Đề tài HSDPA cho hệ thống UMTS

Chính thức được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2005, tính đến cuối năm 2006 đã có 19 nhà cung cấp 66 sản phẩm ứng dụng công nghệ HSDPA, trong đó có 32 sản phẩm điện thoại di động. Với những cải tiến mang tính đột phá, HSDPA là một công nghệ đang được chú trọng phát triển. Trên thực tế, thị trường của HSDPA phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu, là ở những nước phát triển, nơi có lượng khách hàng khổng lồ sử dụng điện thoại di động chất lượng cao. Lý do là vì những chiếc điện thoại HSDPA sẽ có giá thành cao hơn hẳn những chiếc điện thoại thông thường – được nhắm vào thị trường những nước phát triển thấp hơn. Nhu cầu sử dụng điện thoại HSDPA được mong đợi là sẽ đạt con số 2100 sản phẩm tính đến cuối năm nay. Đến năm 2010, con số này có thể là 100 triệu chiếc, theo phân tích của IDC. Hơn nữa, theo Strategic Analytics, đến năm 2010, 70% điện thoại 3G sẽ sử dụng HSDPA. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để HSDPA thực sự trở nên phổ biến. Tính đến cuối năm 2005, hầu hết các nước trên thế giới không có mạng 3G. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động đang cố gắng triển khai mạng 3G và có thể được nâng cấp thành mạng 3.5G theo nhu cầu của thị trường. Xét về lâu dài, tương lai và sự thành công của công nghệ HSDPA vẫn còn khá mù mờ, bởi đây không phải là công nghệ download và truyền tải dữ liệu duy nhất được phát triển tại thời điểm này. Hơn nữa, những công nghệ truyền thống như CDMA2000 1xEV-DO và WiMax đang là những chuẩn công nghệ có nhiều triển vọng hơn. Do là một phiên bản nâng cấp của W-CDMA, HSDPA không có nhiều khả năng thành công tại những nơi mà W-CDMA đã được phát triển. Do đó, thành công cuối cùng của HSDPA như một sản phẩm của công nghệ 3.5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của W-CDMA với tư cách là một sản phẩm của công nghệ 3G.

doc158 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài HSDPA cho hệ thống UMTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Điện tử 8_K49 Đề tài: HSDPA cho hệ thống UMTS Nội dung đề cương Chương 1: Giới thiệu Công nghệ WCDMA và tình trạng triển khai WCDMA(wideband code division multiple access) là chuẩn liên lạc 3G song hành cùng với chuẩn GSM. WCDMA là công nghệ nền tảng cho các công nghệ 3G khác như là UMTS và FOMA.WCDMA được tập đoàn EITS NTT Docomo Nhật bản phát triển riêng cho mạng 3G FOMA. Sau đó NTT đã trình đặc tả này lên liên hiệp truyền thông quốc tế ITU và xin công nhận dưới danh nghĩa là một thành viên của chuẩn 3G có tên gọi IMT2000. ITU đã chấp nhận và công nhận WCDMA là giao diện nền tảng cho UMTS. FOMA được NTT Docomo đưa vào ứng dụng từ năm 2001 và được coi là dịch vụ 3G thương mại đầu tiên trên thế giới.Mặc dù cũng dựa vào nền tảng WCDMA song FOMA lại không tương thích với UMTS. Tình hình triển khai:  Tiến trình triển khai công nghệ và tiêu chuẩn hóa HSPA, HSDPA. HSPA (High-Speed Packet Access: Truy cập tốc độ cao) là một công nghệ truyền dẫn không dây đang được ứng dụng cho các thiết bị thông tin di động. Hiện HSPA đã có hơn 130 mạng đang hoạt động trên toàn cầu và khoảng 50 mạng đang được xây dựng. HSPA hiện đang hỗ trợ tốc độ dữ liệu 14.4 Mbps cho đường xuống (HSDPA) và 1.4 Mbps cho đường lên (HSUPA). Công nghệ này giúp tăng gấp đôi dung lượng mạng và giảm thời gian trễ đối với các dịch vụ tương tác. Tính trung bình, người sử dụng có thể download với tốc độ nhanh gấp 20 lần so với kết nối GPRS đang được các nhà khai thác tại Việt Nam cung cấp hiện nay. Trong tương lai gần, HSPA sẽ được nâng cấp lên Release 8 với tốc độ 42 Mbps cho đường xuống và 12 Mbps cho đường lên Giới thiệu HSDPA HSDPA là một phương thức truyền tải dữ liệu theo phương thức mới. Đây được coi là sản phẩm của dòng 3.5G. Công nghệ này cho phép dữ liệu download về máy điện thoại có tốc độ tương đương với tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kết nối của một chiếc điện thoại thông thường. Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ và được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA. HSDPA có tốc độ truyền tải dữ liệu lên tối đa gấp 5 lần so với khi sử dụng công nghệ W-CDMA. Về mặt lý thuyết, HSDPA có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 8-10 Mbps (Megabit/giây). Mặc dù có thể truyền tải bất cứ dạng dữ liệu nào, song mục tiêu chủ yếu của HSDPA là dữ liệu dạng video và nhạc. HSDPA được phát triển dựa trên công nghệ W-CDMA, sử dụng các phương pháp chuyển đổi và mã hóa dữ liệu khác. Nó tạo ra một kênh truyền dữ liệu bên trong W-CDMA được gọi là HS-DSCH (High Speed Downlink Shared Channel), hay còn gọi là kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao. Kênh truyền tải này hoạt động hoàn toàn khác biệt so với các kênh thông thường và cho phép thực hiện download với tốc độ vượt trội. Và đây là một kênh chuyên dụng cho việc download. Điều đó cũng có nghĩa là dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ nguồn đến điện thoại. Song quá trình ngược lại, tức là truyền dữ liệu từ điện thoại đến một nguồn tin thì không thể thực hiện được khi sử dụng công nghệ HSDPA. Công nghệ này có thể được chia sẻ giữa tất cả các user có sử dụng sóng radio, sóng cho hiệu quả download nhanh nhất. Ngoài HS-DSCH, còn có 3 kênh truyền tải dữ liệu khác cũng được phát triển, gồm có HS-SCCH (High Speed Shared Control Channel – kênh điều khiển dùng chung tốc độ cao), HS-DPCCH (High Speed Dedicated Physical Control Channel – kênh điều khiển vật lý dành riêng tốc độ cao) và HS-PDSCH (High Speed Downlink Shared Channel – kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ cao). Kênh HS-SCCH thông báo cho người sử dụng về thông tin dữ liệu sẽ được gửi vào các cổng HS-DSCH. Trong năm 2007, một số lượng lớn các nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn thế giới đã bắt đầu bán các sản phẩm USB Modem có chức năng kết nối di động băng thông rộng. Ngoài ra, số lượng các trạm thu phát HSDPA trên mặt đất cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu thu phát dữ liệu. Được giới thiệu là có “tốc độ lên tới 3.6 Mbit/giây”, song đây chỉ là con số có thể đạt được trong điều kiện lý tưởng. Do vậy, tốc độ đường truyền sẽ không nhanh như mong đợi, đặc biệt là trong điều kiện phòng kín. Tình hình triển khai của HSDPA Theo số liệu của Nghiệp đoàn di động toàn cầu (GSA) công nghệ 3,5G (HSDPA) chiếm đến 69% trong tổng số mạng di động. trên toàn cầu. Nếu như 2006, có 166 mạng di động hỗ trợ HSDPA tại 75 nước, thì kết thúc năm 2007, số nhà mạng sử dụng công nghệ này là 204, ở 89 quốc gia. Các nhà mạng trang bị công nghệ này được phân bố tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới, Tây Âu (61 mạng), tiếp đó là Nam Á (35), Đông Âu (34), Trung Đông và châu Phi (20), châu Mỹ và vùng Caribbe (16).HSDPA tại nhiều vùng có tốc độ download lên tới 7,2 MB/giây, còn bình thường cũng đạt từ 800 KB/giây đến 3 MB/giây. Tuy nhiên, tốc độ giữa các mạng cũng không đều nhau. Có tới 62% số mạng có tốc độ download cao nhất là 3,6 MB/giây, trong khi đó chỉ có 21% số mạng đạt 7,2 MB/giây. GSA cho rằng, sự phát triển của mạng 3,5G ảnh hưởng đến các dịch vụ băng tần trên toàn cầu, nhiều nhà mạng đang thêm HSPA (bao gồm HSDPA và HSUPA). Số lượng các nhà mạng sử dụng HSPA chỉ mới bắt đầu trong năm vừa rồi, và lên tới con số 26, tại 22 quốc gia. Giải pháp dung lượng vô tuyến với HSPA Chất lượng của một hệ thống vô tuyến được xác định thông qua việc các chương trình ứng dụng được sử dụng thông qua mạng vô tuyến như thế nào.Thuật ngữ khóa để có thể xác định chất lượng các chương trình ứng dụng bao gồm tốc độ dữ liệu và thời gian trễ mạng. Các chương trình ứng dụng đó vẫn có thể được đón nhận với tốc độ bít chậm với vài chục kbps nhưng yêu cầu độ trễ phải thấp, giống như kiểu VoIP và các trò chơi hành động thời gian thực. Mặt khác, thời gian tải xuống của số lượng lớn các file chỉ được xác định bởi tốc độ dữ liệu lớn nhất, và thời gian chờ không đóng vai trò gì. GPRS Re’99 cung cấp 30-40kbps với thời gian chờ là 600ms.EGPRS Re’4 không chỉ tăng tốc độ bít lên cao hơn từ 3-4 lần mà còn giảm thời gian chờ xuống còn 300ms.Tốc độ dữ liệu và thời gian chờ cho phép cho phép chất lượng các chương trình ứng dụng đều đặn đối với các chương trình ứng dụng di động cơ sở bao gồm duyệt giao thức ứng dụng không dây(WAP) và ấn để nói (push to talk). WCDMA cho phép tốc độ dữ liệu là 384kbps với thời gian chờ là từ 100-200ms,nó cũng làm cho việc truy nhập Internet gần như nhanh nhất đến kết nối đường dây thuê bao số và cung cấp chất lượng tốt đối với các chương trình ứng dụng giao thức Internet độ trễ thấp. HSPA đạt đến tốc độ bít 1-2Mbps trong thực tế và có thể lên đến 3 Mbps trong điều kiện tốt. HSPA cũng làm cho thời gian chờ mạng giảm xuống dưới 100ms, và người sử dụng cuối cùng có thể được thưởng thức chất lượng chương trình giống như đối với các kết nối đường dây DSL.Không hoặc chỉ có một vài việc được yêu cầu để đưa các chương trình ứng dụng trên mạng tới môi trường di động. Chủ yếu HSPA là truy nhập băng rộng với khả năng liền mạch và độ bao phủ rộng rãi. Giải pháp dung lượng vô tuyến từ GPRS tới HSPA được minh họa trong hình 1.9 HSPA hiện tại đang được thiết kế để tạo ra tốc độ bít cao không chỉ đối với các ứng dụng thời gian thực.Kết quả tính toán trên hình vẽ đã chỉ ra,tuy nhiên, HSPA có thể đáp ứng dung lượng hoạt động cũng như là đối với các chương trình ứng dụng có thời gian trễ và tốc độ bít thấp như VoIP. 3GPP Re’6 và 7 cũng đã cải thiện được hiệu suất của HSPA đối với VoIP và các ứng dụng tương tự khác.   Hiệu suất trải phổ cao và dung lượng tế bào cao được yêu cầu để đáp ứng tốc độ bít cao hơn và một vài thiết bị mới với cùng những vị trí trạm gốc hiện tại. Hình 1.10 minh họa cho dung lượng tế bào dự tính trên một sector trên 5MHz với WCDMA, với HSPA cơ sở và với HSPA được cải tiến trong môi trường vĩ mô tế bào.HSPA cơ sở bao gồm có một anten nhận Rake trong thiết bị đầu cuối và 2 an ten nhánh đa dạng trong các trạm gốc.HSPA cải tiến thì bao gồm 2 anten điều chỉnh di dộng và bộ khử nhiễu ở trong trạm gốc.Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng HSPA có thể đem lại lợi ích về chất lượng và dung lượng. HSDPA cơ sở có dung lượng tế bào cao gấp 3 lần của WCDMA và HSDPA cải tiến thì có dung lượng tế bào cao gấp 6 lần WCDMA. Hiệu suất trải phổ của HSDPA cải tiến bị giới hạn là 1bit/s/Hz/cell.Mức độ cải thiện dung lượng đường lên của HSDPA được dự đoán là trong khoảng từ 30% đến 70%.Dung lượng HSPA không chỉ thích hợp đối với các dịch vụ đối xứng mà còn với cả dịch vụ không đối xứng với tốc độ dữ liệu và dung lượng đường xuống cao. Chương 2. Khái quát và tiêu chuẩn hóa HSPA 2.1 3GPP 3GPP là tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào cho cả HSDPA và HSUPA và đã đạt được kết quả rất tốt như đối với bản phát hành công nghệ đa truy cập phân chia theo mã băng rộng WCDMA. Hơn thế, 3GPP còn chịu trách nhiệm cho việc chuẩn hóa giải pháp toàn cầu về tốc độ dữ liệu cải tiến và hệ thống di động cho hệ thống toàn cầu (GSM/EDGE).Nền của 3GPP ngày nay khi mà công nghệ WCDMA đang được chuẩn hóa theo việc lựa chọn công nghệ kỹ thuật từ các khu vực khác nhau trong năm 1997.Theo đó, WCDMA đã được lựa chọn ở một vài khu vực như là cơ sở cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3, và trở thành nguyên lý công nghệ cho hoạt động ở một vài khu vực lân cận. Do đó, đến cuối năm 1998, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đã lựa chọn và tạo ra 3 GPP. Trung Quốc sau đó cũng lựa chọn. Mốc đầu tiên đạt được là vào cuối năm 1999 khi Re’99 được công bố, bao hàm được đầy đủ các đặc tính kỹ thuật của các bản đã phát hành WCDMA. Re’4 phát hành vào đầu năm 2001.  Chu trình của các phiên bản thường chỉ là 1 năm với việc cho phép các phiên bản lớn hơn thì có cự ly tần số giảm đi. Điều này cũng cho phép có được sự chú ý nhiều hơn tới mức độ cần thiết về nội dung bản phát hành hơn là sự ra đời các phiên bản dữ liệu cần thiết. Phiên bản5 ra đời năm 2002 và phiên bản 6 ra đời năm 2004. Đặc tính kỹ thuật của Re’7 đã được chấp nhận vào nửa cuối năm 2006. 2.1.1 Sự chuẩn hóa HSDPA trong 3GPP Khi mà bản phát hành 99 ra đời, HSDPA và HSUPA đã không còn phải bàn cãi. Trong suốt năm 2000, trong khi vừa hiệu chỉnh với Re’99 thì cũng đồng thời làm việc kết hợp với Re’4, ví dụ, TD-SCDMA, nó đã trở lên hiển nhiên đối với sự cần thiết cải thiện truy nhập gói. Để đưa ra một giải pháp, một nghiên cứu có tính khả thi về HSDPA đã bắt đầu vào tháng 3 năm 2000.Các công ty nhận bắt đầu công việc với HSDPA là Motorola và Nokia từ bên cung ứng, còn phía bên hoạt động thì có BT/Cellnet, T-Mobile và NTT DoCoMo. Việc nghiên cứu tính khả thi đã được xác định là cho TSG RAN vào tháng 3 năm 2001 và các kết luận được công bố đã chỉ ra những lợi ích rõ rệt trong việc nghiên cứu giải pháp này. Trong các vấn đề nghiên cứu HSDPA, có sự thảo luận về việc làm thế nào để cải thiện việc truyền dẫn dữ liệu gói đường xuống trong Re’99. Vấn đề đưa ra là việc truyền dẫn qua lớp vật lý và tiến trình cơ sở BTS cũng được nghiên cứu đề cập đến đó là điều chế và mã hóa,kỹ thuật thu nhận và truyền dẫn nhiều ănten, vấn đề nhiều đầu vào nhiều đầu ra(MIMO) cũng như là việc lựa chọn cell nhanh nhất (FCS). Khi mà Re’5 được phát hành 1 năm sau đó, vào tháng 3 năm 2002, đây rõ ràng đã có sự hiệu chỉnh để có thể làm với HSDPA, nhưng chức năng chính vẫn là những kỹ thuật của lớp vật lý.Công việc phần nào đó đã bị chậm lại vì những hoạt động hiệu chỉnh cần thiết diễn ra song song đối với thiết bị đầu cuối Re’99 và mạng đang bị chuyển ra. Đặc biệt là phương diện giao thức, việc kiểm tra độ nhạy cho thấy sự cần thiết hiệu chỉnh chi tiết và làm sáng tỏ vấn đề kỹ thuật và đây là vấn đề đối với những thiết bị đi trước Re’99 và sự bắt đầu của các tổ chức thương mại ở Châu Âu vào nửa cuối năm 2002. Từ những vấn đề liên quan đến HSDPA, khái niệm MIMO vẫn chưa thể thực hiện được trong Re’5 và thứ 6, mà vẫn được đem ra thảo luận sau này khi mà đây là ưu điểm được giới thiệu cho sự ra đời của Re’7. 2.1.2 Tiêu chuẩn hóa HSUPA trong 3GPP Mặc dù HSUPA là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên thị trường, trong tiêu chuẩn hóa 3 GPP cho HSUPA vẫn được thực hiện dưới tên ‘kênh dành riêng đường lên cải tiến’(E-DCH).Công việc bắt đầu với sự hiệu chỉnh pha đối với HSDPA, bắt đầu với việc nghiên cứu thuật ngữ ‘sự cải tiến đường lên cho kênh truyền dẫn dành riêng’ vào tháng 12 năm 2002. Từ những bên cung ứng như Motorola, Nokia, Ericsson là những công ty trụ cột để bắt đầu nghiên cứu trong 3 GPP. Sự đầu tư về công nghệ trong việc nghiên cứu HSUPA được chỉ ra trong hình sau:  Sau khi nghiên cứu chi tiết và giới thiệu về báo cáo vấn đê nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng từ sự đầu tư công nghệ. Bản báo cáo cũng chỉ ra không cần phải khuếch đại điện áp khi sử dụng bậc điều chế cao hơn trong kết nối đường lên trực tiếp, kết quả đó cũng chỉ ra việc điều chế thích hợp không bao gồm các công việc như hiện tại. Vấn đề nghiên cứu kết thúc vào tháng 3 năm 2004, với việc bắt đầu của 3GPP với lớp vật lý HARQ và kỹ thuật dựa vào node B đối với đường lên cũng như là độ dài TTI đường lên ngắn hơn. Do đó,chi tiết hình thành nhanh hơn đối với DCH sẽ được đưa ra bên cạnh công việc của 3GPP, nhưng việc thảo luận vẫn được đưa ra dưới dạng các vấn đề khác nhau trong Re’6 của 3GPP, dựa trên những phát hiện trong suốt thời kỳ nghiên cứu. 3GPP đã bắt đầu công việc với tiêu đề ‘Cải tiến đường lên FDD’ để nhấn mạnh cấu trúc HSUPA theo yêu cầu của báo cáo nghiên cứu. Nội dung TDD vẫn chưa được tiến triển gì vào thời điểm này nhưng nó đã bắt đầu được thực hiện trong Re’7. Vào tháng 3 năm 2005, những công việc đã hoàn thành cho các chức năng về kỹ thuật, cấu trúc sẽ được chuyển đổi để hiệu chỉnh và bảo dưỡng. Trong suốt năm 2005,việc thảo luận mở cũng như các yêu cầu thực hiện đã được xác định. Quá trình tiêu chuẩn hóa 3GPP đối với HSUPA là một ví dụ được chỉ ra trong hình 2.5. Bước cuối cùng đối với HSUPA là hoàn thành khả năng tương thích phía sau giao thức, với việc cho phép giới thiệu thiết bị trên thị trường. ` 2.1.3 Đẩy mạnh sự phát triển của HSUPA và HSDPA. Trong khi HSUPA đang được thiết lập thì đã diễn ra sự phát triển trong việc cải tiến Re’6 HSDPA cũng như một vài khu vực, cụ thể như: Hiệu quả của những đặc tính kỹ thuật đối với tính năng đầu cuối với sự đa dạng về bộ thu và những ưu điểm bộ thu sẽ chỉ ra trong chương 11. Cải thiện phạm vi đường lên với tối ưu hóa tín hiệu quay lại đường lên, sẽ chỉ ra trong chương 4. Sự cải tiến trong khu vực di động HSDPA bằng tín hiệu nhanh hơn và thời gian xử lý ngắn đi, được mô tả ở chương 4.  Đối với Re’7, một công việc được xác định đó là ‘kết nối liên tiếp đối với những người sử dụng gói dữ liệu’, với việc giảm bớt bit trên đầu trong quá trình phục vụ mà yêu cầu là giữ nguyên kết nối nhưng không cần thiết tiếp nối dòng dữ liệu. Khái niệm thuật ngữ MIMO cũng được đưa ra thảo luận ở đây trước với nguyên lý là khi có hai hoặc nhiều anten cùng phát với các phần cuối khác nhau dòng thông tin và sau đó lại dùng 2 hoặc nhiều anten thu và ưu điểm của quá trình xử lý tín hiệu trong thiết bị đầu cuối để có thể chia sẻ được dòng con khác nhau với nguyên lý được mô tả trong hình 2.6. Thử thách chính là chứng minh được đây là ảnh hưởng của việc gia tăng khuếch đại vẫn cho phép khi mà tạo thành tài khoản bên thu thực hiện được cải tiến chạy trên Re’6 hay những khả năng khác để cải tiến dung lượng được đưa vào bên phát ví dụ như việc đi từ cấu hình 3 thành phần đến cấu hình 6 thành phần. Nhưng kết quả đã không nằm trong dự báo của 3GPP khi môi trường macro-cell HSDPA và MIMO dường như không mang lại bất kỳ lợi ích nào về mặt dung lượng qua bộ thu đa dạng và những ưu điểm của nó ở các thiết bị đầu cuối. Các công việc liên quan đến hoạt động của HSDPA và HSUPA bao gồm có chuyển mạch kênh(CS) và chuyển mạch gói(PS), độ trễ thực hiện cuộc gọi-đang được giữ mức thấp hơn về thời gian để chuyển từ trạng thái nghỉ sang hoạt động (Cell-DCH).Hầu hết tất cả các bước trong vWCDMA vẫn được giữ nguyên, bất chấp là cuộc gọi cs hay ps. Việc cải tiến sẽ có ích đối với việc sử dụng HSDPA/HSUPA cũng như thiết lập cuộc gọi thông thường. Công việc này sẽ tập trung đầu tiên vào việc làm thế nào để cải thiện sự thiết lập một cuộc gọi thoại Re’99 và sự bắt đầu cũng như phương pháp đưa vào đối với các thiết bị đã tồn tại. Bây giờ phải tập trung vào điều chỉnh lớn hơn mà không làm việc được với thiết bị đã tồn tại, nhưng lại có tiềm năng cho việc cải thiện bởi vì sự thay đổi với các thiết bị đầu cuối cũng có thể được thực hiện. Điều đó có nghĩa là việc cải tiến đầy đủ sẽ diễn ra ở Re’7 với các thiết bị ở tất cả vấn đề. Tham khảo.   Chương 3: Các giao thức và cấu trúc HSPA 3.1 Hệ thống quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến. Chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến với HSDPA và HSUPA được rút ra từ những chuyển đổi so với Re’99. Trong Re’99 việc điều khiển kế hoạch đều dựa hoàn toàn vào bộ điều khiển mạng vô tuyến(RNC) trong khi trong trạm cơ sở hay node B trong công nghệ 3GPP đây chính là điều khiển công suất liên kết chức năng. Trong Re’99 nếu như có đến 2 RNC xung quanh mối nối thì sơ đồ đó đã được phân phối lại. RNC cung cấp_SRNC là cái đang được kết nối tới mạng lõi kết nối kia có thể điều khiển sơ đồ đối với kênh dành riêng DCH và nó cũng được kết nối tới trạm thu nhận cơ sở BTS cũng cho phép điều khiển kênh chung(giống như FACH). Khi sự sắp xếp dịch chuyển tới BTS, ở đây có một sự thay đổi trên toàn bộ kiến trúc của RRM. SRNC vẫn sẽ giữ điều khiển chuyển giao và đây là một điểm sẽ thích ứng với việc ánh xạ đối với tham số chất lượng dịch vụ(QoS). Với HSDPA, vấn đề này rất đơn giản vì ở đây không có chuyển giao mềm đối với dữ liệu HSDPA, do đó không cần chạy dữ liệu người sử dụng qua nhiều hành trình Iub và giao diện Iur và mặc dù HSDPA được truyền dẫn qua Iur trong quy trình kỹ thuật, thì việc sử dụng của giao diện Iur có thể bị phá hủy bởi việc thực hiện định vị lại SRNC, khi mà việc cung cấp cell kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao(HSDSCH) nằm dưới một điều khiển khác RNC(CRNC). Với Re’99 điều này không bị phá hủy tại biên vùng RNC khi chuyển giao mềm được sẻ dụng giữa hai trạm cơ sở dưới các RNC khác nhau. Cuối cùng thì diễn tiến của HSDPA có thể được trình bày bởi chỉ một RNC đơn.  3.1.1 Kiến trúc giao thức phẳng người sử dụng HSDPA và HSUPA. Chức năng cơ sở của các lớp giao thức khác nhau có hiệu lực với HSDPA và HSUPA giống với Re’99. Kiến trúc có thể được xác định đối với từng phần phẳng người sử dụng thực hiện dữ liệu người sử dụng và điều khiển phần phẳng. Lớp RRC trong việc điều khiển từng phần phẳng thực hiện tất cả các tín hiệu liên quan đến việc cấu hình các kênh, thiết bị quản lý di động,.. điều này được ẩn từ đầu cuối sử dụng và được chỉ ra thông qua kiến trúc giao thức trong hình 3.3.  Giao thức chuyển đổi dữ liệu gói (PDCP) có một bộ nén tiêu đề chức năng chính và nó không thích hợp đối với các dịch vụ chuyển mạch. Điều quan trọng của việc nén tiêu đề là hiểu khi nào thì tiêu đề của giao thức Internet không được nén có thể là 2 hay 3 lần kích thước của chính trọng tải gói thoại của nó. Việc điều khiển kết nối vô tuyến(RLC) thực hiện phân đoạn và truyền dẫn lại đối với cả dữ liệu người sử dụng và dữ liệu điều khiển. RLC có thể hoạt động trong ba chế độ khác nhau: Chế độ trong suốt, khi mà không có bit trên đầu được đưa vào lớp RLC, ví dụ như âm thanh AMR, và không thể dùng được khi mà các kênh truyền dẫn của HSDPA và HSUPA được sử dụng. Chế độ không báo nhận, khi không có việc thực hiện truyền dẫn lại lớp RLC. Điều này được sử dụng đối với các yêu cầu mà có thể cho phép việc mất một vài gói, như trường hợp đối với VoIP, và không thể cho phép sự thay đổi độ trễ theo mức độ truyền lại RLC. Hoạt động theo chế độ báo nhận, khi mà việc phân phối dữ liệu được thực hiện được đảm bảo với việc những lần truyền lại lớp RLC với đầu vào yêu cầu tất cả các gói đều được phân phối. Lớp điều khiển truy nhập trung bình (MAC) trong Re’99 tập trung vào ánh xạ giữa các kênh lôgic và thực hiện quyền ưu tiên giống như lựa chọn của tốc độ dữ liệu đang được sử dụng, ví dụ như việc lựa chọn của định dạng truyền dẫn đang được đưa vào. Chuyển mạch kênh truyền dẫn cũ