Đề tài Kế hoạch dạy học thực tập sư phạm tốt nghiệp

Tình cảm dù ở mức độ nào cũng mang tính hai mặt, nghĩa là tính chất đối lập nhau. Ví dụ: - Vui- buồn, Yêu- ghét, Sợ hãi- can đảm “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” Tính phân cực của tình cảm được cắt nghĩa như sau: Các sự vật, hiện tượng, con người, các hành động của con người và cả những hoàn cảnh sống trong thực tế thường có nội dung vô cùng phức tạp và mối liên hệ của con người với chúng lại thường xuyên không loại trừ một mặt nào cả. Đời sống tình cảm của cá nhân là sự nảy sinh mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn và xuất hiện mâu thuẫn mới một cách thường xuyên. Sự cân bằng tương đối trong các mối quan hệ của cá nhân với môi trường (tự nhiên và xã hội) và sự cân bằng ở môi trường bên trong cơ thể thường xuyên bị phá vỡ, được phục hồi, rồi lại bị phá vỡ. Chính điều đó quyết định tính hai mặt của tình cảm. Ngày nay người ta còn thấy rằng tính hai mặt của tình cảm cũng có sơ sở giải phẫu – sinh lý của nó nữa.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch dạy học thực tập sư phạm tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2010 - 2011 ---------0o0--------- KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỰC TẬP SƯ PHẠM TỐT NGHIỆP Học phần: Tâm lý học Chương II: Chương V: Tình cảm và ý chí Bài/Mục: 5.1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5.1.3. Các loại, các mức độ thể hiện của tình cảm I. Mục tiêu Sau khi học xong tiết học này, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau: 1. Về tri thức - Nắm vững các đặc điểm đặc trưng của tình cảm - Hiểu và phân biệt được các loại,các mức độ thể hiện của tình cảm 2. Về kĩ năng - Rèn luyện được các kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, đánh giá. - Rèn luyện kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu. - Kỹ năng xét đoán, thấu hiểu tình cảm của người khác - Kỹ năng tự đánh giá và tự kiểm soát đời sống tình cảm của bản thân 3. Về thái độ - Tích cực tham gia học tập xây dựng bài, học tập nhiệt tình. - Có thái độ tích cực, đúng đắn trong học tập. - Sinh viên nhận thức đúng vai trò của tình cảm đối với cuộc sống con người. - Có ý thức xây dựng đời sống tình cảm lành mạnh II. Cấu trúc nội dung Chương V. Tình cảm và ý chí 5.1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5.1.2.1. Tính phân cực 5.1.2.2. Tình cảm âm tính và dương tính 5.1.2.3. Tính tích cực và tính tiêu cực của tình cảm 5.1.3. Các loại, các mức độ thể hiện của tình cảm 5.1.3.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác 5.1.3.2. Xúc cảm 5.1.3.3. TÌnh cảm 5.1.3.4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan III. Phương pháp dạy học - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp làm việc với sách IV. Học liệu- phương tiện - Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Trọng Thủy. Tâm lý học đại cương ( sách CĐSP), NXB ĐHSP Hà Nội 2003. - Phan Trọng Ngọ (chủ biên). Bộ câu hỏi đánh giá kết quả học tập môn TLH đại cương. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2005. - Máy chiếu power point V. Tiến tình bài giảng: Thời gian và các bước lên lớp HĐ Của giáo viên Nội Dung Hoạt Động HĐ của SV - Nghi thức sư phạm - GV ổn định lớp - GV chào SV - GV giới thiệu GV dự giờ -GV giới thiệu cấu trúc, mục tiêu dạy học Chúng ta vừa tìm hiểu xong khái niệm tình cảm và xúc cảm. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu các đặc điểm và các mức độ thể hiện của tình cảm. Sau khi học xong tiết này các bạn cần phải đạt được các yêu cầu sau: ................................. Trong tiết này chúng ta sẽ đi nghiên cứu các vấn đề sau: 5.1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5.1.2.1. Tính phân cực 5.1.2.2. Tình cảm âm tính và dương tính 5.1.2.3. Tính tích cực và tính tiêu cực của tình cảm 5.1.3. Các loại, các mức độ thể hiện của tình cảm 5.1.3.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác 5.1.3.2. Xúc cảm 5.1.3.3. TÌnh cảm 5.1.3.4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan - SV chào giáo viên - SV lắng nghe GV hỏi: GV kết luận: Chúng ta đi tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5.1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5.1.2.1. Tính phân cực (tính hai mặt) Bạn hiểu ntn là tính phân cực của tình cảm? Ví dụ ? Tình cảm dù ở mức độ nào cũng mang tính hai mặt, nghĩa là tính chất đối lập nhau. Ví dụ: - Vui- buồn, Yêu- ghét, Sợ hãi- can đảm “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” Tính phân cực của tình cảm được cắt nghĩa như sau: Các sự vật, hiện tượng, con người, các hành động của con người và cả những hoàn cảnh sống trong thực tế thường có nội dung vô cùng phức tạp và mối liên hệ của con người với chúng lại thường xuyên không loại trừ một mặt nào cả. Đời sống tình cảm của cá nhân là sự nảy sinh mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn và xuất hiện mâu thuẫn mới một cách thường xuyên. Sự cân bằng tương đối trong các mối quan hệ của cá nhân với môi trường (tự nhiên và xã hội) và sự cân bằng ở môi trường bên trong cơ thể thường xuyên bị phá vỡ, được phục hồi, rồi lại bị phá vỡ. Chính điều đó quyết định tính hai mặt của tình cảm. Ngày nay người ta còn thấy rằng tính hai mặt của tình cảm cũng có sơ sở giải phẫu – sinh lý của nó nữa. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.2.2. Tình cảm âm tính và dương tính Tình cảm âm tính là gì ? Tình cảm dương tính là gì ? - Tình cảm âm tính là khi nhu cầu không được thỏa mãn ta cảm thấy khó chịu. Ví dụ: hay trong bài hát: “Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im. Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ. Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi. Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền”. Trước lúc đi xa Bác muốn vào thăm miền Nam nhưng không đươc.... - Tình cảm dương tính là khi nhu cầu được thỏa mãn ta cảm thấy dễ chịu - Giữa hai loại trên có những tình cảm trung gian: khi ngã về âm tính khi ngã về dương tính. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.2.3. Tính tích cực và tính tiêu cực của tình cảm Thế nào là tính tiêu cực của tình cảm ? Ví dụ ? Thế nào là tính tích cực của tình cảm ? ví dụ ? - Tính tích cực của tình cảm: Là khi tình cảm có tác dụng thúc đẩy con người vào trạng thái căng thẳng hoặc làm cho con người cảm thấy một sự trào dâng đặc biệt. Ví dụ : học sinh trước lúc làm bài thi, vận động viên trước lúc thi đấu... hay như lòng can đảm, niềm tự hào khi chiến thắng... + Vai trò của tính tích cực: Làm tăng nghị lực sức mạnh của con người, làm cho tình cảm trở nên lành mạnh hơn. - Tính tiêu cực của tình cảm: là khi tình cảm gây ra trạng thái dững dưng, thờ ơ của con người. Ví dụ: sự thất vọng, sự vô tình cảm là những tình cảm mềm yếu của con người. + Tình cảm mềm yếu hạ thấp hoạt động sống của con người, giảm nghị lực... + Không thúc đẩy con người hoạt động tích cực, thậm chí làm cho con người hành động tiêu cực, dẫn đến vi phạm pháp luật. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.3. Các loại, các mức độ thể hiện của tình cảm 5.1.3.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác khi chúng ta nhìn thấy bức tranh về làng quê, cho chúng ta cảm giác yên bình, nhẹ nhõm.... người ta gọi đó là màu sắc xúc cảm của cảm giác. Vậy màu sắc của xúc cảm của cảm giác là gì ? lấy ví dụ ? Đây là mức độ thấp nhất của sự phản ánh xúc cảm, nó là một sắc thái xúc cảm đi kèm theo quá trình cảm giác. Ví dụ: Trời nắng nóng: Nhìn màu xanh da trời dịu nhẹà dễ chịu mát mẻ Nhìn màu đỏ à bức bối, nóng nảy Trong tiếng Việt (cũng như trong các thứ tiếng khác) có những từ nói lên các màu sắc xúc cảm của cảm giác. Ví dụ: “đỏ lòm”, “xanh lè”, “inh tai, nhức óc”.... Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng tâm lý độc lập, mà như là một thuộc tính đặc sắc của quá trình tâm lý (cảm giác). Nó chỉ thoáng qua, không mạnh mẽ. Kích thích gây ra các màu sắc xúc cảm này là các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính chất rất cụ thể, gắn liền với các cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.3.2. Xúc cảm Xúc cảm là gì ? Xúc cảm là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn. Nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó. Xúc cảm có những đặc điểm nào? - Xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ, rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. - Do những sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây nên. - Có tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác. ï Tuỳ theo cường độ tính ổn định và tính ổn định cao hay thấp người ta chia cảm xúc thành 2 loại : + Xúc động + Tâm trạng SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: GV đưa ra hình ảnh mọi người khóc trong lễ tang của Bác . Xúc động là gì ? Ví dụ ? Xúc động : Là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xẩy ra trong một thời gian ngắn và khi xẩy ra xúc động con người thường mình không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình. “Cả giận mất khôn”. Khi có xúc động thường có sự biến đổi lớn của các quá trình cơ thể như : đỏ mặt, tía tai, giận rung cả người, ngất lịm, tim đập nhanh, nói không ra lời...Xúc động diễn ra dưới hình thức các quá trình gắn của từng cơn VD : cơn giận, cơn ghen. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: Tâm trạng là gì ? Ví dụ ? Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong thời gian tương đối dài, có khi hằng tháng, hằng năm và con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó Ví dụ : “Hôm nay trời nhẹ lên cao Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu) Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chun bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của con người, nó ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của họ trong thời gian khá dài. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn gốc gần và những nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để nảy sinh tâm trạng là vị trí của cá nhân trong xã hội. - Gần đây các nhà tâm lý học chú ý đến trạng thái xúc cảm đặc biệt, gọi là trạng thái căng thẳng (Stress). Đó là trạng thái nẩy sinh trong tình huống nguy hiểm, phải chịu đựng nặng nhọc cả về thể xác lẫn tinh thần, hoặc trong điều kiện giải quyết những hành động nhanh chóng và trọng yếu... Đối với sự nảy sinh trạng thái căng thẳng thì nhân cách, kinh nghiệm và sự rèn luyện của con người có vai trò quan trọng. Trạng thái căng thẳng cảm xúc có thể ảnh hưởng tốt, lẫn xấu đến hoạt động, có thể đến mức làm rối loạn hoàn toàn hoạt động. Ví dụ: Trạng thái căng thẳng làm con người tích cực hoạt động nhưng nó cũng có thể làm con người rối loạn dẫn đến các hiện tượng như trầm cảm, tự tử... Vì vậy, phải nghiên cứu sự thích ứng của con người đối với những điều kiện đó. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.3.3.Tình cảm Tình cảm là gì? Là 1 thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình. Nó là một thuộc tính ổn định của nhân cách. Tình cảm được hình thành trên cơ sở những xúc cảm cụ thể. Ví dụ: Tình cảm bạn bè, tình mẫu tử, tình cảm quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Lào... SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: Tình cảm có những đặc điểm gì ? Tình cảm có những đặc điểm sau: + Mang tính ổn định + Do một loại sự vật, hiện tượng gây nên, chứ không phải giống như do từng sự vật gây nên như xúc cảm.. + Được ý thức một cách rõ ràng: chủ thể nhận thức được mình đang có tình cảm với ai ? với cái gì? tính đối tượng rất rõ rệt. * Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu và được ý thức rất rõ ràng - gọi là sự say mê. - Say mê tích cực: say mê trong học tập, say mê nghiên cứu... Ví dụ: PGS.TS.BS. Phan Toàn Thắng say mê nghiên cứu tế bào gốc Một hoạ sĩ mải mê sáng tác tranh phong cảnh trong công viên; Người nhạc sĩ say mê sáng tác nhạc... - Say mê tiêu cực còn gọi là đam mê: đam mê cờ bạc, rượu chè... Tình cảm chia làm 2 loại: + Tình cảm cấp thấp. + Tình cảm cấp cao. - Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thoã mãn hay không thoả mãn những nhu cầu sinh lý của con người. Nhưng tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn, nó báo hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể. - Tình cảm cấp cao: Là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng và nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội. Bao gồm: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm hoạt động. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: Tình cảm đạo đức là gì ? Ví dụ ? Tình cảm đạo đức: là tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đạo đức của con người. Nó biểu thị thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức xã hội, trong quan hệ con người với con người, với cộng đồng như: đối với những người khác, đối với tập thể, đối với trách nhiêm xã hội của bản thân. Ví dụ: - TÌnh yêu tổ quốc và tình cảm quốc tế vô sản giúp cho những thanh niên sẵn sàng lên đường chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: Tình cảm trí tuệ là gì ? Ví dụ ? Là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thõa mãn hay không thõa mãn nhu cầu nhận thức của con người. - Biểu hiện thái độ của con người đối với ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và các kết quả hoạt động trí tuệ. - Tình cảm trí tuệ bao gồm: sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, sự hoài nghi, sự tin tưởng , sự hài lòng. Ví dụ: Say mê nghiên cứu khoa học GV hỏi: GV kết luận: GV hỏi: GV kết luận: Tình cảm thẩm mỹ là gì ? Tình cảm thẩm mỹ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thõa mãn về cái đẹp. - Tình cảm thẩm mỹ biểu hiện thái độ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con người). Tình cảm thẩm mỹ được thể hiện trong những sự đánh giá tương ứng , trong những thị hiếu thẩm mỹ và được thể nghiệm trong những trạng thái khoái cảm nghệ thuật đặc trưng.Tình cảm thẩm mỹ cũng như tình cảm đạo đức nó được quy định bởi xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Ví dụ: - Yêu thiên nhiên, đất nước... SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: Thế nào là tình cảm hoạt động ? Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó. - Lao động là cơ sở tồn tạo của con người, vì vậy thái độ xúc cảm dương tính đối với lao động như lòng yêu lao động, thái độ tôn trọng người lao động, tôn trọng sản phẩm lao động ...chiếm vị trí quan trọng trong những tình cảm cấp cao của con người. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV hỏi: GV kết luận: 5.1.3.4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan Bạn hiểu ntn nào khi nói tình cảm mang tính chất thế giới quan ? - Là mức độ nhận thức cao nhất của đời sống tâm lý con người - Ở mức độ này tình cảm có những đặc điểm: + Rất ổn định và bền vững + Do một loạt hay một phạm trù các SV- HT gây nên + Có tính khái quát cao độ, có tinh thần tự giác, tính ý thức cao, trở thành một nguyên tắc trong thái độ và hành vi. SV suy nghĩ, trả lời: SV lắng nghe, ghi chép: GV kết luận: KẾT LUẬN: - Luôn xác định cho mình một lập trường tư tưởng vững chắc, không nghe theo các thế lực phản động lôi kéo, dụ dỗ để đi ngược lại với các lợi ích của dân tộc. - Phải có lý tưởng đúng đăn và cao đẹp trong cuộc sống. - Luôn thể hiện tinh thần tự giác, tích cực đối với dân tộc. - Luôn có ý thức xây dựng nhà nước Việt Nam XHCN ngày một giàu đẹp. - Có tinh thần yêu nước nồng nàn ghi nhớ khắc sâu những truyền thống những trang sử vẻ vang của dân tộc - Cống hiến hết sức mình cho việc bảo vệ Tổ quốc - Có tinh thần đoàn kết quốc tế. SV lắng nghe, ghi chép:
Luận văn liên quan