng: chịu trách nhiệm tổng hợp số giờ công lao động, sổ ngày nghỉ phép… của nhân viên dưới quyền mình để làm cơ sở cho kế toán lương thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương. + Kế toán lương: tính và phản ánh lương nhân viên phân xưởng lên các sổ kế toán liên quan: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 334, Sổ cái TK 334. + Thủ kho và phòng vật tư: chịu trách nhiệm về quy cách, phẩm chất vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho và phản ánh giá trị xuất kho vào Phiếu xuất kho cùng các sổ liên quan. + Kế toán hàng tồn kho (kiêm kế toán công nợ): phản ánh giá trị trên sổ của hàng xuất kho (bao gồm vật liệu bảo trì máy móc, dụng cụ sửa chữa, vật liệu dùng cho phòng quản lý phân xưởng…) vào Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản 152, Sổ cái tài khoản 152. + Kế toán tài sản cố định (kiêm kế toán thanh toán): chịu trách nhiệm tính khấu hao các tài sản cố định tại phân xưởng rồi phân bổ cho từng loại sản phẩm và phản ánh lên các sổ liên quan: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 214, Sổ cái TK 214. + Kế toán tổng hợp: tập hợp số liệu kế toán lương, kế toán hàng tồn kho cung cấp để làm cơ sở tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm. Danh mục các tài khoản và tiểu khoản được sử dụng tại Công ty TNHH Đại Chính như sau: * Danh mục các tài khoản và tiểu khoản liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên tài khoản Tên tiểu khoản Tên chi phí phát sinh 6211 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sợi 62111 Chi phí bông thô chưa qua sơ chế 62112 Chi phí bông trắng thô 62113 Chi phí bông trắng nhập khẩu đã qua sơ chế 62114 Chi phí chất tẩy rửa bông. 62115 Chi phí chất kết dính sợi bông 6212 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp s
Luận văn liên quan