Trong cơ thể hệ nội tiết không hoạt động một mình, nó hoạt động cùng với hệ thần kinh để phối hợp và nhất hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Hai hệ điều hòa lớn này có phương tiện điều khiển và tốc độ khác nhau.
Hệ thần kinh điều chỉnh hoạt động của các cơ và các tuyến bằng những xung đột hóa điện do các neuron thần kinh chuyển đến, các cơ quan chuyển đến chỉ trong phần nghìn của giây.
Ngược lại hệ nội tiết ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào bằng hormone, những thong tin hóa học đã được truyền vào máu sẽ được đưa đi khắp cơ thể. Mô hoặc cơ quan sẽ phản ứng lại với những hormone xuất hiện rõ nhất sau một giai đoạn ức chế khoảng vài giây, có khi là vài ngày. Nhưng một khi đã bắt đầu thì các phản ứng sẽ có xu hướng kéo dài hơn so với phản ứng của hệ thần kinh. Cuối cùng thì mục tiêu của hormone là bao hàm hầu hết các tế bào của cơ thể.
Thời gian cần thiết để khởi đầu hoạt động một hormone thì rất khác nhau.Một vài hormone kích thích cơ quan đích hầu như là ngay lập tức. Những hormone khác, đặc biệt là những hormone steroid thì cần nhiều thời gian thậm chí nhiều ngày mới thấy chúng có tác dụng.
Hưng phấn dẫn truyền trên dây thần kinh với tốc độ nhanh hay chậm tùy loài động vật , tùy kích thước sợi thần kinh và tùy loại sợi thần kinh.
Tốc độ chạy của luồng hưng phấn trên sợi thần kinh ở các loài đẳng nhiệt là 0,5-160m/s. Các sợi dẫn truyền đau đớn có tốc độ dẫn truyền bé nhất là 0,7-1,3m/s.
Ở các sợi hướng tâm về sờ mó, đụng chạm, tốc độ nhanh hơn 50m/s.
Các sợi vận động có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất là 160m/s.
Trong một số trường hợp những sợi thần kinh kích thích việc phóng thích hormone. Ví dụ cổ điển nhất là kích thích hệ thần kinh giao cảm của tủy thượng thận phóng thích catecholamine trong suốt những lúc bị stress.
Ngoài ra những hormone oxytocin và ADH được phóng thích từ thùy sau tuyến yên để phản ứng lại những xung động thần kinh từ những neuron vùng dưới đồi.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hormon tác dụng lên phản ứng phản xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 2
HORMON TÁC DỤNG LÊN PHẢN ỨNG PHẢN XẠ
Mục lục
Tổng quan
1.Định nghĩa hormon
2. Đặc tính chung
3. Định nghĩa phản ứng phản xạ
4. Hormone tham gia phản xạ sinh dục
5. Ảnh hưởng của hormone lên hệ thần kinh
Tổng quan
HORMON TÁC DỤNG LÊN PHẢN ỨNG PHẢN XẠ
Trong cơ thể hệ nội tiết không hoạt động một mình, nó hoạt động cùng với hệ thần kinh để phối hợp và nhất hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Hai hệ điều hòa lớn này có phương tiện điều khiển và tốc độ khác nhau.
Hệ thần kinh điều chỉnh hoạt động của các cơ và các tuyến bằng những xung đột hóa điện do các neuron thần kinh chuyển đến, các cơ quan chuyển đến chỉ trong phần nghìn của giây.
Ngược lại hệ nội tiết ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào bằng hormone, những thong tin hóa học đã được truyền vào máu sẽ được đưa đi khắp cơ thể. Mô hoặc cơ quan sẽ phản ứng lại với những hormone xuất hiện rõ nhất sau một giai đoạn ức chế khoảng vài giây, có khi là vài ngày. Nhưng một khi đã bắt đầu thì các phản ứng sẽ có xu hướng kéo dài hơn so với phản ứng của hệ thần kinh. Cuối cùng thì mục tiêu của hormone là bao hàm hầu hết các tế bào của cơ thể.
Thời gian cần thiết để khởi đầu hoạt động một hormone thì rất khác nhau.Một vài hormone kích thích cơ quan đích hầu như là ngay lập tức. Những hormone khác, đặc biệt là những hormone steroid thì cần nhiều thời gian thậm chí nhiều ngày mới thấy chúng có tác dụng.
Hưng phấn dẫn truyền trên dây thần kinh với tốc độ nhanh hay chậm tùy loài động vật , tùy kích thước sợi thần kinh và tùy loại sợi thần kinh.
Tốc độ chạy của luồng hưng phấn trên sợi thần kinh ở các loài đẳng nhiệt là 0,5-160m/s. Các sợi dẫn truyền đau đớn có tốc độ dẫn truyền bé nhất là 0,7-1,3m/s.
Ở các sợi hướng tâm về sờ mó, đụng chạm, tốc độ nhanh hơn 50m/s.
Các sợi vận động có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất là 160m/s.
Trong một số trường hợp những sợi thần kinh kích thích việc phóng thích hormone. Ví dụ cổ điển nhất là kích thích hệ thần kinh giao cảm của tủy thượng thận phóng thích catecholamine trong suốt những lúc bị stress.
Ngoài ra những hormone oxytocin và ADH được phóng thích từ thùy sau tuyến yên để phản ứng lại những xung động thần kinh từ những neuron vùng dưới đồi.
Trong một vài trường hợp hệ thần kinh có thể can thiệp vào việc kiểm soát nội tiết thông thường như là một sự cần thiết để duy trì tính cân bằng trong cơ thể. não tiết Beta-cell tropin tác động lên tụy, Hypothalamus, tuyến yên tiết ra Lipotropin kích thích tụy tiết ra insulin. Khi insulin được tiết ra thì nó tác động lên mô mỡ, cơ, gan.
Ví dụ như insulin và glucagons giữ cho lượng đường trong máu thông thường là mức 80-120 mg glucose/100ml máu.
1.Định nghĩa hormon
-Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý tại đó.
2. Đặc tính chung
-Tạo thành với liều ít chỉ tác dụng với lượng rất nhỏ.
-Có hoạt tính sinh học cao và đặc hiệu.
-Do quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể tạo ra.
-Các horome sinh ra đổ trực tiếp vào máu cơ quan tiếp nhận sự tác dụng của hormone gọi là cơ quan đích.
3. Định nghĩa phản ứng phản xạ
-Là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể do hệ thần kinh trung ương điều khiển.
-Phản xạ sinh dục là phản xạ không điều kiện như thực hiện động tác giao hợp, phản xạ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
4. Hormone tham gia phản xạ sinh dục
-Hormone kích thích sinh dục: FSH, LH và PRH do thùy trước tuyến yên tiết ra.
-Oxytocin do thùy sau tuyến yên tiết ra.
-Hormone sinh dục nữ: Estrogen, Progesteron và HCG… do tuyến sinh dục cái tiết ra.
-Hormone sinh dục nam: Testosteron do tuyến sinh dục nam tiết ra.
Oxytocin
- Là một chất kích thích mạnh đối với sự co tử cung, được phóng thích nhiều nhất vào giai đoạn sinh nở và nuôi dưỡng trẻ của phụ nữ. Số thụ quan của oxytocin tại tử cung nhiều nhất vào cuối thời kì mang thai, cơ trơn tử cung trở nên nhạy cảm hơn so với tác động kích thích của oxytocin.
- Việc co giãn tử cung và cổ tử cung khi gần sinh gắn liền với những xung động hướng tâm đến vùng dưới đồi và vùng dưới đồi sẽ phản ứng lại bằng cách tổng hợp oxytocin và phóng thích nó ra khỏi thùy sau tuyến yên. Do lượng oxytocin trong máu tăng, sự co thắt khi chuyển dạ tạo ra áp lực và cuối cùng chấm dứt khi sinh.
- Ở phụ nữ oxytocin còn kích thích làm cho sữa chảy ra, tuyến vú của phụ nữ chủ động sản xuất sữa để phản ứng lại cho prolactin.
- Việc cho con bú gây nên một sự phóng thích sữa được kích thích bằng phản xạ nhằm hướng đến những tế bào cơ đặc biệt xung quanh các tuyến tạo sữa. Do những tế bào này co lại, sữa sẽ chảy từ tuyến vú vào miệng đứa trẻ đang bú. Cả hai cơ chế này đều là cơ chế liên hệ ngược.
- Oxytocin kích thích những cử chỉ chăm sóc âu yếm nó còn hoạt động như một hormone âu yếm.
b.Prolactin
-- Là một hormon protein có cấu trúc tương tự như hormon tăng trưởng. Được biết đến nhờ tác dụng kích thích tuyến vú sản xuất sữa ở người.
- Một lượng gia tăng prolactin trong khoảng thời gian trước kỳ kinh nguyệt với những biểu hiện như tuyến vú sưng lên và rất nhạy cảm nhưng sự kích thích này ngắn nên tuyến vú không sản xuất sữa.
- Ở phụ nữ mang thai, lượng PRL trong máu gia tăng cho đến sau khi sinh và do đó tuyến vú có thể sản xuất được sữa.
- Việc tiếc quá nhiều PRL thường xảy ra hơn là tiết ít. Tiết quá nhiều là do sự bất thường trong chấn thương thùy trước tuyến yên. Những dấu hiệu là chảy sữa bất thường, kinh nguyệt không đều, vô sinh ở nữ và liệt dương ở nam.
5. Ảnh hưởng của hormone lên hệ thần kinh:
-Trong cơ thể hệ nội tiết không hoạt động một mình, nó hoạt động cùng với hệ thần kinh để phối hợp và hợp nhất hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Các tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến hệ thần kinh:
Tuyến tùng:
Hình nón thông, nhỏ.
Sản phẩm tiết chủ yếu là: melatonin.
Việc tập trung melatonin trong máu tăng và giảm theo chu kỳ ngày. Sự thay đổi mức melatonin ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Và điều chỉnh hoạt động tuyến giáp, tuyến sinh dục.
Hoạt tính rất mạnh ở giai đoạn non trẻ.
Tạo các cơ chế nhịp sinh học cho hệ thần kinh trung ương và các cơ quan cảm giác.
Một số vai trò khác: ức chế chức năng tuyến yên, kháng kích dục tố,…
Hệ thống Thalamus- Tuyến yên:
-Hệ thống Thalamus
Vùng dưới đồi (hypothalamus) thuộc não trung gian là khu thần kinh rất quan trọng đối với nhiều quá trình sinh học trong cơ thể. Đặc biệt nhóm nhân trên thị, nhóm nhân cạnh não thất và một số nhân khác có tế bào thần kinh tiết có khả năng tiết ra các hormone kích thíc hay kiềm hãm hoạt động của thùy trước tuyến yên, là cho thùy này tăng hay giảm tiết các hormone khác mà hormone này có tác dụng kích thích trực tiếp với tuyến đích.
Các hormone ở vùng dưới đồi được gọi là hormone giải phóng và hormone ức chế.Khi cơ thể nhận được các kích thích từ môi trường , hệ thần kinh với phần cao nhất là đại não, vỏ não sẽ tiếp nhận và chỉ huy trực tiếp xuống hypothalamus. Hypothalamus được coi là người điều nhịp của cơ chế thần kinh và thể dịch, cụ thể là tế bào thần kinh tiết ra các hormon giải phóng . Các hormone này tác động lên thùy trước tuyến yên làm thùy trước tuyến yên tiết ra hormone tương ứng. Sau đó thùy trước tuyến yên lại tác động lên tuyến đích tương ứng, thúc đẩy tuyến đích tiết ra hormone tương ứng. Đó là chiều xuôi của cơ chế điều khiển ngược từ hypothalamus-tuyến yên-tuyến đích.
Tiếp theo quá trình trên là hàm lượng cao hormone do tuyến đích tiết ra theo máu sẽ tác động ngược trở lại tuyến yên và hypothalamus. Có hai trường hợp xảy ra:
Th1: các hormone này được tiết quá nhiều, tác động của chúng làm cho hypothalamus ngưng tiết các hormone giải phóng tương ứng hay tăng tiết hormone ức chế tương ứng. Do ức chế hoạt động thùy trước tuyến yên, làm cho nó ngưng tiết hormone tương ứng. Kết quả là các tuyến đích cũng ngưng tiết hormone tương ứng, làm lượng hormone trong máu giảm xuống. Trường hợp này gọi điều khiển ngược âm tính.
TH2: rất ít xảy ra, là hàm lượng các hormone trong máu khi tác động ngược, lại làm tăng cường tiết hormone tuyến đích, được gọi là điều khiển ngược dương tính.
Tuyến yên
- Tuyến yên có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm trên nền sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi. Tuyến yên được chia làm ba thùy : trước, giữa và sau. Về nguồn gốc phôi thai, thùy trước và thùy giữa phát triển từ túi Rathke, có tổ chức tuyến điển hình, còn thùy sau hình thành từ lá ngoại phôi bì gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm.
-Tuyến yên và hypothalamus là một tổ chức thống nhất cả về hình thái lẫn chức năng, không thể tách rời nhau, điều khiển toàn bộ cơ chất điều hòa thần kinh-thể dịch trong cơ thể.
Tuyến giáp:
Thường được xem như hormon trao đổi chính trong cơ thể.
Hormon tuyến giáp tác động lên tất cả tế bào trong cơ thể (trừ: não trưởng thành, lá lách, tinh hoàn, buồng trứng và ngay tuyến giáp).
Tham gia điều hòa thần kinh thực vật.
Tăng khả năng hưng phấn của hệ thần kinh.
Tuyến cận giáp:
Nhỏ, màu vàng nâu, nằm phía sau tuyến giáp.
Tiết hormon ảnh hưởng chủ yếu đến chuyển hóa Canxi.
Hiện tượng thiểu năng tuyến giáp hầu hết do chấn thương tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp bị cắt bỏ gây ra hậu quả là các neuron dễ bị kích thích dẫn đế mất cảm giác, cơ co giật, co giật toàn thân.
Tủy thượng thận:
Nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận. Gồm có adrenalin và noradrenalin.
Các hormon này có vai trò tác dụng kích thích trực tiếp dây thần kinh như giao cảm.
+ Adrenalin: tăng chức năng tim và sức co bóp. Co cơ nội quan và da, giãn mạch máu. Tăng độ sẵn sàng của tâm thần.
+ Noradrenalin: gây co tiểu động mạch.
Dopamin:Là chất tiền thân của noradrenalin & adrenalin. Có nhiều thụ thể. Ức chế sự tiết kích dục tố từ tuyến yên. Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung) do tế bào sản xuất dopamin trong não chết.
Stress: là phức hợp những thay đổi không đặc hiệu phát sinh trong cơ thể dưới ảnh hưởng của bất kỳ tác động nào, là toàn bộ những phản ứng không đặc hiệu mang tính thích nghi tự vệ.
Ba biểu hiện của stress:
+ Vỏ tuyến trên thận to lên và chứa ít hạt gốc lipiid
+ Tuyến ức, lá lách, cấu trúc bạch huyết thoái hóa
+ Dạ dày, tá tràng loét, xuất huyết.
f) Estrogen & Glucocorticoid
- Estrogen giúp làm tăng trí nhớ
- Glucocorticoid được sử dụng để điều chế một số thuốc phòng bệnh cho con người