Doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Doanh thu thể hiện số tiền bán hàng (tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ…) thu được. Còn kết quả kinh doanh thể hiện cái mà doanh nghiệp đã thu được sau khi trừ đi các chi phí đã bỏ ra. Vậy để tăng được lợi nhuận thì ngoài việc phải tăng doanh thu, doanh nghiệp còn phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Và để phản ánh được đầy đủ doanh thu, xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác thì công tác kế toán doanh thu và kế toán xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng.
Nhận thức được vai trò đó, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng, em đã đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh nói riêng và em đã chọn đề tài khoá luận của mình là: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài viết của em được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về doanh thu, xác định kết quả kinh doanh và công tác kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.
Chương 2: Công tác kế toán doanh thu và kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng.
Chương 3: Đánh giá nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng.
99 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………….1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP…………2
Vài nét về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh..............................2
1.1.1 Doanh thu.........................................................................................2
a, Khái niệm..........................................................................................2
b, Vị trí, vai trò của doanh thu..............................................................2
c, Các loại doanh thu và nguyên tắc xác định doanh thu......................3
d, Các yếu tố làm giảm doanh thu.........................................................5
1.1.2. Kết quả kinh doanh ........................................................................6
a, Khái niệm…………………………………………………………..6
b, Ý nghĩa, tác dụng của việc xác định kết quả kinh doanh………..…6
c, Phương pháp xác định kết quả kinh doanh………………………...7
d, Những chi phí để xác định kết quả kinh doanh………………..…...8
1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và kế toán xác định
kết quả kinh doanh....................................................................................9
Kế toán doanh thu và kế toán xác định kết quả kinh doanh...................10
(Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
1.2.1. Hạch toán kế toán doanh thu……………………………………10
a, Các phương thức bán hàng………………………………………..10
b, Kế toán chi tiết……………………………………………………11
c, Kế toán tổng hợp……………………………………………….....12
1.2.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh…………………………...19
a, Phương pháp xác định kết quả kinh doanh…………………….…19
b, Kế toán kết quả kinh doanh……………………………………...20
+/ Về chi phí………………………………………………….22
* Giá vốn hàng bán………………………………….…22
* Chi phí bán hàng……………………………………..25
* Chi phí quản lý doanh nghiệp………………………..27
c, Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp…………….. ……….31
Chương 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG.
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh tại công ty
Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng..................................33
2.1.1. Khái quát chung về công ty………………………………………………..33
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty................................................33
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...................................................34
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành công ty..................................................35
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty……………………………37
2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán …………………………………...37
2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty…………………………….40
2.2. Tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng..................................44
2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ......................................44
* Phương thức bán hàng và cung cấp dịch vụ……………………………...44
* Phương thức thanh toán..............................................................................44
* Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ …………………….…45
a, Kế toán chi tiết……………………………………………………………….45
b, Kế toán tổng hợp…………………………………………………………….61
2.2.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.........................................................65
a, Kế toán các chi phí để xác định kết quả kinh doanh …………………………..65
+/ Giá vốn hàng bán………………………………………………………..65
+/ Chi phí bán hàng………………………………………………………...69
+/ Chi phí quản lý doanh nghiệp…………………………………………...72
+/ Chi phí hoạt động tài chính ……………………………………………..74
+/ Chi phí khác và thu nhập khác………………………………………..…74
+/ Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp…………………………….74
b, Kế toán chi tiết…………………………………………………………….……75
c, Kế toán tổng hợp ……………………………………………………………….77
Chương 3: ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG..............................................................................80
3.1. Nhận xét chung về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và công tác kế toán công ty PTS Hải Phòng.........................................................................................80
a, Ưu điểm..................................................................................................80
b, Hạn chế……...........................................................................................82
3.2. Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty PTS Hải Phòng………………………………………………………84
a, Ưu điểm..................................................................................................84
b, Hạn chế……...........................................................................................85
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng...............................................................................................................87
3.3.1. Sự tất yếu cần phải hoàn thiện ....................................................87
3.3.2. Mục đích và yêu cầu của việc hoàn thiện………………………88
3.3.3. Một số giải pháp hoàn thiện.........................................................88
Kết luận…………………………………………………………………………..92
Danh mục bảng biểu sơ đồ……………………………………………………….
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………….
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ:
Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ………………15
Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức gửi bán đại lý………….….16
Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp………….16
Kế toán tổng hợp doanh thu tài chính……………………………………...17
Kế toán tổng hợp chiết khấu thương mại…………………………………..18
Kế toán tổng hợp hàng bán bị trả lại……………………………………….18
Kế toán tổng hợp giảm giá hàng bán……………………………….………19
Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh…………………………….22
Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán………………………………………...25
Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng v à chi phí quản lý doanh nghiệp…….30
Kế toán tổng hợp chi phí thuế TNDN hiện hành …………………………31
Kế toán tổng hợp chi phí thuế TNDN hoãn lại……………………………32
Bộ máy điều hành công ty…………………………………………………35
Bộ máy kế toán…………………………………………………………….38
Quy trình xử lý số liệu với phàn mềm kế toán VACOM………………….41
Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2008….63
Kế toán tổng hợp doanh thu bán dầu hoả cho Cty CPXD Thuỷ Lợi………64
Kế toán tổng hợp doanh thu nội bộ quý 4/2008……………………………64
Kế toán tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính quý 4/2008……………...65
Kế toán tổng hợp doanh thu, chi phí, xác định xác định kết quả kinh doanh
………………………………………………………….……………….. 78
Sơ đồ luân chuyển chứng từ để kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng……….86
Biểu số:
Giao diện chức năng của phần mềm kế toán VACOM……………….……41
Hoá đơn GTGT bán xăng dầu số 0456789………………………….….….48
Báo cáo tiêu thụ hàng hoá tháng 10/2008………………………….……....49
Giao diện đầu tiên của ghi nhận doanh thu bán hàng……………….….….50
Giao diện để chọn phiếu kế toán khác………………………………..……51
Giao diện phiếu kế toán khác ghi nhận doanh thu xăng dầu T10/2008…....52
Phiếu kế toán khác số 09/T (Được in ra)……………………………..……53
Sổ nhật ký chung…………………………………………………………...54
Sổ cái tổng hợp TK511 quý 4/2008……………………………………..…55
Sổ cái tổng hợp TK131 quý 4/2008………………………………………..56
Bảng chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2008……….57
Giao diện phiếu kế toán khác ghi nhận doanh thu vận tải tháng 10/2008.…58
Giao diện phiếu kế toán khác ghi nhận thu ế GTGT Vận tải T10/2008…..59
Sổ cái tổng hợp TK512 quý 4/2008………………………………………..60
Bảng chi tiết doanh thu nội bộ quý 4/2008………………………………...60
Sổ cái tổng hợp TK515 quý 4/2008………………………………………..61
Bảng tổng hợp kết quả và chi phí kinh doanh vận tải Q4/2008…………...67
Sổ cái tổng hợp TK632 quý 4/2008…………………………………….….69
Sổ cái tổng hợp TK641 quý 4/2008…………………………………….….71
Sổ cái tổng hợp TK642 quý 4/2008…………………………………….….73
Sổ cái tổng hợp TK911 quý 4/2008…………………………………...…..76
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2008…………………………….….….79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân – 2006. Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Đông.
Chế độ kế toán doanh nghiệp - Bộ Tài chính.
Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán
Quyển 2: Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Biên soạn: Đinh Quốc Khánh.
Khoá luận của các anh chị khoá trên trường ĐH DL Hải Phòng.
LỜI NÓI ĐẦU
Doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Doanh thu thể hiện số tiền bán hàng (tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ…) thu được. Còn kết quả kinh doanh thể hiện cái mà doanh nghiệp đã thu được sau khi trừ đi các chi phí đã bỏ ra. Vậy để tăng được lợi nhuận thì ngoài việc phải tăng doanh thu, doanh nghiệp còn phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Và để phản ánh được đầy đủ doanh thu, xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác thì công tác kế toán doanh thu và kế toán xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng.
Nhận thức được vai trò đó, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng, em đã đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh nói riêng và em đã chọn đề tài khoá luận của mình là: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài viết của em được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về doanh thu, xác định kết quả kinh doanh và công tác kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.
Chương 2: Công tác kế toán doanh thu và kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng.
Chương 3: Đánh giá nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng.
Trong quá trình viết bài này, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của các chị phòng Kế toán - Tài chính và toàn thể ban lãnh đạo của công ty, các thầy cô khoa QTKD, các thầy cô bộ môn kế toán và thầy giáo hướng dẫn. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế cùng với thời gian thực tế chưa nhiều nên khoá luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của công ty và các thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU, XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 VÀI NÉT VỀ DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1.1 Doanh thu
a, Khái niệm
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
b, Vị trí và vai trò của doanh thu trong doanh nghiệp
Doanh thu là nguồn thu quan trọng để doanh nghiệp bù đắp chi phí, trang trải số vốn đã bỏ ra như chi phí về tiền lương, thưởng của người lao động, chi phí nguyên vật liệu, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước…Đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn, đồng thời mở rộng sản xuất, tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với đơn vị khác, đầu tư vào công ty con.
Doanh thu là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu cao nghĩa là quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp tốt, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo.
Nếu doanh thu của doanh nghiệp không đủ bù dắp những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ khó khăn về tài chính, và nếu tình trạng này keo dài, doanh nghiệp sẽ không đủ sức tồn tại dẫn đến phá sản doanh nghiệp.
c, Các loại doanh thu và nguyên tắc xác định doanh thu
*/ Các loại doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
Doanh thu tiêu thụ nội bộ: Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được liên quan tới hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi do cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm, lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, cổ tức và lợi nhuận được chia, thu từ cho thuê quyền sở hữu, sử dụng tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, chiết khấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác có liên quan đến hoạt động tài chính.
*/ Các nguyên tắc xác định doanh thu
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được thay đổi (hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện) giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được quy định tại chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”, nếu không thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu thì không hạch toán vào doanh thu.
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.
Với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu là giá bán chưa có thuế GTGT.
Với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là tổng giá thanh toán (giá bán có thuế GTGT).
Với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu thì doanh thu là tổng giá thanh toán (giá bán bao gồm cả thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu)
Doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
Doanh thu bán hàng sẽ được ghi nhận khi tất cả các điều kiện sau được thoả mãn:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền lợi sở hữu sản phẩm hàng hoá
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như là người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Giá trị các khoản doanh thu được xác định một cách chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
d, Các yếu tố làm giảm doanh thu
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán hàng, thu hồi nhanh vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng, nếu khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được doanh thu chiết khấu, còn nếu hàng kém phẩm chất thì khách hàng có thể chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá.
Tổng số doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gọi là doanh thu thuần.
- Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua do mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng…(do chủ quan doanh nghiệp).
- Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người chấp nhận trả tiền) nhưng lại bị người mua từ chối thanh toán và trả lại do người bán vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh giảm doanh thu thuần của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất và hạn chế tiêu thụ như rượu, bia, thuốc lá…
- Thuế xuất khẩu: Được đánh vào tất cả các mặt hàng, dịch vụ trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu thì phải nộp thuế này.
1.1.2. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
a, Khái niệm:
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ kế toán năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm giá cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất sản phẩm của xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động tài chính: Là chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác: Là chênh lệch giữa khoản thu nhập khác và chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
b, Ý nghĩa, tác dụng của việc xác định kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải hoạt động theo quy tắc “lấy thu bù chi và có lãi”. Lãi là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng của các doanh nghiệp, nó thể hiện kết quả kinh doanh và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Xác định kết quả kinh doanh và việc so sánh doanh thu thu được với chi phí thì doanh nghiệp có lãi và ngược lại doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng không chỉ cần thiết cho doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng khác cần quan tâm như các nhà đầu tư, ngân hàng, người lao động, nhà quản lý