Đề tài Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nhiều người cần huy động vốn nhanh để đầu tư kinh doanh, trong khi việc vay vốn ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn một số hạn chế như thủ tục phiền hà, cần thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Một số khác có đồng vốn nhàn rỗi, nhưng không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng buộc như hợp đồng vay tài sản. Một số người khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn có một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện đời sống của mình Tất cả những mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi tham gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường - một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu đời trong đời sống nhân dân ta ở khắp tất cả các vùng miền. Tuy vậy, đường lối xử lý của Nhà nước ta đối với hụi, họ, biêu, phường qua các thời kỳ lịch sử lại có những thay đổi khác nhau. Để có một hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn cuộc sống đã có rất nhiều tranh luận gay gắt về vấn đề này. Thế nhưng pháp luật nước ta chính thức quy định về hụi, họ, biêu, phường mới chỉ bắt đầu có từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời. Trong khi đó, từ trước đến nay mới chỉ có những bài viết đề cập đến các khía cạnh nhất định của hụi, họ, biêu, phường chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề hụi họ. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Hụi, họ, biêu, phường cũng có những chuyển biến mới, từ việc chơi hụi họ nhằm mục đích tiết kiệm, tương trợ là chủ yếu, ngày nay hình thức hụi có lãi đã phát triển nhanh chóng. Kéo theo đó, các tranh chấp về lĩnh vực này cũng diễn ra nhiều và phức tạp. Trong khi hiện nay, trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của những người tham gia hụi, họ, biêu, phường còn rất hạn chế, do đó có lúc đã để cho quyền và lợi ích pháp hợp pháp của mình bị xâm phạm một cách đáng tiếc và nhiều khi xẩy ra những tranh chấp mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được. Mặt khác hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường còn một số bất cập cần sửa đổi bổ sung. Với những lý do nêu trên, và mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn về pháp luật Dân sự, pháp luật Hợp đồng nói chung và pháp luật về Hụi, họ, biêu, phường nói riêng, tôi chọn đề tài “Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng” để nghiên cứu và trình bày trong Luận văn này. Tuy đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, nhưng tác giả cũng mong muốn góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành mạnh và khoa học. Hi vọng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu pháp luật có liên quan - và là sự gợi ý, hướng dẫn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hụi, họ, biêu, phường.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5323 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nhiều người cần huy động vốn nhanh để đầu tư kinh doanh, trong khi việc vay vốn ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn một số hạn chế như thủ tục phiền hà, cần thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Một số khác có đồng vốn nhàn rỗi, nhưng không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn muốn đồng tiền sinh lãi, khi cần lại có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng buộc như hợp đồng vay tài sản. Một số người khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn có một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện đời sống của mình… Tất cả những mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng khi tham gia giao dịch hụi, họ, biêu, phường - một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu đời trong đời sống nhân dân ta ở khắp tất cả các vùng miền. Tuy vậy, đường lối xử lý của Nhà nước ta đối với hụi, họ, biêu, phường qua các thời kỳ lịch sử lại có những thay đổi khác nhau. Để có một hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn cuộc sống đã có rất nhiều tranh luận gay gắt về vấn đề này. Thế nhưng pháp luật nước ta chính thức quy định về hụi, họ, biêu, phường mới chỉ bắt đầu có từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời. Trong khi đó, từ trước đến nay mới chỉ có những bài viết đề cập đến các khía cạnh nhất định của hụi, họ, biêu, phường chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề hụi họ. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Hụi, họ, biêu, phường cũng có những chuyển biến mới, từ việc chơi hụi họ nhằm mục đích tiết kiệm, tương trợ là chủ yếu, ngày nay hình thức hụi có lãi đã phát triển nhanh chóng. Kéo theo đó, các tranh chấp về lĩnh vực này cũng diễn ra nhiều và phức tạp. Trong khi hiện nay, trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của những người tham gia hụi, họ, biêu, phường còn rất hạn chế, do đó có lúc đã để cho quyền và lợi ích pháp hợp pháp của mình bị xâm phạm một cách đáng tiếc và nhiều khi xẩy ra những tranh chấp mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được. Mặt khác hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường còn một số bất cập cần sửa đổi bổ sung. Với những lý do nêu trên, và mong muốn bước đầu tiếp cận sâu hơn về pháp luật Dân sự, pháp luật Hợp đồng nói chung và pháp luật về Hụi, họ, biêu, phường nói riêng, tôi chọn đề tài “Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng” để nghiên cứu và trình bày trong Luận văn này. Tuy đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, nhưng tác giả cũng mong muốn góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành mạnh và khoa học. Hi vọng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu pháp luật có liên quan - và là sự gợi ý, hướng dẫn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hụi, họ, biêu, phường. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm những mục đích và nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, nhằm tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và hệ thống hóa lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hụi, họ, biêu, phường để để có cái nhìn tổng hợp, khách quan, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của bản thân về đề tài nghiên cứu. Thứ hai, tìm hiểu thực tiễn về hụi, họ, biêu, phường nhằm tìm ra những hạn chế về mặt pháp luật cũng như vướng mắc thực tiễn trong quá trình giải quyết tranh chấp trong các vụ án, từ đó có hướng bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Thứ ba, nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hụi, họ, biêu, phường góp phần gắn kết lí luận vào thực tiễn cuộc sống. Thứ tư, nghiên cứu vấn đề hụi, họ, biêu, phường là ý kiến nhằm mục đích trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan và những người quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời, tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tuyên truyền pháp luật và hình thành ở mọi người sự quan tâm thích đáng đối với một vấn đề có tính phổ biến trong xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đề tài trên cơ sở đường lối xử lý tranh chấp cũng như quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trong đó có sự liên hệ với những quy định của pháp luật trong thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, do hụi, họ, biêu, phường mới được quy định trong BLDS 2005, thời gian chưa đủ dài, do vậy còn khó khăn trong tổng hợp số liệu, tài liệu và tình hình khi nghiên cứu, cùng với điều kiện nghiên cứu hạn chế. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu về đề tài hụi, họ, biêu, phường chủ yếu từ các vụ tranh chấp trên địa bàn thành phố Huế và một số vụ án khác trong phạm vi cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong Luận văn này, chúng tôi nghiên cứu đề tài hụi, họ, biêu, phường trên nền tảng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp các vấn đề về cơ sở pháp lý của hụi, họ, biêu, phường. + Phương pháp điều tra, thống kê để thu thập số liệu, tư liệu, hồ sơ và thông tin cần thiết có liên quan đến phạm vi đề tài. + Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong đó Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề về lý luận và các quy định của Pháp luật Dân sự Việt Nam về hụi, họ, biêu, phường. Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hụi, họ, biêu, phường trong cả nước nói chung, thành phố Huế nói riêng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG 1.1 Khái niệm về hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật Việt Nam 1.1.1 Khái niệm chung về hụi, họ, biêu, phường Hụi, họ, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống của nhân dân ta ở khắp tất cả các miền. Miền Bắc thường gọi là họ; Miền Trung thường gọi là biêu, phường; Miền Nam thường gọi là hụi. Một số nơi còn có cách gọi khác là bưu, huê, hội... Tuy vậy, cách gọi “hụi” thường phổ biến cả một số nơi miền bắc, miền trung và trên các sách báo, tạp chí. Mặc dù cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất là giống nhau. Tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2005 (Sau đây gọi là BLDS 2005) quy định về hụi, họ, biêu, phường như sau: “Hụi, họ, biêu, phường là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại, cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.” Định nghĩa hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi chung là “hụi” hoặc “hụi họ”) nêu trên của BLDS 2005 khá đầy đủ và ngắn gọn. Qua định nghĩa đó ta thấy, trên cơ sở tự nguyện, một nhóm người tập hợp nhau lại, thường thì số người này phân công một thành viên trong nhóm làm “chủ hụi”, trong dân gian thường gọi là “cái”, những người còn lại là các thành viên trong dây hụi, gọi là “con”. Cũng có trường hợp một người đứng ra làm chủ hụi và kêu gọi những người khác tham gia dây hụi của mình. Các thành viên sẽ góp tiền hoặc tài sản khác như thóc, vàng… theo từng phần hụi thông qua chủ hụi. Một thành viên sẽ nhận được toàn bộ các phần đóng góp này gọi là lĩnh hụi hay hốt hụi. Tới kỳ tiếp theo sẽ đến lượt thành viên khác lĩnh hụi tạo thành một vòng luân phiên theo chu kỳ nhất định. Tuỳ theo loại hụi mà việc xác định thành viên lĩnh hụi thông qua hình thức bốc thăm hay thoả thuận (đối với hụi không có lãi) hoặc thông qua hình thức bỏ lãi, ai bỏ lãi cao sẽ được lĩnh hụi trước (đối với hụi có lãi). Một người có thể làm chủ nhiều dây hụi hoặc tham gia nhiều phần hụi (chân hụi) trong một dây hụi. Cũng có thể nhiều người chung nhau tham gia một phần hụi nếu các hụi viên nhất trí. Hụi có nhiều loại khác nhau tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ hụi và các thành viên như hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng, hụi 3 tháng, 6 tháng, hụi mùa vụ, hụi năm… Tuỳ theo loại hụi mà có chu kỳ đóng hụi và khui hụi (lĩnh hụi) khác nhau, chẳng hạn hụi ngày thì mỗi ngày đóng và khui hụi một lần, hụi tuần thì 7 ngày đóng và khui hụi một lần, hụi tháng thì mỗi tháng đóng và khui hụi một lần… đối với hụi mùa vụ thì khi đến mùa thu hoạch các thành viên sẽ thống nhất đóng hụi và khui hụi vào một ngày nhất định nào đó, một năm thường có 2 lần đóng và khui hụi nhưng tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch mà khoảng cách mỗi lần đóng và khui hụi là 3 tháng hoặc 6 tháng chứ không có một ngày tháng nhất định nào cả. Để tiếp cận và nghiên cứu đề tài, chúng ta tìm hiểu một số thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực này. Phần hụi: Phần hụi là số tiền hoặc tài sản khác đã được xác định theo thoả thuận mà thành viên phải góp trong mỗi kỳ mở hụi. Phần hụi phải là tài sản có thể giao dịch được. Dây hụi: Gọi chung cho tất cả các phần hụi của các thành viên tham gia chơi hụi trong một kỳ khui hụi, hay còn có thể hiểu là giá trị của dây hụi trong một kỳ. Chẳng hạn một hụi tháng có mỗi phần hụi phải nộp mỗi tháng là 1.000.000 đồng và có 20 phần hụi thì 20 phần hụi này gọi chung là dây hụi có tiền góp mỗi tháng là 20.000.000 đồng. Từ đó “dây hụi” còn được hiểu là gọi chung các thành viên tham gia hụi. Trong các văn bản luật chưa thấy giải thích từ này, tuy nhiên trong các bài viết nghiên cứu về hụi và trong cách gọi của nhân dân thì từ “dây hụi” được dùng khá phổ biến. Kỳ mở hụi: Là thời điểm được xác định theo thỏa thuận của các thành viên tham gia hụi mà tại thời điểm đó từng thành viên được lĩnh hụi. Kỳ mở hụi được xác định bằng khoảng thời gian giữa người lĩnh hụi kỳ trước và người lĩnh hụi ngay kỳ sau đó, có thể là một tuần, nửa tháng, một tháng, theo mùa hoặc một năm. Hụi sống: Là phần hụi mà thành viên nộp hàng tháng nhưng chưa được lĩnh hụi. Nếu hụi có lãi thì thành viên chưa lĩnh hụi chỉ phải góp phần hụi sau khi đã trừ đi tiền lãi do thành viên được lĩnh hụi trả cho các thành viên. Hụi chết: Là phần hụi mà thành viên đã hốt hụi, họ không có quyền hốt tiếp trong những kỳ mở hụi sau đó nhưng vẫn có nghĩa vụ phải đóng phần hụi cho đến hết chu kỳ, nếu là hụi có lãi thì phần hụi chết phải đóng không được trừ phần lãi của thành viên hốt hụi kỳ đó, vì người đã hốt không được hưởng lãi. Như vậy, hụi chết luôn bằng phần hụi đã được ấn định lúc đầu. 1.1.2 Chủ thể tham gia quan hệ hụi, họ, biêu, phường Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức. Trong hụi, họ, biêu, phường chủ thể tham gia là cá nhân. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, độc lập tham gia các quan hệ xã hội. [12, 25] Trong quan hệ hụi, họ, biêu, phường chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân, được thể hiện dưới vai trò là chủ hụi và thành viên tham gia hụi (hụi viên). Chủ hụi: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định144/2006/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu, phường (Sau đây gọi là NĐ144) thì: “Chủ hụi là người tổ chức, quản lý hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Tuỳ theo loại hụi mà có các loại chủ hụi: chủ hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi (hụi không có lãi và hụi có lãi đầu thảo) và chủ hụi không phải là thành viên trong dây hụi (chủ hụi hưởng hoa hồng) Thành viên: Thành viên là người tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một hụi. Trường hợp chủ hụi không phải là thành viên của dây hụi ta có thể phân biệt được do thành viên có nghĩa vụ góp hụi và có quyền lĩnh hụi. Nếu chủ hụi cũng có quyền và nghĩa vụ đó thì chủ hụi cũng đồng thời là thành viên của dây hụi. 1.1.3 Đặc điểm pháp lý của hụi họ Xét mối quan hệ hụi họ ta thấy, bản chất của việc chơi hụi là một hình thức để dành dụm của cải, một loại giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng. Đây là sự tổ chức dây chuyền, tập trung vận động được nhiều người tham gia đóng góp việc vay và cho vay của nhau, thể hiện đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng vay tài sản (HĐ VTS). BLDS 2005, tại Điều 121 định nghĩa về giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 388 định nghĩa về hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 471 quy định về HĐ VTS: “HĐ VTS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy xét về hụi, họ, biêu, phường ta thấy, đây là một loại giao dịch dân sự vì nó là sự thoả thuận của các bên (hợp đồng) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hụi họ cũng là một dạng hợp đồng dân sự nói chung và HĐ VTS nói riêng vì nó có đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng mà BLDS 2005 đã quy định. Hụi họ là một dạng hợp đồng, do vậy hụi họ có các đặc điểm pháp lý của một hợp đồng dân sự. Đầu tiên chính là sự thỏa thuận nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch này. Sự thỏa thuận đó phải phù hợp với ý chí và mong muốn của các bên. Đây là nguyên tắc tồn tại bất di bất dịch trong pháp luật hợp đồng của các nước trên thế giới. Nghĩa là các chủ thể khi tham gia hụi họ do bị đe dọa, lừa dối, nhầm lẫn… là không phù hợp với ý chí của người tham gia nên về nguyên tắc giao dịch đó vô hiệu. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hụi họ được xem là một dạng của HĐ VTS, do vậy mọi người được tự do tham gia giao dịch phù với với ý chí của mình, đồng thời phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật và chuẩn mực của đạo đức xã hội. Hụi họ còn có đặc điểm pháp lý nữa là khi tham gia vào giao dịch này, các bên tham gia tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và ngay thẳng. Đặc điểm này thể hiện bản chất của quan hệ dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau. Không một ai được lấy lí do khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế v.v. để làm biến dạng các quan hệ dân sự. Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng thì ý chí tự nguyện của các bên mới thật sự được bảo đảm. Vì vậy, theo nguyên tắc trên, những hợp đồng nói chung và giao dịch hụi họ nói riêng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đánh giá ý chí tự nguyện của các bên có hay không là một công việc tương đối phức tạp và khó khăn trong thực tế. [13][14] Mặt khác, trong chơi hụi, có một người - chủ hụi - đứng ra làm trung gian tài chính làm đầu mối huy động vốn và hưởng lợi nhuận, vì vậy việc chơi hụi thực chất là một quan hệ tín dụng - tín dụng dân gian. Tín dụng xuất phát từ gốc từ Latinh: Gredittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện 2 mặt cơ bản: - Người sở hữu 1 số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong 1 thời gian nhất định. - Đến thời hạn do 2 bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu 1 giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. [16] Pháp luật hiện hành quy định, việc chơi hụi nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm việc tổ chức chơi hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi nhằm mục đích thu lợi bất chính. 1.1.4 Điều kiện để quan hệ hụi, họ, biêu, phường có hiệu lực Hụi, họ, biêu, phường là một giao dịch dân sự, một dạng của HĐ VTS vì vậy trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật về hụi họ cần chú ý các quy định chung của BLDS 2005 như sau: * Về điều kiện có hiệu lực Điều 122 BLDS 2005 quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: + Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; + Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; + Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. * Hình thức BLDS 2005 quy định hình thức giao dịch dân sự tại Điều 124: + Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. + Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức hợp đồng dân sự quy định tại Điều 401 BLDS 2005 như sau: + Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. + Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Phù hợp với các quy định trên, NĐ144 quy định hình thức hụi họ tại Điều 7 như sau: Thoả thuận về họ được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia họ có yêu cầu. Khi tham gia chơi hụi, các thành viên cần chú ý các điều kiện có hiệu lực này này để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan Nhà nước cần lưu ý các điều kiện nêu trên khi giải quyết các tranh chấp về hụi, họ để áp dụng đúng pháp luật. * Giải thích giao dịch dân sự Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây: + Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch; + Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch; + Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập. Việc giải thích hợp đồng dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 409 của Bộ luật này. Việc giải thích thỏa thuận về hụi cũng trên cơ sở các quy định trên. * Vấn đề vô hiệu Các vấn đề về vô hiệu trong hụi họ cũng tuân theo các quy định của BLDS 2005 như sau: Điều 127 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu (xem phần điều kiện có hiệu lực nêu trên).  Ngoài ra, các điều từ 128 đến 143 còn quy định cụ thể các trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, do giả tạo, bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, do không tuân thủ quy định về hình thức, do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Điều 410 quy định về Hợp đồng dân sự vô hiệu, cơ bản vẫn trên tinh thần các quy định về giao dich dân sự vô hiệu vừa nêu trên. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 137 như sau: + Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác
Luận văn liên quan