Trong đời sống kinh doanh thương mại cũng như trong các hoạt động dân sự thông
thường, hợp đồng là một loại giao dịch quan trọng của bất cứ chủ thể nào dù là cá nhân hay
pháp nhân. Hầu hết các công ty ở các nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký
kết hợp đồng. Vì vậy hợp đồng thương mại của họ rất chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những
tình huống hiếm khi xảy ra. Ví dụ: Bill Gate, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển
vào tập đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và
thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên tiêu biểu đã trả lời: “Đó
chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong
câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gate không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm
tối đa và nhận anh ta vào làm việc.
Trong khi đó, hiện nay đa số các công ty của Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề
này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu và
thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là việc thực hiện hợp đồng rất khó khăn,
dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi có kiện tụng. Do đó, để đảm bảo cho các giao dịch
thuận lợi, hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho mỗi bên đồng thời đảm bảo được hoà
khí trong giao dịch, chúng ta cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách xem xét cẩn
trọng mọi vấn đề khi tham gia ký kết hợp đồng.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12887 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật kinh doanh
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
Bài tiểu luận môn
Đề tài:
HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM
GVHD: LUẬT SƯ - TH.S LÊ MINH NHỰT
SVTH : TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUYÊN
MSSV : 0954 032 106 LỚP: TN09DB2
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2011
Luật kinh doanh
ii
MỤC LỤC
Mục lục ………………………………………………………………………………..…………iii
Phần 1 ........................................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
5. BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN ................................................................................................. 2
Phần 2: ....................................................................................................................................... 3
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ....... 3
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI: ........................................ 3
1.1. Khái niệm : ........................................................................................................................ 3
1.2. Đặc điểm : ........................................................................................................................ 3
2. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG: ........................................................................................................................... 4
2.1. Ký kết hợp đồng thương mại : ........................................................................................... 4
2.2. Nội dung hợp đồng thương mại ....................................................................................... 5
2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng: ....................................................... 6
3. CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM:8
3.1. Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng : .................................................................. 8
3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm : .................................................................................. 10
4. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU: .............................. 10
4.1. Khái niệm : ...................................................................................................................... 10
4.2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu : .................................................................................. 10
4.3. Các loại vô hiệu : ............................................................................................................. 12
Luật kinh doanh
iii
4.4. Xử lý hợp đồng vô hiệu : ................................................................................................. 12
5. THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ KHỞI KIỆN :.................................................................... 13
5.1. Thời hạn khiếu nại (điều 318 Luật Thương mại 2005): .................................................... 13
5.2. Thời hiệu khởi kiện (điều 319 Luật Thương mại 2005):................................................... 13
Phần 3: ..................................................................................................................................... 14
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TRONG KINH
DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................... 14
1. VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO KẾT, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: .............................................................................. 14
1.1. Quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chưa rõ ràng, chưa đảm bảo
được quyền lợi của người được đề nghị giao kết hợp đồng. .................................................... 14
1.2. Quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán chưa rõ ràng ............... 15
1.3. Quy định về việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết chưa đảm bảo sự bình đẳng cho các bên
giao kết………………………………………………………………………………………...15
1.4. Thiếu quy định về thời điểm bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng ................................................................................................................... 15
1.5. Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản dùng để đảm bảo chưa rõ
ràng……………………………………………………………………………………….……16
1.6. Quy định ràng buộc về hình thức giao dịch bảo đảm phải bằng văn bản là không hợp lý 17
1.7. Quy định về thời điểm xử lý tài sản cầm cố, thế chấp chưa hợp lý ................................... 17
1.8. Quy định trách nhiệm của người nhận cầm cố không khả thi ........................................... 17
1.9. Chưa công nhận hình thức ký quỹ tại các đơn vị không phải là ngân hàng ....................... 17
2. VỀ CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM ............. 18
2.1. Quy định về hậu quả pháp lý của hình thức huỷ bỏ hợp đồng chưa đầy đủ ....................... 18
2.2. Quy định về tạm ngừng thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng ................................................ 18
2.3. Tên mục 1 chương VII (Chế tài trong Thương mại) Luật Thương mại chưa hợp lý và quy
định về hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chưa khả thi .................................... 18
2.4. Sự không thống nhất về giới hạn mức phạt vi phạm hợp đồng giữa Luật Thương mại 2005
và Bộ luật Dân sự 2005 .......................................................................................................... 19
2.5. Vấn đề về tính khả thi trong việc xác định giá trị phần hợp đồng bị vi phạm .................... 20
2.6. Sự thiếu thống nhất trong quy định xác định giá trị bồi thường thiệt hại .......................... 21
Luật kinh doanh
iv
2.7. Quy định các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 chưa hợp lý, chưa minh bạch ... 22
3. VỀ VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU ...................... 22
3.1. Định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005 chưa rõ ràng, thiếu thống
nhất…………………………………………………………………………………………….22
3.2. Quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình là chưa hợp lý ....................................................................... 23
3.3. Các quy định hợp đồng vô hiệu vì vi phạm điều kiện về năng lực hành vi của người xác
lập hợp đồng dân sự thiếu thống nhất và thiếu quy định để bảo vệ quyền lợi của người tham
gia giao kết hợp đồng với người mất hoặc không có năng lực hành vi .................................... 23
3.4. Quy định về trường hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn trong giao dịch chưa hợp lý. ...... 24
3.5. Quy định về cách thức xử lý đối với giao dịch có nhầm lẫn chưa triệt để ......................... 25
3.6. Quy định về cách xử lý giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
chưa phù hợp với quyền tự do định đoạt của các bên và tạo điều kiện cho sự thiếu thiện chí .. 25
3.7. Quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu chưa dự liệu hết những tình
huống xảy ra trên thực tế ........................................................................................................ 26
3.8. Chưa quy định rõ về trường hợp giao dịch vô hiệu toàn bộ hay một phần ........................ 26
4. VỀ CÁC QUY ĐỊNH THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ............. 27
4.1. Quy định về hậu quả pháp lý của việc bỏ qua thời hạn khiếu nại chưa rõ ràng ................. 27
4.2. Quy định thời hiệu khởi kiện chưa rõ ràng ....................................................................... 27
Phụ lục ...................................................................................................................................... vi
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI .......................................................vii
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................................... x
Luật kinh doanh
1
Phần 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống kinh doanh thương mại cũng như trong các hoạt động dân sự thông
thường, hợp đồng là một loại giao dịch quan trọng của bất cứ chủ thể nào dù là cá nhân hay
pháp nhân. Hầu hết các công ty ở các nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký
kết hợp đồng. Vì vậy hợp đồng thương mại của họ rất chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những
tình huống hiếm khi xảy ra. Ví dụ: Bill Gate, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển
vào tập đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và
thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên tiêu biểu đã trả lời: “Đó
chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong
câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gate không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm
tối đa và nhận anh ta vào làm việc.
Trong khi đó, hiện nay đa số các công ty của Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề
này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu và
thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là việc thực hiện hợp đồng rất khó khăn,
dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi có kiện tụng. Do đó, để đảm bảo cho các giao dịch
thuận lợi, hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho mỗi bên đồng thời đảm bảo được hoà
khí trong giao dịch, chúng ta cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách xem xét cẩn
trọng mọi vấn đề khi tham gia ký kết hợp đồng.
Là một sinh viên đang theo học về ngành tài chính – ngân hàng, với tôi việc hiểu biết về
soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng là điều cần thiết. Hơn nữa công việc cũng như cuộc
sống sau này khó có thể tránh khỏi các giao dịch liên quan đến các loại hợp đồng trong kinh
doanh thương mại.
Ngoài ra, hợp đồng trong kinh doanh thương mại cũng là một đề tài thú vị mà từ lâu tôi
muốn tìm hiểu để mang lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích cho bản thân, phòng tránh những
rủi ro, biết cách xử lý trong những tình huống cụ thể, giúp mình chủ động khi thực hiện giao
dịch hợp đồng.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hợp đồng trong kinh doanh thương mại
ở Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành về quá trình hình
thành, ký kết, thực hiện, kết thúc hợp đồng và các vấn đề liên quan khi có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, còn một mục tiêu cần hướng đến là thực hiện phân tích, so sánh và tìm ra những
điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưa khả thi và đề xuất ý kiến điều chỉnh.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu mang đến cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn từ lúc hình thành, đến khi kết
thúc hợp đồng và các vấn đề có liên quan khi có tranh chấp xảy ra cho sinh viên nói riêng và
Luật kinh doanh
2
cho tất cả những đối tượng sử dụng đến hợp đồng trong quá trình kinh doanh thương mại nói
chung. Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta có được kiến thức về pháp luật để chấp hành đúng
pháp luật, hạn chế được rủi ro xảy ra trong giao dịch liên quan đến hợp đồng, đồng thời dùng
những hiểu biết đó để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, dùng pháp
luật phục vụ cho mình.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn đưa ra những nhận xét về những quy định còn chưa
thống nhất, chưa rõ ràng, hoặc chưa khả thi của pháp luật hiện nay về các vấn đề liên quan
đến hợp đồng thương mại. Từ đó, có một số kiến nghị bổ sung, điều chỉnh những quy định
đó; góp phần nhỏ trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng của nước ta hiện nay. Qua quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, chúng ta nhận
thấy được rằng quy định pháp luật về vấn đề này vẫn tồn tại những bất cập. Vì vậy, trong thời
gian chờ đợi để có những quy định hợp lý và phù hợp với thực tế hơn, các chủ thể tham gia
vào quan hệ hợp đồng nên chủ động trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đặc biệt,
bằng biện pháp thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, các chủ thể có thể hạn chế được một phần
các rủi ro có thể xảy ra với mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các quy định về quyền
và nghĩa vụ của các bên, càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì sẽ hạn chế được rủi ro bấy
nhiêu. Đồng thời cũng giúp việc xử lý khi có tranh chấp xảy ra dễ dàng, có căn cứ hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là sưu tầm tài liệu từ các nguồn như giáo trình,
website pháp luật, sách Luật về Thương mại,… Sau khi nắm được những quy định của pháp
luật, thực hiện phân tích, so sánh và tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưa
khả thi và đề xuất ý kiến điều chỉnh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành về hợp
đồng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam.
Do đây là một đề tài khá rộng, lại được thực hiện cá nhân cho nên phạm vi nghiên cứu
cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các quy định về hợp đồng trong kinh doanh thương mại của
Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 của Việt Nam.
5. BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận được chia làm 3 phần
Phần 1: Giới thiệu đề tài
Phần 2: Những quy định hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
Phần 3: Đóng góp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong kinh doanh thương
mại ở Việt Nam hiện nay.
Luật kinh doanh
3
Phần 2:
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI:
1.1. Khái niệm :
Luật Thương mại 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theo
điều 1 và điều 2 của Luật Thương mại 2005 (nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
của Luật Thương mại 2005) có thể định nghĩa : “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận để
thực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài
lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng luật này.”
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương
mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại) và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lời khác. Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồm tất cả các loại
động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.
1.2. Đặc điểm :
1.2.1. Về mục đích :
Mục đích để xác lập hợp đồng thương mại là nhằm sinh lợi. Sinh lợi được hiểu là tìm lợi
nhuận (không nhất thiết phải có lợi nhuận). Tuy nhiên, theo điều 1 Luật Thương mại 2005,
hoạt động của một bên không nhằm mục đích sinh lời với thương nhân trên lãnh thổ Việt
Nam cũng áp dụng Luật Thương mại để giải quyết trong trường hợp được bên đó lựa chọn.
1.2.2. Về chủ thể :
Chủ thể trong Hợp đồng thương mại gồm thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (điều 2
Luật Thương mại 2005).
1.2.3. Hình thức :
Theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Trường hợp pháp luật qui định bằng văn bản thì
phải tuân theo hình thức này (ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng dịch vụ
khuyến mại, Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới
Luật kinh doanh
4
thiệu hàng hóa, Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, Hợp đồng đại lý thương mại, Hợp đồng
gia công, …).
2. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG:
2.1. Ký kết hợp đồng thương mại :
2.1.1. Nguyên tắc ký kết
Theo điều 389 Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng là:
Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
2.1.2. Đại diện ký kết :
Luật Thương mại 2005 không qui định về vấn đề này, vì vậy áp dụng theo qui định của
Bộ luật Dân sự 2005.
Theo qui định của Bộ luật Dân sự 2005, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng dân sự là
Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp
luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là
người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong
điều lệ của tổ chức). Nguời đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp
luật ủy quyền bằng văn bản. Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa
thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được
ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được Người ủy quyền đồng ý (điều 583). Đối với giao dịch
vượt phạm vi ủy quyền, Người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp Người ủy
quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối (điều 146 Bộ luật Dân sự).
2.1.3. Thời điểm giao kết :
Theo điều 403 và 404 Bộ luật Dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực
hợp đồng được xác định như sau :
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề
nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung
của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
2.1.4. Thực hiện hợp đồng:
Việc thực hiên hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Luật kinh doanh
5
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,
phương thức và các thỏa thuận khác.
Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm
tin tưởng lẫn nhau.
2.1.5. Sửa đổi hợp đồng:
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi hợp
đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký
hoặc cho phép thì việc sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.
2.1.6. Chấm dứt hợp đồng:
Luật Thương mại 2005 không quy định về việc chấm dứt hợp đồng nên áp dụng theo điều
424 Bộ luật Dân sự, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
Hợp đồng đã được hoàn thành.
Theo thỏa thuận của các bên.
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng
phải do chính cá nhân hoặc chủ thể đó thực hiện.
Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có
thể thay thế đối thượng khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2.2. Nội dung hợp đồng thương mại
2.2.1. Nội dung hợp đồng :
Luật Thương mại 2005 không nêu các nội dung cần có trong hợp đồng (tuỳ thuộc thoả
thuận của các bên), Bộ luật Dân sự 2005 (điều 402) gợi ý các nội dung chính gồm:
Đối tượng hợp đồ