Trong bối cảnh và su thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập về kinh tế
nước ta với các nước khu vực và trên thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách
tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh
nghiệp ViệtNam là một đòi hỏi cấp bách.
Hầu hết các doanh nghiệp còn thực hiện mô hình quản lý KCS m à thiếu
những biện pháp đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế sản phẩm sản xuất ra tuy
nhiều nhưng chất lượng cha cao, cha thoả mãn đợc nhu cầu của người tiêu
dùng và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Vì vậy để đổi mới quản lý chất lượng, ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống
chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp là m ột vấn đề hết sức cần thiết. Hệ
thống chất lượng này sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ, tạo ra
một phong cách, một bộ mặt mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra hệ thống chất lượng ISO 9000 còn là "chìa khoá" để Việt
Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới.
Kết quả của việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như TQM,
Q.Base, JIT. tại Nhật Bản, Mỹ, và các nước phương tây và một số nước khác
trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Nhận thức được sự hạn chế cũng như tính cấp thiết của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung về lĩnh vực này, em đã m ạnh dạn chọn đề tài "ISO 9000 và
nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam"
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài ISO 9000 và nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: ISO 9000 và nghiên cứu đề
xuất mô hình quản lý chất lượng
phù hợp với các doanh nghiệp
Việt Nam
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh và su thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập về kinh tế
nước ta với các nước khu vực và trên thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách
tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách.
Hầu hết các doanh nghiệp còn thực hiện mô hình quản lý KCS mà thiếu
những biện pháp đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế sản phẩm sản xuất ra tuy
nhiều nhưng chất lượng cha cao, cha thoả mãn đợc nhu cầu của người tiêu
dùng và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Vì vậy để đổi mới quản lý chất lượng, ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống
chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Hệ
thống chất lượng này sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ, tạo ra
một phong cách, một bộ mặt mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra hệ thống chất lượng ISO 9000 còn là "chìa khoá" để Việt
Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới.
Kết quả của việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như TQM,
Q.Base, JIT... tại Nhật Bản, Mỹ, và các nước phương tây và một số nước khác
trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Nhận thức được sự hạn chế cũng như tính cấp thiết của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung về lĩnh vực này, em đã mạnh dạn chọn đề tài "ISO 9000 và
nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam"
Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót, kính
mong sự góp ý của thầy cô.
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầyVũ Quang Anh và khoa
Thương Mại đã giúp em hoàn thành tiểu luận này.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM.
1. khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều
các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi
quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc
đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên ta phải làm rõ khái
niệm "chất lượng", có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà
nghiên cứu tiếp cận dới những góc độ khác nhau.
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu(EOQC) thì "Chất lượng là
mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng"
Theo tiêu chuẩn của Australia(AS1057-1985)thì "Chất lượng là sự phù
hợp với mục đích"
Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đa ra định nghĩa ISO 9000 -
1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước
chấp nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc
trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu
ra hoặc còn tiềm ẩn".
Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản
phẩm hàng hoá sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện
tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.
+ Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu
cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.
+ Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem xét
sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng.
2. Khái niệm về quản lý chất lượng hàng hoá.
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng,
nhu cầu người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể các biện pháp kinh
tế kỹ thuật hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của mọi tổ
chức để đạt được mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào sự nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý
chất lượng mà có những quan điểm khác nhau. Sau đây là một vài khái niệm
đặc trưng:
- Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô (GOCT 15467-70)thì:"Quản lý chất
lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng của sản phẩm
khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng".
- Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật bản(JIT) thì "Quản lý chất lượng là một
hệ thống phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hoá có
chất lượng, hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu
người tiêu dùng"
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 thì "Quản lý chất
lượng là một tập hợp các hoạt động chức năng quản lý chung, nhằm xác
định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông
qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng "
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI ÍCH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG ISO 9000.
1. Giới thiệu một số mô hình quản lý chất lượng đang đợc phổ biến trên thế
giới.
1.1. Mô hình quản lý chất lượng theo các giải thưởng chất lượng.
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại giải thưởng, như giải thưởng chất lượng
quốc tế, giải thưởng chất lượng khu vực, thí dụ:giải thưởng Deming
giải thưởng chất lượng quốc gia Malolm Baldrige (Mỹ), giải thưởng chất lượng
Châu Âu (EQA). Các giải thưởng này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
Qua nghiên cứu các giải thưởng chất lượng của nhiều nước, bộ khoa học,
công nghệ và môi trường nước ta đã quyết định chọn mô hình giải thưởng
Malolm Baldrige làm giải thưởng chất lượng Việt Nam.
Bẩy tiêu chuẩn của giải chất lượng Việt Nam: được kết cho khối dịch vụ
sản xuất kinh doanh, được chia làm hai cấp giải vàng (phạm vi cả nước)
giải bạc ở (phạm vi mỗi tỉnh, thành phố).
Giải thưởng Việt Nam gồm 7 tieu chí:
- Vai thò lãnh đạo
- Thông tin và phân tích dữ liệu.
- Định hướng chiến lợc.
- Phát hiện và quản lý nguồn lực.
- Quản lý chất lượng quá trình.
- Các kết quả về chất lượng và kinh doanh.
- Thoả mãn các yêu cầu khách hàng.
Giải thưởng chất lượng Vệt Nam đã góp phần đáng kể vào hong trào năng
xuất và chất lượng của Việt Nam, khích lệ các doanh nghiệp không ngừng nâng
cao năng xuất và khả năng cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Quản lý
chất lượng toàn diện(TQM) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000,
ISO 14000.
1.2 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Chất lượng toàn diện nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trên quy mô để có
thể thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. nó bao gồm nhiều
chuẩn mực từ kiểm tra chất lượng đến cuối cùng quản lý chất lượng tức là các
bước phát triển nói trên đều thoả mãn. Để có được chất lượng toàn diện phải sử
dụng nhiều biện pháp.
- Nhóm chất lượng là biện pháp khai thác trí tuệ của từng cá nhân cũng
như tập thể rất có hiệu quả, động viên mọi ngời tham gia vào công việc.
- Phối hợp chặt chẽ để thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp như chất lượng thông tin, đào tạo, thái độ, tác phong chính sách và
mục tiêu, công cụ và nguồn lực.
- Định kỳ so sánh kết quả việc áp dụng với mục tiêu đề ra
- Quản lý mọi phương diện như kỹ thuật, tài chính...
1.3. Hệ thống thực hành sản xuất tốt(GMP).
GMP là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn đối với cơ sở
chế biến thực phẩm và được phẩm. GMP được xây dựng dựa trên các tiêu
chuẩn và công nghệ có thể áp dụng được hiện hành và phản ánh các quy tắc
thực hành tốt nhất,
GMP đợc nhiều nhà sản xuất áp dụngđể cung cấp thực phẩm an toàn, có
chất lượng cao và bao gồm các chương trình dinh dưỡng, nước uống, vệ sinh,
quản lý nhà xưởng, đất đai...
1.4. Hệ thống Q.Base.
Q.Base là hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 đã được thừa nhân
và được áp dụng trên quy mô toàn cầu. Hệ thống Q.Base có cùng nguyên lý
như ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn.
Trên thực tế có thể coi Q.Base là bước chuẩn bị cho việc áp dụng ISO
9000.
1.5. Hệ thống kiểm soát chất lượng.
Mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm dịch vụ của mình có chất lượng tốt cần
phải kiểm soát được năm yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Kiểm soát con người: tất cả mọi người từ cấp lãnh đạo cao nhất đến
nhân viên phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ dợc giao; hiểu rõ nhiệm vụ
và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm.
+ Kiểm soát phơng pháp: phơng pháp phù hợp và có ý nghĩa là những
phương pháp chắc chắn tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
+ Kiểm soát trang thiết bị: dùng trong sản xuất và thử nghiệm, trang thiết
bị phải phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Kiểm soát nguyên vạt liệu: phải lựa chọn các nhà cung ứng và các nhà
thầu có khả năng.
+ Kiểm soát thông tin: mọi thông tin phải được những ngời có thẩm quyền
kiểm tra duyệt và ban hành.
2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng
ISO 9000.
2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và đảm
bảo chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO ban hành vào năm
1987, và được rà soát sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1994, và sửa đổi lần thứ
hai vào năm 2000.Phương hướng tổng quát của bộ ISO là thiết lập hệ thống
quản trị chất lượng quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, ISO đã thành lập
ban kỹ thuật TC 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành năm 1987
và được soát xét lần đầu vào năm 1994, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và
được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như :
chính sách chất lượng, bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, thiết kế triển
khai sản xuất, đào tạo, cung ứng...
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm 27 tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là 3
tiêu chuẩn ISO 9001, 9002, 9003 đã được sử dụng làm cơ sở cho việc
chứng nhận hệ thống chất lượng của bên thứ 3
ISO 9001: quy định hệ thống chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản
xuất, lắp đặt dịch vụ.
ISO 9002: quy định hệ thống chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
ISO 9003: quy định hệ thống chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối
cùng.
Theo quy định của ISO, tất cả các tiêu chuẩn quốc tế cần phải được xem
xét ít nhất 5 năm một lần để xác định khả năng chấp nhận, sửa đổi hoặc huỷ
bỏ.
Ngày 15/12/2000, ISO đã chính thức ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000-
phiên bản năm 2000 (soát xét lại lần 2) gồm 4 tiêu chuẩn chính là:
- ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và thuật ngữ.
- ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu chung.
- ISO 9002: Hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả
hoạt động.
- ISO 10011: Các hướng dẫn về đánh giá hệ thống quản lý.
Ngay sau khi bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 được ban hành, tổng cục đo
lường chất lượng quyết định chấp nhận bộ tiêu chuẩn này thành TCVN.
2.2. Lợi ích khi thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng ISO 9000.
Để chiến thắng các đối thủ trong cạnh tranh, hiện nay mỗi doanh nghiệp
cần đề ra được một mục tiêu chiến lược , chính sách chiến lược và cách quản
lý đặc trưng phù hợp với doanh nghiệp mình.
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO 9000
dã thừa nhận những lợi ích do nó mang lại là rất lớn. Có thể nêu một số các lợi
ích mà các doanh nghiệp đã đạt được :
Thứ nhất: Tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và ổn định
hơn . Mặt khác giảm được đáng kể các chi phí do việc phải làm lại , sửa lại
các sản phẩm hư hỏng khuyết tật , và giảm được sự khiếu nại của khách hàng.
Thứ hai: Nhờ hệ thống hồ sơ , văn bản được tiêu chuẩn hoá, làm cho các
quy định , quy tắc, quyền hạn , trách nhiệm trong khi thực hiện công việc đợc
quy định rõ ràng , mạch lạc . Vì vậy hiệu quả công việc của tất cả các bộ phận
cũng như các thành viên được nâng cao . Mặt khác cũng tránh được sự lẫn lộn
, tranh chấp , cũng nh sự đổ lỗi lẫn nhau khi có vấn đề xẩy ra.
Thứ ba: Thực hiện qnản lý theo ISO 9000 đã giúp cho việc nâng cao nhận
thức , trình độ chuyên môn , cũng như phương pháp tư duy của
lãnh đạo và của mọi người trong doanh nghiệp , tạo ra cách thức làm việc
thật khoa học , logic mà nhờ đó có cơ hội tăng lợi nhuận và thu nhập.
Thứ t: Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 làm cho mối quan hệ
giữa các phòng ban gắn bó chặt chẽ hơn trên cơ sở hợp tác do việc xác định
sự liên quan của mỗi thành viên , của mọi đơn vị phòng ban
đến vấn đề chất lượng.
Thứ năm: Cách thức quản lý khoa học , chuẩn mực đã giúp các nhà
lãnh đạo thoát khỏi những sự vụ hàng ngày , để họ có thể tập trung lo cho
những kế hoạch để phát triển công ty.
Ngoài ra mỗi doanh nghiệp cũng sẽ thu đợc những lợi ích riêng khác
nhờ việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Điều đó
phụ thuộc vào đặc thù riêng của công ty , mục tiêu trớc mắt và lâu dài
của họ như: Tăng thị phần , giảm chi phí , và điều quan trọng la tạo ra được
hình ảnh của công ty cũng nh vị thế cạnh tranh trên thị trường.
III. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG , KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO
9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ VIỆC ÁP
DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN Ở CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH.
1. Thực trạng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
1.1. Thành tựu.
Xuất phát từ yêu cầu quốc tế hoá , hội nhập nền kinh tế nước ta với nền
kinh tế khu vực và trên thế giới , với đường lối ưu tiên cho xuất khẩu, các
doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của mình nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trong những năm qua , công tác quản lý chất lượng đã có những tiến bộ
tích cực thể hiện như:
+ Nhiều doanh đã thay đổi căn bản nhận thức về quản lý chất lượng . Thay
cho việc xem công tác quản lý chất lượng chỉ là công tác kiểm tra , tập trung
vào một số cán bộ và nhân viên phòng KCS , các công ty này đã xác định việc
đảm bảo và cải tiến chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong công
ty và trách nhiệm cao nhất thuộc về ban lãnh đạo.
Để nâng cao chất lượng phải làm đúng ngay từ đầu và quản lý chất lượng
lấy phòng ngừa làm chính.
+ Trong những năm gần đây , các hoạt động chất lượng và quản lý chất
lượng đã và đang trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp. Chất lượng không
chỉ là mối quan tâm của các công ty mà nó đang trở thành mối quan tâm chung
, chương trình hành động của mỗi quốc gia và của toàn xã hội.
+ Nhà nước đã quan tâm đúng mức tới phong trào chất lượng và quản lý
chất lợng trong các doanh nghiệp , khuyến khích hoạt động quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp thông qua việc lập và trao giải thưởng chất lượng cho
các tổ chức , các doanh nghiệp xứng đáng và đạt được các tiêu chí của giải
thưởng chất lượng Việt Nam.
Tổng cục đo lường chất lượng , phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức
nhiều cuộc thảo luận , hàng trăm lớp tập huấn về các mô hình quản lý chất
lượng hiện đại cho các doanh nghiệp như: TQM , ISO 9000 , ISO 14000 ,
Q.Base... Hơn nữa , Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức tư vấn trong và
ngoài nước mở rộng các hoạt động tư vấn áp dụng các mô hình quản lý chất
lượng vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Cách thức QLCL mới đang dần đi vào nhận thức và thực tế sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng đi vào tiềm thức của người tiêu dùng thông
qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền... trong toàn xã hội
1.2. Các tồn tại.
* Do ảnh hưởng của phương thức sản xuất kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp trước đây, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn
còn quản lý sản phẩm theo phương pháp kiểm tra chất lượng(KCS).
* Việc một số doanh nghiệp thực hiện trả lương theo sản phẩm cũng làm
ảnh hưởng đến khả năng cải tiến chất lượng. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp
cha có hoặc hiếm có phong trào chất lượng. Người la động chưa hiểu rõ vấn
đề liên quan đến quản lý chất lượng cũng như vai trò của họ đối với công tác
này. Việc tuyên truyền quảng bá những thông tin kiến thức về chất lượng chưa
được đặt ra. Nhóm cải tiến chất lượng , đáo tạo huấn luyện về chất lượng cho
các thành viên của doanh nghiệp chưa tiến hành một cách hệ thống .
* Một điều rất đáng nói là trong các mô hình quản lý chất lượng mới thì
vai trò chủ yếu thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng thực tế nó chưa
thu hút được sự quan tâm của giới lãnh đạo bằng các vấn đề có lợi trước mắt
như việc:có hợp đồng, hay có thị trờng tiêu thụ ...
2. Tình hình áp dụng ISO 9000 trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam từ năm 1989, cho đến
nay nó đã được phổ biến khá rộng ở Việt Nam.
Năm 1994, tổng cục tiêu chuẩn đo chất lượng thành lập trung tâm đào tạo
chuyên về giới thiệu các hiêủ biết về ISO 9000, về phương pháp áp dụng tiêu
chuẩn này vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có khoảng
hơn 300 doanh nghiệp đợc cấp giấy chứng nhận ISO 9000 so với mục tiêu là
400 doanh nghiệp vào năm 2000
Trong số các doanh nghiệp đã đợc chứng nhận ISO 9000 theo bảng trên,
bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp quốc doanh,
Xí nghiệp liên doanh, Công ty t nhân, nhưng sự phân bố này trong các khu
vực không đồng đều phần lớn tập trung ở phía Nam. Hơn nữa trong 3 tiêu
chuẩn của ISO 9000về hệ thống đảm bảo chấ lượng, chủ yếu các doanh
nghiệp đăng ký áp dụng và đơc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002, số ít áp
dụng ISO 9001 và hầu như không có áp dụng ISO 9003.
* Các bước thực hiện để xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 như sau:
Bớc 1: Cam kết của lãnh đạo.
Đây là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công việc xây dựng hệ
thống. Vai trò của lãnh đạo là phải xác định được chính sách chất lượng của
công ty, đồng thời phân bố nguồn lực cần thiếtđể thực hiện được chương trình
và phối hợp các hoạt động của hệ thống QLCL.
Bớc 2: Xây dựng nhóm lãnh đạo chương trình chất lượng và nhóm cải tiến
chất lượng.
Thành lập ban lãnh đạo chương trình chất lượng thường từ 3 đến 7 người,
chịu trách nhiệm toàn bộ việc lập kế hoạch giám sát thực hiện kế hoạch này,
đa ra những chỉ dẫn và phân bố các nguồn lực cần thiết.
Bớc 3: Nhận thức về ISO 9000 ở doanh nghiệp.
Các chơng trình nhận thức về ISO 9000 phải truyền đạt tới mọi thành viên
trong doanh nghiệp.
Bớc 4: Đào tạo.
Đào tạo là một hoạt động cần thiết và đòi hỏi phải tiến hành liên tục và
thường xuyên.
Chơng trình đào tạo phải được xây dựng cho từng loại đối tợng khác nhau,
lãnh đạo các cấp, cấp trung gian giám sát viên và công nhân. Đào tạo phải bao
quát các khái niệm cơ bản của hệ thống chất lượng ISO 9000.
Bớc 5: Đánh giá thực trạng công ty.
Danh nghiệp phải lập một lu đồ các hoạt động thông tin từ khi khách hàng
đặt đơn mua hàng đến khi sản phẩm đến tay họ. Từ sơ đồ chính này, xây dựng
các sơ đồ cho phòng ban phân xưởng. Qua đó doanh nghiệp thiết lập hồ sơ, tài
liệu hiện có, xem xét tài liệu vẫn sử dụng được bổ sung vào bộ tiêu chuẩn ISO
9000. Loại bỏ các tài liệu lạc hậu.
Bớc 6: Kế hoạch thực hiện.
Sau khi xác định rõ những quy trình và hướng dẫn công việc cần phải xây
dựng thì doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành công
việc
Bớc 7: Xây dựng hệ thống văn bản theo ISO 9000.
Tầng 1: sổ tay chất lượng: quy định chính sách chất lượng, mục tiêu của tổ
chức và mô tả khái quát hệ thống chất lượng.
Tầng 2: Các quy định của hệ thống mô tả hoạt động của từng phòng ban,
phân xưởng, việc kiểm soát chất ưlợng thực hiện như thế nào.
Tầng 3: Các tài liệu chất lượng( hướng dẫn công việc biểu mẫu, biểu cáo).
Bớc 8: áp dụng hệ thống chất lượng mới.
Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hệ thống chất lượng thường áp dụng
ngay trong toàn bộ doanh nghệp. Doanh ng