Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Láng Hạ

AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc m ới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới ho ạt đ ộng và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vôns tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chu ẩn mực mới, phù hợp với tiêu chu ẩn quốc tế là 1.9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Chinh nhánh Agribank Láng Hạ được thành lập năm 1997. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Láng Hạ (Gọi tắt là CN Láng Hạ) là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc NH NoN&PTNT VN, được đánh giá là một trọng những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nư ớc. Trải qua hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Láng Hạ đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chu ẩn mực quốc tế trong quá trình hội nh ập kinh tế quốc tế.

pdf17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5441 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Láng Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ----------------- Báo cáo thực tập giữa khóa: Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnNông thôn- chi nhánh Láng Hạ Sinh viên thực hiện : Bùi Viết Sang Lớp : A12-KT-K47 Mã sinh viên : 0581010392 GV hướng dẫn : Thầy Lê Huy Sĩ Hà Nội, ngày 25/06/2011 Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 2 Mục lục Phần I: Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Láng Hạ ............................................................................. 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 3 2. Các lĩnh vực hoạt động chính của Agribank Láng Hạ .............................................. 4 3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................ 5 Phần II: Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Láng Hạ .......................................... 7 1. Thư tín dụng chứng từ nhập khẩu ............................................................................ 7 2. Chuyển tiền có bồi hoàn TTR ................................................................................ 11 2.1 TTR chuyển tiền đến ........................................................................................... 12 2.2 TTR chuyển tiền đi .............................................................................................. 13 3. Đánh giá triển vọng phát triển dịch vụ thanh toán QT tại NH NoN&PTNT VN- chi nhánh Láng Hạ ................................................................. 13 Phần III: Nhật ký thực tập.......................................................................................... 15 Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 3 Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Láng Hạ (NH NoN&PTNT VN- CN Láng Hạ) 1. Lịch sử hình thành và phát triển AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vôns tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1.9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Chinh nhánh Agribank Láng Hạ được thành lập năm 1997. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Láng Hạ (Gọi tắt là CN Láng Hạ) là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc NH NoN&PTNT VN, được đánh giá là một trọng những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Trải qua hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Láng Hạ đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hình 1.1 Logo Agribank Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 4 Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tính đến nay Chi nhánh Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. 2. Các lĩnh vực hoạt động chính của Agribank Láng Hạ Hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và ngân hàng Agribank Láng Hạ nói riêng rất đa dạng trong các linh vực hoạt động: * Dịch vụ tiền gửi Là Ngân hàng thương mại có uy tín và truyền thống trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ - AGRIBANK LÁNG HẠ đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao nhất cho khoản tiền tiết kiệm của Quý khách, kết hợp với mức lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh. Với nhiều hình thức tiền gửi khác nhau: không kì hạn, có kì hạn 1-24 tháng, tiền gửi có kì hạn từ 2-5 năm, các hình thức tiết kiệm có thưởng; Agribank nhận tiền gửi là đồng VNĐ và các loại ngoại tệ đối với mọi cá nhân, người cư trú có CMND hoặc hộ chiếu. * Huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá: kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu với các phương thức trả trước, trả sau, trả định kì. Những lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Agribank: Quý khách được đảm bảo an toàn, bí mật khi mua giấy tò có giá - Quý khách mua Giấy tờ có giá được Bảo hiểm tiền gửi theo luật định. - Quý khách gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp Quý khách gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận bằng tiền VNĐ sẽ được quy đổi, mua lại thành tiền VNĐ với tỷ giá do Agribank Láng hạ công bố tại thời điểm giao dịch. - Quý khách được sử dụng để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng khi có nhu cầu cấp thiết về tài chính với mức lãi suất ưu đãi. Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 5 - Quý khách có thể sử dụng giấy tờ có giá cho các nhu cầu cá nhân như cho, bán, thừa kế, chuyển nhượng theo pháp luật * Dịch vụ tài khoản, tiền gửi thanh toán: tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, trả lương tự động bằng cách trích lập tài khoản, dịch vụ ngân quỹ * Mua bán ngoại tệ * Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu Các hình thức bảo lãnh: thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh * Dịch vụ thanh toán quốc tế: sẽ được đề cập ở phần II * Dịch vụ thẻ: Thẻ ghi nợ ATM là một trong các loại hình dịch vụ tiên phong được Ngân hàng áp dụng. Một số tính năng của thẻ ghi nợ - Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tại bất cứ máy ATM nào của NHNo mọi lúc, mọi nơi. - Thanh toán hoá đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (Điện, nước, Internet, điện thoại ...) tại máy ATM. - Thanh toán mua hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của NHNo. - Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh NHNo cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán mua hàng hoá dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư. - Thông tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (05 giao dịch gần nhất). - Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN). - Bảo mật các thông tin từ tài khoản. - Chuyển tiền trong hệ thống NHNo. - Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước. - Tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng (tỷ giá, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay …). 3. Cơ cấu tổ chức Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng Agribank Láng Hạ Giám đốc Hồ Văn Sơn Phó giám đốc Đoàn Thế Viễn Phó giám đốc Nguyễn Thị Thanh Thái Phó giám đốc Trần Thị Cúc Phòng hành chính nhân sự Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng tín dụng Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ và Market- ing PGD số 2 Phùng Hưng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp PGD số 3 Doãn Kế Thiện PGD số 5 Trung Kính PGD số 7 Đào Tấn PGD số 8 Khuất Duy tiến PGD số 11 Nguyễn Phong Sắc Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 7 Phần II: Hoạt động thanh toán quốc tế tại NH NoN&PTNT VN- CN Láng Hạ Thanh toán quốc tế là hình thức kinh doanh quan trọng của ngân hàng Agribank nói chung và ngân hàng Agribank Láng Hạ nói riêng. Các hình thức thanh toán quốc tế bao gồm : - Chuyển tiền đến/ chuyển tiền đi/ Chuyển tiền có bồi hoàn (TTR) - Thứ tín dụng chứng từ nhập khẩu/ Xuất khẩu - Nhờ thu Nhập khẩu/ xuất khẩu - Thanh toán biên giới Biểu đồ sau cho thấy tỉ lệ giá trị thanh toán quốc tế theo các loại hình trong 2 năm 2007 và 2009. Năm 2007 Năm 2009 Hình 2.1 (Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2007- 2009) Biểu đồ cho thấy tỉ lệ doanh thu của 2 loại hình thư tín dụng nhập khẩu và chuyển tiền có bồi hoàn TTR chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của Agribank, do đó bài báo cáo chỉ xin đề cập đến 2 hoạt động tiêu biểu trên 1. Thư tín dụng chứng từ nhập khẩu Nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ nhập khẩu là một trong các hình thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Đây là hình thức mà Agribank Láng Hạ thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá xuất trình bộ Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 8 chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Hình 2.2 Giá trị các hợp đồng thư chứng từ nhập khẩu năm 2005-2009 (Nguồn báo cáo tài chính năm 2009) Biểu đồ cho ta thấy giá trị của các hợp đồng thư chứng từ nhập khẩu tăng trưởng đều qua các năm từ 2005 đến 2008 tuy có chững lại trong năm 2009 do bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do lạm phát gây ra. Năm 2008, giá trị các hợp đồng thư chứng từ nhập khẩu đạt 608 triệu USD, cao nhất trong tất cả các năm từ 2005-2009. Hình 2.3 Giá trị các hợp đồng thư chứng từ nhập khẩu năm 2008 qua các tháng (Nguồn- Báo cáo tài chính năm 2008) Trong từng năm ta lại thấy được xu hướng biến động qua từng tháng, cụ thể là các hợp đồng thư chứng từ của Agribank Láng Hạ thường tập trung vào quý 1 và quý 3 Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 9 của năm. Lợi nhuận tương ứng cho hoạt động này khá cao, đạt 24200 USD năm 2008 và 100340 USD trong năm 2009. Sau đây, báo cáo xin trình bày hồ sơ thủ tục để thực hiện nghiệp vụ này Khách hàng giao dịch với Agribank Láng Hạ trước tiên phải mở tài khoản tiền gửi nội tệ, ngoại tệ. Trong trường hợp quý khách lần đầu đến giao dịch về thanh toán quốc tế, quý khách xuất trình cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế 01 bộ hồ sơ pháp lý bản sao y gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (có mã số xuất nhập khẩu) Yêu cầu mở L/C: - Nếu L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%. - Nếu khách hàng xin mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100%, khách hàng ký và đóng dấu sẵn vào đơn xin vay và giấy nhận nợ (theo mẫu của Ngân hàng) - Nếu L/C phát hành bằng vốn vay của Ngân hàng: Khách hàng liên hệ với Phòng Kinh doanh hoặc bộ phận tín dụng của Chi nhánh cấp II, các Phòng Giao dịch. Bộ hồ sơ mở L/C: - Đơn xin mở thư tín dụng (L/C): 01 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng). - Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có xác nhận sao y bản chính của đơn vị). - Giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng có giấy phép), hạn ngạch nhập khẩu (đối với mặt hàng có hạn ngạch): 01 bản sao (có sao y bản chính của đơn vị). - Hợp đồng mua bán ngoại tệ: 02 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng). - Đơn xin vay vốn: 01 bản chính và giấy nhận nợ đã ký: 01 bản chính. Sửa đổi L/C: Nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi L/C, đề nghị khách hàng xuất trình cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán Quốc tế các giấy tờ sau: - Yêu cầu sửa đổi L/C: 01 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng). - Văn bản yêu cầu sửa đổi L/C của người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá: 01 bản sao (có sao y bản chính của đơn vị). Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 10 - Hợp đồng mua ngoại tệ: 02 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng) để ký quỹ bằng ngoại tệ phần tăng thêm từ tài khoản tiền gửi của khách hàng (Nếu là sửa đổi tăng tiền). Yêu cầu phát hành bảo lãnh uỷ quyền nhận hàng theo L/C: Ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C. Điều kiện để Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh/thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn gốc: Khách hàng phải ký quỹ đủ 100% trị giá hoá đơn và tuỳ từng trường hợp cụ thể, khách hàng cần xuất trình những giấy tờ sau: - Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: Khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu của Ngân hàng) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn (có sao y bản chính của đơn vị). - Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: Khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu của Ngân hàng) kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ và 01 bản sao hoá đơn (có sao y bản chính của đơn vị). - Ký hậu vận đơn: Khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn (theo mẫu của Ngân hàng) kèm 01 bản gốc vận đơn và 01 bản sao hoá đơn (có sao y bản chính của đơn vị). Thanh toán L/C: Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C. Huỷ L/C: Nếu Khách hàng có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý Ngân hàng không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp: - Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Ngân hàng. Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 11 - Có tranh chấp thương mại mặc dù người xuất khẩu và người nhập khẩu thoả thuận nhưng chưa được sự chấp thuận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan. Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người nhập khẩu/người mở L/C: - Trước khi mở L/C, người nhập khẩu cần thoả thuận cụ thể với người xuất khẩu về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng và các chứng từ cần xuất trình - Người nhập khẩu phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì Ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hoá. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì người nhập khẩu phải trả tiền mặc dù hàng hoá đã giao không đúng với hợp đồng. - Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng. - Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và những quy cách phẩm chất quá phức tạp. - Người nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. 2. Chuyển tiền có bồi hoàn TTR Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng Agribank có thể đóng vai trò là ngân hàng thông báo thông báo hoặc ngân hàng phát hành tương ứng với hai nghiệp vụ của Agribank là chuyển tiền đến và chuyển tiền đi. TTR- chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn là một hình thức chuyển tiền có sử dụng điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện, thường được sử dụng trong thanh toán L/C. Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn cũng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Agribank Láng Hạ, chiếm 14-16 % giá trị thanh toán quốc tế của ngân hàng Agribank. Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 12 Hình 2.4 Giá trị các hợp đồng TTR từ 2005-2009 Hình 2.5 Lợi nhuận thu được từ dịch vụ TTR từ 2005-2009 (Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009) Tiếp theo báo cáo xin trình bày thủ tục nghiệp vụ TTR 2.1 TTR chuyển tiền đến Khách hàng có nhu cầu chuyền tiền từ nước ngoài về tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc nội tệ của mình tại Agribank Láng Hạ cần thông báo cho khách hàng hoặc thân nhân ở nước ngoài lưu ý một số điểm sau: - Ghi rõ tên, địa chỉ của người chủ tài khoản tại Agribank Láng Hạ - Ghi rõ số tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc nội tệ của người nhận tiền tại Agribank Láng Hạ - Tên, địa chỉ, SWIFT CODE Ngân hàng của người nhận tiền, cụ thể như sau: Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 13 Beneficiary's Bank: Vietnam Bank For Agriculture, Langha Branch. Address: No. 24 Langha Str., Hanoi, Vietnam. SWIFT CODE: VBAAVNVX402. Trong trường hợp người nhận tiền không có tài khoản tại ngân hàng Agribank Láng Hạ, cần ghi cụ thể tên và địa chỉ người thụ hưởng, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu. Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí và thời gian nhận được tiền, quý khách có thể cung cấp cho đối tác thông tin về các ngân hàng nước ngoài mà Agribank Láng Hạ có tài khoản. Xin vui lòng liên hệ với chi nhánh Agribank Láng Hạ 2.2 TTR chuyển tiền đi Khách hàng giao dịch với Agribank Láng Hạ phải mở tài khoản tiền gửi nội tệ, ngoại tệ. Trong trường hợp quý khách lần đầu đến giao dịch về thanh toán quốc tế, quý khách xuất trình cho Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế 01 bộ hồ sơ pháp lý bản sao y gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (có mã số xuất nhập khẩu) Để thực hiện chuyển tiền khách hàng cần phải có: - Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng) - Hợp đồng mua bán ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng nếu có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng để thanh toán) - Hợp đồng ngoại (có đóng dâú sao y bản chính của đơn vị) Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng sau khi đã nhận hàng phải xuất trình thêm bộ chứng từ nhận hàng và tờ khai hải quan bản photo có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị, đồng thời xuất trình tờ khai bản gốc để Ngân hàng đối chiếu. 3. Đánh giá triển vọng phát triển dịch vụ thanh toán QT tại NH NoN&PTNT VN- chi nhánh Láng Hạ 3.1 Thuận lợi Báo cáo thực tập giữa khóa Bùi Viết Sang MSV: 0851010392 14 Ngân hàng Agribank Láng Hạ có những thuận lợi lớn trong việc tận dụng bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. Trên đà tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 6-8%, va nhu cầu xuất nhập khẩu lớn thì cơ hội của Agribank Láng Hạ là không hề nhỏ. Với đội ngũ chuyên viên thanh toán quốc tế. kinh nghiệm và nhiệt huyết, và hệ thống dịch vụ uy tín, chất lượng, Agribank luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, một lợi thế cạnh tranh của Agribank Láng Hạ là chi phí dịch vụ thấp, được niêm yết công khai trên website hứa hẹn mang lại cho Agribank Láng Hạ một nguồn khách hàng tiềm năng và dồi dào bên cạnh lượng khách hàng trung thành và các đối tác của ngân hàng. 2.2 Khó khăn Bên cạnh thuận lợi là những khó khăn mà Agribank còn và sẽ gặp phải. Trước hết phải chỉ đến những khó khăn chung của ngành ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cả lên xuống thất thường, các hợp đồng mua bán XNK có xu hướng không ổn định, kéo theo đó là các hợp đồng thanh toán quốc tế, ảnh hưởng tới nguồn thu của các ngân hàng. Ngoài ra việc huy động vốn tương đối khó khăn dẫn đến ngân hàng phải thắt chặt tín dụng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng 2.3 Đề xuất cá nhân - Ngân hàng Agribank Láng Hạ nói chung và phòng Kinh doanh ngoại hối- Thanh toán quốc tế nói riêng cần phát huy những thế mạnh về công nghệ uy tín thương hiệu của một ngân hàng lâu đời và có truyền thống đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - Tăng cường đào tạo bổ sung cán bộ, mở rộng mạng lưới ngân hàng, triển khai mô hình quản lý mới, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý mới được tuyển dụng và có thể bắt nhịp luôn với công việc Dần dần đạt được các chỉ tiêu theo thông l
Luận văn liên quan