Kếtoán là bộphận cấu thành quan trọng của hệthống công cụ
quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và
kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính, tổchức hệthống thông tin hữu ích
cho các quy ết định kinh tế. Vì vậy, kếtoán có vai trò đặc biệt quan trọng
không chỉvới hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn với tài chính doanh
nghiệp. Những năm gần đấy, nền kinh tếViệt Nam đang trên đà phát triển,
mởcửa và hội nhập vào nền kinh tếthịtrường quốc tế. Trong cơchếkinh tế
mới, kinh tếthịtrường, mởcửa và hội nhập, thì kếtoán không chỉlà công cụ
quản lý kinh tế- tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụcác
quyết định quản lý và kinh doanh, mà đã trởthành một ngành một lĩnh vực
dịch vụ- dịch vụhỗtrợquản lý kinh doanh - quan trọng trong phạm vi từng
quốc gia, trong khu vực và thếgiới. Hội nhập kinh tếquốc tếmang lại nhiều
lợi ích dài hạn, nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tếViệt Nam
nhất là từsau năm 2007, Việt Nam trởthành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thếgiới (WTO). Cũng chính vì thếbên cạnh sựbiến động
không ngừng của thịtrường tài chính nhưvấn đềlạm phát, tỷgiá thì những
vấn đềvềkếtoán đang là vấn đềgây phiền hà không ít trong việc quản lí nền
kinh tế.
Ởnhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, thịtrường chứng khoán luôn được
xem là kênh hút vốn đầu tưdài hạn có hiệu quảnhất, một quốc gia đang trên
đà hội nhập và phát triển mạnh mẽnhưViệt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Một trong những chủthểcó vai trò tham gia tích cực trên thịtrường
chứng khoán chính là các Công ty chứng khoán. Với những đặc trưng của
mình, Công ty chứng khoán kinh doanh, mua bán một thứhàng hóa vô hình,
chỉlà giấy tờchứng nhận quyền sởhữu tài sản nhưng lại có giá trịrất lớn; các
công cụtài chính, hàng hoá chứng khoán có giá cảthay đổi liên tục, thậm chí
trong một ngày cũng có rất nhiều giá khác nhau, được mua đi bán lại thường
xuyên cho nên các nghiệp vụphát sinh rất phong phú, phức tạp. Ngoài ra,
công ty chứng khoán còn có những nghiệp vụ đặc trưng nhưbảo lãnh phát
hành cổphiếu, cầm cốcổphiếu, cho vay, repo chứng khoán. không giống
nghiệp vụcủa các doanh nghiệp thông thường khác; và hoạt động của công ty
chứng khoán còn là việc quản lý, giao dịch những hàng hóa, tài sản không
phải của công ty trong nghiệp vụmôi giới, tạm giữcầm cố, lưu ký chứng
khoán. cho nên phụlục tài sản ngoài bảng cũng rất nhiều. Do những đặc thù
của mình, chế độkếtoán cho công ty chứng khoán phải được quy định phù
hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Luật Chứng khoán. Đặc biệt
trong những năm gần đây cùng với sựphát triển của thịtrường chứng khoán
Việt Nam là sựgia tăng cảvềsốlượng cũng nhưchất lượng hoạt động của
các công ty chứng khoán; do đó một thực tế được đặt ra là cần phải nâng cao
chất lượng kếtoán trong các công ty chứng khoán để đáp ứng được những
yêu cầu của thực trạng hội nhập ngày càng sâu và rộng của các công ty chứng
khoán Việt Nam hiện nay theo hướng phù hợp với các chuẩn mực, thông lệkế
toán quốc tế. Nhận biết được tính cấp thiết của việc hoàn thiện chế độkếtoán
vềghi nhận và đo lường các công cụtài chính trong điều kiện kinh tếnhững
năm gần đây của Việt Nam, chúng em đã thực hiện nghiên cứu đềtài:
"Hoàn thiện kếtoán trong các công ty chứng khoán Việt Nam giai
đoạn hiện nay" dưới sựhướng dẫn của Th.S. Chúc Anh Tú - Bộmôn Kếtoán
Doanh nghiệp.
Nội dung nghiên cứu của đềtài gồm 3 Chương:
Chương 1: Lý luận chung vềkếtoán trong các công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng kếtoán trong các công ty chứng khoán Việt
Nam thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kếtoán trong các công ty chứng
khoán Việt Nam.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lời mở đầu
Kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ
quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và
kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính, tổ chức hệ thống thông tin hữu ích
cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng
không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn với tài chính doanh
nghiệp. Những năm gần đấy, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển,
mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thị trường quốc tế. Trong cơ chế kinh tế
mới, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, thì kế toán không chỉ là công cụ
quản lý kinh tế - tài chính và cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy phục vụ các
quyết định quản lý và kinh doanh, mà đã trở thành một ngành một lĩnh vực
dịch vụ - dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh - quan trọng trong phạm vi từng
quốc gia, trong khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều
lợi ích dài hạn, nhưng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam
nhất là từ sau năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Cũng chính vì thế bên cạnh sự biến động
không ngừng của thị trường tài chính như vấn đề lạm phát, tỷ giá…thì những
vấn đề về kế toán đang là vấn đề gây phiền hà không ít trong việc quản lí nền
kinh tế.
Ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường chứng khoán luôn được
xem là kênh hút vốn đầu tư dài hạn có hiệu quả nhất, một quốc gia đang trên
đà hội nhập và phát triển mạnh mẽ như Việt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Một trong những chủ thể có vai trò tham gia tích cực trên thị trường
chứng khoán chính là các Công ty chứng khoán. Với những đặc trưng của
mình, Công ty chứng khoán kinh doanh, mua bán một thứ hàng hóa vô hình,
chỉ là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng lại có giá trị rất lớn; các
công cụ tài chính, hàng hoá chứng khoán có giá cả thay đổi liên tục, thậm chí
trong một ngày cũng có rất nhiều giá khác nhau, được mua đi bán lại thường
xuyên cho nên các nghiệp vụ phát sinh rất phong phú, phức tạp. Ngoài ra,
công ty chứng khoán còn có những nghiệp vụ đặc trưng như bảo lãnh phát
hành cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu, cho vay, repo chứng khoán... không giống
2
nghiệp vụ của các doanh nghiệp thông thường khác; và hoạt động của công ty
chứng khoán còn là việc quản lý, giao dịch những hàng hóa, tài sản không
phải của công ty trong nghiệp vụ môi giới, tạm giữ cầm cố, lưu ký chứng
khoán... cho nên phụ lục tài sản ngoài bảng cũng rất nhiều. Do những đặc thù
của mình, chế độ kế toán cho công ty chứng khoán phải được quy định phù
hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Luật Chứng khoán. Đặc biệt
trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam là sự gia tăng cả về số lượng cũng như chất lượng hoạt động của
các công ty chứng khoán; do đó một thực tế được đặt ra là cần phải nâng cao
chất lượng kế toán trong các công ty chứng khoán để đáp ứng được những
yêu cầu của thực trạng hội nhập ngày càng sâu và rộng của các công ty chứng
khoán Việt Nam hiện nay theo hướng phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ kế
toán quốc tế. Nhận biết được tính cấp thiết của việc hoàn thiện chế độ kế toán
về ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính trong điều kiện kinh tế những
năm gần đây của Việt Nam, chúng em đã thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam giai
đoạn hiện nay" dưới sự hướng dẫn của Th.S. Chúc Anh Tú - Bộ môn Kế toán
Doanh nghiệp.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 Chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán trong các công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng kế toán trong các công ty chứng khoán Việt
Nam thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng
khoán Việt Nam.
Do thời gian thực tế chưa nhiều và trình độ, kiến thức còn hạn hẹp nên
đề tài khó tránh khỏi các hạn chế, thiếu sót chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, chia sẻ để lần nghiên cứu sau được thực hiện tốt hơn.
3
Chương 1: Lý luận chung về kế toán trong các công ty
chứng khoán
1.1 Những vấn đề chung về Công ty chứng khoán
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được
quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung
và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người
mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những
thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng
khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các
loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Từ những
buổi sơ khai của thị trường chứng khoán, tính chất trung gian của nó đã được
thể hiện thông qua chức năng của các nhà môi giới. Đến khi thị trường phát
triển hơn về cả quy mô và chất lượng hoạt động, vai trò của các nhà môi giới
nhỏ lẻ này dần được thay thế bằng sự ra đời của các Công ty Chứng khoán.
Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán, chức năng
và vai trò của các CTCK ngày càng mở rộng, bao khắp các nghiệp vụ trên thị
trường chứng khoán. Bởi vậy, nói một cách tổng quát nhất, Công ty chứng
khoán là một loại hình định chế trung gian đặc biệt trên thị trường chứng
khoán, thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinh
doanh chính.
Vai trò của công ty chứng khoán
Nhờ các CTCK mà các cổ phiếu, trái phiếu…lưu thông buôn bán tấp
nập trên thị trường, qua đó một lượng vốn rất lớn được đưa vào đầu tư từ
những nguồn vốn phân tán nhỏ lẻ trong công chúng tập hợp lại. Vai trò của
CTCK được thể hiện thông qua một số nội dung như huy động vốn, hình
thành giá cả chứng khoán, thực thi tính hoán tệ của chứng khoán, tư vấn đầu
tư và tạo ra sản phẩm mới.
+ Vai trò huy động vốn
4
Công ty chứng khoán có vai trò làm chiếc cầu nối và là kênh dẫn cho
vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn
đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. Các công ty chứng
khoán thường đảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và
môi giới chứng khoán.
+ Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai
trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ
chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với chứng khoán trong các đợt
phát hành. Thông thường mức giá phát hành thường do các công ty chứng
khoán xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư
tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay thị trường đấu
giá, công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng
thực tế và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình.
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng khác là
can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán. Theo quy
định, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch
của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang
giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao.
+ Vai tò thực thi tính hoán tệ của Chứng khoán
Các nhà đầu tư luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành chứng
khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các công ty chứng
khoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư ít phải
chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư.
+ Thực hiện tư vấn đầu tư và tạo ra sản phẩm mới
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách
hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc
nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá
nhân đầu tư. Dịch vụ tư vấn có thể bao gồm thu thập thông tin phục vụ cho
5
mục đích của khách hàng; cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư, triển
vọng ngắn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai; cung cấp
thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ có liên quan đến các
khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc…
1.1.2 Hoạt động của công ty chứng khoán
Hiện nay các công ty chứng khoán hầu hết đều hoạt động theo 2 mô
hình tổ chức hoạt động kinh doanh đó là mô hình đa năng kinh doanh chứng
khoán và tiền tệ; mô hình chuyên doanh chứng khoán và chủ yếu hoạt động
kinh doanh dưới các hình thức tổ chức cơ bản các công ty hợp danh, công ty
TNHH và các công ty cổ phần. Theo mô hình đa năng kinh doanh chứng
khoán và tiền tệ, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể
kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này bao gồm 2 loại:
- Loại đa năng toàn phần
- Loại đa năng một phần
Với nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác nhau thì
cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán cũng có nhiều điểm khác nhau.
Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức
năng. Cơ quan điều hành cao nhất của công ty chứng khoán là Hội đồng quản
trị. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban giám đốc và Giám đốc điều hành công ty.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Ban kiểm soát với nhiệm vụ theo dõi và
kiểm soát tất cả các giao dịch chứng khoán.
Theo thông lệ quốc tế, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán
gồm các phòng chủ yếu sau:
- Phòng giao dịch: Thực hiện các giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoán và thị trường OTC. Chức năng chính của phòng này là nhận và thực
hiện giao dịch tại Sở đối với các lệnh giao dịch. Thông thường phòng giao
dịch bao gồm 3 bộ phận sau:
+ Bộ phận môi giới cho khách hàng
+ Bộ phận đầu tư chứng khoán
+ Bộ phận nghiên cứu và phân tích chứng khoán
6
- Phòng kế toán tài chính: Gồm hai bộ phận chính là bộ phận tài chính
và bộ phận kế toán.
- Phòng Marketing
- Phòng quản trị hành chính
- Phòng lưu ký, đăng ký, lưu trữ
- Phòng quản lý tài sản
Hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng
khoán có thể là công ty chuyên dịch vụ như công ty chuyên môi giới, công ty
chỉ thực hiện hoạt động tư vấn…hay là công ty đa dịch vụ thực hiện nhiều
loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán tùy thuộc vào mô hình công ty
chứng khoán mà các công ty lựa chọn. Thông thường các công ty chứng
khoán thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau:
Hoạt động Môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian, trong đó công ty chứng
khoán tiến hành giao dịch chứng khoán nhân danh mình đại diện cho khách
hàng. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán,
nghiệp vụ này bao gồm:
+ Làm trung gian thực hiện lệnh mua bán chứng khoán theo yêu cầu
của khách hàng tại các sàn giao dịch của Công ty.
+ Tư vấn cho khách hàng đưa ra lệnh mua bán hợp lý, hiệu quả.
+ Thực hiện lệnh mua bán chứng khoán thông qua hệ thống các đại lý
và bằng nhiều hình thức giao dịch từ xa như điện thoại, fax, mạng internet;
thanh toán và quyết toán các giao dịch.
+ Cung cấp kịp thời đến khách hàng thông tin giao dịch chứng khoán,
thông tin về các tổ chức niêm yết, thông tin thị trường…
Để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán đòi hỏi công ty chứng
khoán phải được tín nhiệm, phải được khách hàng tin cậy, phải có năng lực
kinh nghiệm nghề nghiệp, phải có khả năng phân tích tài chính các doanh
nghiệp để tư vấn cho khách hàng của mình. Thực hiện nghiệp vụ môi giới
này, công ty chứng khoán thu phí môi giới từ khách hàng. Phí môi giới
thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch. Các công ty
7
chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán với cương vị người môi giới nên
phải tuân thủ lệnh của khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng 3 loại lệnh cơ
bản: Lệnh thị trường, lệnh giới hạn và lệnh dừng để mua hoặc bán chứng
khoán.
Hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn:
Đây là hoạt động công ty chứng khoán tham gia đầu tư, mua bán chứng
khoán cho chính mình, rủi ro từ hoạt động này do chính công ty chịu. Hoạt
động này bao gồm:
+ Đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, các tổ chức phát
hành chứng khoán.
+ Mua bán các loại công trái, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty,
các cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết.
+ Đầu tư vào các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng
khoán.
Hoạt động mua bán chứng khoán của công ty chứng khoán có thể là
giao dịch trực tíêp, giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán, giữa công
ty chứng khoán với khách hang qua thương lượng; hay có thể là giao dịch
gián tiếp thông qua việc các công ty chứng khoán đặt cá lệnh mua bán của
mình trên sở giao dịch và lệnh của họ sẽ thực hiện với bất cứ khách hàng nào
không xác định trước.
Hoạt động Lưu kí chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng
gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các
quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu, quyền nhận lãi,
vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức
bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu
chuyển đổi...
Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng
khoán và các thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán,
ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và
8
được TTLK chấp thuận trở thành thành viên lưu ký. Để đảm bảo quyền lợi
của khách hàng lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu
ký chứng khoán chi tiết và quản lý tách biệt tài sản cho từng khách hàng.
Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở
hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu
ký. Thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu
ký chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của
chính thành viên lưu ký. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách
hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí
rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
Hoạt động bảo lãnh, đại lí phát hành chứng khoán
Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng
đòi hỏi các tổ chức phát hành phải được tư vấn phương án phát hành và bảo
lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây chính là dịch vụ bảo lãnh
phát hành của các Công ty Chứng khoán.
Như vậy, bảo lãnh phát hành là việc Công ty Chứng khoán có
chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán, tổ chức và phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá
chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Quá trình bao gồm việc
tư vấn tài chính, định giá chứn khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành,
phân phối và điều hòa giá chứng khoán.
Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày
13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày
11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh phát
hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành
để bán lại. Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh
phát hành cam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát
hành.
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được
phân phối hết. Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc
9
chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn
lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
Các công ty chứng khoán có tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng
phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt
phát hành. Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào
tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Nói chung,
nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì
mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp. Đối với trái phiếu,
phí bảo lãnh hoặc hoa hồng phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái
phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành phải cao và ngược lại)
Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng
khoán cung cấp cho khách hang trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu
tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp
phát hành và niêm yết chứng khoán…Dịch vụ tư vấn đầu tư và tư vấn tài
chính có thể do bất kỳ công ty chứng khoán hay cá nhân nào tham gia, hoạt
động này bao gồm hoạt động quản lí danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn
đầu tư chứng khoán và tư vấn doanh nghiệp.Trong đó:
+ Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:
Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào
chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên
cơ sở bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận.
+ Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, bao gồm:
Nghiên cứu, phân tích tổng hợp tình hình thị trường, hoạt động của tổ
chức niêm yết và thông tin về các ngành hàng liên quan đến tổ chức niêm yết.
Tổ chức phân tích có hệ thống theo các tiêu chí chuẩn mức về tình hình
thị trường chứng khoán và dự báo xu hướng biến động giá chứng khoán.
Tư vấn định giá chứng khoán và lựa chọn thời điểm mua bán.
Giúp khách hàng xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý.
Tư vấn giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư tối ưu.
+ Hoạt động tư vấn doanh nghiệp, bao gồm:
10
Tư vấn niêm yết chứng khoán.
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
Trung gian bán đấu giá cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp Nhà nước cổ
phần hoá.
Tư vấn sau cổ phần hoá.
Tư vấn chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp.
Dàn xếp các giao dịch tài chính.
Tái cấu trúc nợ, cấu trúc tài chính, sát nhập doanh nghiệp
Hoạt động ủy thác đấu giá
Ủy thác đấu giá là hình thức nhà đầu tư ký hợp đồng ủy thác với công
ty chứng khoán, ủy thác cho CTCK đứng ra thực hiện các thủ tục đăng ký,
nộp tiền đặt cọc, nghiên cứu và bỏ giá đấu đối với mỗi cuộc đấu giá cụ thể.
Sau khi ký hợp đồng ủy thác với CTCK, CTCK sẽ thực hiện tất cả các
thủ tục cần thiết: đăng ký, nộp tiền, nghiên cứu và đưa ra mức giá bỏ tốt nhất.
Nhà đầu tư không phải mất thời gian tìm hiểu thông tin, giá phải bỏ. Khả
năng trúng đấu giá sẽ cao hơn việc nhà đầu tư tự bỏ giá.
Đặc biệt, sau khi tìm hiểu thông tin về cuộc đấu giá, CTCK sẽ quyết
định có tham gia cuộc đấu giá hay không, nếu thông tin về cuộc đấu giá
không tốt, CTCK sẽ tư vấn giúp khách hàng không tham gia cuộc đấu giá.
Sau khi cuộc đấu giá thành công, CTCK sẽ thông báo cho khách hàng,
khách hàng chỉ việc đến thanh toán tiền trúng đấu giá và thanh lý hợp đồng ủy
thác với CTCK.
Hoạt động cho thuê sử dụng tài sản
Là hoạt động cho thuê TSCĐ sử dụng thiết bị thông tin theo thỏa thuận
giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán trong hợp đồng kinh tế hoặc văn bản
thỏa thuận khác.
Hoạt động khác
Ngoài các hoạt động trên, công ty chứng khoán có thể thực hiện một số
hoạt động khác như cho vay chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, quản lí
vốn,v.v.
11
Tuy nhiên, không phải bất cứ công ty chứng khoán nào cũng
được phép thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh trên. Để có thể thực hiện
mỗi hoạt động các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất
định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
1.2 Tổng quan về các loại chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời; là bộ
phận không thể tách rời của thị trường tài chính. Căn cứ vào sự luân chuyển
các nguồn vốn TTCK được chia thành thị trường chứng khoán sơ cấp và thị
trườ