Từ Khoảng năm 3000 trước Công nguyên, tại Ai Cập đã xuất hiện mầm mống đầu tiên của Quảng cáo. Một người Ai Cập cổ được coi là cha đẻ của Quảng cáo thông qua việc ông ta dán thông báo tiên trên tường thành Thebes. Chỉ vài thế kỷ sau, Quảng cáo trở thành một phương tiện phổ biến ở Hy Lạp và rồi lan rộng trên toàn thế giới. Ngày nay, có thể thấy, Quảng cáo nói chung hay Quảng cáo thương mại nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phi lợi nhuận. Tiểu luận về Hoàn thiện pháp luật về Quảng cáo thương mại, phần nào sẽ làm rõ hơn những cơ sở pháp lý cơ bản của pháp luật về Quảng cáo thương mại cũng như những điểm còn hạn chế và đưa ra một vài phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế đó.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5252 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện pháp luật về Quảng cáo thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ Khoảng năm 3000 trước Công nguyên, tại Ai Cập đã xuất hiện mầm mống đầu tiên của Quảng cáo. Một người Ai Cập cổ được coi là cha đẻ của Quảng cáo thông qua việc ông ta dán thông báo tiên trên tường thành Thebes. Chỉ vài thế kỷ sau, Quảng cáo trở thành một phương tiện phổ biến ở Hy Lạp và rồi lan rộng trên toàn thế giới. Ngày nay, có thể thấy, Quảng cáo nói chung hay Quảng cáo thương mại nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phi lợi nhuận. Tiểu luận về Hoàn thiện pháp luật về Quảng cáo thương mại, phần nào sẽ làm rõ hơn những cơ sở pháp lý cơ bản của pháp luật về Quảng cáo thương mại cũng như những điểm còn hạn chế và đưa ra một vài phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Những vấn đề lý luận về Quảng cáo thương mại và pháp luật về Quảng cáo thương mại
Khái niệm của Quảng cáo
Khi nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau, truy cập một vài website khác nhau hay đơn giản là sử dụng công cụ tìm kiếm internet, ta có thể tìm ra rất nhiều định nghĩa về Quảng cáo. Có thể lấy vài ví dụ về những định nghĩa về Quảng cáo như sau:
Theo Đại từ điển kinh tế, Quảng cáo được hiểu là: “Quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ khách hàng.”
Còn theo quan điểm của Armand dayan, tác giả cuốn Nghệ thuật Quảng cáo thì: “Quảng cáo đó là thông báo phải trả tiền. Một chiều và không cho cá nhân ai, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các dạng truyền thông khác nhằm cổ động có lợi cho một hàng hóa, một nhãn hiệu, một hàng nào đó”.
Theo Pháp lệnh Quảng cáo 2001, theo Khoản 1 Điều 4:
“1. Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.
Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.”
Từ định nghĩa đã nêu của Pháp lệnh Quảng cáo 2001, Quảng cáo có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền. Theo đó, bên muốn sử dụng dịch vụ Quảng cáo buộc phải bỏ ra một số tiền nhất định cho việc truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tổ chức tới công chúng;
Thứ hai, Quảng cáo mang tính chất đơn phương. Tính đơn phương ở đây thể hiện ở việc, chỉ có thông tin một chiều từ bên Quảng cáo chứ hoàn toàn không có thông tin từ bên nhận Quảng cáo. Bên Quảng cáo sẽ sử dụng các biện pháp Quảng cáo để đưa thông tin đến với người tiêu dùng. Nhưng người tiêu dùng – người nhận thông tin Quảng cáo thì không bắt buộc phải thể hiện bất cứ hành vi nào;
Thứ ba, Quảng cáo không dành cho riêng cá nhân nào. Đối tượng mà Quảng cáo hướng tới là đông đảo mọi người. Vì mục đích mà Quảng cáo muốn đạt được là quảng bá sản phẩm đến càng nhiều đối tượng càng tốt, vì vậy, Quảng cáo không giới hạn dành riêng có bất cứ đối tượng nào. Chính vì việc không giới hạn như vậy, nên pháp luật quy định một số trường hợp hạn chế Quảng cáo và cấm Quảng cáo để tránh tạo ảnh hưởng xấu đến đại bộ phận dân chúng;
Thứ tư, Quảng cáo bắt buộc phải qua trung gian: đây là điểm khác biệt giữa Quảng cáo và các hành vi xúc tiến thương mại khác. Nếu khuyến mại, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các chương trình khuyến mại hay doanh nghiệp có thể tự mở showroom để trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp mình, thì với Quảng cáo, bắt buộc phải thông qua trung gian. Đó là đài truyền hình, đài phát thanh hay các cơ quan báo chí. Doanh nghiệp có thể sử dụng bất cứ một hình thức trung gian nào hoặc tất cả các hình thức đã nêu trên nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đến gần với khách hàng nhanh chóng hơn.
Khái niệm của Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là một bộ phận của Quảng cáo nói chung, chịu sự Điều chỉnh không chỉ của Luật Thương mại năm 2005 (từ Điều 102 đến Điều 116), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04-04-2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động XTTM mà hoạt động Quảng cáo thương mại còn chịu sự Điều chỉnh của các quy định về Quảng cáo nói chung, bao gồm: Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16-11-2001, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13-3-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo, Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16-07-2003 của Bộ văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13-03-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo, các thông tư liên tịch giữa Bộ văn hoá – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn về Quảng cáo trong từng lĩnh vực cụ thể.
Luật Thương mại 2005 quy định về Quảng cáo thương mại: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Quảng cáo thương mại khác biệt với hình thức Quảng cáo nói chung và các hình thức xúc tiến thương mại khác bởi những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể hoạt động Quảng cáo thương mại là thương nhân. Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì: thương nhân gồm: “Tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Khái niệm về thương nhân trong Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng hơn so với pháp luật năm 1997, do vậy chủ thể tham gia hoạt động Quảng cáo thương mại cũng mặc nhiên được mở rộng hơn;
Thứ hai, về việc tổ chức thực hiện hoạt động Quảng cáo thương mại, thương nhân có thể tự tiến hành hoạt động Quảng cáo hoặc thuê dịch vụ Quảng cáo của một thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ;
Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại, Quảng cáo là hành vi xúc tiến thương mại nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng, nhưng khác với các hình thức xúc tiến thương mại có cùng mục đích như trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm, Quảng cáo sử dụng sản phẩm và phương tiện Quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin này có thể thông qua hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa, dịch vụ cần giới thiệu thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình,…
Thứ tư, mục đích trực tiếp của Quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Quảng cáo thương mại với khuyến mại. Cách thức xúc tiến thương mại của khuyến mại đó là dành cho khách hàng những lợi ích nhất địch để khuyến khích sự mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ còn Quảng cáo thương mại lại sử dụng chính sản phẩm Quảng cáo để thôgn tin về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân đến với khách hàng.
Nội dung cơ bản của pháp luật Quảng cáo thương mại ở Việt Nam
Hàng hóa, dịch vụ Quảng cáo thương mại
Mọi hàng hóa, dịch vụ đều có thể là đối tượng của Quảng cáo thương mại. Bất cứ thương nhân muốn sử dụng hình thức Quảng cáo thương mại nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng, đều có thể Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực mà họ kinh doanh. Quy định này của pháp luật tuân theo nnguyên tắc về quyền tự do kinh doanh đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn có sự kiểm soát sát sao với hàng hóa dịch vụ là đối tượng của Quảng cáo thương mại. Luật pháp quy định một số trường hợp cấm hoặc hạn chế Quảng cáo đối với một số loại hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh những hàng hóa cấm kinh doanh, có một số loại hàng hóa không bị pháp luật cấm kinh doanh nhưng cũng có thể bị cấm Quảng cáo, ví dụ: rượu có nồng độ cồn từ 300 trở lên; hàng hóa chưa được phép lưu thông…
Đối với những hàng hàng hóa chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện ở Việt Nam, thương nhân vẫn có quyền Quảng cáo để tiếp cận và đưa sản phẩm đó gia nhập thị trường (trong trường hợp hàng hóa đó không thuộc diện cấm lưu thông hoặc chưa được phép lưu thông; dịch vụ thương mại không thuọc diện bị cấm thực hiện hoặc chưa được phép thực hiện).
Sản phẩm và phương tiện Quảng cáo thương mại
Sản phẩm Quảng cáo thương mại
Điều 105 Luật Thương mại 2005 quy định: “Sản phẩm Quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, anhsáng chứa đựng nội dung quản cáo”. Từ định nghĩa của Luật Thương mại có thể hiểu rằng, sản phẩm Quảng cáo là kết quả của hoạt động Quảng cáo. Sản phẩm Quảng cáo sẽ phản ánh nội dung mà thương nhân muốn quảng bá. Nội dung Quảng cáo có thể bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ như thương hiệu, hàng hóa dịch vụ, những ưu điểm… Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Quảng cáo 2001, nội dung sản phẩm Quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng. Luật nghiêm cấm hành vi sử dụng Quảng cáo để so sánh sản phẩm được Quảng cáo với sản phẩm của thương nhân khác. Bên cạnh đó, tại mục 1 chương III nghị định số 37/2006/NĐ-CP của chính phủ có quy định nội dung sản phẩm quảng có có thể quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong hoạt động Quảng cáo thương mại, quy định về sản phẩm Quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, có thể thấy rằng, quy định này đã tạo Điều kiện cho thương nhân bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp mình, đồng thời hạn chế những hành vi sai trái: làm nhái, làm hàng kém chất lượng, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân.
Sản phẩm Quảng cáo được thể hiện thông qua hình thức: tiếng nói, chữ viêt, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… nhằm truyền tải nội dung thông tin tới công chúng; hình thức Quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu; phải có dấu hiệu quân biệt những thông tin Quảng cáo với những thông tin không phải là Quảng cáo để tránh gây nhầm lẫnh cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
2.1.2. Phương tiện Quảng cáo thương mại
Theo Điều 9 Pháp lệnh Quảng cáo 2001 và Điều 106 Luật Thương mại 2005, phương tiện Quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm Quảng cáo thương mại. Các phương tiện Quảng cáo thương mại (theo Khoản 2 Điều 106 Luật Thương mại 2005) là: các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện truyền tin, các loại xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, bằng, pano, áp phích, vật cố dinhj, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác, các phương tiện Quảng cáo thương mại khác.
Các chủ thể hoạt động Quảng cáo thương mại
Trong hoạt động Quảng cáo, có nhiều chủ thể tham gia hoạt động này với những mục đích, cách thức và mức độ khác nhau. Trong phần này, xin đưa ra bốn đối tượng, đó là: người Quảng cáo thương mại; thương nhân kinh doanh dịch vụ Quảng cáo thương mại; người phát hành Quảng cáo và người cho thuê phương tiện Quảng cáo
Người Quảng cáo
Người Quảng cáo có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu Quảng cáo có thể là vì mục đích sinh lời hoặc không sinh lời. Vì vậy, người Quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Trong trường hợp Quảng cáo thương mại thì người Quảng cáo buộc phải là thương nhân. Người Quảng cáo có thể tự mình Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc thuê một tổ chức kinh doanh dịch vụ Quảng cáo thực hiện việc Quảng cáo cho mình. Người Quảng cáo được quyền lựa chọn người kinh doanh dịch vụ Quảng cáo để Quảng cáo cho mình; lựa chọn người phát hành Quảng cáo, phương tiện và hình thức Quảng cáo bên cạnh đó được quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm Quảng cáo của mình.
Người Quảng cáo phải đảm bảo những thông tin, nội dung Quảng cáo là trung thực, chính xác và phải xuất chình giấy chứng nhận (giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa…) khi có yêu cầu cùa người kinh doanh dịch vụ Quảng cáo, người phát hành Quảng cáo.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ Quảng cáo
Thương nhân kinh doanh dịch vụ Quảng cáo có thể là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động Quảng cáo nhằm mục tiêu sinh lời. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Quảng cáo phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thương nhân kinh doanh dịch vụ Quảng cáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Quảng cáo. Bên cạnh đó, họ có những quyền sau đây: lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Quảng cáo; yêu cầu người Quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về nội dung Quảng cáo; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm Quảng cáo của mình; hợp tác với các tổ chức cá nhân trong hoạt động Quảng cáo, tham gia hiệp hội Quảng cáo trong và ngoài nước.
Người phát hành Quảng cáo
Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, tổ chức chương trình văn hóa thể thao, hội chợ… là người phát hành Quảng cáo – người nắm giữ các phương tiện Quảng cáo, có khả năng đưa sản phẩm Quảng cáo đến với người tiêu dùng. Người phát hành Quảng cáo được Quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ phát hành Quảng cáo. Bên cạnh đó, người phát hành Quảng cáo phải tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng phương tiện Quảng cáo thương mại, pháp luật về báo chí, xuất bản…
Người cho thuê phương tiện Quảng cáo
Người cho thuê phương tiện Quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện Quảng cáo, họ có thể là thương nhân hoặc không nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện để Quảng cáo.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Pháp luật quy địch, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hợp đồng này cũng phải tuân thủ mọi nguyên tăc cơ bản của hợp đồng nói chung. Nội dung hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại bao gồm: các điêu fkhoarn về sản phẩm quảng cáo thương mại; phương thức, phượng tiện quảng cáo thương mại; phạm vi, thời gian quảng cáo; chi phí và các quyền, nghĩa vụ khác.
Tùy yêu cầu của chủ thể, hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng ký kết thực hiện một số công đoạn của hoạt động quảng cáo.
Trường hợp thương nhân tự quảng cáo mà không thuê dịch vụ thì hoạt đoạt động quảng cáo có thể được tiến hành thông qua hợp đồng phát hành quảng cáo, hợp đồng thuê phương tiện quảng cáo được ký kết giữ người quảng cáo với người phát hành quảng cáo và người cho thuê phương tiện quảng cáo.
Thẩm quyền và các thủ tục cấp giấy phép quảng cáo
Khi thực hiện hoạt động quảng cáo, thương nhân quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Bộ văn hóa – thông tin là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, kênh chương trình phát thanh, kênh, chương trình truyền hình chuyên quảng cáo; phụ san, phụ bản chuyên quảng cáo. Sở văn hóa thông tin có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên pano, bang rôn, màn hình đặt nơi công cộng, bảng biển… Trình tự thủ tục hành chính được quy định tại Thông tư 43/2003 TT – BVHTT hướng dẫn thực hiện nghị định 24/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thương mại.
Những hành vi quảng cáo thương mại bị cấm
Pháp luật quy định những hành vi quảng cáo sau đây không được phép thực hiện:
Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của nhà nước. Thương nhân không được phép quảng cáo gây tổn hại đến lợi ích kinh tế, chính trị của nhà nước qua việc tiết lộ bí mật quốc gia, phương hại đến độc lập chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh toàn xã hội; quảng cáo có tính chất kỳ thị, phân biệt chủng tộc…
Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt, trái quy định của pháp luật
Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo
Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 300 trở lên, quảng cáo hàng hóa, sản phẩm chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo
Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác
Quảng cáo sai với sự thật về quy cách, số lượng, chat slwowngj, giá cả, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa dịch vụ
Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chap snhana
Các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Quảng cáo thương mại của Việt Nam
Những hạn chế
Hạn chế về pháp luật hiện hành
Hiện nay, pháp luật Việt Nam tồn tại hai hệ thống văn bản Điều chỉnh về hoạt động Quảng cáo thương mại. Một là, Pháp lệnh Quảng cáo 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành; hai là, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cả hai hệ thống văn bản này cùng song song có hiệu lực pháp luật. Pháp lệnh Quảng cáo tuy không sử dụng thuật ngữ Quảng cáo thương mại, nhưng đối tượng chính của Pháp lệnh này chủ yếu xoay quanh việc Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Hai hệ thống văn bản này nằm dưới sự hướng dẫn thi hành của hai cơ quan khác nhau, đó là Bộ Văn hóa thông tin (Pháp lệnh Quảng cáo) và Bộ thương mại (Luật Thương mại). Chính những văn bản pháp luật đã có sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu tính thống nhất, lại thêm việc hướng dẫn độc lập của hai bộ lại càng làm tăng tính thiếu liên kết, trùng lặp, chồng chéo dẫn tới thiếu hiệu quả trong quá trình Điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động Quảng cáo nói chung và hoạt động Quảng cáo thương mại nói riêng. Điều này cũng rất ảnh hưởng tới các thương nhân sử dụng hình thức xúc tiến thương mại là Quảng cáo thương mại. Bởi họ phải tuân theo sự Điều chỉnh của cả hai cơ quan. Phải xin rất nhiều loại giấy phép trước khi Quảng cáo.
Bên cạnh đó, văn bản đpháp luật về Quảng cáo thương mại thì nhiều nhưng nội dung lại chưa rõ rang, cụ thể, chưa thích hợp với các Điều kiện thực tế, việc xử lý hành vi vi phạm còn quá nhẹ đã dẫn tới không có tác dụng răn đe đối với các thương nhân vi phạm pháp luật về Quảng cáo.
Không chỉ vậy, các văn bản pháph luật khác nhau cũng đưa ra những cách thức xử lý vi phạm rất khác nhau đối với trường hợp Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Luật cạnh tranh quy định: Điều tra xử phạt hành chính theo thủ tục tố tụng cạnh tranh trong khi Pháp lệnh Quảng cáo quy định: xử phạt theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin… Bên cạnh đó, vấn đề này vẫn còn mâu thuẫn rất nhiều giữa các tòa án, chưa có một quy chuẩn thống nhất để xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh đối với hoạt động Quảng cáo thương mại. Chính Điều này đã ít nhiều gây khó dễ cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật và chính các cơ quan quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi pháp luật.
Hạn chế trong thi hành pháp luật về Quảng cáo thương mại
Việc thực hiện pháp luật về Quảng cáo thương mại hiện nay gặp rất nhiều tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới cộng đồng. Có thể ví dụ việc nhiều Quảng cáo đã gây mất mĩ quan ở một số địa phương, hầu hết tất cả các không gian, mặt tiền nhà, mặt ngõ, sân thượng, ban công đều được tận dụng để treo biển Quảng cáo. Không có biển thì người ta sẵn sàng Quảng cáo bằng cách in thông tin ra giấy rồi dán chi chít lên từng gốc cây, cột điện, tờ này chưa được xé đi, tờ khác đã dán đè lên trông loang lổ, nào là khoan cắt bê tông, trung tâm gia sư, thông cống, sửa Điều hòa tại nhà... Ngay cả những chốn linh thiêng như đền chùa hay những công trình lịch sử cũng được tận dụng triệt để. Trong ngõ nhỏ, biển Quảng cáo treo nhằng nhịt cùng dây điện giữa lối đi. Khi đặt ở những địa điểm không thích hợp, hoặc những bảng biển Quảng cáo đã quá cũ, không còn đủ Điều kiện để sử dụng nữa, nhưng vẫn không được tháo dỡ, thậm chí nhiều bảng biển đã bị gã