Đất nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhờ đó chúng ta đã tiếp cận được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện học hỏi đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Sự hình thành các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu của nhân dân cũng vì thế mà ngày càng đa dạng hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, ngoài việc sản xuất ra nhiều hàng hoá, đa dạng về mẫu mã, hình thức, thì việc tổ chức lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy ta có thể khẳng định trong tương lai lưu lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường sẽ ngày càng nhiều, với tốc độ ngày càng nhanh, đòi hỏi ngay từ bây giờ cần có sự quan tâm nhiều hơn của nền kinh tế đến lĩnh vực lưu thông hàng hoá.
Trước thực tế nêu trên kế toán nói chung, và kế toán lưu chuyển hàng hoá nói riêng cũng phải không ngừng cải tiến phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ thông tin và giám sát các hoạt động kinh tế, giúp các nhà quản trị có được những thông tin kịp thời, chính xác từ đó đưa ra được các quyết định tối ưu nhất trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội, em thấy đây là một doanh nghiệp thương mại với nhiệm vụ chính là tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc phục vụ nhu cầu của nhân dân thành phố Hà Nội, lưu chuyển hàng hoá là hoạt động chính của Công ty và do đó kế toán lưu chuyển hàng hoá đóng một vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đây là cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trước tầm quan trọng của kế toán lưu chuyển hàng hoá đối với Công ty như vậy và với mong muốn được dần tiếp cận để hiểu sâu hơn về phần hành kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO.
153 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội - HAPHARCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt trong bài
Danh mục sơ đồ sử dụng trong bài
Danh mục các bảng sử dụng trong bài
Danh mục các biểu sử dụng trong bài
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá 1
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại 1
1.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá 1
1.1.2.1. Một số khái niệm 2
1.1.2.2. Yêu cầu quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá 2
1.1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hoá 4
1.2. Nội dung kế toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại 4
1.2.1. Các chính sách áp dụng trong kế toán lưu chuyển hàng hoá 4
1.2.1.1. Các phương thức mua hàng và thanh toán tiền hàng 5
1.2.1.2. Phương pháp tính giá nhập kho hàng hoá 8
1.2.1.3. Các phương thức bán hàng và thanh toán với khách hàng 9
1.2.1.4. Phương pháp tính giá xuất kho hàng hoá 13
1.2.2. Kế toán chi tiết hàng hoá 17
1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song 18
1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 19
1.2.2.3. Phương pháp sổ số dư 20
1.2.3. Kế toán tổng hợp tình hình lưu chuyển hàng hoá 21
1.2.3.1. Kế toán tổng hợp quá trình mua hàng 22
1.2.3.2. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng 30
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 37
1.2.4.1. Kế toán chi phí bán hàng 37
1.2.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 38
1.3. Hình thức ghi sổ kế toán mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại vận dụng 39
1.4. Chuẩn mực kế toán quốc tế và đặc điểm kế toán lưu chuyển hàng hoá tại một số nước trên thế giới 40
1.4.1. So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế- chuẩn mực kế toán Việt Nam 40
1.4.2. Vài nét về kế toán lưu chuyển hàng hoá tại các doanh nghiệp thương mại theo kế toán Pháp, Mỹ 42
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI- HAPHARCO 44
2.1. Tổng quan chung về Công ty 44
2.1.1. Thông tin khái quát về Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội 44
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 44
2.1.2.1. Quá trình hình thành của Công ty 44
2.1.2.2. Sự phát triển của Công ty 45
2.1.2.3. Vị thế hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty 47
2.1.2.4. Tình hình sử dụng lao động của Công ty 48
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 49
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty 49
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 49
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các vị trí 50
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 51
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 51
2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán 52
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng tài chính kế toán 53
2.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các vị trí 53
2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của Công ty 56
2.2.2.1. Chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty 57
2.2.2.2. Chế độ tài khoản 57
2.2.2.3. Chế độ chứng từ 57
2.2.2.4. Chế độ sổ sách 58
2.2.2.5. Chế độ báo cáo tài chính 60
2.3. Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội 61
2.3.1. Đặc điểm hàng hoá kinh doanh và quản lý hàng hoá tại Công ty 61
2.3.1.1. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty và đặc điểm của nó 61
2.3.1.2. Cách thức mã hoá hàng hoá và quản lý kho hàng 62
2.3.2. Thủ tục, chứng từ mua - bán hàng hoá tại Công ty 65
2.3.2.1. Một số vấn đề về quá trình mua hàng tại Công ty 65
2.3.2.2. Chứng từ và thủ tục luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua hàng 71
2.3.2.3. Đặc điểm tiêu thụ hàng hoá của Công ty 73
2.3.2.4. Chứng từ và thủ tục luân chuyển chứng từ nghiệp vụ bán hàng 79
2.3.3. Kế toán chi tiết hàng hoá tại Công ty 89
2.3.4. Kế toán nghiệp vụ mua hàng tại Công ty 91
2.3.4.1. Phương pháp tính giá hàng mua 91
2.3.4.2. Kế toán chi tiết hàng hoá mua vào tại Công ty 96
2.3.4.3. Kế toán tổng hợp hàng hoá mua vào tại Công ty 96
2.3.5. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty 99
2.3.5.1. Phương pháp xác định giá vốn và giá bán hàng hoá của Công ty 99
2.3.5.2. Kế toán chi tiết hàng hoá bán ra tại Công ty 99
2.3.5.3. Kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá 99
2.3.5.4. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng tại Công ty 104
2.3.6. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 114
2.3.6.1. Chứng từ sử dụng 114
2.3.6.2. Tài khoản sử dụng 114
2.3.6.3. Trình tự hạch toán 116
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY.... 120
3.1. Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 120
3.1.1. Đánh giá khái quát về Công ty 120
3.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán 121
3.1.3. Đánh giá thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 121
3.1.3.1. Về thủ tục, chứng từ mua bán hàng hoá tại Công ty 121
3.1.3.2. Về cách thức quản lý kho hàng và hạch toán chi tiết hàng hoá tại Công ty 122
3.1.3.3. Về kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hoá tại Công ty 123
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 124
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 124
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 125
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty 126
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp 129
3.4.1. Về phía Nhà nước 129
3.4.2. Về phía Công ty 130
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
Ký hiệu
Ý nghĩa
Ký
hiệu
Ý nghĩa
FIFO
LIFO
KKĐK
KKTX
VAT
CN
DN
QLCL
TK
ĐƯ
CT
SH
NT
IAS
VAS
PN
HĐ
PX
Nhập trước- xuất trước
Nhập sau- xuất trước
Kiểm kê định kỳ
Kê khai thường xuyên
Thuế giá trị gia tăng
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Quản lý chất lượng
Tài khoản
Đối ứng
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Phiếu nhập kho
Hoá đơn GTGT
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
XNK
NH
DT
GTGT
XN
TW
ĐVT
VNĐ
TSCĐ
CPBH
CPQLDN
NKCT
BHXH
BHYT
KPCĐ
XNK
NSNN
GTVT
Xuất nhập khẩu
Ngân hàng
Doanh thu
Giá trị gia tăng
Xí nghiệp
Trung ương
Đơn vị tính
Việt Nam đồng
Tài sản cố định
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhật ký chứng từ
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Xuất nhập khẩu
Ngân sách Nhà nước
Giao thông vận tải
DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG BÀI
STT
Nội dung
Trang
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
19
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
20
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư
21
Sơ đồ 1.4
Kế toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp KKTX
27
Sơ đồ 1.5
Kế toán chi phí thu mua hàng hoá (KKTX)
29
Sơ đồ 1.6
Kế toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp KKĐK
29
Sơ đồ 1.7
Kế toán chi phí thu mua hàng hoá (KKĐK)
30
Sơ đồ 1.8
Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp, phương pháp KKTX
32
Sơ đồ 1.9
Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng, phương pháp KKTX
32
Sơ đồ 1.10
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng có tham gia thanh toán, phương pháp KKTX
32
Sơ đồ 1.11
Các bút toán phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu
33
Sơ đồ 1.12
Kế toán tại bên giao hàng bán đại lý
35
Sơ đồ 1.13
Kế toán tại bên nhận hàng bán đại lý
36
Sơ đồ 1.14
Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng
39
Sơ đồ 1.15
Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
40
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
50
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
53
Sơ đồ 2.3
Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký- chứng từ
59
Sơ đồ 2.4
Thủ tục mua hàng tại Công ty
71
Sơ đồ 2.5
Quy trình kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
89
Sơ đồ 2.6
Kế toán quá trình mua hàng theo hình thức nhật ký chứng từ
98
Sơ đồ 2.7
Kế toán tiêu thụ hàng hoá theo hình thức nhật ký chứng từ
109
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG BÀI
STT
Nội dung
Trang
Bảng số 1
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty
47
Bảng số 2
Thống kê số lượng lao động của Công ty 3 năm gần đây
48
Bảng số 3
Hệ thống chứng từ sử dụng tại đơn vị
58
Bảng số 4
Ví dụ về quản lý chi tiết thuốc
63
Bảng số 5
Bảng trích danh mục thuốc
64
Bảng số 6
Bảng trích danh mục kho hàng
64
Bảng số 7
Nội dung cập nhật phiếu nhập kho 042/12 vào máy
78
Bảng số 8
Nội dung cập nhật phiếu nhập kho 058/12 vào máy
78
Bảng số 9
Nội dung cập nhật hoá đơn GTGT 027398 vào máy
83
Bảng số 10
Nội dung cập nhật hoá đơn GTGT 027415 vào máy
85
Bảng số 11
Nội dung cập nhật phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 015258 vào máy
88
DANH MỤC CÁC BIỂU SỬ DỤNG TRONG BÀI
STT
Nội dung
Trang
Biểu số 1
Mẫu thẻ kho
66
Biểu số 2
Mẫu thẻ đống
67
Biểu số 3
Trích báo cáo kho hàng
68
Biểu số 4
Mẫu hoá đơn GTGT liên 2 của công ty TRAPHACO
74
Biểu số 5
Mẫu phiếu nhập kho 1
75
Biểu số 6
Mẫu hoá đơn GTGT liên 2 của XN dược phẩm TW1
76
Biểu số 7
Mẫu phiếu nhập kho 2
77
Biểu số 8
Mẫu hoá đơn GTGT số 027398
82
Biểu số 9
Mẫu phiếu báo lô kèm theo hoá đơn GTGT số 027398
83
Biểu số 10
Mẫu hóa đơn GTGT số 027415
84
Biểu số 11
Mẫu phiếu báo lô kèm theo hoá đơn GTGT số 027415
85
Biểu số 12
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
87
Biểu số 13
Mẫu phiếu khiếu nại chất lượng hàng trả về
90
Biểu số 14
Mẫu phiếu nhập kho hàng trả về
90
Biểu số 15
Trích sổ chi tiết hàng hoá
92,93
Biểu số 16
Trích bảng cân đối nhập- xuất- tồn hàng hoá
94
Biểu số 17
Trích biểu tồn kho
95
Biểu số 18
Trích nhật ký chứng từ số 1
100
Biểu số 19
Trích nhật ký chứng từ số 2
101
Biểu số 20
Trích nhật ký chứng từ số 5- phần ghi có
102
Biểu số 21
Trích mẫu sổ cái TK156
103
Biểu số 22
Mẫu báo cáo bán hàng
104
Biểu số 23
Trích sổ chi tiết TK511
105
Biểu số 24
Trích sổ chi tiết TK512
106
Biểu số 25
Biểu trích bảng kê số 8
110
Biểu số 26
Biểu trích nhật ký chứng từ số 8
111,112
Biểu số 27
Trích mẫu sổ cái TK632
113
Biểu số 28
Trích mẫu sổ cái TK511
113
Biểu số 29
Trích mẫu sổ cái TK512
114
Biểu số 30
Trích bảng kê số 5
117
Biểu số 31
Trích sổ cái TK641
118
Biểu số 32
Trích sổ cái TK642
119
Biểu số 33
Mẫu sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
128
Biểu số 34
Mẫu sổ chi tiết giá vốn hàng bán
129
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhờ đó chúng ta đã tiếp cận được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện học hỏi đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Sự hình thành các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp,…đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu của nhân dân cũng vì thế mà ngày càng đa dạng hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, ngoài việc sản xuất ra nhiều hàng hoá, đa dạng về mẫu mã, hình thức,… thì việc tổ chức lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy ta có thể khẳng định trong tương lai lưu lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường sẽ ngày càng nhiều, với tốc độ ngày càng nhanh, đòi hỏi ngay từ bây giờ cần có sự quan tâm nhiều hơn của nền kinh tế đến lĩnh vực lưu thông hàng hoá.
Trước thực tế nêu trên kế toán nói chung, và kế toán lưu chuyển hàng hoá nói riêng cũng phải không ngừng cải tiến phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ thông tin và giám sát các hoạt động kinh tế, giúp các nhà quản trị có được những thông tin kịp thời, chính xác từ đó đưa ra được các quyết định tối ưu nhất trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội, em thấy đây là một doanh nghiệp thương mại với nhiệm vụ chính là tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc phục vụ nhu cầu của nhân dân thành phố Hà Nội, lưu chuyển hàng hoá là hoạt động chính của Công ty và do đó kế toán lưu chuyển hàng hoá đóng một vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đây là cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trước tầm quan trọng của kế toán lưu chuyển hàng hoá đối với Công ty như vậy và với mong muốn được dần tiếp cận để hiểu sâu hơn về phần hành kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội- HAPHARCO.
Mặc dù đã rất cố gắng, song với lượng kiến thức tích luỹ còn ít ỏi, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi có những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và của các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi và các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá.
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại:
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại có đặc điểm chủ yếu sau:
- Đặc điểm hoạt động: Hoạt động chính của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá bao gồm mua, bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá
- Đặc điểm hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại rất đa dạng gồm hàng hoá có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về để bán.
- Đặc điểm phương thức lưu chuyển hàng hoá: Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo 2 phương thức bán buôn và bán lẻ, trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng. Kết thúc nghiệp vụ bán buôn, hàng hoá vẫn ở trong khâu lưu thông. Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng và sau nghiệp vụ bán lẻ, hàng hoá rời khỏi khâu lưu thông bước sang khâu tiêu dùng.
- Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ; chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp; hoặc chuyên môi giới xúc tiến thương mại...
1.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá
1.1.2.1. Một số khái niệm
Hàng hoá:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà nó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Hàng hoá được sản xuất không phải phục vụ cho nhu cầu của người sản xuất mà để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
- Hàng hoá là đối tượng của kinh doanh thương mại và mục đích kinh doanh thương mại là lợi nhuận, do đó yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt được hàng hoá. Muốn vậy phải chú ý tới những điều sau:
+ Số lượng: là căn cứ vật chất thể hiện tính chính xác trong quản lý hàng hoá. Căn cứ vào số lượng, nhà quản lý có thể xác định nhập, xuất, tồn kho hàng hoá để lên kế hoạch thu mua, dự trữ cho hàng hoá đó.
+ Chất lượng: Thể hiện phẩm chất của hàng hoá. Một doanh nghiệp kinh doanh tốt luôn chú trọng đến yếu tố chất lượng hàng hoá để tạo ra sức cạnh tranh và vị trí tốt trên thương trường. Do vậy khi khai thác và quản lý nguồn hàng doanh nghiệp cần đảm bảo khâu kiểm tra chất lượng hiệu quả.
+ Giá trị: Doanh nghiệp luôn phải cập nhật, nắm bắt giá cả hàng hoá trên thị trường để có thể đánh giá hàng tồn kho và lên kế hoạch mua, bán, dự trữ hàng hoá đó.
Lưu chuyển hàng hoá:
- Lưu chuyển hàng hoá là hoạt động trung gian đem hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến nơi tiêu dùng.
- Về cơ bản hoạt động lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đều được thực hiện theo công thức: Tiền- Hàng- Tiền cho thấy lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn: Mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng.
1.1.2.2. Yêu cầu quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá tại công ty kinh doanh thương mại:
Quản lý nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá tại các công ty kinh doanh thương mại là quá trình quản lý, kiểm soát về mặt số lượng, chất lượng, giá trị, giá cả hàng hoá và việc thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng trong suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ mua bán hàng hoá từ giai đoạn mua hàng của nhà cung cấp cho đến giai đoạn bán hàng cho khách hàng. Để thực hiện được công việc quản lý này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về sự biến động tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cung cấp thông tin hữu ích, có chất lượng cho nhà quản lý để có những quyết định kinh doanh, tài chính phù hợp, chính xác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý về số lượng, chất lượng, và giá trị của hàng hoá mua vào, bán ra bao gồm việc phân công trách nhiệm cho từng cá nhân công việc cụ thể của từng khâu mua hàng vào và bán hàng ra. Hàng hoá mua vào phải đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất. Hàng hoá phải được bảo quản, lưu trữ trong kho ở mức độ hợp lý, trong điều kiện kho bãi thích hợp để bảo đảm chất lượng cũng như giá trị hàng hoá. Nhà quản lý phải nắm được nhu cầu, thị hiếu của thị trường cũng như khả năng cung cấp thực tế của doanh nghiệp để lên kế hoạch mua, bán, dự trữ hàng hoá phù hợp.
Quản lý về mặt giá cả hàng hoá bao gồm việc xác định, theo dõi sự biến động giá cả của từng loại hàng hoá sao cho giá cả hàng hoá doanh nghiệp nắm giữ luôn phù hợp với giá cả hàng hoá trên thị trường, giá cả vừa mang tính cạnh tranh cao nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp.
Quản lý tình hình thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp, với khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tình hình phải thu, phải trả. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của khách hàng, quá trình thanh toán với nhà cung cấp; có biện pháp lập các khoản dự phòng, xử lý các khoản phải thu khó đòi. Làm tốt các công việc này sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh hơn các khoản phải thu, phải trả và giảm bớt mức độ rủi ro, thất thoát vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Quản lý, kiểm soát các loại chi phí và doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quản lý việc tổ chức hoạt động kinh doanh: Lựa chọn phương thức, cách thức
tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với địa bàn hoạt động, trình độ tổ chức, quản lý của đơn vị,...
1.1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hoá:
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để để tìm phương thức giao dịch mua, bán thích hợp, đem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất. Vì vậy, kế toán lưu chuyển hàng hoá nói chung trong các đơn vị thương mại cần thực hiện đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý trong, ngoài đơn vị ra được các quyết định hữu hiệu, đó là:
- Ghi chép số lượng, chất lượng và chi phí mua hàng, giá mua, phí khác, thuế không được hoàn trả theo chứng từ đã lập, trên hệ thống sổ thích hợp