Đề tài Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi nhận “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do kinh doanh là sự tự do lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau: thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án . Trong đó, trọng tài thương mại có thể nói là một phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới bởi nhiều ưu điểm vốn có của nó. Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề được lưu tâm không những trong khoa học pháp lý mà còn cả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Việc hoàn thiện phương thức trọng tài thương mại sẽ là một yếu tố góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời trên quan điểm chung của các nhà lập pháp Việt Nam xây dựng một Pháp lệnh trên cơ sở phù hợp, hài hoà với Luật trọng tài quốc tế và Luật trọng tài nhiều nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, sự ra đời của Pháp lệnh cũng đã giải quyết được tình trạng thiếu một văn bản pháp luật thống nhất về trọng tài trong những năm qua. Tuy nhiên, do là một nền kinh tế đang hướng tới thị trường cùng với xu hướng toàn cầu, hội nhập mà pháp luật nước ta vẫn là một hệ thống pháp luật đang hướng đến thị trường. Hiện nay, trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá, đa dạng về chủ thể kinh doanh, lợi nhuận trở thành mục đích hàng đầu mà các nhà kinh doanh hướng tới, nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh cũng vì thế mà ngày càng phong phú và phức tạp, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong nhu cầu hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết, mà cụ thể là pháp luật về giải quyết tranh chấp. Trong đó, Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mà Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn cả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ những lý do trên và thấy được tính cấp thiết của việc cần phải hoàn thiện pháp luật trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam mà người viết đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân

doc65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 1 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ KHOA LUAÄT BOÄ MOÂN LUAÄT KINH DOANH & THÖÔNG MAÏI LUAÄN VAÊN CÖÛ NHAÂN LUAÄT NIEÂN KHOÙA 1999-2003 H HO OA AØ Ø N N T TH HI IE EÄ Ä N N P PH HA AÙ Ù P P L LU UA AÄ Ä T T G GI IA AÛ Û I I Q QU UY YE EÁ Á T T T TR RA AN NH H C CH HA AÁ Á P P K KI IN NH H D DO OA AN NH H B BA AÈ È N NG G C CO ON N Ñ ÑÖ ÖÔ ÔØ Ø N NG G T TR RO OÏ Ï N NG G T TA AØ Ø I I T TR RO ON NG G Q QU UA AÙ Ù T TR RÌ ÌN NH H H HO OÄ Ä I I N NH HA AÄ Ä P P Q QU UO OÁ Á C C T TE EÁ Á C CU UÛ Û A A V VI IE EÄ Ä T T N NA AM M Giaùo vieân höôùng daãn Sinh vieân thöïc hieän: DÖÔNG KIM THEÁ NGUYEÂN ÑAËNG THÒ LAN PHÖÔNG Boä moân Luaät Kinh doanh & Thöông maïi MSSV:5992545 Lôùp: Luaät Thöông maïi B- K25 Caàn Thô, 07/2003 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 2 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi nhận “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do kinh doanh là sự tự do lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau: thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án . Trong đó, trọng tài thương mại có thể nói là một phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới bởi nhiều ưu điểm vốn có của nó. Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề được lưu tâm không những trong khoa học pháp lý mà còn cả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Việc hoàn thiện phương thức trọng tài thương mại sẽ là một yếu tố góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời trên quan điểm chung của các nhà lập pháp Việt Nam xây dựng một Pháp lệnh trên cơ sở phù hợp, hài hoà với Luật trọng tài quốc tế và Luật trọng tài nhiều nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, sự ra đời của Pháp lệnh cũng đã giải quyết được tình trạng thiếu một văn bản pháp luật thống nhất về trọng tài trong những năm qua. Tuy nhiên, do là một nền kinh tế đang hướng tới thị trường cùng với xu hướng toàn cầu, hội nhập mà pháp luật nước ta vẫn là một hệ thống pháp luật đang hướng đến thị trường. Hiện nay, trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá, đa dạng về chủ thể kinh doanh, lợi nhuận trở thành mục đích hàng đầu mà các nhà kinh doanh hướng tới, nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh cũng vì thế mà ngày càng phong phú và phức tạp, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong nhu cầu hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết, mà cụ thể là pháp luật về giải quyết tranh chấp. Trong đó, Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mà Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn cả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ những lý do trên và thấy được tính cấp thiết của việc cần phải hoàn thiện pháp luật trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam mà người viết đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 3 2. Ý nghĩa, mục đích, phạm vi nghiên cứu Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách tổng quát trên cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, có sự tham khảo pháp luật về trọng tài của một số nước trên thế giới, từ đó xác định việc quy định của pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay có phù hợp với quy định của pháp luật trọng tài quốc tế, trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như phù hợp về lý luận, thực tiễn áp dụng ở VIệt Nam để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử… để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn. 4. Kết cấu của luận văn Mục lục. Lời nói đầu. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về trọng tài thương mại. Chương 2: Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 với xu hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trọng tài thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Khái niệm về trọng tài Trọng tài, theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, là người trung gian điều khiển, phân xử trong các cuộc thi đấu thể thao (trọng tài bóng đá); là người phân xử giải quyết những cuộc tranh chấp (trọng tài kinh tế). Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản văn hoá thông tin Hà Nội năm 1999, trọng tài được coi là: “ người được các bên đối lập (tư nhân, thương gia…) công nhận là có thẩm quyền xử một vụ tranh chấp; là người được cử ra để điều khiển thể thao trong khuôn khổ điều lệ của bộ môn và công nhận các kết quả từng phần và cuối cùng”. Như vậy, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên đối lập ủy thác cho một người hoặc một số người làm trung gian giải quyết sự xung đột trên cơ sở công bằng và khách quan. Khái niệm về thương mại Khái niệm thương mại có rất nhiều cách hiểu khác nhau và là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình xây dựng pháp luật của quốc gia. Khi khởi thủy, hoạt động thương mại chủ yếu là các hoạt động mua đi bán lại để kiếm lời, vì thế khái niệm thương mại trong thời kì này cũng chỉ được hiểu theo một nghĩa hẹp là mua hàng hoá để bán với mục đích tìm kiếm một ít lợi nhuận. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng. Nó không chỉ là quan hệ mua đi bán lại mà nó còn là các hoạt động sản xuất công nghiệp, bảo hiểm, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đầu tư… Và lúc này hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi nhiều lĩnh vực pháp luật khác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 5 nhau, đã làm nảy sinh nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thương mại trong hoạt động mua bán kinh doanh. Theo Luật mẫu của ủy ban của Liên hiệp quốc về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) thì khái niệm thương mại được hiểu theo một nghĩa rộng liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải quan hệ hợp đồng nhưng không giới hạn bởi các giao dịch: giao dịch mua bán để cung cấp trao đổi hàng hoá, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lí thương mại; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận hoặc thăm dò khai thác; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh tế, nhưng nó không được hiểu thống nhất với nhau trong quá trình xây dựng pháp luật thương mại. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 không đưa ra khái niệm “thương mại”, nhưng đã đưa ra khái niệm “kinh doanh”. Theo hai đạo luật này thì “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Đây là một khái niệm rộng và tương đồng với khái niệm thương mại được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, đến khi Luật Thương mại ra đời vào năm 1997 thì khái niệm thương mại chỉ được hiểu theo một phạm vi nhỏ hẹp: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoăc nhằm mục đích thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội”(khoản 2, điều 5 Luật thương mại Việt Nam 1997). Khái niệm “thương mại” ở đây chỉ bao gồm ba nhóm hành vi: thứ nhất, là việc mua bán hàng hoá; thứ hai, là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hoá; và hoạt động thứ ba là xúc tiến thương mại. Cho đến ngày nay, với những cách hiểu khác nhau về “thương mại” đã tạo nên tình trạng khó xác định được vị trí của các quan hệ pháp luật thương mại cũng như việc chọn luật áp dụng trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, pháp luật Việt Nam đã từng bước tiếp cận với pháp luật quốc tế mà khái niệm thương mại đã được hiểu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 6 một cách rộng rãi và khái quát trong pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam. Tại khoản 3, điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam đã quy định: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lí thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Khái niệm về trọng tài thương mại Theo bảng tổng hợp của luật sư Didie Xcoocichki, luật sư Tòa thượng thẩm Paris thì:“Trọng tài là Tòa án tư, do ý chí đôi bên tranh chấp. Vì vậy, trọng tài là Tòa án tư, cạnh tranh với Tòa án Nhà nước…” 1 Theo Nguyễn Ngọc Điệp, trong 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam thì: “Trọng tài quốc tế là cơ quan xét xử do các bên tranh chấp lập ra trên cơ sở thỏa thuận (hiệp định về trọng tài) để giải quyết tranh chấp. Trọng tài có thể chỉ là một cá nhân hoặc một hội đồng. Quyết định của trọng tài có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp”. Trọng tài thương mại là một tổ chức xã hội nghề nghiệp được tổ chức dưới hai hình thức: trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc. “Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên), sau khi nghe các bên trình bày, sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp” 2 . Như vậy, trọng tài thương mại là cơ quan xét xử do các bên đương sự thỏa thuận thành lập để giải quyết tranh chấp giữa chính các bên đương sự đó. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên phải tôn trọng quy tắc tố tụng và phán quyết của trọng tài. Về cơ bản, phán quyết của trọng tài vẫn đầy đủ thủ tục như một bản án và có giá trị bắt buộc thi hành. 1.1 .1.2 Đặc điểm Trọng tài thương mại là một biện pháp lựa chọn rất phổ biến để giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở những nước khác nhau có những đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán pháp luật 1 Trọng tài thương mại quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, năm 1989, trang 72 2 Black’s Law Dictionary- West Pub.Co.1991 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 7 khác nhau, do đó, việc tổ chức trọng tài thương mại ở các nước cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, dù được tổ chức dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung các tổ chức trọng tài thương mại đều có những đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, các tổ chức trọng tài thương mại đều là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động mang tính nghề nghiệp. Nó không nằm trong bộ máy Nhà nước, chính vì thế trọng tài thương mại không mang tính quyền lực Nhà nước. Thứ hai, các tổ chức trọng tài thương mại thường được lập trên sáng kiến và sự tự nguyện của các trọng tài viên. Như vậy có nghĩa là, chỉ những trọng tài viên mới có thể là thành viên của tổ chức trọng tài thương mại. Các trọng tài viên khi có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, trên cơ sở tự nguyện họ tham gia thành lập một tổ chức trọng tài thương mại. Hoạt động của tổ chức trọng tài dựa trên cơ sở tự cân đối thu chi, áp dụng nguyên tắc tự hạch toán, dự trên uy tín là chủ yếu. Thứ ba, tuy là một tổ chức phi chính phủ nhưng hoạt động của trọng tài có sự quản lý của Nhà nước. Có nghĩa là, trong quá trình giải quyết tranh chấp của mình trọng tài cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước mà cụ thể là sự hỗ trợ từ phía Tòa án để trọng tài có thể thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động trọng tài là việc phê chuẩn điều lệ của tổ chức, hoạt động trọng tài cũng như quy định về tiêu chuẩn của trọng tài viên. Thứ tư, các trọng tài viên chủ yếu là các luật gia và các thương gia. Có thể nói ngoài bộ phận chủ yếu là các luật gia thì thành phần thương gia là cơ sở cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức trọng tài. Nhiều tổ chức trọng tài trên thế giới được thành lập là dựa trên sáng kiến của các thương gia. 1.1.1.3 Vai trò của trọng tài thương mại Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá thương mại, trọng tài thương mại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế nói riêng. Vai trò của trọng tài thương mại cụ thể là : -Trong môi trường kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao, cùng với sự đòi hỏi bí mật trong kinh doanh cũng như sự nhanh chóng khi giải quyết tranh chấp mà trọng tài thương mại là phương thức tối ưu mà họ lựa chọn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 8 -Một vai trò không kém phần quan trọng nữa của trọng tài thương mại chính là việc giảm bớt gánh nặng cho các Tòa án kinh tế. Việc ra đời của các tổ chức trọng tài thương mại cũng chính là tạo ra cơ chế thi đua giữa Tòa án kinh tế và trọng tài thương mại trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cũng như đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh ngày càng tăng cao. -Đảm bảo cho các nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh mà ở đây cụ thể là quyền tự do lựa chọn cơ quan tài phán. -Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình quốc tế hoá của nhiều nước trên thế giới hiện nay. -Để củng cố cũng như phát triển mối quan hệ thương mại quốc tế bền vững thì trọng tài thương mại đóng một vai trò quan trọng và vô cùng to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Trọng tài thương mại ngày càng khẳng định vị thế ưu việt của mình trong môi trường toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay. 1.1.2 Trọng tài thương mại trong các phương thức giải quyết tranh chấp 1.1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp Trong môi trường kinh tế đa dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh khi tham gia quan hệ thương mại trong mối quan hệ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với mục đích thu về lợi nhuận tối đa. Chính vì thế, việc tranh chấp trong quá trình kinh doanh là điều không tránh khỏi, hơn thế nữa nó còn gay gắt hơn về mức độ tranh chấp cũng như phức tạp hơn về nội dung. Việc có các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là một tất yếu khách quan, với mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp cũng như nhằm ổn định và giữ vững nền kinh tế. Tranh chấp được hiểu là sự bất đồng ý kiến của các bên cùng tham gia quan hệ về một vấn đề cụ thể. Tranh chấp kinh tế có thể hiểu là sự bất đồng ý kiến của các chủ thể cùng tham gia quan hệ kinh tế về quyền và lợi ích kinh tế. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 9 Nhìn chung, pháp luật thương mại trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đều đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà kinh doanh mà trong đó cụ thể là quyền tự do lựa chọn cơ quan tài phán khi có tranh chấp kinh tế xảy ra. Nhà nước luôn chủ trương khuyến khích các bên tranh chấp tự giải quyết với nhau, sau đó mới hướng các bên đến phương thức tài phán để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi có tranh chấp xảy ra. Hiện nay ở thế giới cũng như ở Việt Nam có các phương thức giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng trực tiếp Thương lượng trực tiếp là hình thức các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận một cách thức giải quyết tranh chấp mà không cần sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Thông thường, khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên thường cố gắng tìm cách thương lượng trực tiếp với nhau để giải quyết những bất đồng với mục đích là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh lâu dài và tốt đẹp giữa họ. Xét về lịch sử, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp có sớm nhất trong lịch sử loài người, và hiện nay nó là phương pháp khá phổ biến được các nước trên thế giới quan tâm, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển hay là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Theo pháp luật thương mại Việt Nam, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp được lựa chọn trước tiên, sau đó mới đến các phương thức khác. Thương lượng được xem như là hình thức hòa giải được Nhà nước khuyến khích sử dụng. Trong thực tế, thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng. Hòa giải Hòa giải, theo từ điển Tiếng Việt 1997 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, là sự thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Đóng vai trò là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba đóng vai trò trung gian hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột. Theo định nghĩa của Từ điển luật học Anh- Mỹ của Black thì “hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật Đặng Thị Lan Phương 10 riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận”. 3 Trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thì hòa giải là một phương pháp giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong hoạt động thực tiễn kinh doanh bởi các ưu điểm của nó: - Hòa giải có thể đảm bảo bí mật trong kinh doanh hay trong nghề nghiệp, bằng hòa giải để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện, không nhằm xác định lỗi của các bên tranh chấp mà nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh. - Bằng hòa giải có thể tập trung sự chú ý và quan tâm của các bên vào vấn đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp, hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền bạc vào các vấn đề mang tính chất hình thức tố tụng. - Bằng hòa giải để tăng cường sự tham gia trực tiếp và khả năng kiểm soát của các nhà kinh doanh đối với quá trình giải quyết cũng như đối với kết quả giải quyết tranh chấp. Hiện nay, trong hoạt động thương mại quốc tế, phương phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63638 kilobooks.com.doc
  • pdf63638 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan