Kể từ quyết định Đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đại
hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển sâu sắc. Các
thành ph ần kinh tế đa dạng. Khu vực kinh doanh tư nhân, khu vực đầu tư nước
ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP đất nước. Để duy trì và
phát triển hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần có một nguồn vốn dồi
dào và tín dụng là một kênh quan trọng cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty
Các tổ chức tín dụng mà nổi bật là các ngân hàng thương mại chính là những tổ
chức tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh doanh tiếp xúc với nguồn tín dụng
tốt nhất.
Hiện nay, trong số các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế thì tranh chấp về hợp
đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó phải kể đến tranh chấp HĐTD. Theo báo cáo
môi trường kinh doanh 2008 công bố ngày 26/9/2007 của ngân hàng thế giới
(WB), lĩnh vực vay vốn của Việt Nam xếp hạng 48/178, tiến bộ đáng kể so với vị
trí 83/175 năm 2006. Cũng theo báo cáo, Việt Nam trong năm 2006 đã mở rộng
phạm vi các tài sản được dùng để thế chấp qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín
dụng dễ dàng hơn. Đặc biệt, các hoạt động cho vay có thể được thuận lợi hoá nhờ
việc cho phép sử dụng tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản hình thành trong
tương lai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục tố tụng trong lĩnh vực
này. Và tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay luôn đồng hành với sự lên h ạng
đó.
Theo luật gia Phạm Xuân Thọ – người có mười năm làm trọng tài viên tại
trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và mười ba năm làm thẩm phán, chánh
toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì tranh chấp HĐTD chiếm
tỷ lệ lớn thứ hai sau hợp đồng mua bán trong tổng số tranh chấp hợp đồng kinh
doanh, thương mại
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng tín dụng và những vấn đề thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
LỚP K09404B
Môn: Luật kinh tế
Đề tài:
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
GVHD: Ths. Đào Thị Thu Hằng
Nhóm thực hiện: Nhóm 16 – K09404B
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG................................................................ 4
I. Khái niệm về tín dụng ......................................................................................... 4
II. Phân loại TD ................................................................................................... 4
III. Tín Dụng Ngân Hàng (TDNH) – hình thức tín dụng quan trọng nhất: .............. 5
III.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .................................................................. 5
III.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng ...................................................................... 5
III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng ......................................................................... 5
CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ....................................................................... 6
I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD) ........................................................... 6
II. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ..................................................................... 6
III. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại ...................................... 8
III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng ............................................. 8
III.2.Quyền và nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín dụng
1997) ..................................................................................................................... 9
III.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay ............................................................ 10
III.4. Các đối tượng không được vay (Điều 77 luật các TCTD 1997) ................... 11
III.5. Các đối tượng hạn chế tín dụng (Điều 78 luật các TCTD 1997) ................... 11
III.6. Giới hạn tín dụng (Điều 79 luật các TCTD 1997) ........................................ 11
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TRANH CHẤP HĐTD .............................................. 12
I. Thực trạng các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng trên thực tế ......................... 12
I.1. Dạng tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp
đồng. 12
I.2. Dạng tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những HĐTD có
bảo đảm bằng tài sản............................................................................................ 19
II. Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng ........................... 20
II.1. Nguyên nhân từ phía bên cho vay có thể bao gồm : ............................... 20
II.2. Nguyên nhân từ phía bên vay ....................................................................... 21
II.3. Nguyên nhân nữa làm phát sinh tranh chấp HĐTD là do quy định của pháp luật.
............................................................................................................................ 23
III. Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng tại Toà án ........................................................................................................ 23
III.1. Những biện pháp hoàn thiện pháp luật. ................................................... 23
III.2. Những biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật ............................................ 27
Tài liệu tham khảo: ...................................................................................................... 29
DANH SÁCH NHÓM TRÌNH BÀY ........................................................................... 30
3
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ quyết định Đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đại
hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến chuyển sâu sắc. Các
thành phần kinh tế đa dạng. Khu vực kinh doanh tư nhân, khu vực đầu tư nước
ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP đất nước. Để duy trì và
phát triển hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần có một nguồn vốn dồi
dào và tín dụng là một kênh quan trọng cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty…
Các tổ chức tín dụng mà nổi bật là các ngân hàng thương mại chính là những tổ
chức tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh doanh tiếp xúc với nguồn tín dụng
tốt nhất.
Hiện nay, trong số các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế thì tranh chấp về hợp
đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó phải kể đến tranh chấp HĐTD. Theo báo cáo
môi trường kinh doanh 2008 công bố ngày 26/9/2007 của ngân hàng thế giới
(WB), lĩnh vực vay vốn của Việt Nam xếp hạng 48/178, tiến bộ đáng kể so với vị
trí 83/175 năm 2006. Cũng theo báo cáo, Việt Nam trong năm 2006 đã mở rộng
phạm vi các tài sản được dùng để thế chấp qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín
dụng dễ dàng hơn. Đặc biệt, các hoạt động cho vay có thể được thuận lợi hoá nhờ
việc cho phép sử dụng tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản hình thành trong
tương lai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục tố tụng trong lĩnh vực
này. Và tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay luôn đồng hành với sự lên hạng
đó.
Theo luật gia Phạm Xuân Thọ – người có mười năm làm trọng tài viên tại
trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và mười ba năm làm thẩm phán, chánh
toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì tranh chấp HĐTD chiếm
tỷ lệ lớn thứ hai sau hợp đồng mua bán trong tổng số tranh chấp hợp đồng kinh
doanh, thương mại.
Trong đề tài về Hợp đồng tín dụng và thực tiễn này, nhóm thực hiện đề tài
chúng tôi cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hợp đồng tín dụng
nhằm giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề trên. Chúng tôi rất mong nhận
được sự ủng hộ cũng như những góp ý chân thành của cô và các bạn sinh viên để
hoàn thiện đề tài này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
I. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng (TD) là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay.
Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền
hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi
vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm
hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ,
tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh.
II. Phân loại TD
Dựa vào từng tiêu chí mà có nhiều cách phân loại TD khác nhau sau đây:
- Dựa vào thời hạn TD: có 3 loại.
TD ngắn hạn : dưới 1 năm.
TD trung hạn: từ 1 đến 5 năm.
TD dài hạn: 5 năm trở lên.
- Dựa vào mục đích sử dụng:
TD sản xuất và lưu thông hàng hóa.
TD tiêu dùng.
- Dựa vào chủ thể trong quan hệ TD:
TD thương mại: là hình thức mua bán chịu hàng hóa, giấy nợ trong
việc mua bán nợ này là thương phiếu ( nó bao gồm hối phiếu và lệnh
phiếu).
TD nhà nước: bao gồm tín phiếu kho bạc (TD ngắn hạn) và trái phiếu
(TD dài hạn).
Chủ thể cho vay (nguồn
cung TD):
Tiết kiệm cá nhân.
Tiết kiệm doanh
nghiệp.
Thặng dư ngân sách
nhà nước
….
Chủ thể đi vay (nguồn cầu
TD):
Nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp
Nhu cầu đầu tư của cá
nhân
Bù đắp ngân sách của
chính phủ.
…..
Hàng hóa
hoặc tiền tệ
Gốc + lãi
5
TD ngân hàng: là hình thức vay nợ tiền tệ (bao gồm tiền mặt và bút
tệ). Đây là một nhánh lớn trong hoạt động TD, phần lớn khối lượng
giao dịch TD nằm trên kênh TD này.
III. Tín Dụng Ngân Hàng (TDNH) – hình thức tín dụng quan trọng nhất:
III.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
III.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành mũi nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước
ngoài.
III.3.Quy trình tín dụng ngân hàng
III.3.a. Quy trình tín dụng ngân hàng là gì?
Quy trình tín dụng ngân hàng là bản tổng hợp mô tả công việc của ngân
hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết
định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
III.3.b. Ý nghĩa của quy trình tín dụng
- Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt
quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.
- Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng
cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong
hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
III.3.c. Một quy trình tín dụng căn bản: gồm 7 bước.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
6
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- khả năng sử dụng vốn vay
- khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách
hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay
đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Bước 4: giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng như ký kết
trong hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách
hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo
khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
CHƯƠNG 2 – HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
I. Khái niệm về hợp đồng tín dụng (HĐTD)
Khái niệm hợp đồng dân sự được quy định theo Điều 388 BLDS 2005, hợp
đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự, từ đó có thể hiểu “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định
(bên vay), theo đó TCTD chuyển giao một số tiền tệ hoặc cho bên vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Vậy pháp luật VN không đưa ra cụ thể khái niệm về HĐTD mà chúng ta
chỉ có thể hiểu nó dựa trên định nghĩa Hợp Đồng Dân Sự.
II. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
- Thứ nhất, về hình thức: HĐTD luôn được lập thành văn bản, hầu hết là hợp
đồng theo mẫu.
7
- Thứ hai, đối tượng HĐTD: là những khoản vốn được thể hiện dưới hình
thức tiền tệ. Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng
hoặc ngoại tệ; tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật hiện hữu hoặc bút tệ.
- Thứ ba, bên cho vay trong HĐTD: luôn là TCTD (bao gồm ngân hàng và
TCTD phi ngân hàng).
- Thứ tư, HĐTD phải được tuân thủ chặt chẽ theo đúng qui luật của pháp luật
về:
Năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng.
Mục đích sử dụng vốn vay.
Giới hạn vốn vay.
- Thứ năm, nội dung hợp đồng tín dụng phải có:
o Điều kiện vay
o mục đích sử dụng tiền vay
o hình thức vay, số tiền vay
o lãi suất
o thời hạn vay
o hình thức bảo đảm
o giá trị tài sản bảo đảm
o phương thức trả nợ
o những cam kết khác được các bên thỏa thuận
(Điều 51 Luật các TCTD)
- Thứ sáu, tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay hay không
dựa trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế
chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm
cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
- Thứ bảy, mức lãi suất cho vay: phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.
- Thứ tám, lãi suất nợ quá hạn: không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.
- Thứ chín, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thẩm phán phải theo
dõi lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNN công bố trong từng thời kỳ.
8
- Thứ mười, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa
thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm
và thu hồi nợ trước hạn.
III. So sánh hợp đồng tín dụng với hợp đồng thương mại
STT Yếu tố Hợp Đồng Thương Mại Hợp Đồng Tín Dụng
1 Chủ thể
Doanh nghiệp với doanh
nghiệp Doanh nghiệp với ngân hàng
2 Loại vốn Hàng hóa Tiền tệ
3 Quy mô Nhỏ Lớn
4 Thời hạn Ngắn hạn Dài hạn
5 Phạm vi Hẹp Rộng
III.1.Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng tín dụng
III.1.a. Việc thu hồi nợ trước hạn – một trong những vấn đề vướng mắc
trong hợp đồng tín dụng
* Một mặt, cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước hạn
nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng (theo Quyết định số
1627/2010/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN).
* Mặt khác: quy định của BLDS thì bên cho vay “Không được yêu
cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được
bên vay đồng ý (§ 473.3).
Cách giải quyết mâu thuẫn này là các bên nên có thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng với nội dung: Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ một kỳ hạn trả
nợ thì các kỳ hạn khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn trả nợ và ngân hàng
có quyền thu hồi nợ trước hạn.
III.1.b. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ theo đúng thoả thuận ban
đầu, nếu đủ điều kiện thì có thể được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, bao gồm hai cách là gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
- Trước 2005, NHNN quy định:
Khoản vay ngắn hạn chỉ được gia hạn tối đa bằng thời hạn cho vay.
Khoản vay trung, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay.
9
- Từ 2005 đến nay, theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03
tháng 2 năm 2005 của thống đốc NHNN: các khoản nợ được gia hạn
nhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế.
III.1.c. Thẩm quyền kí hợp đồng
Mỗi bên chỉ cần một người đại diện có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng
và khế ước nhận nợ. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp bên ngân hàng có
hai chữ ký (giám đốc và trưởng phòng tín dụng), đồng thời yêu cầu bên vay cũng
có hai chữ ký (giám đốc và kế toán trưởng đối với doanh nghiệp hoặc hai vợ
chồng đối với cá nhân).
Ngoài ra, đối với cả ngân hàng và bên vay là doanh nghiệp, thì dòi hởi phải
có sự thông qua của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp khoản tín dụng đạt
đến một mức nhất định như:
- Bên vay là doanh nghiệp phải thông qua Hội đồng Thành viên hoặc Chủ sở
hữu công ty hoặc HĐQT trong trường hợp giá trị khoản vay hay giá trị tài sản
cầm cố, thế chấp “bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” (§ 47, 64 và 108 LDN).
- Đối với ngân hàng, nếu các khoản cho vay có giá trị từ 10% tổng tài sản của
ngân hàng trở lên, thì cũng phải thông qua HĐQT hoặc được HĐQT phân cấp,
uỷ quyền. Đối với các khoản vay trên 15% vốn tự có của ngân hàng, thì phải
được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN cho phép.
Chú ý: Khi ký kết HĐTD nói riêng, HĐ nói chung, phải xem xét kĩ càng
chủ thể ký kết HĐ có đủ thẩm quyền ký kết HĐ hay không để tránh trường
hợp HĐ bị vô hiệu hóa gây thiệt hại cho các bên tham gia vào HĐ.
III.2.Quyền và nghĩa vụ của bên vay (Điều 56 luật các tổ chức các tổ chức tín
dụng 1997)
III.2.a. Quyền của bên vay
- Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng;
- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng
theo quy định của pháp luật.
III.2.b. Nghĩa vụ của bên vay
- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc
vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của
các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng.
10
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác với ngân hàng.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả
thuận về việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam
kết trong hợp đồng tín dụng.
- Trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng
nhất. Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, còn lại
thì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bất khả
kháng.
III.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
III.3.a. Quyền của bên cho vay
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vay
vốn khả thi, khả năng tài chính của mình và người bảo lãnh trước khi quyết định
cho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn;
dự án, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của
pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay.
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách
hàng.
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện
khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ ba
cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả
thuận khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theo
quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố,
thế chấp, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn.
- Miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ
hạn nợ theo quy định.
- Mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định của
Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
III.3.b. Nghĩa vụ của bên cho vay
Giải ngân cho bên vay theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
11
- Trong số các nghĩa vụ của bên cho vay, thì nghĩa vụ giải ngân là quan trọng
nhất. Nếu nghĩa vụ này không được thực hiện, thì sẽ không phát sinh quyền và
nghĩa vụ khác của hai bên.
III.4. Các đối tượng không được vay (Điều 77 luật các TCTD 1997)
- Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của ngân hàng.
- Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc của
ngân hàng.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của các đối tượng trên.
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay.
III.5. Các đối tượng hạn chế tín dụng (Điều 78 luật các TCTD 1997)
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng.
- Kế toán trưởng, Thanh tra viên.
- Các cổ đông lớn của ngân hàng.
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng bị cấm cho vay nói trên sở hữu
trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó.
III.6. Giới hạn tín dụng (Điều 79 luật các TCTD 1997)
Tổng dư nợ cho vay đối với tất cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng nói
trên không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng (§ 78.2, Luật các TCTD).
Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, dự phòng và một số khoản vốn
khác.
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn
vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng
vay là ngân hàng khác hoặc được Thủ tướng hay Thống đốc NHNN cho phép (§
79.1 và 79.2, Luật các TCTD).
Bảng tổng hợp một số