Những rủi ro có thể tiềm ẩn trong cuộc sống nó đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng con người, của cải vật chất trên phạm vi toàn xã hội. Các rủi ro đó xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng hầu hết khi nó đã xảy ra thì để lại những hậu quả đáng kể, thậm chí rất lớn cho người bị thiệt hại, gây khó khăn trong cuộc sống, đôi khi họ không thể tự khắc phục được. Hoạt động bảo hiểm đã ra đời làm hạn chế thiệt hại do rủi ro, trong các trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểm và rủi ro mà họ gặp đã được bảo hiểm, thì bằng nguồn vốn của mình, công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm một cách kịp thời. Từ đó người gặp rủi ro sẽ dễ dàng vượt qua được khó khăn do rủi ro đã mang đến. Và một trong số các dạng hợp đồng bảo hiểm phổ biến đó là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những rủi ro có thể tiềm ẩn trong cuộc sống nó đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng con người, của cải vật chất trên phạm vi toàn xã hội. Các rủi ro đó xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng hầu hết khi nó đã xảy ra thì để lại những hậu quả đáng kể, thậm chí rất lớn cho người bị thiệt hại, gây khó khăn trong cuộc sống, đôi khi họ không thể tự khắc phục được. Hoạt động bảo hiểm đã ra đời làm hạn chế thiệt hại do rủi ro, trong các trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểm và rủi ro mà họ gặp đã được bảo hiểm, thì bằng nguồn vốn của mình, công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm một cách kịp thời. Từ đó người gặp rủi ro sẽ dễ dàng vượt qua được khó khăn do rủi ro đã mang đến. Và một trong số các dạng hợp đồng bảo hiểm phổ biến đó là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một số vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thế nào là hợp đồng bảo hiểm?
Trước hết ta có thể hiểu Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tại Điều 567 BLDS quy định hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Như vậy hợp đồng bảo hiểm là việc tổ chức bảo hiểm cam kết bảo đảm bồi thường một số tiền nhất định cho cá nhân, tổ chức khi sự kiện bảo hiểm xảy ra và có gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong một thời gian nhất định, còn bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đền bù. Hoạt động bảo hiểm là hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, muốn được bảo hiểm về tài sản thì các chủ thể phải mua phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm phải thông báo tình trạng của đối tượng bảo hiểm…có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và có quyền yêu cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trường hợp bên mua bảo hiểm có chỉ định người thụ hưởng là người thứ ba, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm chi trả cho người thứ ba được xác định. Hoặc bên mua bảo hiểm không phải bảo hiểm cho mình mà bảo hiểm cho người thứ ba.
Đối tượng bảo hiểm có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có thể được phân chia thành các loại sau: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Việc tham gia bảo hiểm của các bên phải được thực hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ kí của bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Theo ý kiến của em thì có thể hiểu rằng: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng có sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành hai loại là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chia thành các loại là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, các loại bảo hiểm trách nhiệm khác.
2. Một số đặc trưng về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên nó cũng có những đặc trưng riêng.
Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật ” (Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm).
Hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể còn đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm.
Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu. Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu.
Mức trách nhiệm bồi thường được xác định theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba; có lỗi của người gây thiệt hại; có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba; thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình.
Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Chỉ khi nào có yêu cầu bồi thường của bên thứ ba thì doanh nghiệp bảo hiểm mới phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại. Còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham gia bảo hiểm gây ra.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại. Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tài chính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trực tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các danh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể.
Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xác định số tiền bảo hiểm mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu. Trường hợp này số tiền bảo hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra. Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể.
Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, trong hợp đồng không xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm toàn bộ đối với thiệt hại.
Nguyên nhân ra đời và vai trò của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất của con người luôn luôn gắn liền với môi trường xung quanh đó là thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ tạo cho con người những điều kiện thuận lợi mà còn mang đến cho con người bao nhiêu điều bất hạnh như: động đất, núi lửa, mưa bão…. Không những thiên nhiên mà ngay cả con người cũng có thể gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác.
Pháp luật quy định: vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được nhà nước bảo hộ; bất kì tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra. Thiệt hại xảy ra có thể là rất lớn, nó vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó. Nhiều khi người gây thiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên đối với người gây ra thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho người khác.
Đối với người bị thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho họ một tâm lý yên tâm khi những thiệt hại của họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm họ có quyền thu phí bảo hiểm từ khách hàng song không phải lúc nào họ cũng phải đứng ra bồi thường thay cho khách hàng. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính cho người có hành vi gây thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội. Đặc biệt điển hình là các vụ tai nạn giao thông, đó là nỗi khiếp sợ và ám ảnh của mỗi người dân vì thiệt hại của nó gây ra không hề nhỏ nguyên nhân là do tình hình phương tiện giao thông gia tăng chóng mặt song cơ sở hạ tầng của giao thông vận tải không đáp ứng kịp, còn chưa đồng bộ, yếu kém. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia vào bảo hiểm nhằm giải quyết các thiệt hại một cách kịp thời nhất.
4. Khái quát các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước.
Trước thời kỳ đổi mới chưa có văn bản luật chính thức nào điều chỉnh các lĩnh vực thuộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao từ 6 - 9 %/ năm, môi trường kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn. Cùng với sự phát triển thì hàng loạt các rủi ro không những do thiên tai mà còn do cả con người gây ra khiến người ta quan tâm hơn đến loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự để nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhanh chóng khắc phục những rủi ro đó.
Sau Nghị định 100 /CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, từ năm 1994 đến nay, nhiều công ty bảo hiểm mới được cấp phép hoạt động. Có thể nói, Nghị định 100 /CP ra đời là một bước ngoặt có tính cách mạng đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nghị định này đã thể hiện chủ trương phát triển một ngành đa thành phần của nhà nước ta.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc Hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhờ có Luật kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh bình đẳng hơn và đang thực sự là động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam, trong đó có bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngày 16-9-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc (BHBB) trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện BHBB trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thay cho Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17-12-1997.
II. Những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm).
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền là phí bảo hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất định hoặc trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự nhất định. Nếu bên tham gia bảo hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình….
Hình thức của hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được quy định theo pháp luật dưới hình thức văn bản có hai dạng:
Hình thức của hợp đồng bảo hiểm được thiết kế dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm, trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm là bắt buộc theo quy định của pháp luật thì người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với người thứ ba rằng họ đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực pháp luật . Nghĩa là họ luôn phải mang theo bên mình một bằng chứng chứng minh hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực.
Ví dụ: người điều khiển xe máy phải luôn mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy, nếu không việc cho lưu thông chiếc xe đó là vi phạm.
Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, có thể có các dạng khác nhau và thường bao gồm nhiều trang. Các thông tin ghi trên đơn chi tiết, cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm: tên, địa chỉ của chủ doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí và phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; giải quyết tranh chấp. Đơn bảo hiểm thường kèm theo các phụ lục để chi tiết hoá các thông tin đặc điểm của từng khách hàng cụ thể, đồng thời giải thích thuật ngữ trong đơn bảo hiểm. Nội dung đơn bảo hiểm gồm phần mở đầu; phần quy định về các điều khoản chính; phần quy định về các điều khoản loại trừ; phần quy định về các điều kiện; chữ ký, ghi rõ họ tên của người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố:
Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật (trừ hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới hạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ).
Có thiệt hại xảy ra.
Chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là bao nhiêu. Để từ đó khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Có lỗi của người gây thiệt hại.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành vi vô ý gây ra. Vì bản chất của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra.
Sự kiện bảo hiểm.
Điều 571BLDS quy định: “ sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm ”. Các quan hệ bảo hiểm được hình thành từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, song bên bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Sự kiện bảo hiểm là những rủi ro xảy ra nằm ngoài ý chí của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm và đã gây ra những tổn thất nhất định trong phạm vi bảo hiểm đã được xác định trước theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1.5. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra trong đời sống dân sự rất phong phú, đa dạng; và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với những khoản tài chính mà theo quy định của pháp luật người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại. Vì vậy giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là công việc không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiể