Đề tài Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng

Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, sự phát triển hạ kỹ thuật nông thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là vấn đề quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong đường lối và chính sách phát triển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương nước ta, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng là một trong những chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó các tiêu chí nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là đặc biệt được chú trọng, bởi sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật là cơ sở, là bàn đạp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một địa phương. Hưởng ứng chương trình, cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của sự phát triển hạ tầng kỹ thuật, Đảng và nhân dân huyện Hòa Vang đã có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này thì đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, đất đai, vốn, các nhân tố về cơ chế, chính sách đòi hỏi cần phải có sự nổ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong đó vốn là nhân tố được quan tâm chú trọng nhiều nhất, và vai trò của vốn là không thể phủ nhận. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng em đã chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua đề tài chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng, cũng như quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang.

doc70 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU. Tính cấp thiết của đề tài. Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, sự phát triển hạ kỹ thuật nông thôn đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần vào sự thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là vấn đề quan trọng nhằm tạo tiền đề cho nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Do vậy, trong đường lối và chính sách phát triển KT - XH trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương nước ta, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng là một trong những chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó các tiêu chí nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn là đặc biệt được chú trọng, bởi sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật là cơ sở, là bàn đạp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một địa phương. Hưởng ứng chương trình, cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của sự phát triển hạ tầng kỹ thuật, Đảng và nhân dân huyện Hòa Vang đã có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này thì đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, đất đai, vốn, các nhân tố về cơ chế, chính sáchđòi hỏi cần phải có sự nổ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong đó vốn là nhân tố được quan tâm chú trọng nhiều nhất, và vai trò của vốn là không thể phủ nhận. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng em đã chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua đề tài chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng, cũng như quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu đề tài. Mục đích: Vận dụng những kiến thức được học vào thực tế (vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang). Nhằm tổng hợp và cung cấp những thông tin thực tế về thực trạng và tình hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn huyện Hòa Vang. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và tình hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm hiểu sơ lược về huyện Hòa Vang, cụ thể hơn là tìm hiểu về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang thông qua các tài liệu có tại Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang. Sau đó, thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang. Nhiệm vụ tiếp theo là tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được và phản ánh chúng. Cuối cùng, đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị để giải quyết vấn đề. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở huyện Hòa Vang. Quá trình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ở huyện Hòa Vang. Địa bàn nghiên cứu: Huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 31/12/2012 đến ngày 27/04/2013. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp thống kê. Phương pháp thống kê mô tả. Kết cấu của đề tài tốt nghiệp. Đề tài bao gồm các phần chính là Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và các phần khác như lời cảm ơn, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, biểu đồ, hình ảnh minh họa. Ở phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung. Chương 2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn huyện Hòa Vang trong quá trình xây dựng nông thôn mới. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG. Cơ sở khách quan phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Cơ sở nhận thức và khái niệm nông thôn mới Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban Nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa được sử dụng; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông – lâm – hải sản (như lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, rau củ quả, cá thịt). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển cụm công nghiệp – dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ phát triển thấp so với các khu vực khác của nền kinh tế, tính chung thì nông dân chiếm hơn 70% dân số. Tỉ trọng đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn so với mức đóng góp của nó cho toàn nền kinh tế. Năm 2010, tổng đầu tư toàn xã hội là 400.000 tỉ đồng, nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ 27.000 tỉ đồng, trong khi ngành này đóng góp tới 20% GDP của cả nước, 30% cho xuất khẩu và 50% lực lượng lao động, việc làm. Diện mạo nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém mà nhiều năm nay chưa có giải pháp hữu hiệu. Sự đầu tư ít ỏi đã hạn chế đáng kể hiệu quả sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng, chưa nâng cao về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp, sản lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn cao (chi phí cho sản xuất 1 ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), các chính sách về điều tiết thị trường quốc tế giảm. Các chính sách và biện pháp mà nhà nước đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện, đời sống xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chưa mạnh và không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Sự khác nhau căn bản giữa thành thị và nông thôn được phản ánh rõ nét dựa trên các tiêu chí như: sự khác nhau về nghề nghiệp, môi trường, quy mô, cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội. Nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực đô thị), được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. “Nông thôn mới” là nông thôn kiểu mới tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội của giai đoạn phát triển và hiện đại hóa. Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, tất cả các điều kiện sống ở nông thôn đều thua kém thành thị từ hệ thống hạ tầng cấu trúc đến nhà ở, dịch vụ công cộng, mức thu nhập, thiếu điều kiện phát triển giáo dục, học vấn nghỉ ngơi, văn hóa, môi trường, việc làm. Do đó, sự rút ngắn kịp thời khoản cách giữa thành thị và nông thôn là vân đề có tính sống còn. Hoàn cảnh đó thôi thúc chúng ta khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ quan trọng là xây dựng “Nông thôn mới” , từng bước đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào ứng dụng ở nông thôn. Cần thống nhất nhận thức một cách sâu sắc về mục đích ý nghĩa của việc xây dựng “Nông thôn mới” . Việc triển khai chương trình hết sức quyết liệt nhưng kiên trì, có lộ trình, có bước đi thích hợp và có trọng tâm, trọng điểm, làm đâu dứt điểm đó để quá trình thực hiện mang tính toàn diện và phát triển bền vững. Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH giai đoạn 2012-2020. Bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. An ninh tốt, quản lý dân chủ. Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao... Các tiêu chí về nông thôn mới. Ý nghĩa bộ tiêu chí nông thôn mới. Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau: Nhóm 1: Quy hoạch. Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp  Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiêu chí 2: Giao thông: Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Tiêu chí 3: Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Tiêu chí 4: Điện: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Tiêu chí 5: Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL. Tiêu chí 7: Chợ nông thôn: Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Tiêu chí 8: Bưu điện: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Có Internet đến thôn Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư: Nhà tạm, dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất. Tiêu chí 10: Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh. Tiêu chí 11: Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo. Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Nhóm 4: Văn hóa-xã hội-môi trường. Tiêu chí 14: Giáo dục: Phổ biến giáo dục trung học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tiêu chí 15: Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tiêu chí 16: Văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL. Tiêu chí 17: Môi trường: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.  Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Cán bộ xã đạt chuẩn. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh". Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững An ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư. Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành). Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới“ do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới. Cơ sở khách quan phải xây dựng nông thôn mới. Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Theo đó, nâng cao chất lượng sống cả về vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn nói chung vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình: (i) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (ii) đô thị hóa; (iii) kiểm soát dân số; (iv) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng lao động xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Xây dựng nông thôn mới là vấn đề thời sự trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Văn kiện đã khẳng định: “Xây dựng nông thôn mới, để giai cấp nông dân thực sự là chủ thể trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”. Xây dựng nông thôn mới góp phần xây dựng đất nước, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Điểm xuất phát của vấn đề trên là Nghị quyết số 26 NQTW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khoá X) ban hành tháng 8/2008 về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Tam nông)” ở Việt Nam. Cơ sở lý luận của Nghị quyết là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước ta, trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, do Đại hội VIII của Đảng đề ra, tiếp tục được phát triển trong Nghị quyết Đại hội IX và X của Đảng về nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khoá IX) về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” đã nhấn mạnh: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Như vậy xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng hiện đại, trong đó những người nông dân thực sự làm chủ, ly nông bất ly hương, họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng để hướng tới xây dựng nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với nước ta, có tới trên 56% dân số làm nông nghiệp, gần 70% dân số sống ở nông thôn (2010) thì vấn đề phát triển nông thôn không những mang ý nghĩa phát triển kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Nếu xét về mặt lý thuyết của sự phát triển hài hoà thì cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp phải chiếm một giá trị nhất định trong nền kinh tế. Một xã hội phát triển ở mức ổn định và lý tưởng thì cơ cấu công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp, thuỷ sản phải chiếm vị trí tương đương nhau, đóng góp cho GDP tương đối đồng đều. Ở rất nhiều nước phát triển, chỉ có 4% dân số làm nông nghiệp nhưng đã sản xuất ra của cải vật chất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cả đất nước. Tựu chung lại, họ có một quá trình sản xuất hiện đại theo hướng công nghiệp. Nhưng tất cả những điều đó không tự nhiên mà có, họ cũng phải phấn đấu, trả giá qua cả một quá trình xây dựng, tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm. Để có sự thành công, con đường của họ không chỉ là 10 năm, 20 năm mà có khi cả trăm năm. Chúng ta xây dựng nông thôn mới trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của cả dân tộc đã thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng XI, và đây cũng là một quá trình phát triển tất yếu của lịch sử. Xây dựng nông thôn mới gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 là hai mặt không thể tách rời. Với Việt Nam, đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, tuy cơ cấu kinh tế theo GDP năm 2010 chiếm 20,58% và có xu hướng giảm dần, dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, đóng góp của nông lâm nghiệp vào GDP là khá lớn. Nông nghiệp, nông thôn còn là nơi sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều, làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu (năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lên tới trên 18 tỷ USD). Bên cạnh đó khu vực này còn cung cấp lao động, đất đai cho công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cả nước, từ đó đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Do vậy, việc xây dựng nông thôn mới không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai cấp nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội, chính họ là chủ thể xây dựng làng quê, bảo vệ an ninh trật tự thôn bản, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Việc xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí sẽ tạo ra một vùng nông thôn có đủ điều kiện để phát triển. Trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng cường dịch vụ, hiện đại hoá; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao với tỷ trọng tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt; tăng yếu tố công nghiệp trong sản xuất, đưa cơ giới hoá thay thế sức người, tăng khâu chế biến hàng hoá. Nông thôn đủ sức tạo việc làm tại chỗ, nông dân được đào tạo, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo trên cơ sở một nông thôn phát triển toàn diện về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như sản xuất nông lâm, công nghiệp. Tất cả những vấn đề đó tạo cho nông thôn một diện mạo mới, đời sống nông dân được nâng lên, góp phần tạo nên một đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để có quá trình ấy, sự phấn đấu của chủ thể nông dân, sự giúp sức của các giai cấp khác dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa nông thôn phát triển. Tuy nhiên con đường đi lên không phải là con đường thẳng trải đầy nhung lụa mà nó là một qu
Luận văn liên quan