Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quan trọng quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nguồn gốc, nguyên nhân, yếu tố quyết định thắng lợi
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của tổ chức Đảng vừa tuân thủ nguyên
lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa căn cứ vào tình hình thực tế của cách
mạng Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường khó khăn nào, kể cả
trong nhà tù, trại giam của địch, người đảng viên vẫn tiến hành công tác xây
dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo và hoạt động tổ chức Đảng. Nhờ việc khẳng
định vai trò lãnh đạo trong mọi giai đoạn, hoàn cảnh mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, có
rất nhiều chiến sĩ, đảng viên trong quá trình chiến đấu trên các chiến trường bị
sa vào tay giặc, bị giam cầm trong các trại giam tù binh. Trong các trại giam
tù binh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chế lao tù khắc nghiệt để giam
cầm cán bộ, chiến sĩ: hủy hoại về thể xác, khủng bố về tinh thần, vô hiệu hóa
các chiến sĩ cách mạng để khi trở về, họ không thể tiếp tục tham gia chiến
đấu, hoạt động cách mạng. Những khó khăn, thử thách trong lao tù đặt ra
yêu cầu bức thiết cần có tổ chức để đấu tranh bảo vệ tù binh. Trong hoàn cảnh
đặc biệt đó, mặc dù không nhận được sự chỉ đạo của tổ chức Đảng bên ngoài,
nhưng với ý thức trách nhiệm của người đảng viên cộng sản được trang bị lý
luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh thần quyết tâm, kiên định lý
tưởng của Đảng, cùng với sự chủ động, sáng tạo, những người đảng viên và
chiến sỹ cách mạng trung kiên đã tìm ra nhiều hình thức phù hợp để tập hợp
đảng viên, thành lập các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh
208 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Trần Tuấn Sơn
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ......................................................................................................... 9
1.1 Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 9
1.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu ........................ 23
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TRẠI
GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ...................................... 26
2.1. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm, tra tấn của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn trong các trại giam tù binh .................................................. 26
2.2. Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh ...... 55
Chương 3: TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CÁC
TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ........................... 72
3.1. Lãnh đạo tù binh đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng
sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi ................................................................... 72
3.2. Đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt ................ 80
3.2. Đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng ............................ 97
3.3. Tìm cách trở về với cách mạng ......................................................... 106
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................. 120
4.1 Nhận xét .............................................................................................. 120
4.2 Kinh nghiệm ....................................................................................... 134
KẾT LUẬN ................................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 155
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 178
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quan trọng quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nguồn gốc, nguyên nhân, yếu tố quyết định thắng lợi
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của tổ chức Đảng vừa tuân thủ nguyên
lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa căn cứ vào tình hình thực tế của cách
mạng Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường khó khăn nào, kể cả
trong nhà tù, trại giam của địch, người đảng viên vẫn tiến hành công tác xây
dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo và hoạt động tổ chức Đảng. Nhờ việc khẳng
định vai trò lãnh đạo trong mọi giai đoạn, hoàn cảnh mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, có
rất nhiều chiến sĩ, đảng viên trong quá trình chiến đấu trên các chiến trường bị
sa vào tay giặc, bị giam cầm trong các trại giam tù binh. Trong các trại giam
tù binh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chế lao tù khắc nghiệt để giam
cầm cán bộ, chiến sĩ: hủy hoại về thể xác, khủng bố về tinh thần, vô hiệu hóa
các chiến sĩ cách mạng để khi trở về, họ không thể tiếp tục tham gia chiến
đấu, hoạt động cách mạng... Những khó khăn, thử thách trong lao tù đặt ra
yêu cầu bức thiết cần có tổ chức để đấu tranh bảo vệ tù binh. Trong hoàn cảnh
đặc biệt đó, mặc dù không nhận được sự chỉ đạo của tổ chức Đảng bên ngoài,
nhưng với ý thức trách nhiệm của người đảng viên cộng sản được trang bị lý
luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh thần quyết tâm, kiên định lý
tưởng của Đảng, cùng với sự chủ động, sáng tạo, những người đảng viên và
chiến sỹ cách mạng trung kiên đã tìm ra nhiều hình thức phù hợp để tập hợp
đảng viên, thành lập các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh.
3
Trong các trại giam tù binh đã xây dựng được hàng trăm tổ chức Đảng,
tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo các hoạt động đấu tranh của tù binh chống
chế độ lao tù khắc nghiệt, tàn bạo, đấu tranh giữ vững khí tiết cách mạng, bảo
vệ tù binh cho đến ngày chiến thắng trở về... Mỹ và chính quyền Sài Gòn
không thể lường được, trong các trại giam tù binh với hàng rào thép gai dày
đặc, sự kiểm soát gắt gao của bộ máy cai ngục với đủ loại công cụ tra tấn dã
man, tàn bạo nhất, các tổ chức Đảng được hình thành, ngày càng được củng
cố, phát triển và lãnh đạo hoạt động đấu tranh của tù binh chống lại chế độ lao
tù tàn bạo, bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cộng sản.
Nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh góp phần
làm sáng tỏ đặc điểm công tác xây dựng Đảng trong nhà tù, hoạt động của tổ
chức Đảng trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, khẳng
định những đóng góp to lớn của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh và tôn
vinh những người đảng viên, tù binh kiên trung. Dù bị tù đầy, tra tấn bằng
nhiều hình thức tàn bạo, dã man, luôn phải đứng giữa cái sống và cái chết
nhưng đa số họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên trung với Đảng, không
những vậy các chiến sĩ cách mạng còn biến nhà tù thành trường học cách
mạng, không ngừng học tập, vươn lên chờ ngày chiến thắng trở về để tiếp tục
đóng góp cho cách mạng, cho đất nước. Nghiên cứu hoạt động của tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu
phản động, sai trái về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam, luận giải thêm về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
Hiện thực lịch sử đấu tranh lâu dài, phong phú của cán bộ, chiến sĩ bị
giam giữ trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn hàm
chứa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng trong một
môi trường đặc biệt-môi trường nhà tù, một hiện thực hiếm thấy trong lịch sử
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, rất cần được nghiên cứu và làm
4
sáng rõ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống về hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh
của địch ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966
đến năm 1973. Vì vậy, qua nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong các
trại giam tù binh, bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử công
tác xây dựng Đảng trong hoàn cảnh đặc biệt tù đày. Từ đó, đúc rút những
kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác chính trị, tư
tưởng cho đảng viên góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong tình hình
mới hiện nay.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoạt động của tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền
Nam từ năm 1966 đến năm 1973", làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo và hoạt động các tổ chức Đảng trong các trại giam tù
binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1973. Đúc kết
những kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ
trang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan và quá trình hình thành các tổ chức Đảng
trong các trại giam tù binh.
- Phân tích, luận giải, làm rõ quá trình lãnh đạo và hoạt động của tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973.
- Đánh giá thành công và hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các
trại giam tù binh
- Đúc kết những kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn từ hoạt động lãnh
đạo đấu tranh của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của địch.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, chủ trương chỉ đạo và
hoạt động các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Nghiên cứu sự ra đời, tổ chức lãnh đạo và hoạt động của các tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh trên các mặt: đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo
vệ khí tiết người cộng sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi; đấu tranh bảo vệ tù
binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt; đấu tranh biến nhà tù thành trường học
cách mạng; đấu tranh vượt ngục tìm đường trở về với cách mạng.
- Về thời gian
Nghiên cứu hoạt động của các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh từ
năm 1966 đến năm 1973.
- Về không gian
Trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở cấp Trung ương và
Vùng chiến thuật gồm 6 trại giam: Trại giam tù binh Hố Nai (Biên Hòa), Trại
giam tù binh Pleiku (Gia Lai), Trại giam tù binh Non Nước (Đà Nẵng), Trại
giam tù binh Phú Quốc (Kiên Giang), Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ)
và Trại giam tù binh nữ Phú Tài (Quy Nhơn). Luận án tập trung đi sâu nghiên
cứu 2 trại giam tù binh chính mang tính điển hình là Trại giam tù binh Phú
Quốc và Trại giam tù binh nữ Phú Tài.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng về công tác xây dựng Đảng.
6
4.2. Nguồn tư liệu
- Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hệ thống trại giam của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam.
- Tài liệu lưu trữ ở Văn phòng Trung ương Đảng, Cục An ninh, Trung
tâm lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ...
- Tư liệu của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam, một tổ
chức hoạt động công khai tại Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1975.
- Tập hợp các bài viết, các bài hồi ký của các chiến sĩ cách mạng từng bị
bắt và tù đày trong các trại giam tù bình của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam.
- Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình nghiên
cứu của đề tài “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong
các nhà tù trại giam của địch ở miền Nam (1954-1975)” do Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử, lôgíc là chủ yếu và kết hợp với các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm.
- Các phương pháp sử liệu học trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đặc biệt là
phương pháp phân loại sử liệu, phê phán sử liệu. Do đặc thù của đề tài,
nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tư liệu hồi ký. Do vậy, khi sử dụng
nguồn tài liệu này, nghiên cứu sinh luôn có sự so sánh, đối chiếu, kiểm tra,
phê phán các nguồn tài liệu trên trước khi đưa vào sử dụng vào luận án. Ngoài
ra, luận án còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu là các báo cáo, công văn, chỉ thị...
của chính quyền Sài Gòn để lại, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc
gia II, nguồn tài liệu này của phía đối phương cũng được nghiên cứu sinh
nghiên cứu, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Vì trên thực tế, nhiều báo cáo
của chính quyền Sài Gòn đối với việc tra tấn tù binh và sát hại tù binh, vì sợ
7
sự lên án của dư luận và công ước quốc tế về tù binh nên chính quyền Sài
Gòn đã cho làm những hồ sơ, báo cáo giả...
- Khảo sát thực tế tại các trại giam tù binh và địa phương có các trại
giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Nghiên cứu sinh trực tiếp đến
các tỉnh: Bình Định, Kiên Giang, Gia Lai và Thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình làm luận án,
nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và phỏng vấn nhân chứng ở nhiều tỉnh
phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định...;
các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm rõ hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh.
- Bước đầu dựng lại một cách tương đối đầy đủ hoạt động của tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh.
- Bước đầu nêu lên những nhận xét về tính chất, đặc điểm, thành công,
hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh.
- Đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động của chức đảng trong các trại giam tù
binh của địch, từ đó có những đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây
dựng lực lượng vũ trang.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và công tác xây dựng Đảng
trong môi trường, hoàn cảnh đặc biệt, công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn
hiện nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4
chương:
8
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Sự hình thành các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh
từ năm 1966 đến năm 1973.
Chương 3: Tổ chức Đảng lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh
từ năm 1966 đến năm 1973.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình, nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân trong và
nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Trước hết là các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam viết về Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-
1975, gồm 9 tập: tập 1, Nguyên nhân chiến tranh [66]; tập 2, Chuyển chiến
lược [67]; tập 3, Đánh thắng chiến tranh đặc biệt [68]; tập 4, Cuộc đụng đầu
lịch sử, [69]; tập 5: Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 [70]; tập 6, Thắng
Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương [71]; tập 7, Thắng lợi quyết định,
[72]; tập 8, Toàn thắng [73]; tập 9, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học
lịch sử [44].
Các công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực
thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng
lợi và bài học [3]; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và
bài học [4]; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [194] của Đại
tướng Văn Tiến Dũng; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [200]
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Công trình nghiên cứu của Viện Sử học: Sức mạnh chiến thắng của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [198]; Lịch sử Việt Nam (1965-1975)
[199]. Các công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [96]; Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, tập II (1954-1975) [197].
Những công trình lịch sử nêu trên đã tái hiện sinh động cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có
10
trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, các
chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc thiết lập hệ thống cai
trị, hệ thống nhà tù, trại giam ở miền Nam; các chính sách của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn đối với tù chính trị, tù binh ở miền Nam và phần nào phản ánh
các cuộc đấu tranh của tù nhân tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Các công trình trên cung cấp một phông kiến thức chung về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam cũng được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Các công
trình này cũng cung cấp nhiều sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam như: Sự lừa dối hào nhoáng, tập 1 [122]
của N.Sheehan; Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam
và hồ sơ Lầu Năm Góc) [79] của Daniel Ellsberg; Hồ sơ chiến tranh Việt
Nam tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon [122] của Jeffrey
Kimball ; Đội quân bí mật cuộc chiến bí mật [160] của Sedgwick Tourson;
Lời phán quyết về Việt Nam [89] của Gi.A. Amtơ; Việt Nam-cuộc chiến tranh
mười nghìn ngày [137] của Maicon Maclia; Những bí mật của cuộc chiến
tranh Việt Nam [147] của Philíp B.Davítsơn ; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất
của Mỹ [88] của George C.Herring ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [67] của
Gabrriel Kolko.
Các cuốn sách mà tác giả từng là quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ
và quân đội Mỹ có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Cụ thể như: Tấn thảm
kịch và bài học về Việt Nam [158] của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ R
Macnamana; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [132] của Tổng thống Mỹ Linđơn
Giônxơn; cuốn Hồi ký Richard Nixon, [157] của Tổng thống Mỹ Richard
Nixon; cuốn Tường trình của một quân nhân [201] của Đại tướng William. C.
Westmoreland, người trực tiếp chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
11
Những công trình này trình bày tương đối hệ thống và có những luận
giải về quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy
tham vọng cũng như những nỗ lực và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của
quân Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Một số tác giả đi sâu hơn nghiên cứu chính sách, các chiến lược
của Mỹ trong những năm quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn
Công trình nghiên cứu về Trại giam tù binh Phú Quốc có 2 công trình
tiêu tiểu: Trại giam tù binh Phú Quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược [13] của Ban liên lạc tù binh Việt Nam và cuốn Trại giam
tù binh Phú Quốc, những trang sử đẫm máu 1967-1973 [123] của tác giả Trần
Văn Khiêm. Hai công trình này đã cung cấp nhiều tài liệu quý giá nghiên cứu
về vùng đất, lịch sử hình thành trại giam tù binh Phú Quốc, các tư liệu nghiên
cứu về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù binh,
các cuộc đấu tranh của tù binh ở trại giam Phú Quốc, nêu bật ý chí bất khuất
và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ
thù. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, chủ quan và khách quan nên còn
thiếu vắng những tư liệu, sự kiện, nhân vật tiêu biểu, chưa làm rõ được quá
trình hình thành và hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam.
Các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc,
tháng 3-1995 [124] do tỉnh Kiên Giang tổ chức. Cuốn kỷ yếu đã tập hợp được
nhiều bài viết, báo cáo tham luận, phát biểu và hồi ký của các đồng chí lãnh
đạo, nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học và cựu tù binh về trại giam tù binh Phú
Quốc theo nội dung: Báo cáo chung về di tích, tình hình trại giam (tội ác của
địch, sinh hoạt và đấu tranh của tù binh); vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng
trong trại giam; Vấn đề phục hồi, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích
12
Các bài viết, bài tham luận tại 4 cuộc Hội thảo khoa học về "Tổng kết
công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của
địch thời kỳ 1954-1975" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối
hợp với Ban Liên lạc tù binh, tù chính trị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm
2012; Đà Nẵng ngày 5-8-2013; tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10-2013;
tại Cần Thơ năm 2014. Các cuộc hội thảo đã tập hợp được hàng trăm bài viết,
các bài nghiên cứu, bài tham luận của các nhà nghiên cứu của các chiến sĩ
cách mạng từng bị địch bắt, tù đày trong các nhà tù, trại giam tù binh của Mỹ
và chính quyền Sài Gòn. Tiêu biểu là những bài tham luận: Những đặc điểm
của tổ chức Đảng trong nhà tù thời Mỹ-ngụy [1] của Lê Quang Ba; Tù binh,
thương binh tàn nhưng không phế [32] của Nguyễn Xuân Bình; Xây dựng
Đảng và bảo vệ tổ chức Đảng, Đoàn ở trại giam tù binh Pleiku trong giai
đoạn chiến tranh chống Mỹ [33] của Trương Trọng Bính; Công tác xây dựng
Đảng và lãn