Sù ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tất yếu, khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường. Kiểm toán độc lập chính là công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiểm toán đã được hình thành và đi vào hoạt động ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty kiểm toán độc lập trong những năm qua ở nước ta đã chứng tỏ điều này. Một trong những hoạt động chủ yếu mà các Công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán BCTC.
Báo cáo tài chính phản ánh kết quả tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinh doanh. Mét trong những vấn đề luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm trên BCTC là vấn đề liên quan đến tình hình nhân sù như: tiền lương, các khoản trích theo lương Tiền lương là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cao thì cần bố trí một cơ cấu nhân sự hợp lý và xây dựng một hệ thống tiền lương phù hợp. Chính vì thế các vấn đề về tiền lương thường liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về tiền lương nên trong thời gian thực tập tại A&C Co em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện"
86 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4015 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Sù ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tất yếu, khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường. Kiểm toán độc lập chính là công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiểm toán đã được hình thành và đi vào hoạt động ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty kiểm toán độc lập trong những năm qua ở nước ta đã chứng tỏ điều này. Một trong những hoạt động chủ yếu mà các Công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán BCTC.
Báo cáo tài chính phản ánh kết quả tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinh doanh. Mét trong những vấn đề luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm trên BCTC là vấn đề liên quan đến tình hình nhân sù như: tiền lương, các khoản trích theo lương…Tiền lương là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cao thì cần bố trí một cơ cấu nhân sự hợp lý và xây dựng một hệ thống tiền lương phù hợp. Chính vì thế các vấn đề về tiền lương thường liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên BCTC.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về tiền lương nên trong thời gian thực tập tại A&C Co em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C Co) thực hiện"
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC vào thực tế công tác kiểm toán tại A&C Co. Trên cơ sở đó rót ra được những bài học kinh nghiệm và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do A&C Co thực hiện.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do A&C Co thực hiện.
Tuy nhiên, kiểm toán là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam và những hạn chế về kinh nghiệm thực tế, chuyên môn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị kiểm toán viên để em hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Phan Trung Kiên cùng với Ban giám đốc, các anh chị kiểm toán trong A&C Co đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề này.
Hà nội, tháng 4 năm 2005.
Sinh viên Sinh viªn
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.1 TIỀN LƯƠNG VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN.
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Tiền lương là yếu tố nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, do đó nó là nhân tố quan trọng thúc đảy sự phát triển và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho từng doanh nghiệp. Nghiên cứu vấn đề về tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề cần thiết và giúp Ých cho các doanh nghiệp trong việc quản lý nguồn lao động.
1.1.1. Khái niệm chung.
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, sức lao động là yếu tố cơ bản và quan trọng của quá trình sản xuất và tái sản xuất sản phẩm cho xã hội.
Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần giá trị dôi ra đó so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp tiến hành thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được trả dưới dạng thù lao lao động. C.Mác từng nói: “Lao động sáng tạo ra giá trị hàng hoá nhưng bản thân nó không phải là hàng hoá và không có giá trị. Cái mà người ta gọi là “giá trị lao động” thực tế là giá trị sức lao động” .Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
Tiền lương về bản chất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc theo khối lượng công việc, lao vụ mà người lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp. Tiền lương của một doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giê lao động, sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, các khoản phóc lợi, và những khoản trích theo tiền lương theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của người lao động và chủ lao động.
Các hình thức tiền lương.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều lùa chọn cho mình hình thức tiền lương phù hợp dùa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm kết hợp chặt chẽ giữa lợi Ých chung của xã hội, lợi Ých của doanh nghiệp và của người lao động. Do đó, việc tính và trả lương cho người lao động thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Nhưng mục đích của các hình thức này đều nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
- Tiền lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ theo thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ…):
+ Lương tháng: thường áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, hành chính quản trị… + L¬ng th¸ng: thêng ¸p dông ®Ó tr¶ l¬ng cho nh©n viªn lµm c«ng t¸c qu¶n lý kinh tÕ, hµnh chÝnh qu¶n trÞ…
+ Lương ngày: thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
+Lương giê: Trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc mà không hưởng lương theo sản phẩm.
- Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Hình thức trả lương này quán triệt nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, qua đó người lao động nhận thức rõ lợi Ých của mình nên đã không ngừng nâng cao năng suất, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là doang nghiệp phải xây dựng được các định mức kinh tế-kỹ thuật, từ đó làm cơ sở xây dựng đơn giá tính lương cho từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Trả lương theo sản phẩm có nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà vận dụng cho phù hợp: trả lương theo sản phẩm gián tiếp; hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt rõ ràng; hình thức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến… Hình thức lương này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
- Tiền lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành. Hình thức trả lương bắt buộc người lao động không chỉ quan tâm đến kết quả của bản thân mình mà còn quan tâm đến kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nó phát huy được sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức trả lương này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp cổ phần.
1.1.2.Vai trò của tiền lương.
Tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và xã hội.
Đối với xã hội: Tiền lương là công cụ của chính sách phân phối và tái phân phối thu nhập.
Đối với doanh nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí sản xuất lớn, một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động sao cho hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm – dịch vô , nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với người lao động: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Khi người lao động tham gia sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp thì họ phải nhận được tiền lương. Tiền lương chính là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Nhận thức rõ vai trò của tiền lương trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Tại hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế – hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển; đóng góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngò cán bộ. Bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế xã hội”.
1.1.3. Quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương cua doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên…Trong quan hệ với qúa trình sản xuất – kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại cơ bản:
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, đi học, hội họp…
Việc phân chia quỹ tiền lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương theo đúng quy định và đúng mục đích.
Đối với doanh nghiệp chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phép chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo số lượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất cao thì được chi quỹ lương theo hiệu qủa đạt được của doanh nghiệp.
1.1.4 Tổ chức hạch toán tiền lương.
* Hệ thống chứng từ:
Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay việc tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác là hàng tháng. Theo quy định hiện hành, hệ thống chứng từ phát sinh trong việc hạch toán tiền lương là:
Chứng từ về số lượng lao động: Các chứng từ tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, bổ nhiệm, bãi nhiệm…là căn cứ để ghi vào “sổ nhân viên”. Các chứng từ này chủ yếu do phòng nhân sự lập.
Chứng từ về thời gian và kết quả lao động: Bao gồm các chứng từ nhằm xác định các công việc đã được người lao động thực hiện như: Bảng chấm công, phiếu giao nhận sản phẩm, biên bản kiểm tra chất lượng…
Chứng từ tiền lương, các khoản phải trả và các khoản thanh toán cho người lao động: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân phối thu nhập theo lao động, chứng từ chi tiền thanh toán lương…
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận tương ứng với Bảng chấm công, các chứng từ chi tiền thanh toán lương.
Hệ thống sổ sách kế toán:
Sổ nhân sự: Là loại sổ sách theo dõi các dữ kiện như ngày bắt đầu làm việc, hồ sơ các nhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn và ngày kết thúc hợp đồng.
Các sổ kế toán chi tiết các TK chi phí như: TK622, TK627, TK641, TK642.
Sổ nhật ký tiền lương: Dùng để chi sổ các phiếu chi tiền lương, trong đó ghi rõ tổng tiền lương, các khoản trích theo lương và mức lương thực lĩnh. Các số liệu trên là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 334.
Sổ chi tiết và sổ cái TK338: Theo dõi các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và theo dõi việc trích nép thuế thu nhập cá nhân.
* Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương:
Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động là TK334 – Phải trả công nhân viên. Nội dung của TK này như sau:
Bên nợ:
Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động.
Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh.
Bên có:
Các khoản tiền lương, BHXH và các khoản thực tế phải trả cho người lao động.
Dư có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động.
Dư nợ: Sè trả thừa cho người lao động.
Dùa vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ gốc kèm theo, kế toán phân loại tiền lương cho từng bộ phận và ghi nhận các bót toán chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Sau đó thủ quỹ tiến hành thanh toán lương cho từng bộ phận, từng người lao động, đồng thời tiến hành ghi sổ kế toán.
Sơ đồ 01: Quy trình hạch toán tổng hợp tiền lương .
C¸c kho¶n khÊu trõ vµo thu nhËp cña c«ng nh©n viªn
PhÇn ®ãng gãp cho
Quü BHXH, BHYT
Thanh to¸n l¬ng, thëng, BHXH, vµ c¸c kho¶n kh¸c cho c«ng nh©n viªn b»ng tiÒn mÆt
Thanh to¸n cho c«ng nh©n viªn b»ng hiÖn vËt
TiÒn l¬ng tiÒn thëng vµ c¸c kho¶n phô cÊp ph¶i tr¶ c«ng nh©n s¶n xuÊt, nh©n viªn ph©n xëng, b¸n hµng, qu¶n lý.
TK 4311
TK 3383
TiÒn thëng vµ kho¶n kh¸c ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn
BHXH ph¶i tr¶ trùc tiÕp cho c«ng nh©n viªn
TK 622, 6271 641, 642
TK 141,138,333
TK 334
TK 3383,3384
TK 111
TK 512
1.1.5 Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN.
Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN có mối quan hệ chặt chẽ với quỹ lương và chi phí tiền lương của doanh nghiệp vì đây đều là các khoản trích trên lương theo một tỷ lệ nhất định do cơ quan chức năng quy định.
- Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động, hưu trí, mất sức. Quỹ này được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định hiện hành 20% trên tổng quỹ luương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Người sử dụng lao động phải nép 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh, còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động nép (trừ vào thu nhập của người lao động). Những khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân nghỉ đẻ… được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH.
- Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích 3% tiền lương của nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ, trong đó doanh nghiệp chịu 2%, người lao động chịu 1% trừ vào thu nhập của họ. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi trích BHYT các doanh nghiệp phải nép BHYT cho cơ quan bảo hiểm y tế.
- KPCĐ là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn ở các cấp, hàng tháng doanh nghiệp phải tính vào chi phí 2% trên tổng quỹ lương. Thông thường khi trích KPCĐ thì doanh nghiệp phải nép cho công đoàn cấp trên một nửa, còn một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc trích lập KPCĐ là không mang tính bắt buộc là 2% mà tuỳ thuộc vào sự hoạt động của công đoàn tại nơi đó mà thu mức công đoàn hợp lý.
- Thuế TNCN là khoản thuế đánh vào người lao động có thu nhập cao nhằm phân phối lại thu nhập trong xã hội. Cơ sở để tính thuế TNCN là tổng thu nhập của người lao động và tỷ lệ tính thuế. Theo quy định của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội thông qua thì từ 01/07/2004 mức khởi điểm chịu thuế thu nhập đối với cá nhân trong nước là trên 5 triệu/ tháng.
Theo chế độ kế toán hiện hành thì để hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN kế toán sử dụng các TK sau:
TK3382: Kinh phí công đoàn.
TK3383: Bảo hiểm xã hội.
TK3384: Bảo hiểm y tế.
TK3388: Thuế khác.
Căn cứ vào quỹ lương và các khoản thanh toán thực tế với công nhân viên, kế toán tiến hành tính các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và thuế TNCN. Đồng thời đơn vị cũng tiến hành khai báo số lượng lao động, mức lương cơ bản, số người mua BHYT cho các cơ quan chức năng liên quan. BHYT cho c¸c c¬ quan chøc n¨ng liªn quan.
Việc hạch toán các khoản trích theo lương được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 02: Quy trình hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN.
Sè BHXH ph¶i tr¶ trùc tiÕp cho c«ng nh©n viªn trong ®¬n vÞ
TrÝch BHXH, KPC§, BHYT 19% vµo chi phÝ s¶n xuÊt
TK 622, 6271 641, 642
Nép BHXH, BHXH,KPC§ cho c¬ quan qu¶n lý quü
Chi tiªu KPC§ t¹i c¬ së
TrÝch BHXH, KPC§, BHYT 6% trõ vµo thu nhËp
Sè BHXH, KPC§ ®îc hoµn tr¶ hay chi vît cÊp
TK 334
TK 338
TK 111,112
TK 111,112
TK 334
1.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.2.1. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.
Khi tiến hành kiểm toán BCTC, việc đề ra các mục tiêu kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết để đưa ra kết luận về BCTC của đơn vị khách hàng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 200: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ luật pháp kiên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không ”. Đó là mục tiêu trong cả cuộc kiểm toán, còn riêng đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: đối với chu trình tiền lương và nhân viên là kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán tài chính.
Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực: Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực đối với các nghiệp vụ tiền lương có nghĩa rằng các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra và rằng các khoản chi phí tiền lương và khoản tiền lương chưa thanh toán thực sự tồn tại.
Mục tiêu trọn vẹn: Mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp vụ tiền lương hướng tới việc tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra đều được ghi chép một cách đầy đủ. Trong trường hợp ngược lại, chi phí tiền lương và các khoản phải thanh toán cũng như các tài sản liên quan sẽ bị trình bày không đúng với thực tế.
Mục tiêu đo lường và đánh giá: Mục tiêu đo lường và tính giá với các nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nhằm đạt được mục tiêu các giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương là hợp lệ và đúng. Các giá trị đó có thể được phản ánh không đúng đắn do nhiều lý do khác nh