Đề tài Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải

Trong những năm gần đây, nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Cơ chế thị trường đã và đang tỏ rõ tính ưu việt của nó so với cơ chế cũ. Bên cạnh đó, tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện phát triển đồng thời đặt ra những thách thức rất lớn đối từng doanh nghiệp, từng ngành nghề. Để đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đổi mới cả về hinh thức và nôi dung hoạt động. Đó là đổi mới công nghệ, lao động và quản lý, nắm bắt các nhu cầu thị trường một cách chính xác nhanh nhạy để có những biện pháp đúng đắn hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục nhịp nhàng, hiệu quả. Nói cách khác, cơ chế mới các doanh nghiệp phải luôn khẳng định mình. Có như vậy các doanh nghiệp mới có khả năng đứng vững trong cạnh tranh, ổn định và phát triển. Muốn vậy nhà quản lý phải thực hiện tốt chức năng của mình đưa ra các quyết định một cách kịp thời chính xác, khoa học khả thi để kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh … Phân tích hoạt động kinh tế được coi là công cụ giúp người quản lý nhận thức đúng đắn đầy đủ, sâu sắc cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa với mọi thành viên trong doanh nghiệp nói riêng xã hội nói chung.

doc104 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 03 1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp 03 1.1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính 03 1.1.1.1 Khái niệm, mục đích của Báo cáo tài chính 03 1.1.1.2 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính với các chủ thể trong nền kinh tế 03 1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính 05 1.1.2.1 Báo cáo tài chính năm 05 1.1.2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ 05 1.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính 05 1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 06 1.2 Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 07 1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 07 1.2.1.1 Khái niệm 07 1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 07 1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 08 1.2.1.4 Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán 11 1.2.1.5 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 11 1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 23 1.2.2.1 Khái niệm 23 1.2.2.2 Nội dung và kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23 1.2.2.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25 1.2.2.4 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 25 1.3 Phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29 1.3.1 Các Phương pháp phân tích 29 1.3.2 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29 1.3.2.1 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán 29 1.3.2.1.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 29 1.3.2.1.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 32 1.3.2.2 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 34 1.3.2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 34 1.3.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 39 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Bắc Hải 39 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bắc Hải 39 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bắc Hải 39 2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 39 2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển 40 2.1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 40 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bắc Hải 41 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42 2.1.4.2 Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán 45 2.2 Thực trạng tổ chức lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 49 2.2.1 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 49 2.2.1.1 Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lập 49 2.2.1.2 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) 54 2.2.1.3 Công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 66 2.2.2 Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẢN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 72 3.1 Đánh giá tình hình tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 72 3.1.1 Ưu điểm 72 3.1.2 Nhược điểm 74 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 77 3.2.1 Kiến nghị 1: Về phương pháp tính 77 3.2.2 Kiến nghị 2: Về sử dụng tài khoản, sổ sách kế toán 77 3.2.3 Kiến nghị 3: Về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79 3.2.3.1 Hoàn thiện công tác lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79 3.2.3.2 Tổ chức công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 80 3.2.3.2.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 82 3.2.3.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 88 3.2.3.2.3 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 92 3.2.3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 96 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Cơ chế thị trường đã và đang tỏ rõ tính ưu việt của nó so với cơ chế cũ. Bên cạnh đó, tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện phát triển đồng thời đặt ra những thách thức rất lớn đối từng doanh nghiệp, từng ngành nghề. Để đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đổi mới cả về hinh thức và nôi dung hoạt động. Đó là đổi mới công nghệ, lao động và quản lý, nắm bắt các nhu cầu thị trường một cách chính xác nhanh nhạy để có những biện pháp đúng đắn hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục nhịp nhàng, hiệu quả. Nói cách khác, cơ chế mới các doanh nghiệp phải luôn khẳng định mình. Có như vậy các doanh nghiệp mới có khả năng đứng vững trong cạnh tranh, ổn định và phát triển. Muốn vậy nhà quản lý phải thực hiện tốt chức năng của mình đưa ra các quyết định một cách kịp thời chính xác, khoa học khả thi để kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh … Phân tích hoạt động kinh tế được coi là công cụ giúp người quản lý nhận thức đúng đắn đầy đủ, sâu sắc cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa với mọi thành viên trong doanh nghiệp nói riêng xã hội nói chung. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Bắc Hải, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Việt Bắc và các bác, anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp em có cơ hội tiếp cận với thực tế, qua đó củng cố thêm những kiến thức đã được học tại trường, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và viết khoá luận tốt nghiệp về đề tài “ Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải ”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khoá luận này được trình bày trong phạm vi 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 2: Thực trạng tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và BÁo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bắc Hải. Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Việt Bắc cùng ban lãnh đạo công ty, các bác, anh chị trong phòng kế toán và đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên những điều trình bày trong bài khóa luận này không khỏi còn thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đinh Thị Thanh Mai CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính 1.1.1.1 Khái niệm, mục đích của Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là một trong những phương pháp kế toán chủ yếu, là một hình thức thể hiện thông tin và truyền tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng và quan tâm với các mục đích khác nhau. Báo cáo tài chính tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chinh đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất , kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. 1.1.1.2 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính với các chủ thể trong nền kinh tế Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm như các nhà quản lý trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan của Nhà nước… Mỗi đối tượng quan tâm đến Báo cáo tài chính trên một góc độ khác nhau. Song, mục đích chung nhất của các đối tượng này là tìm hiểu, nghiên cứu những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đề ra quyết định phù hợp với mục đích của mình. * Các chủ thể quản lý bên trong doanh nghiệp Đối với chủ doanh nghiệp, Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình sản xuất, kinh doanh, kết quả tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở số liệu tổng hợp phản ánh trên Báo cáo tài chính, các nhà quản lý trong doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ và khả năng phát triển doanh nghiệp. Tìm ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã qua. Đồng thời trên cơ sở phân tích các thông tin đáng tin cậy đã thực hiện để dự đoán triển vọng cho tương lai. * Các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp - Đối với các nhà đầu tư, các nhà cho vay, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng có hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, có cơ sở tin cậy cho họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay hay không? Khi khả năng tài chính của doanh nghiệp khả quan, khi doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả , khả năng sinh lời cao và bền vững thì việc quyết định đầu tư, cho vay, thậm chí với giá trị lớn của các nhà đầu tư, nhà cho vay là điều tất yếu. - Đối với nhà cung cấp, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp họ nhận biết cơ bản về khả năng thanh toán, để từ đó họ có thể quyết định bán hàng hay không bán hàng hoặc áp dụng phương thức thanh toán hợp lý để nhanh chóng thu hồi tiền hàng. - Đối với khách hàng, Báo cáo tài chính giúp họ phân tích, đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng tiền hàng trước khi mua hàng hay không? - Đối với các cơ quan hữu quan của Nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế…, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán và hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán, thuế và kỷ luật tài chính, tín dụng, ngân hàng… 1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ 1.1.2.1 Báo cáo tài chính năm BCTC năm gồm: - Bảng cân đối kế toán  Mẫu số B01 – DN   - Báo cáo kết quả kinh doanh  Mẫu số B02 – DN   - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Mẫu số B03 – DN   - Bản thuyết minh báo cáo tài chính  Mẫu số B09 – DN   1.1.2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ BCTC giữa niên độ gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược * BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ):  Mẫu số B01a – DN   - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ)  Mẫu số B02a – DN   - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)  Mẫu số B03a – DN   - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc  Mẫu số B09a – DN   * BCTC giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược)  Mẫu số B01b – DN   - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược)  Mẫu số B02b – DN   - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược)  Mẫu số B03b – DN   - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc  Mẫu số B09a – DN   1.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm: - Trung thực và hợp lý; - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính,tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chỉnh phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phả được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: - Nguyên tắc hoạt động liên tục; - Nguyên tắc cơ sở dồn tích; - Nguyên tắc nhất quán; - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp; - Nguyên tắc bù trừ; - Nguyên tắc có thể so sánh. Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tinh hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2 Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 1.2.1.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, trên Bảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại dài hạn. b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm. Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên - theo chiều ngang hoặc theo kiểu một bên - theo chiều dọc) là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”. * Phần “Tài sản”: Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo và thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần “Tài sản” phản ánh quy mô, kết cấu các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo tồn tại dưới hình thái vật chất, như: Vốn bằng tiền, Các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản cố định,… Thông qua đó có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần “Tài sản” phản ánh số vốn và tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. * Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Về mặt kinh tế, số liệu ở phần “Nguồn vốn” thể hiện cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả, đối với khách hàng về các khoản phải thanh toán, đối với chủ sở hữu về số vốn đã được đầu tư, đối với Nhà nước về các khoản phải nộp, đối với cán bộ công nhân viên về các khoản phải trả… Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều có 5 cột theo trình tự “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số cuối năm”; “Số đầu năm” Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, Bảng cân đối kế toán còn có các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu này phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp được sử dụng và phải quản lý theo chế độ quản lý tài sản chung như vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công hoặc một số chỉ tiêu cần quản lý cụ thể, chi tiết nhằm diễn giải thêm về các tài khoản trong bảng như chỉ tiêu ngoại tệ các loại… Biểu 1.1 Đơn vị báo cáo:……….. Địa chỉ:………………..  Mẫu số B01 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)   BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày … tháng … năm … (1) Đơn vị tính:...... Tài sản  Mã số  Thuyết minh  Số cuối năm  Số đầu năm   1  2  3  4  5   A - Tài sản ngắn hạn (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150)  100      I. Tiền và các khoản tương đương tiền  110      II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  120  V.02     III. Các khoản phải thu ngắn hạn  130      IV. Hàng tồn kho  140      V. Tài sản ngắn hạn khác  150      B - Tài sản dài hạ
Luận văn liên quan