Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới – đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng như việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng đáng kể. Ở Việt Nam hiện có khoảng 943 doanh nghiệp liên doanh trên tổng số hơn 4000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 23,6% theo số liệu thống kê đến năm 2007. Tuy nhiên con số trên đồng thời cho thấy liên doanh chưa phải là hình thức được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng một trong số đó xuất phát từ cách quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các doanh nghiệp liên doanh của Pháp luật Việt Nam
Việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp liên doanh hiện nay chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật dân sự 2005 và hệ thống văn bản dưới luật liên quan, được thể hiện chủ yếu bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng liên doanh. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành các hợp đồng đó, người nghiên cứu có thể có được cái nhìn tổng quan về tình hình thực thi các hợp đồng liên doanh tại Việt Nam: những điểm hoàn chỉnh cũng như những bất cập còn tồn tại. Qua đó, có thể đưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý để hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh hoạt động liên doanh nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung, nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam qua hình thức liên doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vì những lý do trên em xin chọn đề tài: ”Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ”
103 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3430 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam- Những bất cập và giải pháp tháo gỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1.
ĐHCĐ
Đại hội cổ đông
2.
GISH
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khách sạn Grand Imperial Saigon
3.
HĐQT
Hội đồng quản trị
4.
RIL
Công ty Radiant Investments Limited
5.
SGC
Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn
6.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
7.
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
8.
UCI
Công ty cổ phần United Concorded Limited
9.
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới – đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng như việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng đáng kể. Ở Việt Nam hiện có khoảng 943 doanh nghiệp liên doanh trên tổng số hơn 4000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 23,6% theo số liệu thống kê đến năm 2007. Tuy nhiên con số trên đồng thời cho thấy liên doanh chưa phải là hình thức được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng một trong số đó xuất phát từ cách quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các doanh nghiệp liên doanh của Pháp luật Việt Nam
Việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp liên doanh hiện nay chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật dân sự 2005 và hệ thống văn bản dưới luật liên quan, được thể hiện chủ yếu bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng liên doanh. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành các hợp đồng đó, người nghiên cứu có thể có được cái nhìn tổng quan về tình hình thực thi các hợp đồng liên doanh tại Việt Nam: những điểm hoàn chỉnh cũng như những bất cập còn tồn tại. Qua đó, có thể đưa ra những đề xuất giải pháp hợp lý để hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh hoạt động liên doanh nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung, nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam qua hình thức liên doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vì những lý do trên em xin chọn đề tài: ”Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Những bất cập và giải pháp tháo gỡ”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và hợp đồng liên doanh nói riêng; đồng thời dựa trên việc đánh giá thực trạng thực hiện hợp đồng liên doanh tại Việt Nam để phân tích những bất cập còn tồn tại cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện loại hình hợp đồng này.
Nhiệm vụ của khóa luận:
- Làm rõ được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định về hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đánh giá được những bất cập tồn tại trong quy định cũng như trong thực tiễn thực thi hợp đồng liên doanh.
- Đề xuất một số các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh đồng thời tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1988 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm bài em đã sử dụng những kiến thức được học kết hợp với phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, phân tích, thống kê, so sánh, suy luận.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh và thực trạng thi hành.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng liên doanh.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hằng – giảng viên bộ môn Luật khoa Quản trị kinh doanh, cô đã giúp đỡ em từ quá trình xây dựng đề cương cũng như chỉ ra những điểm cần khắc phục giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do lượng kiến thức có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa có nhiều nên bài làm của em vẫn còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được lời nhận xét góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm cũng như lượng kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Bùi Thị Thùy Dương
Chương I: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng liên doanh
1.1. Khái quát về hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc giao kết của hợp đồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam
Trên lý thuyết, mỗi hệ thống pháp luật lại có quan niệm khác nhau về hợp đồng; trong mỗi hệ thống ấy, từng ngành luật lại có các quy định riêng khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu về hợp đồng, cần xác định rõ giác độ nghiên cứu trong từng hệ thống pháp luật, từng ngành luật cụ thể để có được cái nhìn chính xác về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên đương sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực với các bên giao kết và không làm phát sinh nghĩa vụ với bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, có nghĩa là các nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước, không phải các nghĩa vụ tự nhiên hay của đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh trong hợp đồng dân sự phải có tính chất tài sản, nghĩa là phải định giá được bằng tiền.
Từ khái niệm đó, hợp đồng mang những đặc điểm chính như:
Thứ nhất, hợp đồng là một hành vi hợp pháp. Điều đó có nghĩa là sự thỏa thuận của các bên đương sự phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu sự thỏa thuận đó lại trái với quy định của pháp luật thì bị coi là vô hiệu và trong trường hợp đó hợp đồng chưa được thành lập.
Thứ hai, hợp đồng là sự thỏa thuận có ý chí. Trong hợp đồng thể hiện ý chí thống nhất của các bên đương sự. Trong ý chí thống nhất đó có cả ý chí tự nguyện của mỗi bên.
Thứ ba, hợp đồng là một hành vi hợp pháp nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước. Nguồn: GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình Pháp lý đại cương, NXB Giáo Dục, trang 97
Hợp đồng khác các hành vi hợp pháp khác ở chỗ là các hành vi hợp pháp này cũng làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ quan hệ dân luật nhưng hậu quả pháp lý không được đề ra từ trước. Ví dụ như khi tàu bị tai nạn và được cứu. Ở đây đã phát sinh quan hệ dân sự về việc trả chi phí cứu tàu giữa bên tàu gặp nạn và bên cứu tàu. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý này không được hai bên thỏa thuận từ trước.
Hợp đồng là phương tiện chủ yếu trong lưu thông dân sự. Hợp đồng có thể được kí kết giữa công dân với công dân, giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với công dân. Tuy nhiên, khi kí kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do pháp luật đề ra.
Nguyên tắc đầu tiên là tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Các chủ thể dân sự khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể có quyền tự do lựa chọn bên đương sự, tự do giao dịch, đàm phán, tự do kí kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mình. Tuy nhiên, ý chí tự do đó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với ý chí của nhà nước. Bởi nếu để các bên tự do vô hạn trong việc ký kết hợp đồng thì hợp đồng dân sự sẽ dễ dàng trở thành phương tiện bóc lột của các tầng lớp người khác nhau trong xã hội và trở thành nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Nguyên tắc này được đưa ra hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Dân luật là nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác. Nguồn: Bộ luật Dân sự 2005, Điều 10
Nguyên tắc thứ hai các chủ thể phải tuân theo khi tham gia giao kết hợp đồng là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Nguyên tắc này yêu cầu không được ép buộc ký kết hợp đồng, không được lừa dối, gian lận trong ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời có thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiện đúng hợp đồng. Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện những tư tưởng pháp lý chủ đạo của pháp luật dân sự ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Việc đề ra hai nguyên tắc trên trong việc giao hết hợp đồng thể hiện phương châm, tư tưởng của pháp luật dân sự Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của công cộng cũng như tôn trọng quyền được bình đẳng, tự nguyện cam kết trong các giao dịch dân sự.
1.1.2.2. Phân loại hợp đồng dân sự
Hợp đồng được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau.
- Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự, hợp đồng được phân ra thành hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó chỉ có bên ký kết có quyền, còn bên ký kết còn lại phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như trong hợp đồng bảo lãnh, chỉ bên bảo lãnh có nghĩa vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên tham gia giao kết đều có quyền lợi và phải gánh vác nghĩa vụ. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng chuyên chở hàng hóa.
- Dựa vào tính chất đền bù của hợp đồng, người ta chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo đó một bên ký kết được hưởng một quyền lợi nào đó phải đền bù cho bên kia một giá trị tương ứng, ví dụ như trong hợp đồng hàng đổi hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng không đền bù là hợp đồng một bên được hưởng quyền lợi mà không phải bù lại gì cho bên kia, ví dụ hợp đồng tặng biếu.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý, hợp đồng được chia thành hợp đồng ước hẹn và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng ước hẹn trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết phát sinh ngang nhau ngay sau khi kí kết khi các bên chủ thể thỏa thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh vào lúc ký hợp đồng mà phát sinh vào thời điểm khi một trong các bên tiến hành một hành vi cụ thể nào đó. Ví dụ, trong hợp đồng vay nợ, người cho vay giao tiền mới phát sinh quan hệ vay nợ.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp đồng khác, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Chẳng hạn hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng vay tiền.
Ngoài ra, tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 406, khoản 5 và 6 còn quy định thêm hình thức hợp đồng vì lợi ích người thứ ba, hợp đồng có điều kiện.
Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba là hợp đồng mà các bên ký kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cha mẹ ký cho con cái.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện đó được coi là điều kiện để thực hiện hoặc chấm dứt khi đáp ứng các yêu cầu.
Tóm lại, hợp đồng được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện khoa học pháp lý… .Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa khá quan trọng, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định được những điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Đồng thời việc phân loại đó cũng sẽ giúp các chủ thể khi tham gia hợp đồng nắm bắt được rõ hơn tính chất của hợp đồng và dễ dàng hơn trong việc thực hiện hợp đồng.
1.1.2.Giao kết hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.1.2.1.Giao kết hợp đồng dân sự
Để xây dựng được hợp đồng dân sự, các bên phải tham gia đàm phán, ký kết. Việc đàm phán ký kết hợp đồng có thể diễn ra trực tiếp khi các bên gặp gỡ nhau hoặc thông qua các hình thức khác như thư từ, công văn, fax … . Một bên sẽ đưa ra đề nghị ký kết và bên được đề nghị sẽ trả lời chấp nhận đề nghị đó.
Đề nghị ký kết hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của một bên muốn tiến hành giao dịch hợp đồng với bên khác. Khi một bên đề nghị bên kia ký kết hợp đồng mà trong đó có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì bên đó phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã đề ra đó.
Đề nghị được coi là đã chấm dứt khi:
Hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị mà bên được đề nghị không trả lời.
Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị hoặc trả lời chậm.
Bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận đề nghị nhưng lại sửa đổi bổ sung nội dung đề nghị.
Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng là sự đồng ý ký kết hợp đồng. Nhưng chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực và hợp đồng được coi như là đã ký kết khi chấp nhận được thực hiện trong thời hạn trả lời và chấp nhận vô điều kiện.
Hình thức của hợp đồng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng có thể được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau mà vẫn có giá trị pháp lý:
Hình thức hợp đồng bằng lời nói: hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng mà không phải sử dụng đến các loại văn bản. Hình thức này thường áp dụng cho các hợp đồng dân sự thông thường, được ký kết và thực hiện ngay cùng một lúc. Ví dụ như trong quan hệ mua bán hàng ngày, khi người bán đồng ý bán người mua thường trả tiền ngay.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản: hợp đồng được lập thành văn bản và có xác nhận của cả hai bên ký kết. Hình thức này thường được áp dụng cho những hợp đồng có giá trị lớn, những hợp đồng mà nghĩa vụ sẽ được thực hiện sau khi ký kết một thời gian. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực hoặc đăng ký áp dụng cho những hợp đồng mà pháp luật yêu cầu. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở… .
Như vậy, các bên tham gia ký kết có thể tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp. Tuy nhiên đối với những loại hợp đồng mà luật pháp quy định hình thức cụ thể thì các bên phải tuân theo hình thức đó.
Nội dung của hợp đồng dân sự: Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản cấu thành hợp đồng, trong đó bao gồm cả các điều khoản chủ yếu. Điều khoản chủ yếu là các điều khoản mà bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu thiếu nó hợp đồng không được coi là đã ký kết. Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, các bên có thể thỏa thuận về các điều khoản chủ yếu dưới đây tùy thuộc vào từng loại hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng
Số lượng, chất lượng
Giá cả, phương thức thanh toán
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Phạt do vi phạm hợp đồng
Các nội dung khác Nguồn: Bộ Luật Dân Sự 2005, Điều 402
Ngoài các điều khoản chủ yếu trên, nội dung của hợp đồng còn bao gồm các điều khoản thông thường – những điều khoản có nội dung liên quan đến hợp đồng nhưng đồng thời phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Mỗi hệ thống luật pháp, với mỗi loại hợp đồng lại có quy định khác nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng. Vì vậy để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng cần nghiên cứu kỹ các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng theo quy định của pháp luật áp dụng.
1.1.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng là những yêu cầu mà mọi hợp đồng đều phải tuân theo để nó có hiệu lực thi hành đối với các bên sau khi kí kết.
Điều kiện về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng phải là những người có năng lực hành vi. Đối với những cá nhân, pháp nhân không đủ năng lực hành vi khi tham gia kí kết hợp đồng hoàn toàn có khả năng bị rơi trường hợp giao kết do ép buộc hoặc không nhận thức được đúng đắn nội dung ký kết. Do vậy, dễ dẫn đến bị lợi dụng để ký kết những điều khoản bất hợp lý.
Điều kiện về nội dung hợp đồng phải hợp pháp. Để hợp đồng thực sự có hiệu lực pháp lý, cũng như các bên tham gia ký kết có thể thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì nội dung của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Có nghĩa là nó phải bao gồm các điều khoản chủ yếu, đối tượng phải là những vật được phép lưu thông hoặc những hành vi được thực hiện phải hợp pháp, quyền lợi và nghĩa vụ các bên phải cân xứng.
Điều kiện về ý chí các bên và sự thể hiện ý chí đó trong hợp đồng phải thống nhất. Mỗi bên đương sự, trong khi đàm phán ký kết hợp đồng, có quyền bày tỏ ý chí của mình. Khi hai bên đã thỏa thuận thống nhất về hợp đồng thì ý chí đó phải được thể hiện tránh trường hợp lúc thỏa thuận thì khác mà khi ghi trong hợp đồng lại khác, đồng thời cũng tránh trường hợp một bên đơn phương áp đặt ý chí cho bên kia. Trong các hợp đồng bị ký kết do nhầm lẫn, lừa gạt, ý chí của các bên đương sự khi đàm phán và sự thể hiện ý chí đó không giống nhau. Trong trường hợp đó, tòa án có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo đơn kiện của bên đương sự.
Điều kiện về hình thức hợp đồng: Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ những hình thức mà pháp luật đã quy định như: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng văn bản có chứng thực… Nếu hình thức hợp đồng trái với các quy định của pháp luật thì hợp đồng đó không có hiệu lực.
Hợp đồng được ký kết không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì bị coi là vô hiệu và sẽ không làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà các bên đương sự mong muốn.
1.1.3. Thực hiện hợp đồng dân sự
1.1.3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
Hợp đồng sau khi được giao kết và có hiệu lực thì các bên bước vào thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 412 Bộ luật Dân sự 2005:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác.
1.1.3.2. Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự
Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự bao gồm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Bên cạnh đó, các bên tham gia giao kết còn phải thực hiện theo cách thức pháp luật đã quy định. Những nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng dân sự được quy định bằng hệ thống 10 điều khoản từ Điều 412 đến Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 trong đó nêu rõ cách thức thực hiện hợp đồng đơn vụ, hợp đồng song vụ, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba cũng như trong các trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.
- Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng theo đã thỏa thuận, không được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu không có sự đồng ý của bên có quyền.
- Đối với hợp đồng song vụ, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn, kể cả trong trường hợp bên còn lại chưa thực hiện nghĩa vụ của mình trừ khi có lỗi của bên đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của mình. Nếu không có thỏa thuận về bên thực hiện nghĩa vụ trước thì hai bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong trường hợp tài sản của một bên bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết thì bên còn lại có