Đề tài Hôn Nhân Hàn – Việt- Những Vấn Đề về Thực Trạng và Nguyên Nhân

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, như: tốc độ tăng trưởng GDP, thị trường việc làm tăng mạnh, môi trường kinh tế được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người gia tăng đã thực sự thu hút giới đầu tư khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO (07/11/06), là một sự kiện quan trọng thúc đẩy hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô ồ ạt vào Việt Nam. Đây là một sự kiện đáng mừng, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc cho Việt Nam phát huy nguồn lực của mình. Trong số những nhà đầu tư vào nước ta, những năm gần đây, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất. Theo cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2007 Hàn quốc đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 403 dự án và tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD (so với năm 2006 có 207 dự án, đạt giá trị 2,78 tỷ USD). Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hàn Quốc giữ ngôi vị đầu bảng này (nguồn?). Song song với việc phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ là sự xuất hiện của một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, như xuất khẩu lao động, các đường dây buôn bán ma túy, các ổ chứa, .trong đó hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc nói chung và Hàn Quốc nói riêng đang thực sự là một vấn đề nóng bỏng và cấp bách được dư luận xã hội quan tâm chú ý. Việc kết hôn với người nước ngoài đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là xu hướng lấy chồng Hàn Quốc của các cô gái nông thôn. Trên thực tế, việc phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc không phải lúc nào cũng như tưởng tượng trong phim của các cô về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một chân trời mới, với một người chồng mơ ước và bao dự định hoài bão về đất nước xinh đẹp Hàn Quốc, mà thực ra ở vấn đề này đã có rất nhiều chuyện bất cập diễn ra xung quanh việc cô dâu Việt lấy chồng Hàn như bị môi giới lừa bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và hành hạ dã man thậm chí dẫn đến nhiều cái chết thương tâm nơi đất khách quê người. Trong sự giao lưu, hợp tác quốc tế thì hôn nhân nói chung và hôn nhân với người nước ngoài nói riêng là một vấn đề hết sức bình thường của mọi xã hội, luật pháp của mỗi quốc gia đều khẳng định: mỗi người đều có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc và người bạn đời cho riêng mình. Nhưng trên thực tế, các quyết định hôn nhân cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa, từ khách quan đến chủ quan. Liên quan đến hoạt động hôn nhân này, nhiều câu hỏi được đặt ra như họ có được bảo đảm cuộc sống không?, có được chồng yêu thương không?, có được quan tâm hỗ trợ khi cần không hay là khi mọi chuyện vỡ lỡ ra thì lên án, tố cáo, trách móc sự thiếu hiểu biết của cô dâu. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo, bài viết về vấn đề này. Trần Văn Phương, “Hiện tượng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy nghĩ”, Hội thảo quốc tế “ Hôn nhân xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa” (tác giả nào), theo bài viết thì tác giả đã nêu ra những thực trạng của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây, nếu trước đây phong trào kết hôn với người nước ngoài , mà chủ yếu là hiện tượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan nở rộ lên một cách mạnh mẽ thì kể từ năm 2005 trở đi các trung tâm môi giới kết hôn với người Đài Loan đã “hạ nhiệt” không phải là do lấy chồng Đài Loan không còn sức hút mà thay vào đó là các cô gái nhắm đến “vùng đất hứa” mới, với “Korean dream” (giấc mơ Hàn Quốc) để gởi gấm tấm thân ngàn vàng. Và điều đó cũng dẫn tới nhiều chuyện tiêu cực mới xảy ra, không lường trước được. Bên cạnh những thực trạng tác giả đã nêu trong bài viết thì tác giả cũng đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ nhân phẩm, quyền lợi của các cô dâu VIệt Nam, đồng thời hạn chế tình trạng môi giới gây mất trật tự xã hôi (nêu tác giả).

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hôn Nhân Hàn – Việt- Những Vấn Đề về Thực Trạng và Nguyên Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hôn Nhân Hàn – Việt: Những Vấn Đề về Thực Trạng và Nguyên Nhân Trần Nguyễn Lai Thi Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, như: tốc độ tăng trưởng GDP, thị trường việc làm tăng mạnh, môi trường kinh tế được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người gia tăng đã thực sự thu hút giới đầu tư khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO (07/11/06), là một sự kiện quan trọng thúc đẩy hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô ồ ạt vào Việt Nam. Đây là một sự kiện đáng mừng, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc cho Việt Nam phát huy nguồn lực của mình. Trong số những nhà đầu tư vào nước ta, những năm gần đây, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất. Theo cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2007 Hàn quốc đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 403 dự án và tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD (so với năm 2006 có 207 dự án, đạt giá trị 2,78 tỷ USD). Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hàn Quốc giữ ngôi vị đầu bảng này (nguồn?). Song song với việc phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ là sự xuất hiện của một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, như xuất khẩu lao động, các đường dây buôn bán ma túy, các ổ chứa,….trong đó hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc nói chung và Hàn Quốc nói riêng đang thực sự là một vấn đề nóng bỏng và cấp bách được dư luận xã hội quan tâm chú ý. Việc kết hôn với người nước ngoài đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là xu hướng lấy chồng Hàn Quốc của các cô gái nông thôn. Trên thực tế, việc phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc không phải lúc nào cũng như tưởng tượng trong phim của các cô về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một chân trời mới, với một người chồng mơ ước và bao dự định hoài bão về đất nước xinh đẹp Hàn Quốc, mà thực ra ở vấn đề này đã có rất nhiều chuyện bất cập diễn ra xung quanh việc cô dâu Việt lấy chồng Hàn như bị môi giới lừa bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và hành hạ dã man thậm chí dẫn đến nhiều cái chết thương tâm nơi đất khách quê người. Trong sự giao lưu, hợp tác quốc tế thì hôn nhân nói chung và hôn nhân với người nước ngoài nói riêng là một vấn đề hết sức bình thường của mọi xã hội, luật pháp của mỗi quốc gia đều khẳng định: mỗi người đều có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc và người bạn đời cho riêng mình. Nhưng trên thực tế, các quyết định hôn nhân cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa, từ khách quan đến chủ quan. Liên quan đến hoạt động hôn nhân này, nhiều câu hỏi được đặt ra như họ có được bảo đảm cuộc sống không?, có được chồng yêu thương không?, có được quan tâm hỗ trợ khi cần không hay là khi mọi chuyện vỡ lỡ ra thì lên án, tố cáo, trách móc sự thiếu hiểu biết của cô dâu. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo, bài viết về vấn đề này. Trần Văn Phương, “Hiện tượng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy nghĩ”, Hội thảo quốc tế “ Hôn nhân xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa” (tác giả nào), theo bài viết thì tác giả đã nêu ra những thực trạng của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây, nếu trước đây phong trào kết hôn với người nước ngoài , mà chủ yếu là hiện tượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan nở rộ lên một cách mạnh mẽ thì kể từ năm 2005 trở đi các trung tâm môi giới kết hôn với người Đài Loan đã “hạ nhiệt” không phải là do lấy chồng Đài Loan không còn sức hút mà thay vào đó là các cô gái nhắm đến “vùng đất hứa” mới, với “Korean dream” (giấc mơ Hàn Quốc) để gởi gấm tấm thân ngàn vàng. Và điều đó cũng dẫn tới nhiều chuyện tiêu cực mới xảy ra, không lường trước được. Bên cạnh những thực trạng tác giả đã nêu trong bài viết thì tác giả cũng đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ nhân phẩm, quyền lợi của các cô dâu VIệt Nam, đồng thời hạn chế tình trạng môi giới gây mất trật tự xã hôi (nêu tác giả). “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc: những cuộc hôn nhân không tình yêu và bao nỗi khó khăn”, Vietnamnet, thứ 5, 30/08/07, theo bài viết thì tác giả chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của một số cô gái Việt Nam lấy chồng nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc là do hai bên không quen biết nhau. Chú rể gặp cô dâu ở trung tâm môi giới, chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu, không có giao tiếp, không hiểu biết về văn hóa và lối sống của nhau…Có những cô dâu bị chồng đánh nhưng không hiểu vì sao bị đánh. Bản chất của những cuộc hôn nhân như thế này mang yếu tố rủi ro rất lớn, được chuyện thì coi như không có gì bàn cãi, còn không được thì không biết bao nhiêu chuyện tiêu cực diễn ra mà hầu hết những chuyện tình mai mối không tình yêu như thế này thường không có tuổi thọ lâu dài, một là ly dị, hai là gây nên những chuyện thương tâm làm đau lòng gia đình và xã hội. Đỗ Hoa, “Để làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chồng Hàn Quốc: Cần sự nỗ lực từ hai phía”, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 22/05/06, theo bài viết thì tác giả muốn nhấn mạnh “sự kiện ngày 21 tháng 4 năm 2006” khi Nhật báo hàng đầu của Hàn Quốc (Chosun) đăng bài “Các trinh nữ Việt Nam đến Korea – đất nước của hy vọng” đã gây nên những phản ứng dữ dội cả ở Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Và theo tác giả thì những chuyện như thế này không tiếp tục diễn ra nữa vì nó sẽ làm mất tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước và tác giả chỉ ra rằng để làm lành mạnh mối quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và chồng Hàn Quốc không còn cách nào khác là cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực từ 2 phía. “Cô dâu Việt lấy chồng Hàn sẽ được bảo vệ”, diễn đàn “Chính sách về vấn đề kết hôn quốc tế Hàn – Việt”, tại diễn đàn này bà Yang Seung Jo, cục trưởng Cục chính sách gia đình Hàn Quốc đã trả lời những câu hỏi của báo chí Việt Nam một cách chân thành và thiết thực nhất. Tại đây bà đã nói: “Dù cùng văn hóa, ngôn ngữ nhưng tỷ lệ ly hôn giữa những cặp vợ chồng người Hàn ngày càng tăng bởi đời sống hôn nhân là một quá trình phức tạp. Đời sống hôn nhân của những gia đình cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc càng khó khăn hơn vì bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng các cô dâu Việt Nam đừng nghĩ mình đang đơn độc ở Hàn Quốc. Chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”. Đây có thể xem như là một động thái tích cực từ phía Hàn Quốc trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ hôn nhân xuyên quốc gia này. Trong khuôn khổ bài viết này tôi hướng đến việc tìm hiểu thực trạng hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc, bên cạnh đó, xác định một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng kết hôn đa văn hóa này. Trên cơ sở những mục tiêu trên, bài viết sẽ trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: Thực trạng của vấn đề hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc như thế nào? Quá trình hình thành hôn nhân đa văn hóa như thế nào? Nguyên nhân thúc đẩy phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc là gì? Trong bài viết này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu nằm chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau…. Đây là vùng có số lượng phụ nữ lấy chồng ngoại quốc nhiều nhất nước, đặt biệt trong những năm gần đây xu thế lấy chồng Hàn Quốc tăng vọt. Phân tích thực trạng hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc sẽ góp phần làm rõ các vấn đề đã và đang được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp chỉ ra những nhận định chưa chính xác, qua đó giúp cho không những riêng tôi mà còn cho những nhà công tác xã hội có cái nhìn đúng đắn về vấn đề hôn nhân đa văn hóa này và đưa ra những phương thức hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng có phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc nói riêng và của phụ nữ lấy chồng ngoại nói chung. Hơn nữa, trên cơ sở phân tích các tư liệu sẵn có, bài viết sẽ góp phần bổ sung các phương pháp phân tích khoa học trong việc nghiên cứu phát triển cộng đồng, những lý luận cũng như các lý thuyết về Giới và phát triển. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin chủ yếu của bài viết này là phương pháp phân tích tư liệu sẵn có. Báo cáo sẽ sử dụng tư liệu từ các nguồn sau đây: - Tư liệu là các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân đa văn hóa. - Các bài viết trong các tạp chí, tập san chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội trong và ngoài nước - Sách, tài liệu tham khảo khác. Thực trạng hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc “Nhà nghèo, vất vả quanh năm mà vẫn không có cái dư để dành, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Cái nghèo dai dẳng đã khiến Huỳnh Mai bỏ học sớm, xuống tận Bạc Liêu làm công nhân thủy sản từ năm 15 tuổi. 4 năm sau cô về Bình Dương làm ở xưởng gỗ. Đầu năm 2006, có người trong xóm mai mối cho Mai lấy chồng Hàn Quốc, lúc đầu gia đình cô không đồng ý. Nhưng Mai nghĩ đây là lúc mình có thể trả nợ được cho gia đình, giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng hiện nay nên cô đã mạnh dạn nêu ra ý kiến trước cả nhà, ba mẹ cô không chịu nhưng Mai cứ nài nỉ: “ Gia đình mình nghèo quá, con đi 2, 3 năm là có tiền sẽ gửi về phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học”. Ông Huỳnh Văn Sáu đã gật đầu. Chính ông cũng không ngờ rằng cái gật đầu của mình đã cướp đi mãi mãi đứa con gái ngoan hiền của mình”. (trích nguồn) Mai chết đi để lại bao thương tiếc cho gia đình và những người biết chuyện về Mai, cô còn trẻ quá mà, mới 21 tuổi đời mà đã ra đi vĩnh viễn. Bức thư của Huỳnh Mai viết trước khi chết tại nhà ở phường Munhoa, thành phố Cheonan (Hàn Quốc), được công khai hôm 6/8/2007 trong đó có đoạn viết như sau: “ Em đã cố gắng rất nhiều để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tốt, em mong muốn có một gia đình đầm ấm. Em rất muốn nói chuyện nhiều với anh, em cũng như những con gái khác rất muốn đối xử tốt với chồng. Nhưng sao anh lại không quan tâm tới em? Em mong muốn có một gia đình đầm ấm và trở thành một người vợ tốt đối với chồng, nhưng ước mơ giản dị đó của em không trở thành hiện thực”, thư Huỳnh Mai viết , đề ngày 25/06/2007. Hàn Quốc_ một trong những con rồng của châu Á, nơi có những sản phẩm nổi tiếng như Samsung, LG, Deawoo, các công nghệ giải trí, đồ thời trang, và đặc biệt, trong những năm gần đây, khi phim Hàn ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Khi mà hình ảnh những đôi trai gái trên phim hết sức tình tứ và lãng mạn, nội dung phim có tính nhân văn sâu sắc, phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp đã làm không biết bao nhiêu cô gái Việt mơ ước có cuộc sống như vậy. Với công nghệ này, nó đã có tác động mạnh mẽ đến phong cách ăn mặc và lối sống của giới trẻ Việt Nam. Theo như Cục đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 đạt kỷ lục. Và việc hai nước đưa vào sử dụng đường bay thẳng từ Busan và Seoul đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 1 đến 2 chuyến bay trong ngày, cũng như việc miễn thị thực visa cho khách du lịch Hàn Quốc, từ đó, mỗi năm chúng ta đón hơn 18.000 khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là điều kiện thuận lợi để công dân hai nước có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với nhau nhiều hơn. Tại Hàn Quốc, tính tổng số lượng các cuộc kết hôn của nữ thanh niên Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc trong 5 năm ( từ năm 2001 đến 2005) mà Cục thống kê Hàn Quốc thống kê được là 10.279 trường hợp. Căn cứ vào số lượng thống kê này, trong 5 năm qua rõ ràng tỷ lệ gia tăng số lượng các cuộc kết hôn giữa năm sau so với năm trước là rất lớn. Cụ thể là năm 2002 (so năm 2001) số đàn ông Hàn Quốc kết hôn với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn 355%; năm 2003 (so năm 2002) tăng hơn 294%; năm 2004 (so với 2003) tăng hơn 175%; năm 2005 (so với 2004) tăng hơn 236%. Nếu tính riêng năm 2005 so với số lượng năm 2001, số lượng kết hôn giữa đàn ông Hàn Quốc với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn của năm 2005 so với năm 2001, tỷ lệ chênh lệch đến hơn 4344% (xem biểu đồ 1). (trích dẫn nguồn) Biểu đồ 1 Đáng lưu ý, nếu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan, Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ thanh niên kết hôn với đàn ông Hàn Quốc nhiều nhất và tăng nhanh nhất. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào để cho thấy số lượng nữ thanh niên nước ta sẽ ít lấy chồng nước ngoài (nhất là đàn ông Hàn Quốc) (xem biểu đồ 2) Biểu đồ 2 Cách đây 10 năm, khi mà việc lấy chồng nước ngoài còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và nếu có, lúc bấy giờ chủ yếu cũng là lấy chồng Đài Loan, thì việc lấy chồng xứ sở “Kim Chi” chỉ đếm trên đầu ngón tay, với một số lượng vô cùng ít ỏi, và chủ yếu là những công nhân nữ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, thì tính đến thời điểm này có trên 16.217 cô dâu Việt đang sinh sống trên đất Hàn (trích dẫn nguồn). Trước đây việc kết hôn với người nước ngoài ở Hàn Quốc bị định kiến, được xem là trái với thuần phong mỹ tục, là điều đáng hổ thẹn. Vì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục Hàn Quốc đã dạy cho trẻ em biết tự hào về sự thuần khiết của chủng tộc mình. Thế nhưng do bối cảnh toàn cầu hiện nay, những người phụ nữ Hàn được giải phóng, họ không còn sự ràng buộc hay phụ thuộc vào người đàn ông nữa. Họ được tự do làm việc và hưởng lương như người đàn ông, họ trở nên năng động, tự tin hơn, và tham gia vào nhiều các hoạt động kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội hơn nên họ thích sống độc lập hoặc kết hôn muộn hơn. Dự báo, đến năm 2012 tại Hàn Quốc, một thực tế là cứ 124 nam giới thì mới có 100 phụ nữ ở tuổi từ 24 đến 30, đây là hậu quả của tình trạng phá thai tràn lan khi phát hiện thai nhi là nữ trong những năm 1980. Chính vì vậy, nam giới cao tuổi chưa lập gia đình ngày càng nhiều và họ bắt đầu hướng ra nước ngoài để tìm vợ. Trước nhu cầu thực tế của xã hội, thì các công ty môi giới ở Hàn Quốc lần lượt mở ra đáp ứng những nhu cầu thiết thực đó. Và hệ quả của nó là không biết bao nhiêu cuộc hôn nhân xuyên quốc gia không tình yêu ra đời, những cuộc tình chóng vánh, thậm chí chưa từng diễn ra cuộc tình nào mà chỉ thông qua mối lái dẫn dắt. Số công ty môi giới Hàn Quốc lấy vợ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Mông Cổ, Thái Lan.... ngày càng tăng (trích dẫn nguồn). Để cạnh tranh, các công ty này còn đưa ra những chiêu bài thu hút khách hàng như giảm giá dịch vụ cho những cuộc môi giới trọn gói, sủ dụng công nghệ quảng cáo về hôn nhân môi giới với giá rẻ, lấy vợ đẹp trên báo chí, internert, băng rôn, áp phích, tờ rơi..... tràn lan trên đường phố và cả ở nông thôn Hàn Quốc. Hiện tại, ở Hàn Quốc có khoảng 600 – 1000 công ty, trung tâm môi giới, văn phòng tư vấn hôn nhân giữa Việt Nam với Hàn Quốc. Các công ty này thực hiện dịch vụ hôn nhân môi giới trọn gói với giá từ 10.000 USD đến 16.000 USD. Ngoài ra trên các thông tin đại chúng, các công ty này còn đưa ra những tít lớn như: “Chỉ trong vòng 4 – 7 ngày cưới được vợ Việt Nam, đảm bảo 100%, không thành công không thu phí” hay những tin như: “ Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định của bạn”, “Người gìa, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Và rồi những băng rôn, áp phích, poster kêu gọi kết hôn với phụ nữ Việt Nam với những lời lẽ như sau: “sau sáu tháng sống chung, nếu người chồng không hài lòng có thể đưa cô dâu đến công ty môi giới để trả về Việt Nam, công ty sẽ “đền” cô dâu khác”. Tại Hàn Quốc, môi giới hôn nhân được công nhận là hợp pháp nên có đến 17.9% công dân Hàn Quốc thông qua loại dịch vụ này để tìm bạn đời. Theo như báo cáo của Cục thống kê Hàn Quốc, thì chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài của Hàn Quốc tăng lên ba lần, trong đó tỉ lệ lấy vợ Việt Nam lên đến 43 lần, năm 2001 là 143 người, năm 2003 là 1.403, đến năm 2005 là 5.822 người. Số cô dâu Việt Nam chiếm tổng số 1/5 tổng số cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc, đứng thứ hai sau Trung Quốc. (trích dẫn nguồn) Những ông chồng Hàn lấy vợ Việt đa phần xuất thân ở các vùng nông thôn có hoàn cảnh nghèo khó, thu nhập ít ỏi, khó có khả năng lấy vợ bản xứ, phần lớn ở độ tuổi từ 30 – 45. Với hoàn cảnh như vậy, cho nên muốn tìm người bạn đời phù hợp với mình, họ hướng đến những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam, để tìm bạn đời của mình. Mục đích của các chú rể là cưới vợ để có con nối dõi, có người chăm sóc cha mẹ già, làm người giúp việc trong gia đình hoặc có một bộ phận hạn hữu là giúp chồng trong việc kinh doanh. Bên cạnh đó, theo cục thống kê thì cũng có tới 62,9% cô dâu Việt Nam thông qua môi giới để lấy chồng Hàn Quốc. Phần lớn họ cũng xuất thân từ khu vực nông thôn Việt Nam như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh... và cũng nghèo khó (trích dẫn nguồn). Hiện tượng các cô gái trẻ tuổi lấy chồng Hàn Quốc xuất hiện như một làn sóng, nhằm mục đích cải thiện cuộc sống hiện tại của gia đình. Ở Cần Thơ, năm 2004 chỉ có 34 cô gái lấy chồng Hàn Quốc, đến năm 2005 con số này tăng lên 379 trường hợp và số lượng này tiếp tục tằng vào những năm tiếp theo sau đó (trích dẫn nguồn). Đa số các cô lấy chồng Hàn Quốc thường có độ tuổi từ 18 đến 25, sống chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trình độ học vấn thấp, thường là cấp 1, cấp 2 và có nhiều trường hợp mù chữ. Những người phụ nữ này đa phần là không có công việc ổn định, không có ruộng đất canh tác, và sống chủ yếu vào gia đình. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tăng đột biến, một trong những lý do có thể xem xét đến đó là do có sự sút giảm đáng kể tỉ lệ kết hôn với người Đài Loan khi chính phủ Đài Loan đã ban hành một số những quy định mới gây trở ngại không ít cho hoạt động môi giới cũng như kết hôn với người Đài Loan. Vì vậy, đối tượng người Việt Nam có nhu cầu lấy chồng ngoại quốc đã chuyển dịch dần sang đối tượng là người Hàn Quốc. Bởi lẽ thủ tục đăng ký kết hôn ở Hàn Quốc rất đơn giản, không cần có mặt cô dâu khi đăng kí kết hôn và tác động của các trào lưu văn hoá xứ Hàn, trong bối cảnh toàn cầu hoá đã xích gần hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Quá trình hình thành hôn nhân xuyên quốc gia Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm kết hôn và hôn nhân là gì? Trong khoản 2, điều 8 của Luật HN và GĐ quy định: “ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Và khoản 6 của điều 8 quy định: “ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Thực vậy, mối quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân chính là hạt nhân của tế bào gia đình, là mối quan hệ cơ bản để từ đó xây dựng nên một gia đình mà kết hôn là sự khởi đầu. Hôn nhân với những người trong nước với nhau hay hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng đều phải thực hiện theo đúng pháp luật quy định. Tuy nhiên, theo Cục thống kê thì quá trình hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hình thành theo hai cách: đôi nam nữ tự tìm hiểu dẫn đến hôn nhân hoặc thông qua các dịch vụ môi giới. Trong trường hợp thứ nhất đó là mối quan hệ hôn nhân tự nguyện cao và xuất phát từ cơ sở tình cảm; hiểu biết lẫn nhau trên các vị trí công tác, học tập. Trường hợp thứ hai thông qua các hình thức môi giới: các công ty môi giới hôn nhân hoặc qua sự giới thiệu của người thân, người kết hôn trước. Đây là một hình thức tìm kiếm quan hệ hôn nhân thông qua các bên tham gia lựa chọn, trong đó không loại trừ có cả các tổ chức môi giới hôn nhân với mục đích “ hoạt động kinh doanh kiếm lời”. Hiên tượng lấy chồng Hàn Quốc của những cô gái Việt Nam xảy ra trong bối cảnh nước ta mở rộng, giao lưu hợp tác kinh tế, có nhiều sự khác biệt so với chuyện lấy chồng ngoại truớc đây.Sự không bình thường không chỉ về số lượng tăng ồ ạt trong thời gian ngắn, lại tập trung ở các tỉnh Nam Bộ mà còn vì những hệ quả tiêu cực khác như: chuyện ngược đãi, lợi dụng phụ nữ Việt Nam với danh nghĩa hôn nhân Hàn - Việt, là sự hoạt động bất hợp pháp của một số người lừa đảo, kiếm chác, mà bản chất là sự kinh doanh về thể xác, tình cảm của phụ nữ.... “ Mai mối” là một tập tục truyền thống có từ lâu đời ở các nước châu Á. Nhưng mai mối ở đây, đúng nghĩa là mai mối, chứ không bị lợi dụng như là một công cụ để ép duyên. Ở đây đôi bên tự quyết định các bước tiếp theo sau khi bà mối mối lái cho cặp đôi nam và nữ. Tuy nhiên, đó là cái thời xa xưa, hiên nay môi giới hôn nhân nói chung và môi giới kết
Luận văn liên quan