Đề tài Hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại hệ thống siêu thị của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

Trong những năm gần đây đang có rất nhiều siêu thị được xây dựng và hoạt động tại Hà Nội. Năm 1995 cả nước có khoảng 10 siêu thị lớn và 2 siêu thị nhỏ, thì cuối năm 2004 đã có khoảng 140 siêu thị trên cả nước, tốc độ phát triển mạng lưới siêu thị ngày càng lớn cả về quy mô lẫn tốc độ, điều này cho thấy nền kinh tế trong nước đang có những bước chuyển mình, cụ thể hơn khi hàng hoá ngày càng đa dạng và tràn ngập trên thị trường thì người tiêu dùng lại băn khoăn xem nên mua hàng ở đâu? mua như thế nào? giá cả ở thế nào là hợp lý ? đối với doanh nghiệp quản lý siêu thị thì câu hỏi đặt ra là làm sao thế bán hàng được nhiều hơn nữa ? làm thế nào để thu hút khách hàng đến với mình hơn và để cạnh tranh với các siêu thị khác đang xuất hiện rất nhiều với những quy mô khác nhau.vv Qua quá trình thực tập tốt nghiệp và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, cụ thể là hệ thống siêu thị tại trung tâm, là các siêu thị INTIMEX Bờ Hồ, siêu thị INTIMEX Hào Nam, siêu thị INTIMEX Lạc Trung, được sự hướng dẫn của thày trưởng khoa và các cô chú trong phòng nghiệp vụ kinh doanh 2 - siêu thị Hào Nam, em nhận thấy công ty đã có những hoạt động kinh doanh hiệu quả, nắm bắt được thị trường và cạnh tranh tốt với các siêu thị khác trong hệ thống các siêu thị tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hoạt động của công ty vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng rất lớn của mình trên thị trường, làm sao để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn thu hút được khách hàng nhiều hơn, là câu hỏi mà em đã đặt ra trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex đặc biệt là siêu thị Hào Nam. Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cải tiến phương thức kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất , với yêu cầu cấp thiết của hoạt động bán hàng tại siêu thị em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại hệ thống siêu thị của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX"  Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra thực trạng phương thức bán hàng tự chọn trong hệ thống siêu thị Intimex - Tìm phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại các siêu thị thuộc công ty XNK Intimex.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại hệ thống siêu thị của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây đang có rất nhiều siêu thị được xây dựng và hoạt động tại Hà Nội. Năm 1995 cả nước có khoảng 10 siêu thị lớn và 2 siêu thị nhỏ, thì cuối năm 2004 đã có khoảng 140 siêu thị trên cả nước, tốc độ phát triển mạng lưới siêu thị ngày càng lớn cả về quy mô lẫn tốc độ, điều này cho thấy nền kinh tế trong nước đang có những bước chuyển mình, cụ thể hơn khi hàng hoá ngày càng đa dạng và tràn ngập trên thị trường thì người tiêu dùng lại băn khoăn xem nên mua hàng ở đâu? mua như thế nào? giá cả ở thế nào là hợp lý ? đối với doanh nghiệp quản lý siêu thị thì câu hỏi đặt ra là làm sao thế bán hàng được nhiều hơn nữa ? làm thế nào để thu hút khách hàng đến với mình hơn và để cạnh tranh với các siêu thị khác đang xuất hiện rất nhiều với những quy mô khác nhau...vv Qua quá trình thực tập tốt nghiệp và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, cụ thể là hệ thống siêu thị tại trung tâm, là các siêu thị INTIMEX Bờ Hồ, siêu thị INTIMEX Hào Nam, siêu thị INTIMEX Lạc Trung, được sự hướng dẫn của thày trưởng khoa và các cô chú trong phòng nghiệp vụ kinh doanh 2 - siêu thị Hào Nam, em nhận thấy công ty đã có những hoạt động kinh doanh hiệu quả, nắm bắt được thị trường và cạnh tranh tốt với các siêu thị khác trong hệ thống các siêu thị tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp khác, hoạt động của công ty vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng rất lớn của mình trên thị trường, làm sao để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn thu hút được khách hàng nhiều hơn, là câu hỏi mà em đã đặt ra trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex đặc biệt là siêu thị Hào Nam. Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cải tiến phương thức kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất , với yêu cầu cấp thiết của hoạt động bán hàng tại siêu thị em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại hệ thống siêu thị của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX" Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra thực trạng phương thức bán hàng tự chọn trong hệ thống siêu thị Intimex - Tìm phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện phương thức bán hàng tự chọn tại các siêu thị thuộc công ty XNK Intimex. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG TỰ CHỌN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX Đặc điểm của siêu thị: Khái niệm siêu thị: Siêu thị là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài là Super Market ( super có nghĩa là siêu, và market có nghĩa là chợ ) siêu thị có nhiều định nghĩa khác nhau: khái niệm siêu thị ở Mỹ cho rằng : siêu thị là cửa hàng phục vụ tương đối lớn với mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, chất tẩy rửa ...vv ở Pháp họ định nghĩa siêu thị là : cửa hàng bán theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400 - 2500m2 , chủ yếu bán hàng thực phẩm, và các hàng hóa thiết yếu khác. Một định nghĩa khác: Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, của người tiêu dùng như: Thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và những vật dụng cần thiết. Đặc điểm hoạt động của siêu thị Hoạt động siêu thị mang những đặc điểm như sau : - Là hoạt động đòi hỏi có số vốn đầu tư ban đầu rất lớn, lợi nhuận thu được lúc đầu và việc thu hồi vốn lâu, đòi hỏi có không gian rộng rãi, trưng bày nhiều loại hàng hóa, phong phú và đa dạng. - Hoạt động siêu thị cần không chỉ cần không gian thoáng, rộng mà còn cần có một địa điểm đẹp, tập trung nhiều dân cư, đáp ứng việc tiêu dùng mua sắm của người dân có số khối lượng lớn, nhu cầu mua sắm cao. - Hệ thống quản lý chặt chẽ, tổ chức tốt quy củ, được trang bị hiện đại, cung cách phục vụ chu đáo, có kho hàng, bến bãi rộng cùng các thiết bị chuyên dụng. Nguồn hàng của siêu thị được nhập với số lượng lớn, chất lượng cũng ổn định, được siêu thị ký hợp đồng với những nhà phân phối trong nước hay nước ngoài. Khách hàng vào siêu thị tự do chọn lựa hàng hóa mà họ cần, với tiềm năng lớn về hàng hóa, các mặt hàng đa dạng, thanh toán nhanh chóng, chính xác. Có nhiều hình thức khuyến mại, giá cả cũng hợp lý. Xu hướng phát triển của siêu thị Trong những năm gần đây đang có rất nhiều siêu thị mọc lên tại Hà Nội, tính từ năm 1995 cả nước có khoảng 10 siêu thị lớn và 2 siêu thị nhỏ, thì cuối năm 2004 đã có khoảng 140 siêu thị trên cả nước, tốc độ phát triển mạng lưới siêu thị ngày càng lớn cả về quy mô lẫn tốc độ. Bán lẻ, bán buôn hiện đại dưới hình thức siêu thị tự chọn, các cửa hàng, trung tâm thương mại xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1994 và phát triển mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng từ 15 -20%/ năm. Kênh phân phối hiện tại từ chỗ chỉ chiếm 3% thị phần bán lẻ dự kiến sẽ tăng đến 30 - 40% do người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị. Cuộc đổ bộ và bành trướng mạng lưới của các đại gia phân phối nước ngoài tại thị trường VN như Metro, Bourbon, Parkson và tới đây là Diary Farm... cho thấy cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn nước ngoài với các công ty thương hiệu trong nước đã đến hồi quyết liệt, trong cuộc cạnh tranh này chắc chắn không có sự cân sức khi mà một số đại gia nước ngoài có năng lực cạnh tranh lớn và giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh siêu thị ở các nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có tiềm năng nhưng chưa biết khai thác hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước. Lý giải cho sự đầu tư với quy mô lớn này chính là trong năm tới các cửa hàng tự chọn, các trung tâm thương mại và siêu thị sẽ được khách hàng tìm đến nhiều hơn, do giá cả hợp lý, cung cách phục vụ hiện đại và ngày nay, những người tiêu dùng Việt Nam đã quen với việc đến siêu thị nhiều hơn, họ cho rằng phong cách phục vụ và giá cả có thể tin tưởng được, phù hợp với thu nhập của những người dân, thị trường VN đang có những thay đổi mạnh mẽ bởi cơ sở hạ tầng phát triển và năng lực tiêu dùng gia tăng, đặc biệt thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi, những cái tên siêu thị đã không còn lạ lẫm đối với người dân ngoại thành và các ông chủ các tập đoàn siêu thị thì hy vọng con số 10% doanh số trong mảnh đất siêu thị màu mỡ ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, trong khi đó ở Thái Lan doanh số bán ra trong các siêu thị là khoảng 60%, đó thực sự là một con số cho thấy tiềm năng khi đầu tư phát triển các mạng lưới siêu thị sẽ ăn nên làm ra hơn, song không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện bởi đầu tư phát triển siêu thị đòi hỏi với số vốn lớn, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại trong khi việc thu hồi vốn lại khó khăn, không phải là một sớm một chiều. Cạnh tranh siêu thị ngày nay thực sự là một cuộc cạnh tranh về giá, luôn là bài toán khó đối với các nhà phân phối và bán lẻ trong nước, điều ngạc nhiên là không phải những siêu thị trong nước được sự ưu đãi về vốn, thuế chiếm ưu thế mà chính là các tập đoàn phát triển siêu thị lớn như : Metro, Bourbon, Fivi Mart ...kinh doanh siêu thị ở Việt Nam mới có khoảng 10 năm trở lại đây, với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, doanh số siêu thị lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 260 tỷ đồng/ năm, thấp hơn nhiều so với các siêu thị của các đối thủ nước ngoài, trong sự cạnh tranh hiện nay các siêu thị VN phải được tổ chức và kinh doanh theo chuỗi, nhằm ngăn chặn hạn chế và phân tán về nguồn lực vốn và công nghệ, một vấn đề nữa là các nhà quản lý VN, Bộ Thương Mại cần hoàn thiện hệ thống luật pháp như luật chống phá giá, luật cạnh tranh để hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm mặt bằng, có các ưu đãi về thuế, vốn từ các quỹ tín dụng. Xu hướng phát triển mạng lưới siêu thị hiện nay, đó chính là sự tăng quy mô, phát triển mạng lưới siêu thị với những chính sách thu hút khách hàng về giá, được đầu tư và chiếm thị phần, từng bước cạnh tranh với các siêu thị khác, cùng với sự đa dạng về nguồn hàng, danh mục hàng hóa lớn và sự hấp dẫn về giá là điều mà các doanh nghiệp muốn kéo khách hàng của mình đến với họ nhiều hơn. Không những vậy họ tìm nhiều cách bán hàng phục vụ khách hàng, làm sao cho họ thật nhiều tiện ích, hài lòng với những dịch vụ mà các doanh nghiệp đưa ra, khách hàng thậm chí không phải đến các cửa hàng, các siêu thị hay trung tâm thương mại nữa, đa số các siêu thị hoàn thiện cung cách bán hàng qua mạng chỉ cần bạn có địa chỉ website www.modermart.com.vn hay www.ecomerce.com.vn, chọn các danh mục hàng hóa mà bạn cần chọn mua, các trương trình khuyến mãi và click vào đặt hàng, bạn sẽ được mang hàng đến tận nhà trong khi không phải trả một chút nào tiền cước phí vận chuyển. Thương mại điện tử phát triển cũng làm thay đổi cách thức mua hàng của khách hàng, họ có nhiều cách để lựa chọn hơn, có nhiều tiện ích hơn và hài lòng hơn với các dịch vụ mà họ được hưởng trong sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ các siêu thị nội địa và các siêu thị nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Phương thức bán hàng và tác động của nó tới khách hàng. Các phương thức bán hàng 1.2.1.1. Phân loại và ưu nhược điểm của từng phương thức : Các công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải có cách thức phục vụ các đối tượng khách hàng theo nhu cầu mua sắm của họ, nghĩa là doanh nghiệp phải tiến hành tìm hiểu sở thích, nhu cầu mua sắm của họ, nghĩa là các doanh nghiệp phải tiến hành tìm hiểu sở thích, nhu cầu đi mua sắm của họ, xem họ mua nhiều hay ít, mua tiêu dùng cho cá nhân hay mua cho các tổ chức kinh tế - xã hội khác, từ đó các doanh nghiệp có hình thức bán hàng phù hợp đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thì công ty thương mại có thể áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu đó là: phương thức bán lẻ, phương thức bán buôn. */ Bán lẻ: bao gồm tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính chất kinh doanh. Có thể phân loại những người bán lẻ thành những cửa hàng, thông qua cửa hàng, các tổ chức bán lẻ, những người bán lẻ ở các cửa hàng lại có nhiều loại hình như: như các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tự chọn, tự phục vụ, siêu thị liên hợp, cửa hàng hạ giá, kho bán hàng và phòng trưng bày Cataloge. Những cửa hàng có chu kỳ sống khác nhau tuỳ theo ngành hàng, tuỳ thuộc vào sự thăng trầm của khu vực bán lẻ. Cũng giống như các nhà sản xuất, bán lẻ cũng phải soạn thảo các kế hoạch Marketing bao gồm các quyết định về thị trường mục tiêu, về chủng loại sản phẩm dịch vụ, giá cả, biện pháp khuyến mại và địa điểm mở cửa hàng... Qua những đặc điểm trên có thể nêu ra một số kiểu cách bán lẻ khác nhau: +/ Công nghệ bán hàng truyền thống. Được sử dụng trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa cao trong đó sức lao động ( mậu dịch viên ) có vai trò quyết định trong công nghệ bán hàng này. 7 Mô hình công nghệ bán hàng truyền thống * Ưu nhược điểm của phương thức bán lẻ truyền thống. Với ưu điểm là hạn chế mất mát và có thể áp dụng được với hầu hết các mặt hàng, và nhược điểm là kéo dài thời gian của khách hàng và mậu dịch viên dẫn đến việc làm giảm khả năng mua hàng của khách và giảm hiệu quả tiếp khách của người bán. +/ Công nghệ tự phục vụ. Mô hình công nghệ bán hàng tự phục vụ Tức là khách hàng tự tìm hàng, so sánh và lựa chọn. Mậu dịch viên chỉ việc làm công việc hướng dẫn khách và tính tiền, chuyển hàng cho khách. Ưu điểm của nó là thoả mãn cao nhu cầu lựa chọn của khách, giảm thời gian mua hàng cho khách, tiết kiệm chi phí phục vụ, tăng doanh số, nâng cao năng suất lao động. Với hạng chế là không áp dụng được với tất cả các mặt hàng đòi hỏi không gian thương mại, cần các thiết bị chuyên dụng công nghệ cao, hiện đại theo biến động khi hàng hoá thay đổi giá phải đáp ứng được sự cập nhập của giá cả thay đổi từng ngày của hàng hóa và tính tiền. +/ Ngoài ra còn có một số công nghệ bán hàng khác như bán hàng theo mẫu đòi hỏi phải có cửa hàng trưng bày và kho chứa hàng hoá mà chỉ áp dụng được với một số mặt hàng. */ Bán buôn: Gồm các hoạt động liên quan đến bán hàng hoá và dịch vụ cho những người mua với các mục đích là bán lại hay sử dụng cho mục đích kinh doanh. Những người bán buôn giúp đỡ các nhà sản xuất tổ chức một cách có hiệu quả việc đưa sản phẩm của họ đến tay các nhà bán lẻ và những người tiêu dùng trên nhiều khu vực. Người bán buôn thực hiện nhiều chức năng, bao gồm tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mại, mua và hình thành chủng loại hàng hoá, phân lô hàng lớn thành nhiều lô hàng nhỏ, lưu kho vận chuyển tài trợ, gánh chịu rủi ro, cung cấp thông tin về thị trường, làm dịch vụ quản lý và tư vấn. Nhà bán buôn phải thông qua quyết định về thị trường mục tiêu, chủng loại sản phẩm và dịch vụ, giá cả và địa điểm. Do vậy nhà bán buôn phải điều chỉnh quan niệm Marketing của mình cho phù hợp và hợp lý hoá chi phí trong kinh doanh. Trong thương mại bán buôn có một số công nghệ bán phổ biến như sau: +/ Công nghệ bán buôn hàng hoá theo đơn đặt hàng. Hay được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc thành phần doanh nghiệp nhà nước. Nó mang tính chất truyền thống do đó nó có tính ổn định cao. Ta có thể sơ lược mô hình như sau: Mô hình công nghệ bán buôn hàng hóa theo đơn đặt hàng +/ Công nghệ chào hàng thương mại bán buôn: Nó có đặc điểm là thường được với những mặt hàng mới, những mặt hàng khó bán. Để hiểu rõ hơn ta có thể xem mô hình sau Mô hình công nghệ chào hàng thương mại bán buôn +/ Công nghệ bán hàng qua Cataloge. +/ Công nghệ bán hàng qua mẫu hàng. Cả hai công nghệ này thì người bán đều gián tiếp gửi Cataloge cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Ta sơ lược mô hình Mô hình công nghệ bán hàng qua Cataloge Điều kiện lựa chọn phương thức bán hàng Tùy thuộc vào quy mô, cách thức tổ chức và quản lý mà doanh nghiệp hay siêu thị tìm cho mình phương thức bán hàng phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Đối với các siêu thị thì việc lựa chọn phương thức bán hàng tự chọn hay khách hàng tự tìm hàng so sánh và lựa chọn, tự phục vụ và lựa chọn những mặt hàng mà mình cần và mậu dịch viên chỉ việc làm công việc hướng dẫn khách hàng và tính tiền, chuyển hàng cho khách. Cách thức này sẽ thỏa mãn cao nhu cầu lựa chọn của khách, tiết kiệm được chi phí phục vụ đồng thời làm tăng doanh số, nâng cao được năng suất lao động. Một số khó khăn khi các siêu thị lựa chọn phương thức bán hàng tự chọn là tất cả các mặt hàng đều có thể thay đổi, hay sự biến động về giá trên thị trường, các siêu thị sẽ phải liên tục cập nhật giá cả thông qua việc in các loại mã vạch, mã hàng để có thể cập nhật hàng ngày và đảm bảo bán đúng giá cho khách hàng. Do vậy hầu hết các siêu thị có quy mô lớn hay nhỏ đều sử dụng những trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại được đầu tư lớn, cách thức thanh toán cũng phù hợp khi việc sử dụng các máy soi mã vạch, và thanh toán trên máy vi tính với độ chính xác gần như tuyệt đối. Các siêu thị chủ yếu là dùng phương thức bán lẻ, hình thức bán hàng này phù hợp đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu chọn phương thức bán lẻ những cửa hàng, thông qua cửa hàng, các tổ chức bán lẻ, những người bán lẻ ở các cửa hàng lại có nhiều loại hình như: như các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tự chọn, tự phục vụ, siêu thị liên hợp, cửa hàng hạ giá, kho bán hàng và phòng trưng bày Cataloge. Những cửa hàng có chu kỳ sống khác nhau tuỳ theo ngành hàng, tuỳ thuộc vào sự thăng trầm của khu vực bán lẻ. Lựa chọn phương thức bán hàng tức là phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp mình, đồng thời thỏa mãn cao nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Một số doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán buôn, hình thức này phù hợp và thường áp dụng đối với một số doanh nghiệp nhà nước, vì nó mang tính chất truyền thống vì vậy có tính ổn định cao, người bán đều có thể gián tiếp gửi những mẫu hàng, Cataloge cho khách để giới thiệu sản phẩm, những mẫu hàng mới, những mặt hàng khó bán. Tác động của phương thức bán hàng tới khách hàng Phương thức bán hàng có tác động rất lớn tới khách hàng, khi phát sinh nhu cầu tiêu dùng, họ có thể tìm hiểu, tự do lựa chọn những loại hình dịch vụ, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Lựa chọn phương thức bán hàng giúp họ tiết kiệm được thời gian mua hàng đồng thời thỏa mãn cao nhu cầu lựa chọn của khách, đối với các siêu thị thì họ luôn phải thay đổi những loại mặt hàng mới, mặt hàng được khách hàng tiêu thụ nhiều, phương thức bán hàng có vai trò quan trọng, là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Phương thức bán hàng tác động tới hành vi mua sắm của khách hàng và tâm lý mua sắm của khách hàng, đối với phương thức bán hàng tự chọn trong các siêu thị, người tiêu dùng cảm thấy tự do chọn lựa các hàng hoá của mình cần mua và có thể tham khảo giá cả hợp lý với mức thu nhập của họ, các mặt hàng đa dạng bày trên các gian hàng mà không phải băn khoăn khi xem hàng, mua hay không mua, sự phàn nàn của những người bán lẻ ( theo phương thức bán hàng truyền thống). Điều này tuy đơn giản nhưng thể hiện được văn hoá bán hàng hiện đại, văn minh. Đó là cung cách phục vụ mới mà phương thức bán lẻ truyền thống không thể cạnh tranh được với các siêu thị và trung tâm thương mại, luôn luôn lắng nghe những phàn nàn của khách hàng là hiểu hơn hành vi mua sắm của họ, thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ hoặc xét hành vi là cơ sở tốt để điều chỉnh và triển khai hoạt động kinh doanh hiêu quả, tại các siêu thị chất lượng phục vụ cao có nhiều hình thức thu hút khách hàng như khuyến mãi, quay số trúng thưởng những ngày cuối tuần, các siêu thị tạo sức hút cho riêng mình ở sự phục vụ, các loại dịch vụ mà người tiêu dùng cho rằng họ được lợi nhiều, văn hoá siêu thị ngày càng hoàn thiện, người mua hàng không còn cảm thấy xa lạ với những siêu thị hình thành tại các khu đô thị, ngoại thành, các thị xã, thị trấn …vv Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức bán hàng sao cho phù hợp với khả năng, nguồn vốn và ưu thế riêng của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và sẵn sàng phục vụ khách hàng với nguồn hàng lớn hay nhỏ, khách có thể mua để bán lại hay mua để tiêu dùng, để bán lẻ...vv Lựa chọn phương thức bán hàng tức là phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp mình, đồng thời thỏa mãn cao nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Quá trình hình thành các siêu thị trực thuộc công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 1.3.1. Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX nguyên là tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương được thành lập năm 1979. Trải qua quá trình phát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2000 đến nay được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX là một trong những công ty hàng đầu thuộc bộ Thương mại, công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại, bao gồm cả bán buôn và bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa, nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản. Ngoài ra công ty còn được phép tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn một trăm nước trên thế giới và là công ty đứng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su…Ngoài ra công ty còn được biết đến như một đơn vị xuất khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản và các sản phẩm chế biến khách là một đối tác tin cậy với bạn hàng trong và ngoài nước có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Trực thuộc công ty xuất nhập khẩu INTIMEX là trung tâm Thương mại INTIMEX, là một doanh nghiệp nhà nước, một trong tám thành viên của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, trực thuộc Bộ thương mại. Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX được thành lập theo quyết định số 469-TM TCCB của Bộ thương mại ngày 8/6/1995. Quá trình phát triển của Trung tâm Thương mại INTIMEX cũng đồng thời với sự phát triển của nền thương mại - dịch vụ thủ đô và của đất nước trong hơn 40 năm qua. Tiền thân là xí nghiệp thương nghiệp Giao Tế ra đời vào năm 1959 với nhiệm vụ là cửa hàng cung cấp hàng hoá đặc biệt nhằm phục v
Luận văn liên quan