Đề tài Kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2020

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường đại học kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng. Đến tháng 7/1996, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, thành Trường Đại học Kinh tế hoạt động dưới sự quản lý điều hành của Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP.HCM, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM, thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM. - Năm thành lập: 1976 - Tên tiếng Anh: University of Economics Ho Chi Minh City (UEH) - Điện thoại: (84.8) 8295299 - Fax: (84.8) 8250359 - Website: www.ueh.edu.vn - E-mail: tchc@ueh.edu.vn - Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng số cán bộ, công chức: 791 người; trong đó có 5 giáo sư, 32 phó giáo sư, 181 tiến sĩ, 229 thạc sĩ, 202 giảng viên chính, 2 nhà giáo nhân dân, 25 nhà giáo ưu tú, 343 đảng viên. Ngoài ra còn hơn 200 nhân viên hợp đồng làm việc tại các trung tâm, dịch vụ thuộc trường và gần 300 giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Đơn vị trực thuộc: 9 phòng chức năng, 2 khoa quản lý, 12 khoa đào tạo, 2 ban chuyên môn, 47 bộ môn, 2 viện nghiên cứu, 1 tạp chí, 7 trung tâm, 1 thư viện, 3 ký túc xá, 1 ban quản lý dự án, 1 trạm y tế và 3 công ty TNHH một thành viên trực thuộc. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học trọng điểm quốc gia, với nhiều bậc, hệ đào tạo, đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Trường có số lượng sinh viên thuộc các bậc đào tạo từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được xem là lớn nhất trong các trường đại học của cả nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và không chính quy, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung. Lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng gần 50.000 người.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH, 2006 MỞ ĐẦU 1. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường đại học kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng. Đến tháng 7/1996, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính - Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, thành Trường Đại học Kinh tế hoạt động dưới sự quản lý điều hành của Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP.HCM, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM, thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM. - Năm thành lập: 1976 - Tên tiếng Anh: University of Economics Ho Chi Minh City (UEH) - Điện thoại: (84.8) 8295299 - Fax: (84.8) 8250359 - Website: www.ueh.edu.vn - E-mail: tchc@ueh.edu.vn - Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng số cán bộ, công chức: 791 người; trong đó có 5 giáo sư, 32 phó giáo sư, 181 tiến sĩ, 229 thạc sĩ, 202 giảng viên chính, 2 nhà giáo nhân dân, 25 nhà giáo ưu tú, 343 đảng viên. Ngoài ra còn hơn 200 nhân viên hợp đồng làm việc tại các trung tâm, dịch vụ thuộc trường và gần 300 giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Đơn vị trực thuộc: 9 phòng chức năng, 2 khoa quản lý, 12 khoa đào tạo, 2 ban chuyên môn, 47 bộ môn, 2 viện nghiên cứu, 1 tạp chí, 7 trung tâm, 1 thư viện, 3 ký túc xá, 1 ban quản lý dự án, 1 trạm y tế và 3 công ty TNHH một thành viên trực thuộc. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học trọng điểm quốc gia, với nhiều bậc, hệ đào tạo, đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Trường có số lượng sinh viên thuộc các bậc đào tạo từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được xem là lớn nhất trong các trường đại học của cả nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và không chính quy, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung. Lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng gần 50.000 người. Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh, có trình độ đại học và sau đại học, nhằm đáp ứng cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu thứ hai là nghiên cứu khoa học và tư vấn lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh, nhằm giải quyết những vấn đề về sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế - quản trị kinh doanh. Trường luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm từng bước hòa nhập công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường với thế giới, quốc tế hóa kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 2. Vai trò, vị trí của kế hoạch chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển trường: Văn bản kế hoạch chiến lược nhằm định hướng chiến lược cho mọi hoạt động cũng như các chính sách phát triển của Trường Ðại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2020 để thực hiện sứ mạng và mục tiêu của trường; là công cụ quản lý hữu hiệu của trường nhằm từng bước chuyển sang phương thức quản lý chiến lược; làm cơ sở hoạch định chính sách và lập kế hoạch xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; có vai trò quan trọng như một văn bản có tính pháp quy của trường. 3. Các căn cứ, cơ sở pháp lý xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược: - Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020; - Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT ngày 21/6/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường đại học; - Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010; - Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2001- 2010; - Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; - Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020; - Công văn số 1269/CP-KG ngày 06/9/2004 của Chính phủ về việc đồng ý xây dựng 14 cơ sở đại học trọng điểm quốc gia, trong đó có Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; - Công văn số 1032/UBND-ĐT ngày 23/02/2007 của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc đồng ý cho trường lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 dự án xây dựng trường (diện tích 70 hecta) tại phường Long Phước, quận 9, TP.HCM; - Ðịnh hướng phát triển của trường giai đoạn 2001 -2010; - Ngoài ra còn dựa vào kết quả của các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, về kiểm định chất lượng, các báo cáo điều tra của các đơn vị trong trường. 4. Mục đích xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm xuất hiện nhiều cơ hội phát triển cũng như những thách thức trong quá trình phát triển đối với giáo dục đại học nói chung và trường nói riêng. Chính vì vậy, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng kế hoạch chiến lược. Căn cứ vào văn bản kế hoạch chiến lược giai đoạn 2006-2020, trường sẽ hoạch định các mục tiêu, các hành động và hệ thống giải pháp để đạt được các mục tiêu đã định. 5. Quá trình xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược của trường: Văn bản kế hoạch chiến lược này được xây dựng từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chiến lược gồm 7 thành viên do PGS.TS. Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng-Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban và được trực tiếp thực hiện bởi Tổ xây dựng kế hoạch chiến lược gồm 10 thành viên do PGS.TS. Nguyễn Việt, Phó hiệu trưởng làm Tổ trưởng. Văn bản kế hoạch chiến lược được xây dựng theo 3 giai đoạn chính: 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020. 6. Sự tham gia của các cá nhân, tập thể của trường, các cơ quan quản lý, chuyên gia tư vấn xây dựng kế hoạch chiến lược: Bên cạnh Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chiến lược và Tổ xây dựng kế hoạch chiến lược, trong quá trình xây dựng văn bản kế hoạch chiến lược, trường đã tạo mọi điều kiện để các đơn vị và cá nhân thuộc trường tham gia vào việc thảo luận, góp ý kiến cho văn bản kế hoạch chiến lược. Cụ thể như sau: - Phát hành phiếu lấy ý kiến CBCC về sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị và mục tiêu phát triển trường; - Họp lấy ý kiến của lãnh đạo các đơn vị thuộc trường về bản thảo kế hoạch chiến lược phát triển trường giai đoạn 2006-2020; - Tổ chức cho CBCC thuộc các đơn vị trong trường tham gia thảo luận, góp ý cho văn bản kế hoạch chiến lược; - Mời một số nhà khoa học, nhà giáo có uy tín, có chuyên môn; các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược góp ý cho văn bản kế hoạch chiến lược; - Mời lãnh đạo thành phố, các doanh nghiệp và cựu sinh viên tham gia góp ý. 7. Giá trị sử dụng của văn bản kế hoạch chiến lược: - Làm định hướng chiến lược phát triển trong tương lai, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của trường, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho các giai đoạn ngắn hạn và trung hạn; - Làm cơ sở cho việc đổi mới tư duy trong quản lý và lãnh đạo của các cấp quản lý thuộc trường; - Làm cơ sở để giám sát, tổng kết, đánh giá kết quả và điều chỉnh các mặt hoạt động của trường. Đồng thời, xây dựng các kế hoạch dự phòng nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai; - Xác định các lĩnh vực ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển của trường; - Xây dựng nhóm thực hiện có năng lực phù hợp và tính chuyên nghiệp cao; - Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các đối tác bên ngoài. 8. Kết cấu của kế hoạch chiến lược phát triển gồm 5 phần: - Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị; - Phân tích bối cảnh và thực trạng trường; - Mục tiêu, chiến lược phát triển và giải pháp; - Chương trình hành động thực hiện chiến lược; - Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kế hoạch và kết quả đạt được;. Ngoài ra, kế hoạch chiến lược phát triển còn có mở đầu, kết luận và các phụ lục. ÿ Phần I SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ 1. Sứ mạng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. 2. Tầm nhìn Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu. 3. Các giá trị - Thấu hiểu nhu cầu của sinh viên và xã hội; - Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức và doanh nghiệp; - Quan tâm đến xây dựng đội ngũ có chuyên môn cao, năng động, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; - Khuyến khích sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm việc, giảng dạy và học tập; - Tự hào và phát huy truyền thống của trường. ÿ Phần II PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG TRƯỜNG 1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1.1. Bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực Tình hình chính trị trên toàn thế giới trong thời gian qua diễn biến tương đối ổn định, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập về nhiều mặt đang có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Việt Nam, riêng lĩnh vực giáo dục-đào tạo đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay trên thế giới có những nước, những khu vực có ảnh hưởng lớn về chính trị, quân sự như: - EU với các thành viên hầu hết là các nước phát triển, dự báo EU vẫn duy trì vị trí hàng đầu về chính trị, kinh tế dựa trên truyền thống là trung tâm giáo dục, khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. - Hoa Kỳ vẫn có thế mạnh toàn cầu về kinh tế, chính trị. Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ là đại lục Âu - Á. - Nhật Bản có vị trí quan trọng trong khu vực. Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là duy trì một cường quốc hàng đầu về ứng dụng khoa học - công nghệ thông qua chính sách phát triển giáo dục đại chúng và đầu tư thích đáng cho khoa học - công nghệ. Hiện Nhật Bản đang từng bước gia tăng sức mạnh quân sự và vị thế chính trị trong khu vực. - Trung Quốc đang nổi lên như là một đối trọng lớn về kinh tế, chính trị. Sự phát triển của Trung Quốc rõ ràng có ảnh hưởng rất đáng kể đến nước ta trên nhiều mặt với vị trí là cửa ngõ của Trung Quốc để vào khối ASEAN. 1.2. Bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực Nền kinh tế thế giới hiện đang trong đà tăng trưởng và ổn định với mức khoảng 5%/năm trong bốn năm qua. Những xu thế về kinh tế trong giai đoạn sắp đến là: - Toàn cầu hóa về kinh tế với vai trò của WTO: Hội nhập về kinh tế là nội dung quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Nền sản xuất hiện nay mang tính toàn cầu do có sự tự do về thương mại, đầu tư, tài chính dẫn đến sự phân bổ hợp lý hơn các nguồn lực sản xuất. Sự bất hợp lý trong quản lý kinh tế bị loại trừ dần thông qua cạnh tranh và hợp tác. Đối với các nước nghèo, điều này là cơ hội tranh thủ được các nguồn lực quốc tế về yếu tố sản xuất (tư bản, khoa học kỹ thuật, quản lý), tuy nhiên cũng là thách thức lớn không kém khi mở cửa thị trường. - Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh chóng. Đối với các nước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong khi đó, các nước nghèo đang dần chuyển từ kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang kinh tế công nghiệp. Một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường như dệt may, giày da, đóng tàu, hóa chất, cơ khí, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản… đang được chuyển dần sang các nước đang phát triển. - Hiện trên thế giới có ba khối kinh tế phát triển mạnh có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu là Hoa Kỳ, EU, và các nước Đông và Nam Á. Dự báo kinh tế Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng dù chậm và sẽ còn duy trì vị trí hàng đầu trong dài hạn. EU đang nổi lên như là vị trí kinh tế thương mại hàng đầu thế giới nhưng thiếu sức mạnh tổng hợp của một liên minh. Các quốc gia Đông và Nam Á hiện đang là những biểu tượng về tăng trưởng kinh tế (Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…). Dự báo những quốc gia này sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Với đà tăng trưởng như hiện nay, Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2020 (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản). - Một số yếu tố có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới trong thời gian tới là giá dầu thô, tình trạng ô nhiễm môi trường và leo thang xung đột - không loại trừ khả năng xung đột hạt nhân do mức độ phổ biến ngày càng cao. Tóm lại, sự phát triển của các quốc gia, khu vực có vị trí chi phối nền kinh tế - chính trị thế giới rõ ràng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và giáo dục của nước ta trong thời gian tới. Sự ảnh hưởng về giáo dục từ những nước như Hoa Kỳ và EU là hết sức đáng kể, đặc biệt là giáo dục đại học thể hiện trên hai lĩnh vực: kiến thức và quản lý giáo dục. Các mô hình giáo dục của EU, Hoa Kỳ đang từng bước được nghiên cứu và áp dụng nhằm thu ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, tính hiệu quả và sự rèn luyện vượt trội về tinh thần, đạo đức trong nền giáo dục Nhật Bản cũng cần phải được quan tâm và triển khai áp dụng. 1.3. Một số vấn đề xã hội cần quan tâm trong kế hoạch chiến lược - Phát triển hài hòa, công bằng và bền vững xã hội. Yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên đang là mục tiêu mà tất cả các nước hướng đến bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế. Tất cả những yếu tố đó phải được thể hiện trong chính sách và chiến lược giáo dục nhằm đào tạo ra những công dân có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp. - Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển sẽ gay gắt hơn trong hai thập kỷ tới do: quy mô dân số tăng đều trên thế giới và chủ yếu là ở các nước đang phát triển; di dân cùng với hệ quả là đô thị hóa và sự bành trướng của những đô thị lớn; sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ hướng đến nền kinh tế tri thức. - Tỷ lệ khoảng cách giữa các nước giàu nhất với các nước nghèo nhất tăng nhanh chóng từ 30:1 (1960) tới 60:1 (1990) và hiện nay đã là hơn 74:1, dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn về chất lượng giáo dục giữa nước giàu và nước nghèo. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). - Giao lưu, đa dạng văn hóa nhưng phải đảm bảo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu đặt ra cho các nước đang phát triển nhằm tránh nguy cơ bị đồng hóa bởi nền văn hóa của các nước phát triển. Chương trình và môi trường giáo dục phải là nơi vừa dung nạp được những kiến thức và văn hóa tiên tiến trên thế giới, vừa xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, cũng như đề cao những yếu tố tiên tiến trong văn hóa dân tộc. Điều đó giúp hình thành một nền văn hóa dân tộc đương đại vừa tiếp thu, dung nạp yếu tố tiên tiến mới vừa loại bỏ yếu tố cũ, lạc hậu. 1.4. Hiện trạng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới Khoa học - công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng trên quy mô toàn cầu là một xu hướng tất yếu. Sự thay đổi về khoa học - công nghệ luôn nhanh chóng hơn sự thay đổi chương trình giáo dục, đang đặt ra thách thức lớn cho ngành là phải luôn ở thế nắm bắt và cập nhật kiến thức mới vào nội dung, chương trình giáo dục. Những xu thế sau đây của phát triển khoa học - công nghệ tác động trực tiếp đến giáo dục và đào tạo: - Hướng đến một xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức: Sự nắm bắt kịp thời về thông tin và tri thức cũng như năng lực chuyển đổi nhanh chóng của tư duy đã trở thành yếu tố then chốt cho sự thành công của cá nhân. Một chiến lược giáo dục hiệu quả là tạo ra được những cá nhân có năng lực như vậy. - Sự phát triển liên tục của khoa học - công nghệ đòi hỏi cá nhân phải học tập suốt đời, hình thành các tổ chức học tập và xã hội học tập thường xuyên. Nền giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu đó và trường đại học phải là môi trường học tập, nghiên cứu mở cho người học suốt đời. - Định hướng nhân văn cho sự phát triển khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ có thể bị lạm dụng để phục vụ các mục tiêu cá nhân phi đạo đức, do đó giáo dục phải định hướng người học tới những mục tiêu nhân văn. 2. Bối cảnh trong nước 2.1. Bối cảnh chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006) thành công là một sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại trong đời sống tinh thần xã hội ta. Với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, đại hội đã thể hiện ý chí sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, triệu người như một, nêu cao năng lực sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội đã nêu rõ mục tiêu phát triển giáo dục trong phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010 đó là: - Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. - Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. - Chấn hưng giáo dục Việt Nam, làm cho giáo dục cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. Với những mục tiêu đó, đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp lớn: - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. - Chuyển sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập, học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học. - Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động. - Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. 2.2. Bối cảnh kinh tế Kinh tế nước ta đã qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam thâm nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Thực tế này mang tính hai mặt, vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên nhiều phương diện. Sự cạnh tranh kinh tế với các quốc gia ngày càng quyết liệt, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng… Cơ hội và thách thức đan xen nhau không ch
Luận văn liên quan