1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài :
Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì quá trình thực hiện hợp đồng của công ty cũng phải được thực hiện tổ chức và quản lý 1 cách hiệu quả. Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng không chỉ giúp công ty khắc phục được những khó khăn mà thúc đẩy việc mở rộng thị trường, tăng trưởng trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Trong những năm gần đây, với ưu thế là công ty xuất khẩu thủy sản lớn được thành lập nhiều năm ,công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, không ngừng mở rộng thị trường và các sản phẩm, nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn và thách thức một phần vì trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tế và những kiến thức về thương mại quốc tế được rèn luyện trong nhà trường ,và những tìm hiểu trong thời gian thực tập tai công ty SEAPRODEX HaNoi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Lê Thanh Huyền, em xin đề xuất nghiên cứu đề tài :
“ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội”
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài :
Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội”.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Các mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.1.1. Khái niệm.
1.5.1.2. Bản chất.
1.5.1.3. Đặc điểm
1.5.2. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
1.5.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
1.5.3.3. Thuê phương tiện vận tải
1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
1.5.3.6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải
1.5.3.7. Làm thủ tục thanh toán.
1.5.3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến qui trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản
2.2.2.1. Nhân tố môi trường bên trong
2.2.2.2. Nhân tố môi trường bên ngoài
2.3. Kết quả điều tra ,phân tích các dữ liệu thu thập.
2.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
2.3.1.1 Kết quả kinh doanh chung của công ty
2.3.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
2.3.2 Thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy của công ty sang thị trường Nhật Bản
2.3.2.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
2.3.2.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
2.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải
2.3.2.4. Làm thủ tục hải quan
2.3.2.5.Tổ chức giao nhận hàng hóa tại cảng quy định
2.3.2.6. Thanh toán
2.3.2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2.3.3 Đánh giá kết quả
CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Những kết quả đạt được
3.1.2. Những vấn đề cón tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của công ty và nguyên nhân
3.2 . Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
3.2.1 .Một số đề xuất với công ty nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thủy sản
3.2.2. Ý kiến kiến nghị với chính phủ
Chương I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài :
Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế… Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì quá trình thực hiện hợp đồng của công ty cũng phải được thực hiện tổ chức và quản lý 1 cách hiệu quả. Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng không chỉ giúp công ty khắc phục được những khó khăn mà thúc đẩy việc mở rộng thị trường, tăng trưởng trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Trong những năm gần đây, với ưu thế là công ty xuất khẩu thủy sản lớn được thành lập nhiều năm ,công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, không ngừng mở rộng thị trường và các sản phẩm, nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn và thách thức một phần vì trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tế và những kiến thức về thương mại quốc tế được rèn luyện trong nhà trường ,và những tìm hiểu trong thời gian thực tập tai công ty SEAPRODEX HaNoi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Lê Thanh Huyền, em xin đề xuất nghiên cứu đề tài :
“ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội”
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài :
Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội không thể tránh khỏi những khó khăn và các vấn đề bất cập mà công ty chưa giải quyết triệt để được. Mục đích nghiên cứu đề tài này của em là một mặt hiểu rõ hơn thực tế nghiệp vụ này được thực hiện tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản đã có được những thành công gì và còn tồn tại những khó khăn nào qua đó tìm nguyên nhân và chủ động đưa ra hướng giải quyết nhằm hoàn thiện và nâng cao quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty,để thị trường Nhật Bản có thể trở thành thị trường XK chủ lực của công ty,một phần giúp công ty giữ vững và cải thiện vị thế của một công ty xuất khẩu thủy sản mạnh, hơn thế nữa là qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài em cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề sẽ được tập trung vào tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR theo Incoterms 2000 trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.1.1. Khái niệm :
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa .Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài ,thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng.
1.5.1.2. Bản chất.
Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng .Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.
1.5.1.3. Đặc điểm.
Hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế ,có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó .
Hợp đồng là cơ sở để các bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ .Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng .Hợp đồng càng quy định rõ ràng ,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp.
1.5.2. Các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :
- Trung gian trong thương mại quốc tế
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
- Trợ cấp xuất nhập khẩu
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng ,số lượng, phù hợp với chất lượng ,bao bì, ký hiệu mã và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế. Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa.
1.5.3.1.1. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí .
Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp ,cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ ,kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trị phải đưa ra các quyết định :
Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào
Hàng xuất khẩu được tập trung bằng phương thức nào
Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào ,với số lượng là bao nhiêu.
Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu :
Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiến hàng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cuả mình. Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào yêu cầu về hàng xuất khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, daonh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất :chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hàng sản xuất. đảm bảo đủ số lượng ,đúng chất lượng chủng loại và thời gian giao hàng để tiến hàng giao hàng cho người mua.
Doanh nghiệp xuất khẩu :
Các doanh nghiệp XK không tự sản xuất hàng xuất khẩu mà tập trung hàng từ các nguồn hàng xuất khẩu.
Quá trình tập trung hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau:
Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu
Phân loại nguồn hàng xuất khẩu :
Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu
Đánh giá lựa chọn nguồn hàng
Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu
Mua hàng xuất khẩu
Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu
Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
1.5.3.1.2. Bao gói hàng xuất khẩu
Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu, người quản trị cần đưa ra các quyết định sau:
Hàng hóa có cần đống bao bì không
Kiểu cách và chất lượng của bao bì
Số lượng bao bì cần đóng gói
Nguồn và cách thức cung cấp bao bì
Cách thức đóng gói bao bì
a. Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói
a1. Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu
Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển
Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng
Bao bì cần hấp dẫn ,thu hút khách hàng
Bao bì xuất khẩu cần đảm bảo các yêu cầu về kinh tế
a2. Các căn cứ cơ sở khoa học
Căn cứ vào hợp đồng đã ký
Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói
Căn cứ vào các điều kiện vận tải
Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng
b. Đóng gói hàng hóa
Khi đóng gói người ta có thể áp dụng 2 hình thức đóng gói là đóng gói hở và đóng gói kín.Đóng gói kín thường áp dụng trong đa số trường hợp. Khi đóng gói hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Hàng hóa phải được xếp gọn gàng trong bao bì,khi cần chèn lót phải lựa chọn đúng vật liệu lót và sử dụng đúng kỹ thuật chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản
1.5.3.1.3. Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu :
Ký mã hiệu ( Marking ) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, và bảo quản hàng hóa. Để kẻ ký hiệu, mã hiệu, người quản trị phải quyết định
Nội dung kẻ ký mã hiệu
Vị trí kẻ ký mã hiệu trên bao bì
Chất lượng của ký mã hiệu
1.5.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu .
Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất nhập khẩu so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng TMQT.
Trước khi giao hàng cho người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chất lượng, số lượng, trọng lượng bao bì…
Kiểm tra hàng hóa có tác dụng :
Thực hiện trách nhiệm của người XK trong thực hiện hợp đồng TMQT
Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến khuyết tật
Phân tích trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu
Việc kiểm tra hàng hóa XK thực hiện ở 2 cấp :
Ở cơ sở : Nội dung kiểm tra thường là .
Kiểm tra về chất lượng : Chỉ cho phép những hàng hóa có đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng quy định được phép XK
Kiểm tra số lượng trọng lượng : Số lượng trọng lượng của mỗi bao kiện, tổng số lượng và trọng lượng
Việc kiểm tra ở các cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hàng
Ở các cửa khẩu :Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải ,người xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do sau đây
Thẩm định lại kết quả kiểm tra ở cơ sở
Trong nhiều trường hợp theo quy định của nhà nước,một số mặt hàng khi xuất khẩu phải kiểm tra của nhà nước về mặt chất lượng
Hoặc theo yêu cầu của người mua người xuất khẩu phải mời các cơ quan giám định độc lập như : Vinacontrol, Foodcontrol, ADLL, SGS…
Khi đó người giám định phải xác định:
1. Cơ quan giám định
2. Nội dung giám định
3. Căn cứ để giám định
4. Thời gian, địa điểm giám định
5. Yêu cầu về chứng thư giám định
1.5.3.3. Thuê phương tiện vận tải
- Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải.
Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm phương tiện vận tải…
Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa
Căn cứ vào điều kiện vận tải
Tổ chức thuê phương tiện vận tải :
Việc thuê phương tiện vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng
Để thuê tầu, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về các hãng tầu trên thế giới, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các công ước và luật lệ quốc tế và quốc gia về vận tải….
Tùy theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tầu sau :
Phương thức thuê tầu chợ
Thuê tàu trợ có một số đặc điểm sau:
+ Tàu chợ chạy theo 1 hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy định trước.
+ Quá trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tầu chợ
+ Hiện nay hệ thống tầu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tầu chở container rất thuận tiệncho doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất là chuyên chở các lô hàng nhỏ
+ Tàu chợ chịu trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng, chi phí vận tải đã bao gồm chi phí bốc và dỡ hàng nhưng cước phí thuê tàu chợ thường cao hơn cước phí thuê tầu chuyến và tàu định hạn
Phương thức thuê tàu chuyến :
Thuê tàu chuyến là chủ tầu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng, và nhận tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận
Quá trình thuê tàu bao gồm các nội dung sau :
+ Xác định nhu cầu vận tải gồm : Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm của hàng hóa ,hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm của tàu
+ Xác định hình thức thuê tàu: Thuê tàu 1 chuyến, thuê khứ hồi, thuê nhiều chuyến, thuê bao cả tàu.
+ Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: chất lượng tàu, chất lượng và điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước va uy tín…
+ Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu và hãng tàu.
Nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm :
+ Tên chủ tàu và người thuê tàu
+ Quy định về con tàu
+ Thời gian tàu đến cảng xếp hàng
+ Quy định về hàng hóa
+ Quy định cảng xếp ,cảng dỡ
+ Quy định về chi phí xếp, dỡ hàng
+ Cước phí và thanh toán cước phí
+ Quy định thời gian xếp dỡ
+ Thưởng phạt xếp dỡ
+ Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở
1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp ,do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa đẻ giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa :
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển
Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp TMQT cần tiến hành các bước sau:
Xác định nhu cầu bảo hiểm
Lựa chọn công ty bảo hiểm
Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm…
1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu :
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
Khai và nộp tờ khai hải quan
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời gian quy định
Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử
Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan cần chú ý
+ Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tính thuế xuất nhập khẩu
+ Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan
+ Nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn
Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Kiểm tra đại diện không quá 10% lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và gia công xuất khẩu,hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất …
+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm thủ tục hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan
Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với luồng xanh và luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
+ Cho hàng qua biên giới
+ Cho hàng qua biên giới với điều kiện như phải sửa chữa, khắc phục lại, phải nộp hồ sơ bổ sung thuế xuất nhập khẩu
+ Không được phép xuất khẩu
1.5.3.6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải đối với XK
Giao hàng với tàu biển
Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển ,doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành theo các bước sau
- Căn cứ vào chi tiết hàng hóa Xk ,lập bảng kê hàng hóa chuyên chở cho người vận tải để đối lấy hồ sơ xếp hàng
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng
- Lập kế hoạch và vận chuyển hàng vào cảng
- Bốc hà