Đề tài Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhân cá nhân tại Việt Nam

Thực hiện cải cách thuế ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/01/2009, thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là một bước tiến về xây dựng chính sách, song qua quá trình thi hành, Luật thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ những bất cập.Tuy Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (hiệu lực từ 1/7/2013) đã khắc phục nhiều hạn chế, nhưng trong tiến trình toàn cầu hóa,Chính phủ Việt Nam vẫn phải có nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằm hoàn thiện hệ thống thuế cho hội nhập quốc tế

pdf12 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhân cá nhân tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài luận án Thực hiện cải cách thuế ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/01/2009, thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là một bước tiến về xây dựng chính sách, song qua quá trình thi hành, Luật thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ những bất cập. Tuy Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (hiệu lực từ 1/7/2013) đã khắc phục nhiều hạn chế, nhưng trong tiến trình toàn cầu hóa, Chính phủ Việt Nam vẫn phải có nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằm hoàn thiện hệ thống thuế cho hội nhập quốc tế. Trước đòi hỏi của thực tiễn về một chính sách và cơ chế QL thuế đồng bộ, bắt kịp sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với thuế TNCN trở thành nhu cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhân cá nhân tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án - Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong QLNN đối với thuế TNCN của các nước và thực tiễn Việt Nam hiện nay; - Đánh giá thực trạng QNNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam; - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam. 2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án - Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của nhà nước trong việc xây dựng chính sách thuế TNCN và hoàn thiện vai trò QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam. Chú trọng nghiên cứu những tác động đến ý thức tự giác tuân thủ của người nộp thuế. - Phân tích thực trạng vai trò của nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế TNCN ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của tình trạng trên. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong việc QL thuế TNCN ở Việt Nam, chú trọng đến việc thay đổi tư duy QLT thuần túy “mệnh lệnh hành chính” sang “phục vụ hành chính công”, coi trọng và tôn vinh giá trị đích thực những đóng góp về kinh tế - chính trị - xã hội của người nộp thuế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với thuế TNCN được thực hiện thông qua luật pháp, chính sách, bộ máy quản lý (QL), biện pháp QL, ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế . - Phạm vi nghiên cứu 2 Về lý luận: Các vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến thuế TNCN và QLNN đối với thuế TNCN. Về thực tiễn: o Kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài. o Thực trạng QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ 2009 đến nay; số liệu sơ cấp thu thập năm 2012; Luận án khảo sát hệ thống chính sách và cơ chế QL thuế TNCN ở Việt Nam trong quá trình thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, chú trọng phân tích thời gian thi hành Luật thuế TNCN (2009) của cơ quan thuế (CQT) và người nộp thuế (NNT). 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp phân tích, công cụ nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh; tham khảo những những tài liệu, báo cáo của các cơ quan QL có liên quan; tham khảo các báo cáo, các nghiên cứu đã công bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích... của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố; Tiến hành phỏng vấn các nhà QL các cấp, các chuyên gia, các nhà khoa học, kết hợp phương pháp điều tra để tìm hiểu các nhân tố tác động như thế nào tới tính tự giác tuân thủ của NNT. Các phiếu điều tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu không phù hợp, đưa vào xử lý kết quả bằng phần mềm tin học chuyên dùng SPSS. 5. Đóng góp của đề tài luận án  Những phát hiện của nghiên cứu: Nghiên cứu đã đưa ra những tiến bộ và hạn chế của chính sách, cũng như những tồn tại của cơ chế QL thuế TNCN ở Việt Nam.  Điểm khác biệt của nghiên cứu: Nghiên cứu đã cập nhật được thành tựu và chỉ ra những hạn chế của QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam; đồng thời đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế với việc rút gọn dần số thuế suất vào 2 kỳ cải cách thuế tiếp theo năm 2017 và 2022, sử dụng mô hình toán đánh giá tác động của việc cải cách đến nghĩa vụ ngân sách của NNT.  Điểm mạnh và đóng góp mới của nghiên cứu: Nghiên cứu đã hệ thống được kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chỉ ra được những tồn tại của chính sách và cơ chế QL của Việt Nam, trong đó có những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam cải cách hệ thống thuế như WB, IMF, OECD, EU, JICA. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với thuế TNCN Chương 3: Thực trạng QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế và thuế TNCN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thuế TNCN ở nước ngoài Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tham khảo các công trình nghiên cứu như: “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) của Adam Smith (1776); “Kinh tế học” (Economics) của Paul A. Samuelson và William D. Naudhaus (1997); “Nhập môn luật thuế đại cương và học thuyết thuế”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch (1963); v.v... Qua đó cho thấy vấn đề về thuế TNCN cũng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học quốc tế hiện đại. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thuế TNCN ở Việt Nam Đặt nền móng cho những lý thuyết về kinh tế nói chung và thuế nói riêng được thể hiện trong các công trình như: “Giáo trình thuế”, Tổng cục Thuế, (1991); “Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam”, GS.TS Bùi Xuân Lưu, TS Nguyễn Hữu Khải, ThS Nguyễn Xuân Nữ, NXB Giáo dục (2003); “Giáo trình QLT”, TS Nguyễn Thị Bất-TS Vũ Duy Hào (2002); “Giáo trình QLNN về kinh tế”, TS Mai Văn Bưu-TS Đoàn Thị Thu Hà (1999); “QLNN về kinh tế”(Giáo trình sau đại học), TS Mai Văn Bưu-TS Phan Kim Chiến (2001). Một số công trình, đề tài, luận án nghiên cứu xung quanh vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế QL thu thuế TNCN như: Đề tài “Mô hình áp dụng thuế thu nhập ở Việt Nam” năm 1994, Đề tài “Mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” (1995); Đề tài “Điều tra về thu nhập, tiết kiệm và đầu tư của dân cư”(1998); Đề tài “Hoàn thiện thuế TNCN trong tình hình mới” (2000), Sách chuyên khảo: “Thuế TNCN trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam” (2002); “Giải pháp hoàn thiện công tác QLT ở Việt nam trong điều kiện hiện nay”(2003); “Vietnamese Personal Income Tax Reform” (Cải cách thuế TNCN ở Việt Nam) (2006); “Đề án xây dựng luật Thuế TNCN” (2007); LATS“Đổi mới QLT trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam” (2007) của Lê Duy Thành, “Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) của Nguyễn Xuân Sơn,“QLT TNCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2009) của Lý Phương Duyên; “QLT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2011) của Nguyễn Thị Thùy Dương.v.v... Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên của của các đối tác quốc tế về thuế TNCN tại Việt Nam. Các công trình trên đề cập đến các vấn đề chủ yếu như: 1) Hiện trạng chính sách thuế, QL thuế và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp với quá trình nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế; 2) QLNN về cải cách hành chính và cải cách thuế; 3) Nghiên cứu về thực trạng thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thuế TNCN. 4 Có thể thấy, vấn đề thuế TNCN đã được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà khoa học, giới học thuật và các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu cả 2 khía cạnh QLNN: chính sách và cơ chế QL để đi sâu phân tích, chỉ ra tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN. Xuất phát từ đánh giá này, tác giả đã thấy hé lộ một khoảng trống cần nghiên cứu. 1.2. Kết quả rút ra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Qua những công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các học giả đã hệ thống được nhiều vấn đề học thuật về thuế, tập trung vào những nghiên cứu về QLNN, về cải cách hành chính và cải cách thuế, nghiên cứu về thực trạng thi hành và kiến nghị sửa đổi Luật thuế TNCN. Tham gia tích cực vào cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam, các công trình của các đối tác quốc tế như WB, IMF, EU, OECD, JICA chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình này. Các công trình trong và ngoài nước đã phân tích khá đầy đủ và sâu sắc các góc độ QLNN, hoặc là về chính sách, hoặc là về cơ chế QL thu ngay từ khi thuế TNCN còn được điều chỉnh bởi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển quyền sử dụng đất. Triển khai thực hiện Luật thuế TNCN, quá trình đổi mới, cải cách hành chính hay thi hành, sửa đổi luật, các nhà nghiên cứu đã cùng các phương tiện truyền thông đăng hàng loạt bài báo, đóng góp vào tiến trình hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam. Tuy đã có rất nhiều tiến bộ, song chính sách và cơ chế QL thu thuế TNCN vẫn còn những tồn tại, Luật thuế TNCN của Việt Nam vẫn còn quá nhiều thuế suất, bộ máy hành thu hoạt động chưa thực sự hiệu quả; đánh giá của các đối tác quốc tế về tham nhũng trong hệ thống thuế còn nặng nề Những yếu tố trên đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà QL về sự cấp thiết của một công cuộc cải cách mới cho ngành thuế nhằm hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN ở Việt Nam. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với thuế TNCN, nhưng có thể khẳng định cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về QLNN đối với thuế TNCN từ lý luận đến khảo sát về thực trạng, rồi đến đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp. Vì vậy đề tài mà NCS lựa chọn không trùng lắp với các kết quả nghiên cứu đã được công bố. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế TNCN và quan niệm QLNN đối với thuế TNCN 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế TNCN 2.1.1.1. Khái niệm thuế TNCN: a) Khái niệm thuế thu nhập: Thuế thu nhập là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của NNT như các thể nhân hoặc các pháp nhân. Tính chất của loại thuế này thể hiện ở sự thống nhất giữa NNT và người chịu thuế, NNT đồng thời cũng là người thực sự phải gánh chịu khoản thuế này. b) Khái niệm thuế TNCN: “Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định (thường là một năm) không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập”1. 2.1.1.2. Đặc điểm của thuế TNCN Là một sắc thuế trong hệ thống thuế, ngoài những đặc điểm chung, thuế TNCN cũng có những đặc điểm riêng: Thuế TNCN là thuế trực thu chỉ đánh vào người có thu nhập đến mức phải chịu thuế; Thuế TNCN mang tính lũy tiến cao (thu nhập càng cao càng phải nộp nhiều thuế); Thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ. 2.1.1.3. Vai trò của thuế TNCN - Thuế TNCN là nguồn thu quan trọng trong tổng thu NSNN. - Thuế TNCN QL và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc tăng cường hay giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, tác động tới tổng cầu xã hội, từ đó co hẹp hay kích thích kinh tế. - Chính sách thuế TNCN hợp lý kích thích người lao động tăng thu nhập thông qua cơ chế tuyên dương khen thưởng kịp thời, động viên sự đóng góp của người giàu để xây dựng đất nước, là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm soát, thống kê thu nhập của dân cư. 2.1.1.4. Những nội dung cơ bản của thuế TNCN: a) Người nộp thuế: NNT theo quy định của luật thuế TNCN là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm nộp thuế TNCN cho Nhà nước. b) Đối tượng chịu thuế: Trong các luật thuế, đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để tính thuế. c) Cơ sở tính thuế, hoặc cơ sở thuế hoặc căn cứ tính thuế: Những căn cứ dùng để xác định số thuế phải nộp của một loại thuế cho từng đối tượng nộp thuế được gọi là cơ sở thuế hoặc căn cứ tính thuế của loại thuế đó. Cơ sở thuế của một loại thuế thường gồm các yếu tố: Đối tượng tính thuế và giá tính thuế. 1 Giáo trình pháp luật về thuế, Trường nghiệp vụ Thuế, Nhà xuất bản Chính trị Hành chính, 2010, trang 330 6 d) Thuế suất hay định suất thuế: Thuế suất/định suất thuế là linh hồn của một loại thuế, vì nó thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước. Nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của NNT. Tuỳ theo quy định của từng loại thuế mà người ta áp dụng các loại thuế suất khác nhau. e) Miễn, giảm thuế: Miễn giảm thuế là một yếu tố ngoại lệ được quy định trong luật thuế. Quy định cho phép NNT không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế, không phải nộp cho Nhà nước, gọi là miễn thuế hoặc chỉ nộp một phần số tiền thuế đó, gọi là giảm thuế. f) Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế: Chế độ kê khai thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Chế độ nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế thực hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chế độ thu thuế là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, trong Luật thuế còn quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cơ quan Nhà nước có liên quan trong quá trình thực hiện việc thu thuế hoặc trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân thực hiện ủy nhiệm việc thu thuế. g) Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng: Ðể đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trung đúng, đủ, kịp thời nguồn thu từ thuế vào ngân sách Nhà nước, Luật thuế quy định các biện pháp chế tài của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân vi phạm Luật thuế, khen thưởng đối với các thể nhân, pháp nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế. 2.1.2. QLNN đối với thuế TNCN 2.1.2.1. Quan niệm về QLNN đối với thuế TNCN a) QLNN đối với thuế: - QL thuế là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế được thực hiện thông qua việc xây dựng chính sách thuế và QL thu thuế; xây dựng chiến lược QLT từng kỳ; tổ chức thực thi pháp luật thuế, điều hành, tác động và giám sát nhằm đảm bảo NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. - QLNN đối với thuế là quá trình tác động có mục đích, có ý thức của nhà nước mà CQT là đại diện để tổ chức, điều hành các hoạt động, động viên nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ; hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (gọi chung là thuế) vào NSNN; phối hợp với tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện các quy định pháp luật về thuế. b) QLNN đối với thuế TNCN: 7 QLNN đối với thuế TNCN là quá trình tác động có mục đích, có ý thức của Nhà nước vào việc huy động các nguồn thu từ thuế TNCN tập trung vào NSNN thông qua các văn bản pháp lý, các phương pháp và các tổ chức, các cơ quan chức năng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. QLNN đối với thuế TNCN có ba cấp độ: Đối với cán bộ thuế; đối với một CQT, và đối với tổ chức bộ máy QLNN. 2.1.2.2. Nguyên tắc QLNN đối với thuế TNCN Mặc dù được thực hiện bởi cơ quan công quyền, QL thuế không thể được tiến hành một cách tùy tiện gây phiền nhiễu đối với đổi tượng nộp thuế mà phải tuân theo những nguyên tắc QLNN, những khuôn khổ cho quá trình đảm bảo thu thuế: 1) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; 2) Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong QL thuế; 3) Nguyên tắc công bằng trong QL thuế; 4) Nguyên tắc minh bạch và 5) Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả QL thuế. 2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế TNCN 2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN Những năm qua, xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của mọi nền kinh tế trên thế giới. Theo đó, hệ thống thuế với khung chính sách, bộ máy và cơ chế thu được cải cách tích cực theo xu thế chung, từng bước dần hoàn thiện, phù hợp với những tiêu chí quốc tế, thể hiện tốt vai trò là công cụ QL và điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN trở thành nhu cầu cấp thiết, với các lý do chủ yếu như sau: - Hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN nhằm phát huy vai trò tích cực của thuế trong thực hiện mục tiêu công bằng xã hội; - Hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN nhằm nâng cao ý thức cộng đồng cho công dân; - Hoàn thiện QLNN đối với thuế TNCN nhằm bổ sung thêm nguồn thu cho NSNN, đáp ứng nhu cầu chi dùng cho xã hội: 2.2.2. Nội dung QLNN đối với thuế TNCN 2.2.2.1. Ban hành khung pháp lý về luật pháp và chính sách thuế TNCN Để hoàn thiện luật pháp và chính sách thuế TNCN, đạt được thành công trong việc khuyến khích người dân chủ động tuân thủ thuế, ngoài việc phải nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm từ các nước có những thành công trong cải cách hệ thống thuế, còn cần phải tiếp tục nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ chung, nâng cao tính tuân thủ của NNT, tạo môi trường thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp. 8 2.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN đối với Thuế TNCN Bao gồm các nội dung như: Hoàn thiện tổ chức bộ máy QL thuế; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế; xác định mô hình tổ chức bộ máy QL thuế phù hợp. 2.2.2.3. Tổ chức QL thu thuế: tuyên truyền, hướng dẫn quy trình, các biện pháp nghiệp vụ, công nghệ hỗ trợ Nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu trong tổ chức QL thu thuế là xây dựng và thực hiện các qui trình, qui chế cơ bản trong QLT bao gồm: đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tính thuế, thu thuế, QL nợ, hoàn thuế, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế của NNT, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 2.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế TNCN Thanh tra NNT là thanh tra quá trình chấp hành luật thuế của NNT, nói cách khác là thanh tra việc chấp hành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó cho họ trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nội dung thanh tra NNT tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: 1) Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế; 2) Thanh tra việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế; 3) Thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT. 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế TNCN Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế TNCN, bao gồm cả nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực những nhân tố này là bước đi nhằm hoàn thiện công tác QL thuế TNCN. Cụ thể: 1) Chính sách của Nhà nước và tính nghiêm minh của luật pháp; 2) Hiệu lực của bộ máy QL thuế; 3) Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế; 4) Cơ sở vật chất của ngành thuế; 5) Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư; 6) Tình trạng thu nhập, mức sống của người dân và trình độ dâ