Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu.
Ở Việt nam hiện nay vấn đề giao thông còn nhiều bất cập số lượng xe cơ giới tham gia giao thông lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ý thức của người dân tham gia giao thông còn chưa cao dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và trở thành một vấn nạn đối với xã hội. Do vậy tầm quan trọng của bảo hiểm xe cơ giới trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro, đảm bảo cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn là rất quan trọng.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty, hàng năm doanh thu từ nghiệp vụ này rất cao tuy công ty chỉ mới thành lập và phát triển chưa lâu. Mặc dù doanh thu hằng năm đều tăng song để xây dựng nghiệp vụ này trở thành mũi nhọn của công ty thì việc triển khai nghiệp vụ này cần phải hoàn thiện hơn nữa. Để làm rõ hơn nữa vấn đề này sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài "Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp." làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.Với đề tài này em mong muốn được đóng góp phần nào ý kiến nhỏ bé của mình vào một nghiệp vụ luôn được coi là thế mạnh của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và của Thái Sơn nói riêng.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận tôt nghiệp được kết cấu làm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Chương 3:Giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn
72 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3173 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện. Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu.
Ở Việt nam hiện nay vấn đề giao thông còn nhiều bất cập số lượng xe cơ giới tham gia giao thông lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ý thức của người dân tham gia giao thông còn chưa cao dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và trở thành một vấn nạn đối với xã hội. Do vậy tầm quan trọng của bảo hiểm xe cơ giới trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro, đảm bảo cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn là rất quan trọng.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty, hàng năm doanh thu từ nghiệp vụ này rất cao tuy công ty chỉ mới thành lập và phát triển chưa lâu. Mặc dù doanh thu hằng năm đều tăng song để xây dựng nghiệp vụ này trở thành mũi nhọn của công ty thì việc triển khai nghiệp vụ này cần phải hoàn thiện hơn nữa. Để làm rõ hơn nữa vấn đề này sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài "Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp." làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.Với đề tài này em mong muốn được đóng góp phần nào ý kiến nhỏ bé của mình vào một nghiệp vụ luôn được coi là thế mạnh của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và của Thái Sơn nói riêng.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận tôt nghiệp được kết cấu làm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Chương 3:Giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn
Do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể không mắc những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy (Cô) và các anh (chị) tại đơn vị thưc tập để khoá luận của em có thể hoàn thiện, mang tính thực tế cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Hữu Ái, giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa bảo hiểm trường Đại học Lao Động – Xã hội, cũng như tập thể cán bộ nhân viên công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lại Thái Hùng
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.Một số khái niệm, sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm Bảo hiểm:
" Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê ".
Đây là khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đã bao quát được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm.
Khái niệm Kinh doanh Bảo hiểm:
" Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra ".(theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000)
Khái niệm Xe cơ giới:
Theo khoản 18 và khoản 20 điều 3 luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau :
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự .
- Các loại xe tương tự như xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm và nó được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.2.1 Đặc điểm, tình hình xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay
Khi khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức vận tải cũng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Trong số các loại hình giao thông vận tải bằng đường bộ thì xe cơ giới vẫn giữ vị trí quan trọng và được coi là huyết mạch của nền kinh tế mỗi quốc gia, đảm bảo cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách được thông suốt. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông đang được nâng cấp và mở rộng, phương tiện giao thông hiện đại ra đời ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế thương mại các vùng, miền trong nước cũng như với nước ngoài. Xe cơ giới hiện nay đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và có vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải mỗi quốc gia dựa trên một số ưu điểm như sau :
- Xe cơ giới có tính cơ động, linh hoạt cao với nhiều loại xe khác nhau: xe tải, xe contenner, xe khách, xe con, xe máy…hoạt động trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp, có thể vận chuyển người và hàng hoá tới những nơi mà các loại hình vận tải khác không thể đến được.
- Tốc độ vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh với chi phí vừa phải. Tiền vốn đầu tư mua sắm phương tiện, xây dựng bến bãi ít tốn kiếm hơn các hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước.
- Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiện hơn các loại phương tiện khác.
1.1.2.2 Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.
Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường bộ nói riêng đang là thách thức đối với các quốc gia trên Thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TBGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó.
Bảng 1: Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam
( 2005 – 2010 )
Năm
Số vụ tai nạn
(vụ)
Số người chết
(người)
Số người bị thương
(người)
Số vụ
Lượng
tăng
(giảm)
tuyệtđối
Số người chết
Lượng
tăng (giảm) tuyệt đối
Số người bị thương
Lượng
tăng (giảm) tuyệt đối
2005
14.141
-
11.184
-
11.760
-
2006
14.161
20
12.373
1189
11.097
-663
2007
14.652
488
13.106
733
10.512
-585
2008
12.882
-1770
11.594
-1512
8.066
-2446
2009
12.492
-390
11.516
-78
7.914
-152
2010
14.442
1950
11.449
-67
10.633
2719
(Nguồn : báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia)
Qua số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2010 ta có thể thấy tình hình tai nạn giao diễn ra khá phức tạp từ năm 2005 đến 2007 số vụ tai nạn gia tăng kéo theo số vụ tử vong cũng như bị thương tăng theo.Đến năm 2008-2009 có chiều hướng giảm số vụ tai nạn song đến năm 2010 số vụ tai nạn lai gia tăng đột biến tăng 1950 vụ so với năm 2009 tăng số vụ người bị thương lên 2719 vụ so với năm 2009.Trung bình mỗi năm số vụ tai nạn ước tính gần 14000 vụ, số người bị chết khoảng 12000 người. Đây là con số đáng báo động là bài toán nan giải, là vấn nạn đối với toàn xã hội.
1.1.3.Vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm
Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai nạn rất dễ xảy ra. Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thậm chí gây thiệt hại đến cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng không chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn mà còn thể hiện trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra.
- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân sách Nhà nước không phải chi trả để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
- Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn ( cho cá nhân, doanh nghiệp ) mà còn đáp ứng về vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lờ cam kết của họ với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Bảo hiểm còn đóng vai trò làm trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty công nghiệp và thương mại lớn.Với vai trò này bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là: bảo hiểm là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với nười thứ ba trước hết nhằm mục đích nhân đạo – bảo vệ người dân: nếu không may xảy ra tai nạn giao thông họ được bồi thường thiệt hại. Lợi ích đối với chủ xe: nếu không may xảy ra tai nạn , doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi chủ xe yêu cầu hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho ho số tiền họ đã bồi thường.
1.2. Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm.
Là loại hình bảo hiểm tài sản, bảo hiểm vật chất xe cơ giới có đối tượng bảo hiểm là chính những chiếc xe cơ giới còn giá trị, tham gia lưu thông trên đường bộ, thường được chia làm 4 loại chính gồm: các loại môtô; xe gắn máy; xe ôtô và xe chuyên dụng khác. Nhìn chung, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang những tiêu thức như: xe cơ giới phải được gắn động cơ, di chuyển được trên đất liền không cần đến đường dẫn và phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển. Tuy nhiên, xe cơ giới để có thể coi là một đối tượng bảo hiểm thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Phải có giá trị sử dụng,
- Xác định được giá trị bằng tiền tệ,
- Đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật và môi trường, phải được lưu hành hợp pháp (tức là được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký xe, giấy phép, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu hành xe).
Về mặt kỹ thuật, xe cơ giới được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau tùy vào từng loại xe nhưng về cơ bản đuợc chia thành các bộ phận sau: khối động cơ và hệ thống nhiên liệu, điện, hệ thống truyền lực; hệ thống lái; hệ thống phanh và hộp số và bộ phận thân vỏ. Riêng trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, người ta phân xe ô tô thành 7 tổng thành chủ yếu:
- Tổng thành động cơ
- Tổng thành hộp số
- Tổng thành thân vỏ
- Tổng thành hệ thống lái
- Tổng thành trục trước
- Tổng thành cầu sau, cầu chủ động
- Tổng thành lốp
Trên cơ sở phân chia đó, nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm cho từng bộ phận xe. Trong đó, bảo hiểm toàn bộ xe có đối tượng được bảo hiểm là toàn bộ chiếc xe cơ giới với đầy đủ các bộ phận tổng thành của xe; còn bảo hiểm bộ phận xe có đối tượng được bảo hiểm chỉ là một hay một số các tổng thành của xe. Trên thực tế, trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng giá trị lớn và thường hay chịu tổn thất nhiều nhất khi tai nạn xảy ra. Do đó, hiện nay các công ty bảo hiểm thường chỉ bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc bảo hiểm cho bộ phận là tổng thành thân vỏ. Đối với các loại xe mô tô, chỉ có hình thức bảo hiểm toàn bộ vật chất xe dành cho người tham gia bảo hiểm.
1.2.2.Phạm vi bảo hiểm
Rủi ro được bảo hiểm thông thường:
+ Đâm va, lật đổ;
+ Hỏa hoạn, cháy nổ;
+ Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa gió.
+ Mất toàn bộ xe trong trường hợp: xe bị trộm cắp, bị cướp.
+ Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài việc bồi thường tổn thất về vật chất cho xe cơ giới được bảo hiểm do những rủi ro trên gây ra, công ty bảo hiểm còn chịu trách nhiệm thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những phí tổn hợp lý và cần thiết phát sinh nhằm: ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm đối với xe bị tai nạn; chi phí bảo vệ và đưa xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định thiệt hại nếu tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm (bao gồm cả những phí tổn) đối với một sự kiện bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm (hay mức trách nhiệm bảo hiểm) ghi trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Rủi ro loại trừ ( rủi ro không được bảo hiểm ):
- Hư hỏng do khuyết tật, mất giá, giảm chất lượng hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa; hao mòn và hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bình thường của xe cơ giới thường được tính dưới hình thức khấu hao theo thời gian.
- Hư hỏng về điện hoặc các thiết bị, bộ phận máy móc mà không phải do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Cụ thể, đây là những hư hỏng mang tính chất ẩn tỳ của bộ phận thiết bị từ đó gây hư hỏng trực tiếp tới toàn bộ hệ thống máy móc của xe thì không được bảo hiểm bồi thường, nhưng do những hư hỏng đó mà xe bị tai nạn gây hư hỏng đến các bộ phận khác của xe thì vẫn thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Riêng tổn thất về săm lốp, đề can xe chỉ được nhà bảo hiểm bồi thường trong trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng vụ tai nạn.
- Mất cắp bộ phận xe.
Để tránh nguy cơ trục lợi bảo hiểm, hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo đúng nguyên tắc trong bảo hiểm, những thiệt hại, tổn thất xảy ro do một số nguyên nhân sau cũng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm:
- Hành động cố ý gây thiệt hại;
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn để lưu hành theo luật định;
- Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông như: lái xe không có giấy phép hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ; lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu bia, các chất kích thích gây nghiện trong quá trình điều khiển phương tiện; xe không có giấy phép lưu hành; xe chở các chất cháy nổ trái phép; xe đi vào đường cấm, chở quá trọng tải, chạy thử, tập lái hay sử dụng để đua xe, những thiệt hại do chiến tranh.
Cũng cần lưu ý trong thời hạn bảo hiểm nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn có hiệu lực đối với chủ xe mới. Tuy nhiên nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu
1.2.3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Xe cơ giới là một loại tài sản được bảo hiểm nên giá trị bảo hiểm xác định bởi giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm hay ký kết hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm được coi là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm, làm căn cứ áp dụng các hình thức bảo hiểm theo mức giá trị bảo hiểm khác nhau (như: bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị, trên giá trị) và để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho chủ xe khi có sự kiện bảo hiểm. Trên thực tế, giá trị của mỗi loại xe trên thị trường khác nhau và giá cả xe cũng luôn biến động nên thông thường các công ty bảo hiểm dựa vào yếu tố: loại xe, tuổi của xe, thời gian sử dụng xe,thể tích làm việc của xilanh… để xác định giá trị xe tham gia bảo hiểm.
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm các công ty bảo hiểm thường hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức độ khấu hao.Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị mới – Khấu hao sử dụng (nếu có).
Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe tham giá bảo hiểm.
Đối với những xe mới bắt đàu di vào hoạt động việc xác định giá trị ban đầu của xe không quá khó, có thể căn cứ vào các giấy tờ hóa đơn mua bán xe, hóa đơn thuế trước bạ để xác định giá trị xe.Đối với các loại xe đã qua sử dụng việc đánh giá đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp để đánh giá về giá trị ban đầu và tình trạng khấu hao cung như tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe.Trên cơ sở đó công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến kết luận về giá trị bảo hiểm, đòng thời chủ xe có thể quyết định tham gia tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay ngang giá trị thực tế của xe. Việc quyết định số tiền bảo hiểm sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
Số tiền bảo hiểm là một khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm. Như vậy, khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho toàn bộ xe hoặc bộ phận của xe tức là chủ xe đã mua bảo hiểm cho toàn bộ hay một phần giá trị của chiếc xe và phần giá trị được bảo hiểm đó được coi là số tiền bảo hiểm (tức là mức trách nhiệm bồi thường cao nhất của công ty bảo hiểm cho những thiệt hại đối với xe tham gia bảo hiểm mỗi vụ tai nạn).
Cũng như các loại hình bảo hiểm tài sản khác, trong nhiều trường hợp chủ xe có thể tham gia với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp tham gia bảo hiểm cho bộ phận xe) hoặc tham gia với số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm tùy thuộc vào khả năng tài chính và mục đích sử dụng. Theo nguyên tắc bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị bảo hiểm, tuy nhiên trường hợp chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm theo điều khoản “giá trị thay thế mới” thì vẫn được ch