PHẦN I
MỤC TIÊU HỘI NHẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI TẠI DOANH NGHIỆP
Hội nhập vào môi trường làm việc là một chương trình nhằm giúp cho người lao động mới có điều kiện tìm hiểu thêm các thông tin về Doanh nghiệp có liên quan đến chính sách, quy định, phúc lợi Đồng thời cũng giúp cho người lao động mới có điều kiện làm quen với môi trường làm việc mới, tránh những sai sót ban đầu có thể xảy ra.
1. Mục đích của chương trình hội nhập:
- Giúp cho người lao động mới hiểu rõ về tổ chức doanh nghiệp (các quy định, quy chế hoạt động, lương bổng, phúc lợi, an toàn lao động, tương quan với công đoàn, cơ sở vật chất hạ tầng, các yếu tố kinh tế) .từ đó nhận thức chính xác về trách nhiệm và bổn phận của từng cá nhân đối với thành công của tổ chức doanh nghiệp.
20 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hội nhập môi trường làm việc cho NLĐ mới tại Doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỤC TIÊU HỘI NHẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI TẠI DOANH NGHIỆP
Hội nhập vào môi trường làm việc là một chương trình nhằm giúp cho người lao động mới có điều kiện tìm hiểu thêm các thông tin về Doanh nghiệp có liên quan đến chính sách, quy định, phúc lợiĐồng thời cũng giúp cho người lao động mới có điều kiện làm quen với môi trường làm việc mới, tránh những sai sót ban đầu có thể xảy ra.
NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI
HỘI NHẬP
TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ KINH NGHIỆM
HỘI NHẬP
NGƯỜI LAO ĐỘNG CŨ (QUAY LẠI, CHUYỂN TỪ CÁC VÙNG KHÁC ĐẾN)
HỘI NHẬP
Mục đích của chương trình hội nhập:
Giúp cho người lao động mới hiểu rõ về tổ chức doanh nghiệp (các quy định, quy chế hoạt động, lương bổng, phúc lợi, an toàn lao động, tương quan với công đoàn, cơ sở vật chất hạ tầng, các yếu tố kinh tế).từ đó nhận thức chính xác về trách nhiệm và bổn phận của từng cá nhân đối với thành công của tổ chức doanh nghiệp.
Cung cấp những thông tin liên quan đến công việc (mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động mới): tâm lý nhân viên muốn biết cấp trên kỳ vọng gì nơi họ hoàn thành công việc, thành tích và tiêu chuẩn hoàn thành công việc: cụ thể công việc ra sao? Làm như thế nào? Các quản đốc trực tiếp quản trị nhân viên đó. Làm cho nhân viên và đồng nghiệp chào hỏi mở rộng bàn tay, trường hợp này dễ mâu thuẫn. Giúp hội nhập với tập thể. Cử người thâm niên hướng dẫn, chú ý nghỉ việc nhiều ở giai đoạn này.
Giảm nỗi lo lắng cho nhân viên mới: Tạo một ấn tượng thuận lợi về mặt tình cảm, tiếp đón tử tế, tạo hình ảnh đẹp về công ty.
Giảm bớt sự sai sót có thể xảy ra, nhanh chóng làm quen với quy trình làm việc: cung cấp thông tin cần thiết, nhân viên bắt tay vào làm việc giảm thời gian không cần thiết cho hai bên.
Thích nghi với phương pháp làm việc, thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, văn hóa tổ chức mới.
Ưu điểm của chương trình hội nhập:
Tạo ấn tượng tích cực cho người lao động mới.
Giúp cho người lao động mới thoải mái, giảm bớt được sự lo âu không hoàn thành công việc mới được giao.
Giúp cho người lao động cảm thấy có sự gắn bó với môi trường làm việc mới.
Người lao động mới có thể nhanh chóng làm quen với công việc và tạo được năng suất.
Giảm tỷ lệ người lao động mới xin nghỉ việc.
Tạo sự tự tin cho người lao động mới:
Giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cho những người lao động mới mà họ có khả năng làm được.
Áp dụng các biện pháp khen thưởng, phê bình, chỉ ra khuyết điểm, động viên.
Đặt kỳ vọng vào khả năng người lao động mới.
Chia sẻ kinh nghiệm, trạng thái tâm lý với người lao động mới.
Tìm hiểu những kinh nghiệm đã có của người lao động mới.
Chú trọng và phát huy tiềm năng của người lao động mới.
PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP CỤ THỂ
Sau khi đã bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức cho đợt tuyển dụng, cuối cùng cũng đã có trong tay những nhân viên mới đầy tiềm năng và bạn hy vọng rằng đây sẽ là nguồn nhân lực quý giá đảm bảo sự thành công trong tương lai. Tuy nhiên, một khâu quan trọng mà bạn không nên xem nhẹ là công tác "hậu tuyển dụng".
Những tổ chức biết quan tâm đến giai đoạn nhạy cảm này sẽ giảm thiểu tỷ lệ bỏ việc ở nhân viên mới. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí dành cho việc tuyển dụng.
Hội nhập môi trường làm việc cho nhân viên là một quá trình có thể được thực hiện:
Trước khi bắt đầu làm việc
Ngay khi công việc bắt đầu
Trong quá trình làm việc
Quá trình hội nhập là cực kỳ quan trọng không chỉ cho nhân viên mới mà ngay cả cho những nhân viên đang làm việc cho công ty. Ấn tượng về những ngày đầu tiên làm việc cho công ty sẽ là những kỷ niệm khó phai mờ với nhiều người. Vì vậy, tổ chức nên có chương trình đón tiếp nhân viên mới sao cho đáng nhớ và trân trọng.
Chương trình 1: Hội nhập tổng quát:
Do bộ phận nhân sự của công ty đảm trách.
Cung cấp thông tin tổng quát về tổ chức:
Lịch sử hình thành và phát triển.
Truyền thống, phong tục, chuẩn mực tiêu chuẩn của công ty.
Cơ cấu của tổ chức doanh nghiệp
Chức vụ và tên của các lãnh đạo.
Các phòng ban và chức vụ của nhân viên.
Thông tin về quy định, chính sách:
Sản phẩm, dịch vụ do tổ chức cung ứng.
Chính sách và chuẩn mực của tổ chức.
Những quy định về kỷ luật.
Thông tin về lương thưởng, phúc lợi, trợ cấp:
Cẩm nang của các nhân viên.
Mức lương, thang lương và ngày trả lương.
Các ngày nghỉ phép và nghỉ lễ.
Các giờ giải lao.
Các khả năng đào tạo và phát triển.
Bảo hiểm.
Kế hoạch nghỉ hưu.
Các dịch vụ do tổ chức cung ứng cho nhân viên.
Các chương trình giúp đỡ công nhân viên.
Thông tin về an toàn lao động, kỷ luật lao động:
Sức khỏe an toàn.
Tiện nghi, dịch vụ y tế, ma túy, vệ sinh, an toàn, đền bù.
Những quy định về kỷ luật.
Chương trình 2: Hội nhập chuyên môn:
Là giai đoạn mà cấp quản lý trực tiếp của nhân viên mới đảm nhận. Tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên mới, sẽ có chương trình đào tạo phối hợp với chương trình chuyên môn.
Trang bị cho nhân viên mới thông tin về chức năng của bộ phận phòng ban, nhiệm vụ trách nhiệm với công việc, thủ tục, chính sách luật lệ và quy định. Hướng dẫn tham quan giới thiệu đồng nghiệp, tạo cho nhân viên mới an tâm thoải mái không lạc lõng, tránh những sự kỳ thị. Giúp cho nhân viên mới làm việc hăng say, có năng suất hơn, thỏa mãn với công việc, số người bỏ việc thấp hơn.
Chương trình hội nhập từ đó sẽ được đặt ra dài hay ngắn, bao gồm các nội dung cụ thể
Chức năng bộ phận phòng ban:
Mục đích và mục tiêu ưu tiên hiện nay – cơ cấu tổ chức – các hoạt động.
Mối tương quan với phòng ban khác – với các công việc trong nội bộ phòng.
Nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công việc:
Dựa vào bản mô tả công việc giải thích chi tiết và các kết quả mong đợi.
Nêu tầm quan trọng công việc, liên quan đến đơn vị mình và toàn công ty.
Thảo luận khó khăn, làm cách nào tránh và vượt qua nó.
Các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, cơ sở đánh giá hoàn thành đó.
Số giờ làm việc trong ngày, số ngày trong tuần, nhu cầu giờ phụ trội.
Phân công làm công việc thêm – kiểm tra công cụ làm việc.
Giải thích lấy dụng cụ ở đâu, làm thế nào lấy, bảo trì sửa chữa.
Các loại dịch vụ, khi nào, làm thế nào để được hỗ trợ.
Mối tương quan với thanh tra nhà nước.
Điều lệ công việc, bộ phận, đơn vị – xử lý trường hợp cấp bách.
Các tiêu chuẩn sạch và vệ sinh – vấn đề an ninh, trộm cướp, chi phí cho nó.
Tiếp xúc với người bên ngoài – ăn uống, hút thốc, ăn kẹo trong đơn vị.
Di chuyển vật dụng ra khỏi đơn vị công tác – kiểm tra thiệt hại.
Bảng chấm công, giờ giấc – giải lao, nghỉ ngơi, giờ ăn trưa, gọi nhận điện.
Xin, yêu cầu cung cấp dụng cụ, kiểm tra đánh giá hoàn thành công tác.
Thông báo đăng ký xin làm công việc cao hơn và yêu cầu tái phân công.
Tham quan đơn vị phòng ban:
Phòng vệ sinh, phòng tắm – bình chữa lửa, trạm cứu hoả, đồng hồ báo giờ.
Xin phép vào ra khỏi cơ quan, khu vực của các quản đốc.
Hệ thống nước, bộ phận cung cấp bảo trỉ phòng ốc, văn phòng y tế an ninh.
Khu được hút thuốc, vị trị dịch vụ phụ vụ nhân viên, bộ phận cứu thương.
Giới thiệu với các đồng nghiệp.
Các buổi báo cáo đề , báo cáo nhiều ngày để gia tăng hiểu biết.
Chương trình 3: Đánh giá và theo dõi:
Nhân viên mới vào tổ chức sẽ được tổ chức sắp xếp thực hiện chương trình hội nhập tổng quát, tiếp theo đó là căn cứ vào vị trí công việc cụ thể, những kỹ năng cần có để thực hiện công việc mà người quản lý trực tiếp sẽ hội nhập chuyên môn cho nhân viên mới.
Sau khi tiến hành hội nhập chuyên môn cho nhân viên mới xong thì người quản lý tiếp tục theo dõi và ghi nhận kết quả.
Việc theo dõi, đánh giá ở đây nhằm động viên, giúp đỡ và để điều chỉnh và cải tiến kịp thời, dùng thông tin phản hồi từ nhân viên để đánh giá, thu thập bằng cách: yêu cầu nhân viên điền vào bảng câu hỏi, không ký tên, phỏng vấn theo mẫu ngẫu nhiên, các buổi thảo luận nhóm với nhân viên đã thích ứng.
Sau cùng là đánh giá và điều chỉnh lại chương trình hội nhập cho phù hợp với người nhân viên mới đó.
PHẦN III
MINH HỌA Ở MỘT TỔ CHỨC CỤ THỂ
1. Giới thiệu chung:
Tên Công ty : Công ty CP SOVICO
Được phôi thai từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước tại Liên bang Nga, SOVICO Holdings khởi đầu là một doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc... Giai đoạn giao thời của nước Nga đã tạo nên cơ hội cho những doanh nhân nhạy bén với thời cuộc, tận dụng cơ hội để nhanh chóng lớn mạnh.
Chủ trương đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam giai đoạn từ 2004 đến nay trong ba lĩnh vực chính là Bất động sản; Đầu tư tài chính - ngân hàng; Điện - năng lượng và gần đây là Hàng không.Việc tham gia vào lĩnh vực đầu tư tài chính, thành lập ngân hàng, tham gia vào các chương trình tài chính quốc tế ngay từ những năm 1993 - 1996 đã chứng tỏ tầm nhìn xa của các thành viên sáng lập SOVICO Holdings. Hoạt động của SOVICO Holdings từ một doanh nghiệp quy mô vừa đã chuyển sang một quy mô khá lớn, đa ngành, phát triển trên diện rộng trải ở hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ. Cho tới thời điểm này, Tập đoàn đã hiện diện ở trên 10 quốc gia.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Chủ trương đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam giai đoạn từ 2004 đến nay trong ba lĩnh vực chính là Bất động sản; Đầu tư tài chính - ngân hàng; Điện - năng lượng và gần đây là Hàng không có thể được coi như dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn trong những năm tới - Đó là tập trung nguồn lực, nhân lực và kinh nghiệm để đầu tư, phát triển một cách chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Thấm nhuần truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp trong cộng đồng xã hội, SOVI CO luôn chú trọng tham gia tài trợ các hoạt động từ thiện: xây nhà trẻ, trường mẫu giáo, xây cơ sở y tế, cầu đường giao thông nông thôn, cấp học bổng giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, đóng góp vào các Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, các gia đình chính sách, những hoạt động văn hoá, xã hội... trên khắp mọi miền đất nước với tổng kinh phí mỗi năm hàng chục tỷ đồng.
“Sóng Việt” của SOVICO cách đây gần 20 năm đã về nguồn, đã lớn mạnh và đang hội tụ thành một luồng sóng đầy năng lượng. Hiện nay, SOVICO đang triển khai hình thành một tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con với hướng chuyên môn hoá cao - SOVICO Holdings.
1.2 Tầm nhìn Sovico Holdings:
Trở thành tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
Trở thành Tập đoàn tư nhân có tên tuổi trong nước và quốc tế, phát triển bền vững và có uy tín mang thương hiệu Việt, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ Quốc tế tốt nhất.
Lợi ích:
Tạo ra lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, tập thể có liên quan thông qua các hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực đầu tư.
Con người:
Đặt con người là nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, nơi mọi người hứng khởi, tự hào để hoàn thành công việc một cách xuất sắc với vị trí, nhiệm vụ của mình.
Danh mục đầu tư lựa chọn:
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với những lĩnh vực đầu tư thông qua những dự án quy mô và bền vững.
2. Quy trình tiếp nhập, hội nhập nhân viên mới.
2.1. Chịu trách nhiệm chính:
1.
Ban Điều hành
Giới thiệu định hướng Công ty
Mô hình hoạt động
Văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi.
2.
Giám đốc nhân sự
Giới thiệu nhân sự,cầu nối tâm lý giữa NS mới và các bộ phận, phòng ban chức năng. Hướng dẫn nội quy, các quy định chi tiết về giao tiếp, bảo mật..
Thiết bị, công cụ làm việc, hướng dẫn sử dụng
Các chính sách, chế độ của Công ty
Các vấn đề đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt.
Sổ tay nhân sự
3.
Cấp quản lý chuyên môn
Giới thiệu nhân sự phòng ban
Bản mô tả công việc
Hướng dẫn công việc
Chỉ tiêu
Các quy định liên quan nghiệp vụ
Chính sách hỗ trợ, phối hợp, tương tác các thành viên phòng ban
4.
Các đồng nghiệp cùng phòng ban
Theo phân công cụ thể của cấp quản lý chuyên môn
2.2. Tiến trình:
Lập kế hoạch cho Nhân viên mới:
Danh sách những công việc cần hoàn thành trước khi Nhân viên mới làm việc ngày đầu tiên.
Lựa chọn vị trí và không gian làm việc hợp lý cho Nhân viên.
Sắp xếp những công cụ làm việc cần thiết (điện thoại, máy tính, email, tài khoản đăng nhập.... / BB bàn giao)
Lập bảng mô tả công việc cụ thể, bảng hướng dẫn công việc, chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc.
Lên kế hoạch đào tạo, giao một số công việc hợp lý cho nhân viên mới trong những ngày đầu. Đây là phần rất quan trọng của toàn bộ quy trình
Xác định những đồng nghiệp hướng dẫn:
Trao đổi về nội dung hướng dẫn với người phụ trách.
Đảm bảo người hướng dẫn đã sắp xếp thời gian cho việc đào tạo Nhân viên mới và đây là một phần công việc của họ.
Lập kế hoạch cho nhân viên mới
Hòa nhập vào Cty (văn hóa, nội quy)
Hòa nhập vào Bộ phận (văn hóa, công việc, chỉ tiêu)
Đào tạo (hướng dẫn cv, quy định)
Đánh giá hiệu quả công việc
Tiếp tục phát triển kỹ năng
Sơ đồ hướng dẫn
Sơ đồ hướng dẫn
Giới thiệu Nhân viên mới với toàn bộ công ty:
a. Mục đích:
Đảm bảo nhân viên mới được chào đón và hòa đồng vào Công ty ngay từ khởi đầu.
Tạo những ấn tượng tốt nhằm làm cho nhân viên mới hứng khởi và vinh dự khi được trở thành một phần của một đội ngũ đoàn kết và làm việc hiệu quả.
Đảm bảo nhân viên mới sẽ bắt đầu công việc tại SOVICO một cách tích cực.
b. Hội nhập:
Trao đổi về mô hình nhân sự Công ty, giá trị cốt lõi, văn hóa Công ty
Trao đổi về quy tắc trang phục nơi làm việc, giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, người cần xin phép khi nghỉ đột xuất
Hướng dẫn về giao tế, tiếp khách, ứng xử công sở
Trao đổi về các quy định bảo mật
Trao đổi về lịch trả lương, lịch nghỉ, chính sách làm thêm giờ, phụ cấp (nếu có)
Bàn giao sổ tay nhân sự
Hòa nhập phòng ban: Trưởng phòng ban chịu trách nhiệm lập Bản Danh sách theo dõi những công việc và công đoạn cần làm trong quá trình hướng dẫn nhân viên mới. Các hoạt động có thể bao gồm:
Giới thiệu về thành viên trong bộ phận
Tour vòng quanh khu làm việc (xem chi tiết bên dưới)
Dùng bữa trưa với người quản lý và nhân viên trực tiếp hỗ trợ đào tạo.
Trao đổi về mục đích làm việc của nhóm, phương châm và chính sách hướng tới mục tiêu, kế hoạch.
Bàn giao thiết bị và chìa khóa (nếu có)
Lưu ý về an toàn nơi làm việc (điện, nước, an ninh), thời tiết,...
Hướng dẫn về cách sử dụng cơ bản của những thiết bị hiện có (điện thoại, máy tính, mail, hệ thống văn bản, máy in, thông tin,...); Giới thiệu về Website của công ty và hệ thống quản trị như một nơi để tham khảo thông tin hữu ích, lưu ý về những chính sách và quy định khác.
Trao đổi về những nội dung và mô tả công việc cần thiết (bản mô tả công việc), các chỉ tiêu cần đạt được và cách thức đánh giá hiệu quả công việc
Quy trình đào tạo, kiểm tra và đánh giá:
Khu làm việc
Phòng họp
Đồng nghiệp
Ăn trưa và nghỉ ngơi
Các khu vực hạn chế hoặc phân quyền ra vào
Cầu thang
Máy photo và máy fax
Tài liệu, lưu trữ
WC
Kho
Bãi xe
Bảo quản cá nhân
Đào tạo lý thuyết:
Đào tạo chuyên môn
Đào tạo kỹ năng liên quan
Đào tạo về sử dụng các phần mềm phục vụ công việc: mail, BES, web, file quản lý thông tin
Đào tạo thực tiễn:
Giao việc cụ thể (trong danh mục tại Bảng mô tả công việc) ưu tiên việc đặc trưng và vừa sức trước, thông báo thời điểm đánh giá.
Đánh giá lại những kiến thức cần được đào tạo và lịch cụ thể. Thông báo lại với những người có liên quan để sắp xếp thời gian.
Đi thực tiễn, giới thiệu với đối tác nếu cần (bộ phận kinh doanh)
Theo sát Nhân viên mới để thường xuyên kiểm tra tiến độ và tạo cơ hội trao đổi mở, trả lời những vấn đề thắc mắc.
Lập văn bản theo dõi quá trình đào tạo.
Đánh giá hoạt động:
Trong suốt giai đoạn quan trọng này, lên lịch thường xuyên cho những buổi đánh giá hiệu quả công việc chính thức và không chính thức.
Tham khảo ý kiến đánh giá của những bộ phận khác (ý thức, khả năng)
Phát triển kỹ năng nâng cao:
Trao đổi về những kỹ năng cần thiết trong những môi trường chuyên nghiệp.
Trao đổi về những cơ hội để phát triển kỹ năng cá nhân của công ty.
Lên danh sách những kỹ năng nâng cao cụ thể cần được đào tạo.
III. Một số biểu mẫu cơ bản:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Mã số: BM_NS_02_TTCN
Ngày ban hành: 06/4/2010
Trang: 1/1
1
Họ và tên
2
Ngày tháng năm sinh
3
Nơi sinh
4
Trình độ văn hóa
5
Quốc tịch
6
Địa chỉ đăng ký hộ khẩu
7
Địa chỉ thường trú
8
Số điện thoại liên lạc
9
Số CMND/Hộ chiếu
10
Ngày cấp
11
Nơi cấp
12
Sổ BHXH
13
Mã số thuế
14
Số tài khoản
15
Mở tại (ngân hàng)
16
Tên chủ tài khoản
17
Nơi đăng ký khám chữa bệnh theo chế độ BHYT
18
Khi cần liên hệ với
19
Quan hệ
20
Số điện thoại
21
Địa chỉ
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số /[năm]/SVC-HĐLĐ
Mã số: BM_NS_02_HĐLĐ
Ngày ban hành: 06/4/2010
Trang: 1/1
Chúng tôi, một bên là
:
Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ
:
Đại diện cho
:
Địa chỉ
:
Điện thoại
:
Và một bên là
Sinh ngày
: / /19 tại
Trình độ chuyên môn
:
Địa chỉ thường trú
:
Điện thoại
:
CMND
: Số cấp ngày / / tại
Sổ lao động
: Số cấp ngày / / tại
Thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động này (“Hợp đồng”) và cam kết thực hiện đúng những điều khoản dưới đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng
1.1. Loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động có xác định thời hạn kể từ ngày .cho đến hết ngày . Thời gian thử việc 02 tháng, kể từ ngày . cho đến hết ngày . Trong thời gian thử việc, một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với điều kiện báo cho bên kia biết trước ít nhất ba (03) ngày.
1.2. Địa điểm làm việc: Theo sự phân công của Công ty.
1.3. Vị trí làm việc.
1.4. Công việc phải làm: Theo sự phân công của người phụ trách trực tiếp.
Điều 2: Chế độ làm việc
2.1. Thời giờ làm việc: Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều, từ thứ Hai đến thứ Sau hàng tuần, thứ Bảy làm nửa ngày từ 8 giờ sáng đến 12 giờ. Khi có yêu cầu, người lao động có thể được yêu cầu làm thêm giờ. Chế độ làm thêm giờ theo quy định hiện hành của Công ty.
2.2. Người lao động được cấp phát những dụng cụ làm việc theo yêu cầu công việc.
Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
3.1. Quyền lợi:
3.1.1. Mức lương hàng tháng:
3.1.2. Hình thức trả lương: Theo quyết định của Công ty.
3.1.3. Ngày trả lương: Ngày 20 hàng tháng (một lần/tháng). Nếu ngày trả lương trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết, thì tiền lương sẽ được trả vào ngày sau đó.
3.1.4. Tiền thưởng: Theo quy định của Công ty.
3.1.5. Được nghỉ hàng tuần, nghỉ vào các ngày lễ, tết theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3.1.6. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định hiện hành của Nhà nước .
3.1.7. Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty.
3.1.8. Chế độ nâng lương: Theo quy định của Công ty.
3.1.9. Những thỏa thuận khác: Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách hiện hành của Công ty.
3.2. Nghĩa vụ:
3.2.1. Hoàn thành công việc theo sự phân công của Công ty.
3.2.2. Chấp hành lệnh điều hành, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách và quy chế do Công ty ban hành.
3.2.3. Người lao động không được phép làm việc hoặc hợp tác với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác mà có ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty, trừ khi được Công ty chấp thuận trước bằng văn bản. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định này, Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà không cần thông báo trước.
3.2.4. Bồi thường vật chất:
- Nếu làm hỏng hoặc mất thiết bị, dụng cụ, tài sản của Công ty, người lao động phải bồi thường cho Công ty theo quy định hiện hành và Nội quy lao động của Công ty; trường hợp có cam kết bồi thường thì bồi thường theo cam kết đã thỏa thuận.
- Người lao động vi phạm các quy định về bảo mật thông tin của Công ty sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Công ty hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty
4.1. Nghĩa vụ:
4.1.1. Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
4.1.2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.
4.2. Quyền hạn:
4.2.1. Điều hành người lao động hoàn thành công việc được giao.
4.2.2. Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, điều động, luân