Đề tài Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Kể từ năm 1986, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước ta là: Xây dựng Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là việc phát huy những tiềm lực kinh tế trong nước kết hợp với việc "đi tắt, đón đầu" nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Việt Nam ở vào khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi. Do đó ta có lợi thế để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại, dịch vụ,. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cộng với quan hệ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển. Với đường lối cởi mở và đổi mới, ta có thể tận dụng được những khả năng to lớn về vốn, thị trường và công nghệ để bổ sung và phát huy sức mạnh trong nước. Một trong những nhân tố để phát triển kinh tế chính là việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Đây có thể coi là một nhân tố cơ bản và vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nước nào muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII cũng đã chỉ rõ: "Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn gắn với việc sử dụng có hiệu quả. Trong đó, nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn bên ngoài là quan trọng". Huy động và sử dụng vốn, đó chính là đặc điểm cơ bản nhất của các ngân hàng thương mại. Điều đó có nghĩa là hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hệ thống ngân hàng đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngay khi mới ra đời nó đã chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong nền kinh tế. Các ngân hàng trung gian trong đó có ngân hàng thương mại ngày càng phát triển và mở rộng với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Các nghiệp vụ ngân hàng cũng thường xuyên được nâng cấp, đổi mới và tăng thêm nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng bao gồm cả những tổ chức và cá nhân thuộc đủ các thành phần kinh tế. Ở Việt Nam, sau 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm1990. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do sự tan rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Đặc biệt, chúng ta đã không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á mặc dù hậu quả của nó đối với nước ta cũng khá nặng nề. Đạt được những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hệ thống ngân hàng nước ta còn nhiều tồn tại, khó khăn. Như dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã viết: "Hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta còn nhiều mặt yếu kém và chưa lành mạnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư chậm và chưa hợp lý. Đầu tư cho phát triển còn bị phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều, làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhất là vốn từ ngân sách Nhà nước, còn thấp. Nguồn vốn trong dân chưa được huy động đúng mức. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm nhiều, trong khi công tác quản lý, điều hành lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc và khuyết điểm". Điều này một lần nữa khẳng định việc đổi mới và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hiện nay, các ngân hàng thương mại với chức năng hoạt động của mình đóng vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình điều tiết và phát triển nền kinh tế thị trường, tạo sự cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và tiêu dùng, giữa tích luỹ và đầu tư, giữa thu nhập và phân phối trong nền kinh tế. Vì lẽ đó, công cuộc đổi mới trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại được rất nhiều các nhà kinh tế cũng như các nhà quản lý quan tâm, nghiên cứu. Trên các báo cáo kinh tế như tờ Thời báo kinh tế hay một số báo chuyên ngành như Tạp chí ngân hàng, Thời báo ngân hàng, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng,. có đăng rất nhiều bài báo về những ưu điểm cũng như những tồn tại của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, họ cũng nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của hệ thống ngân hàng. Đó cũng chính là những lý do khiến cho em chọn đề tài: "Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu, bài viết của em bao gồm ba nội dung chính: Chương I: Lý luận chung về ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan